Giáo án: Ngữ văn 7 - Tiết 124: Ôn tập Tiếng Việt - Trường THCS Bưng Bàng

1. MỤC TIÊU:Giúp HS:

1.1. Kiến thức:

HĐ1:

- HS biết hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn : phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo.

- HS hiểu về đặc điểm của các kiểu câu câu đơn : phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo.Lấy được VD.

 HĐ2:

- HS biết hệ thống hóa kiến thức về các dấu câu đã học: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.

- HS hiểu về công dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. Lấy được VD.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện đươc: kĩ năng lấy VD minh họa, đặt câu cho kiểu câu và dấu câu đã học.

- HS thực hiện thành thạo: kĩ năng lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. Về kiểu câu và dấu câu.

 1.3. Thái độ:

- Thói quen:giáo dục HS thói quen hệ thống kiến thức bằng sơ đồ để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu.

- Tính cách: giáo dục HS tính nghiêm túc, siêng năng trong ôn tập TV dể chuẩn bị tốt cho thi HKII.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2744 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Ngữ văn 7 - Tiết 124: Ôn tập Tiếng Việt - Trường THCS Bưng Bàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Tuần 32 - Tiết : 124 Ngày dạy : 15/04/2013 1. MỤC TIÊU:Giúp HS: 1.1. Kiến thức: HĐ1: - HS biết hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn : phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo. - HS hiểu về đặc điểm của các kiểu câu câu đơn : phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo.Lấy được VD. HĐ2: - HS biết hệ thống hóa kiến thức về các dấu câu đã học: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. - HS hiểu về công dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. Lấy được VD. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện đươc: kĩ năng lấy VD minh họa, đặt câu cho kiểu câu và dấu câu đã học. - HS thực hiện thành thạo: kĩ năng lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức. Về kiểu câu và dấu câu. 1.3. Thái độ: - Thói quen:giáo dục HS thói quen hệ thống kiến thức bằng sơ đồ để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu. - Tính cách: giáo dục HS tính nghiêm túc, siêng năng trong ôn tập TV dể chuẩn bị tốt cho thi HKII. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu và dấu câu đã học. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Bảng phụ, sơ đồ tư duy. 3.2.HS: Ôn lại các kiến thức về các loại câu và dấu câu. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:  Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang? (2đ) A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh. D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.  Làm BT, VBT? (6đ) àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học: Nhắc lại các loại dấu câu và các kiểu câu đơn mà em đã học?(2đ) l B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. ó HS đáp ứng yêu cầu của GV. lDấu chấm; Dấu phẩy; Dấu chấm phẩy; Dấu chấm lửng; Dấu gạch ngang. - Câu bình thường; Câu đặc biệt ( xét theo cấu tạo); Câu cầu khiến; Câu cảm thán; Câu nghi vấn; Câu trần thuật. ( xét theo mục đích nói) 4.3.Tiến trình bài học:: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học ô Hoạt động 1: ( 15 phút) - GV Hướng dẫn HS ôn các kiểu câu đơn đã học.  Có mấy cách phân loại câu? l Hai cách: phân loại theo mục đích, phân loại theo cấu tạo.  Phân loại theo mục đích nói gồm mấy loại câu? 4 loại câu: câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán. GV giới thiệu sơ lược về kiểu câu phân loại theo MĐ nói vì HS sẽ được tìm hiểu kĩ ở lớp 8. * GV treo bảng phụ có 4 câu sau: 1. Bạn ôn thi học kì II môn Ngữ văn tới đâu rồi? 2. Cô giảng lại giúp em về cấu tạo của câu đặc biệt với ạ! 3. Hôm qua, em được đi Long Điền Sơn chơi. 4. A, mình được điểm 10 bài kiểm tra Văn! - Yêu cầu HS xác định 4 kiểu câu tương ứng vừa ôn. + HS trình bày,. GV nhận xét, chốt. Câu nghi vấn. Câu cầu khiến ( nhờ cậy) Câu trần thuật (kể) Câu cảm thán ( bộc lộ cảm xúc – rất vui)  Phân loại câu theo cấu tạo gồm mấy loại? l Hai loại: câu bình thường và câu đặc biệt.  Thế nào là câu bình thường?Lấy VD về câu đơn bình thường. l Câu cấu tạo theo mô hình CN – VN.  