Sưu tập một số đáp án Ngữ văn 9

Trong phần đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tả cảnh ngày hội mùa xuân thật náo nức nhưng đoạn ghi lại cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về lại mang âm hưởng buồn vắng. Góp phần vào việc thể hiện cảm giác ấy là những từ láy được sử dụng trong đoạn: Tà tà bóng . bắc ngang.

 Có tới năm từ láy được sử dụng, trong đó có 4 từ láy hoàn toàn, miêu tả không gian (tà tà), cảnh vật (thanh thanh, nho nhỏ, nao nao) , hành động ( thơ thẩn) Tất cả gợi nên một khong gian êm đềm, vắng lặng. Những từ láy gợi nên sự nhạt nhòa của cảnh vật và cũng là sự rung động trong tâm hồn con người: cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui đang tàn và niềm dự cảm bất an về những điều sắp xảy ra phía trước. Chỉ chút nữa thôi, bên nấm mồ Đạm Tiên, Kiều sẽ gặp Kim Trọng, người yêu lí tưởng của nàng, và quãng đời êm đềm hiện thời sẽ thay đổi.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5032 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sưu tập một số đáp án Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƯU TẬP MỘT SỐ ĐÁP ÁN NV 9 A- BÀI TẬP TIẾNG VIỆT: 1- Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy : Tà tà bóng …. bắc ngang. Trong phần đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tả cảnh ngày hội mùa xuân thật náo nức nhưng đoạn ghi lại cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về lại mang âm hưởng buồn vắng. Góp phần vào việc thể hiện cảm giác ấy là những từ láy được sử dụng trong đoạn: Tà tà bóng …. bắc ngang. Có tới năm từ láy được sử dụng, trong đó có 4 từ láy hoàn toàn, miêu tả không gian (tà tà), cảnh vật (thanh thanh, nho nhỏ, nao nao) , hành động ( thơ thẩn) … Tất cả gợi nên một khong gian êm đềm, vắng lặng. Những từ láy gợi nên sự nhạt nhòa của cảnh vật và cũng là sự rung động trong tâm hồn con người: cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui đang tàn và niềm dự cảm bất an về những điều sắp xảy ra phía trước. Chỉ chút nữa thôi, bên nấm mồ Đạm Tiên, Kiều sẽ gặp Kim Trọng, người yêu lí tưởng của nàng, và quãng đời êm đềm hiện thời sẽ thay đổi. 2-Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Mùa xuân người cầm súng …. Tất cả như xôn xao. - Biện pháp tu từ được sử dụng: + Điệp cấu trúc câu: Mùa xuân người … ; Lộc + động từ + danh từ ; Tất cả như + từ láy. + Điệp ngữ: mùa xuân, lộc, tất cả như. + Ẩn dụ: lộc (biểu tượng sức sống mùa xuân) + Hoán dụ: người cầm súng (chiến sĩ – chiến đấu), người ra đồng (nông dân – lao động) - Giá trị của các biện pháp tu từ: Từ cảm nhận về mùa xuân đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với những hình ảnh ẩn dụ - vẻ đẹp của người cầm súng và người ra đồng, những người dựng xây và bảo vệ tổ quốc. Lộc tơ, chồi biếc là biểu tượng của sức sống mùa xuân, Người chiến sĩ, người nông dân đã mang trong mình sức sống mãnh liệt của mùa xuân và họ đem nó đến mọi miền đất nước. Việc sử dụng những điệp từ, điệp ngữ, điệp cú làm cho nhịp thơ nhịp nhàng, sôi nổi; hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên sinh động say mê trong những âm thanh xôn xao của thiên nhiên, của lòng người. 