Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 07: Bố cục trong văn bản

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểt được tần quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó ,có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch ,hợp lí cho các bài làm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Tác dụng của việc xây dựng bố cục .

2. Kĩ năng:

- Nhân biết ,phân tích bố cục trong văn bản.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản , xây dựng bố cục trong một văn bản nói ( viết ) cụ thể.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc thực hiện.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định :

2. Bài cũ

? Thế nào là liên kết trong vb

? Muốn 1 vb có tính liên kết người viết phải ntn?

3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong những năm học trước , các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài , Dàn bài lại là chính kết quả , hình thức thể hiện của bố cục . Vì thế bố cục trong vb không phải là 1 vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta . Tuy nhiên trên thực tế , vẫn có rất nhiều học sinh không qua tâm đến bố cục , và rất ngại xác dịnh bố cục trong lúc làm bài . Vì vậy bài học hôm nay sẽ học ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong vb , bước đầu giúp ta xây dựng được bố cục rành mạch , hợp lí .

 

docx3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 07: Bố cục trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2011 Ngày dạy: 25/08/2011 Tiết 07 : BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểt được tần quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó ,có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. - Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch ,hợp lí cho các bài làm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Tác dụng của việc xây dựng bố cục . 2. Kĩ năng: - Nhân biết ,phân tích bố cục trong văn bản. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản , xây dựng bố cục trong một văn bản nói ( viết ) cụ thể. 3. Thái độ: - Nghiêm túc thực hiện. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Bài cũ ? Thế nào là liên kết trong vb ? Muốn 1 vb có tính liên kết người viết phải ntn? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong những năm học trước , các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài , Dàn bài lại là chính kết quả , hình thức thể hiện của bố cục . Vì thế bố cục trong vb không phải là 1 vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta . Tuy nhiên trên thực tế , vẫn có rất nhiều học sinh không qua tâm đến bố cục , và rất ngại xác dịnh bố cục trong lúc làm bài . Vì vậy bài học hôm nay sẽ học ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong vb , bước đầu giúp ta xây dựng được bố cục rành mạch , hợp lí . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bố cục của văn bản GV :Yêu cầu hs nhắc lại bố cục của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê? ? Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập Đội TNTP HCM, hãy cho biết trong lá đơn ấy cần ghi những nội dung gì ? HS: Tên , tuổi , nghề nghiệp . Nêu yêu cầu , nguyện vọng , lời hứa. ? Những nội dung trên được sắp xếp theo một trật tự ntn? Gv giảng : Theo trật tự trước sau một cách hợp lí , chặt chẽ , rõ ràng ? Em có thể tuỳ tiện thích ghi nội dung nào trước cũng được không ? Ví dụ có thể viết lí do trước sau đó mới viết tên được không ? Hs : Phát biểu. ? Từ đó em thấy bố cục một vb cần đạt những yêu cầu gì để người đọc có thể hiểu được vb đó ? ( ghi nhớ 1) Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. *HOẠT ĐỘNG 2 Yêu cầu đối với bố cục trong văn bản. Gv : Gọi hs đọc 2 câu chuyện trong phần 2. Chú ý câu chuyện thứ nhất. ? Đọc câu chuyện này lên ta thấy nội dung được sắp xếp ntn so với vb kể trong sách Ngữ văn ? ? Trong câu chuyện thứ nhất gồm mấy đoạn ? các câu trong mỗi đoạn có tập trung 1 ý chung không ? ý của đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau không ? Hs : Thảo luận trả lời. Gv : Chốt ý. ? Vậy trong 1 vb bố cục phải như thế nào ? Gv : Yêu cầu hs chú ý câu chuyện thứ 2 ? Câu chuyện này gồm mấy đoạn ? ( 2 đoạn) ? Vậy cách kể này bất hợp lí chỗ nào ? Hs : Phát hiện trả lời ( Làm cho câu chuyện không nêu bật được ý phê phán, không còn buồn cười ).. ? Từ đây em rút ra được bài học gì về 1 bố cục rành mạch , hợp lí. Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. *HOẠT ĐỘNG 3: Các phần của bố cục Gv : Khái quát nội dung và yêu cầu hs nêu tên 3 phần của văn bản. Định hướng : Nói như vậy là không đúng vì qua bảng hệ thống đã điền vào nd thích hợp và qua sự lập luận về 1 bố cục rành mạch như trên , ta thấy rõ sự phân biệt giữa các đoạn , phần . Có như thế bố cục mới đạt yêu cầu . * GV khái quát lại bài. HS đọc ghi nhớ. *HOẠT ĐỘNG 4:Hướng dẫn luyện tập Gv : Hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong sgk. I. BÀI HỌC 1. Bố cục của vb VD: Một lá đơn xin gia nhập Đội. - Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người viết đơn. - Yêu cầu, nguyện vọng, lời hứa. ® Các nội dung được sắp xếp theo một trình tự , 1 hệ thống rành mạch, hợp lí 2. Những yêu cầu về bố cục trong vb . - Nội dung trong vb phải thống nhất chặt chẽ với nhau , giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi . - Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích . 3. Các phần của bố cục . 3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài. Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng . II. LUYỆN TẬP Bài tập 2 : - Mb: Từ đầu … khóc nhiều . - Tb: Tiếp theo ..đi thôi con . - Kb: Còn lại . Bố cục đã rành mạch hợp lí . Bài tập 3: Chưa rành mạch hợp lí vì các điểm 1,2,3 ở phần thân bài mới chỉ kể lại việc học chứ chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt . Trong đó điểm 4 lại không phải nói về việc học . E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học ghi nhớ , Làm hết bài tập còn lại . -Xác điịnh bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó. Soạn bài “ Mạch lạc trong vb”. F. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ******************************************************

File đính kèm:

  • docxngu van 7.docx