Thế nào là câu đặc biệt? Lấy VD minh họa. Câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN. õ GD HS ý thức sử dụng tốt các loại câu trên trong quá trình tạo lập văn bản ( đặc biệt là khi viết Tập làm văn) ô Hoạt động 2: ( 20 phút) - GV hướng dẫn HS ôn các dấu câu đã học.  Kể các dấu câu đã học?  Nêu công dụng của dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang?Lấy VD minh họa. - 2 HS lên bảng đặt câu.GV nhận xét, chấm điểm để khuyến khích HS. ó HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai. - GV chốt nhanh công dụng của 2 dấu câu đã học ở lớp 6. - Dấu chấm:được đặt cuối câu trần thuật - Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: + Giữa thành phần phụ của câu với thành phần CN và VN. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. + Giữa các vế của một câu ghép. * GV tổ chức 2 đội hS thi tiếp sức lên đặt câu với các dấu câu: chấm phẩy, chấm lửng, gạch ngang. * GV bao quát, gọi HS nhận xét. GV sửa, chấm điểm. I. Các kiểu câu đơn đã học: 1.Câu phân loại theo mục đích nói: - Câu nghi vấn: Dùng để hỏi. - Câu trần thuật: Dùng để kể, tả, thông báo,... - Câu cầu khiến: Dùng để yêu cầu, ra lệnh,... - Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc. 2. Câu phân loại theo cấu tạo: - Câu bình thường: là câu cấu tạo theo mô hình CN – VN ( câu đơn bình thường là câu có 1 cụm C – V) + VD: Tôi đang học bài. - Câu đặc biệt: là câu không cấu tạo theo mô hình CN – VN. + VD: Ôi, hoa hồng!. II. Các dấu câu đã học: 1. Dấu chấm:được đặt cuối câu trần thuật. (Trong một số trường hợp, dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến) * VD: Hoa đang lau bảng.(câu trần thuật) Xin đừng hái hoa. (câu cầu khiến) 2. Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: + Giữa thành phần phụ của câu với thành phần CN và VN. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. + Giữa các vế của một câu ghép. 3. Dấu chấm phẩy: + Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. VD: - Em đã ôn tập xong phần văn bản của môn Ngữ văn; phần Tiếng Việt thì em mới ôn tập được một nửa kiến thức đã học; phần Tập làm văn em chưa ôn được gì cả! + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. VD: - Sáng nay em phải phụ mẽ khá nhiều công chuyện: Quét sân trước cho sạch sẽ; tưới hàng cây kiểng trước nhà kẻo nắng quá nó sẽ héo hết; nấu thật ngon bữa cơm trưa phụ mẹ. 4. Dấu chấm lửng: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. ( VD: Em có rất nhiều đồ dúng học tập như: bút, thước, ê ke, com pa,...) + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. ( VD: Dạ, em...em...chưa thuộc bài ạ!) + Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. ( VD: Bộ trang phục được thiết kế từ ...lá cây) 5.Dấu gạch ngang: + Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. ( VD: Duyên – lớp trưởng lớp 7a1 rất gương mẫu.) + Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. ( VD: Đây là những nội dung mà các em cần ôn tập để thi tốt kì thi HKII – năm học 2012 – 2013: - Học thuộc – hiểu nội dung các ghi nhớ của mỗi văn bản đã học. - Nắm vững khái niệm, cấu tạo của các kiểu câu, công dụng của dấu câu. - Hiểu các bước, dàn bài của mỗi kiểu văn Bản đã học để viết tốt bài Tập làm văn.) - Nối các từ nằm trong một liên danh. ( VD: Chuyến bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh sẽ khởi hành vào lúc 8 giờ 00 phút mỗi ngày.) 4.4 . Tổng kết: Câu hỏi của GV Câu trả lời của HS  Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết TG dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì? “Không… ngô của con… của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu? Con mà sang thì con Vện… cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì?” A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh. B. Thể hiện sự vô lễ. C. Thể hiện sự thách thức. D. Thể hiện sự tranh luận. l A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh. GV mời 1 HS lên tổng hợp kiến thức trong sơ đồ tư duy để cả lớp cùng nắm. 4.5. Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học ở tiết này: Học bài, làm BT.Nắm chắc các khái niệm liên quan đến dấu câu, các kiểu câu đơn. Nhận biết các dấu câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo; mục đích sử dụng các kiểu câu, dấu câu. à Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Soạn bài “Ôn tập tiếng Việt” (tt). Tìm hiểu về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học ( vẽ sơ đồ tư duy để tổng hợp) 5.PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 tiet 124 co so do tu duy cuc kichi tiet.doc