I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của các bài ca dao về chủ đề những câu hát than thân.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, ca dao, dân ca Việt Nam
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 13 Văn bản: Những câu hát than thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 BÀI 4
Tiết 13
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy:………………
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của các bài ca dao về chủ đề những câu hát than thân.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, ca dao, dân ca Việt Nam
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Hãy đọc thuộc lòng những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người?
2/Qua bốn bài ca dao đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một hình ảnh như thế nào?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
Trong kho tàng Văn học Việt Nam, những bài ca than thân có số lượng rất lớn và tiêu biểu trong nền ca dao, dân ca mà tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Đọc thuộc lòng những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người
2/Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.
-HS nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (30’)
²Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG.
II-PHÂN TÍCH:
Bài 1
-Lời than thân, trách phận của người nông dân trong xã hội cũ, đó là cuộc đời long đong, lận đận, cay đắng của họ.
-Tố cáo tội ác của bọn thống trị.
Bài 2
-Tiếng than về cuộc đời nghèo khó, lần hồi, tuyệt vọng, đau khổ của người lao động trong xã hội cũ.
Bài 3
-Diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ xưa, họ không có quyền quyết định cuộc đời, phải lệ thuộc vào hoàn cảnh và có thể bị nhấn chìm,..
-GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản
-Y/c HS đọc văn bản
-GV nhận xét về cách đọc văn bản của học sinh
-Y/c HS đọc chú thích SGK
HỎI:Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
HỎI:Bài ca dao có nội dung là gì?
HỎI:Cuộc đời lận đận vất vả của con cò được tác giả diễn tả như thế nào?
HỎI:Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
HỎI:Theo em hình ảnh con cò có phải là hình ảnh ẩn dụ không?. Nếu phải theo em đó là gì?
HỎI:Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác?
HỎI:Từ ngữ nào diễn tả đều đó?
HỎI:Từ nào được nhắc lại nhiều lần? Hãy nêu tác dụng?
HỎI:Bài ca dao là lời của ai?. Bộc lộ cảm xúc gì?
HỎI:Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào?
HỎI:Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này?
HỎI:Nghệ thuật bao trùm toàn bài là nghệ thuật gì?
HỎI:Hãy tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ?
HỎI:Em biết một số bài ca dao nào mở đầu bằng cụm từ “Thân em”?
HỎI:Bài ca dao ấy thường nói về ai?. Về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
HỎI:Hình ảnh so sánh có gì đặc biệt?
HỎI:Bài ca dao cho thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Cá nhân trả lời:
+Cái cò lặn lội,...
+Con cò mà đi ăn đêm...
+Con cò chết rũ trên cây...
ð cuộc đời, phẩm chất người nông dân chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sống,...
-Cá nhân trả lời:lời than thân, trách phận của người nông dân trong xã hội cũ, đó là cuộc đời long đong, lận đận, cay đắng của họ.
-Cá nhân trả lời:con cò khó nhọc, vất vả vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái.
+Một mình lận đận giữa nước non
+Thân cò gầy guộc mà phải lên thác xuống ghềnh
+Nó gặp cảnh:bể đầy, ao cạn ngang trái, khó nhọc kiếm sống một cách vất vả
-Cá nhân trả lời:
+Từ láy:lận đận ð hết khó khăn này đến khó khăn khác, long đong, khốn khổ
+Sự đối lập:nước non >< thác ghềnh
+Từ đối lập:lên >< cạn
+Câu hỏi tu từ:Ai làm...cò con?
-Cá nhân trả lời:là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng chân thực, xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả và gian khổ của người dân trong xã hội cũ.
-Cá nhân trả lời:tố cáo tội ác của bọn thống trị.
-Cá nhân trả lời:”Ai” đại từ phiếm chỉ ð ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, chà đạp lên cuộc đời người nông dân,..
-Cá nhân trả lời:
+điệp từ “cho” như tiếng nấc, lời nguyền, đay nghiến tội ác của bọn vua quan thống trị.
+ba tính từ “đầy, cạn, gầy” làm cho tiếng hát than thân càng não nùng, ám ảnh
-Cá nhân trả lời:lời của người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ.
-Cá nhân trả lời:là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
-Cá nhân trả lời:tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân
-Cá nhân trả lời:ẩn dụ
-Cá nhân trả lời:
+Con tằm:người lao động ví mình như thân phận con tằm ð thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+Lũ kiến li ti:kẻ thấp cổ, bé họng kẻ nào cũng có thể đè nén, vùi đạp ð thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời vất vả làm lụng mà vẫn nghèo đói.
+Con hạc:thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+Con cuốc:thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.
-Cá nhân trả lời:
+Thân em như giếng giữa đàng..
+Thân em như hạt mưa sa...
-Cá nhân trả lời:nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ, nỗi khổ lớn nhất là thân phận bị phụ thuộc,...
-Cá nhân trả lời:so sánh
+trái bần:là sự nghèo khó, đắng cay
+trái bần trôi là số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định,..
-Cá nhân trả lời:diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ xưa, họ không có quyền quyết định cuộc đời, phải lệ thuộc vào hoàn cảnh và có thể bị nhấn chìm,..
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT.
-Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
HỎI:Nêu đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao?
-Cá nhân trả lời:
+Diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ, than thân và phản kháng
+Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh,..
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và học thuộc lòng các câu hát than thân.
-Xem và chuẩn bị bài Những câu hát châm biếm cần nắm:
+Đọc những câu hát than thân và trả lời các câu hỏi gợi ý
+Nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của các câu hát châm biếm
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị
File đính kèm:
- nhung cau hat than than.doc