3- Phân tích liên kết về mặt nội dung và hình thức giữa các câu trong ĐV sau: Cái mạnh của con người VN không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu, Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng , nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp lỗ hổng này thì khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. - Liên kết nội dung: + Tất cả các câu trong đoạn đều hướng về chủ đề con người VN có những điểm mạnh song cần khắc phục những điểm yếu để thích ứng với nền kinh tế tri thức. + Các câu được tiếp nối theo một trình tự hợp lý, logic. - Liên kết hình thức: + Câu 1 với câu 2 liên kết nhờ phép thế: cụm từ bản chất trời phú ấy ở câu 2 thay thế cho cụm sự thông minh, nhạy bén với cái mới ở câu 1. + Câu 2 với câu 3 liên kết nhờ phép nối: nhưng; phép thế: cụm từ cái mạnh đó thay thế cho cụm bản chất trời phú ấy ở câu 2 và sự thông minh, nhạy bén với cái mới ở câu 1. + Câu 3 với câu 4 liên kết nhờ phép thế: từ ấy ở câu 4 thay thế cho cụm không ít cái yếu ở câu 3. + Câu 4 với câu 5 liên kết nhờ phép thế: cụm từ lỗ hổng này ở câu 5 thay thế cho cụm lỗ hổng kiến thức cơ bản ở câu 4. 4- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời …. bảy mươi chín mùa xuân. Trong khổ thơ thứ hai của bài Viếng lăng Bac, tác giả Viễn Phương đã sử dụng rất thành công biện pháp ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa. Ngày ngày … rất đỏ. Có 2 từ mặt trời trong 2 dòng thơ. Ở dòng thơ trên đó là hình ảnh mặt trời của thiên nhiên. Dùng biện pháp nhân hóa, nhà thơ viết mặt trời đi qua trên lăng như để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hình ảnh mặt trời trong lăng ở câu thơ dưới. Hình ảnh mặt trời trong dòng thơ tiếp là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Giống như mặt trời đem lại ánh sáng, soi đường cho nhân loại, Bác Hồ kính yêu chỉ đường dẫn lối cho nhân dân, cho đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm, thoát khỏi đói nghèo, cơ cực, vươn đến cuộc sống độc lập tự do ấm no hạnh phúc. Bởi vậy, để thể hiện lòng tôn kính: Ngày ngày …. mùa xuân. Tà ngày ngày được điệp trong khổ thơ tạo nên cảm xúc về cái trường sinh. Dòng người đông đúc dệt thành tràng hoa muôn sắc ngàn hương, từ mọi miền đất nước về đây dâng lên Người. Hình ảnh ẩn dụ tràng hoa diễn tả sâu sắc lòng biết ơn và thành kính của nhân dân ta với Bác Hồ . Bảy mươi chín mùa là cách nói ẩn dụ về cuộc đời Bác; cuộc đời Người rất đẹp, đẹp như những mùa xuân, và con người ấy, cuộc đời, sự nghiệp ấy mãi mãi trường tồn cùng mùa xuân, đất nước. 5- Phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong hai câu: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Trong bài thơ Quê hương, Tế hanh đã tạo nên những hiệu quả thẩm myc đặc sắc nhờ việc sử dụng phép nhân hóa và ẩn dụ, nhất là trong hai câu: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Trở về từ chuyến đi biển vất vả nhưng nhờ ơn trời biển cá đầy ghe, con thuyền trở nên một sinh vật có linh hồn. Nó nằm lặng lẽ trên bãi cát, nghỉ ngơi cho bớt nỗi nhọc mệt vì sóng gió. Thế nhưng vẫn Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Ở đây nhà thơ đã vô cùng tài hoa trong việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Con thuyền cảm nhận được vị mặn mòi của biển thấm vào từng thớ gỗ. Chất muối ấy biểu hiện sự gắn bó của con thuyền với biển cả, sự gắn bó trở thành máu thịt, để rồi hôm sau con thuyền lại tiếp nối những chuyến đi dài. Cảm nhận của con thuyền chính là sự cảm nhận tinh tế của thi sĩ về cuộc sống và con người làng chài yêu dấu của ông. 6- Phân tích cấu tạo ngữ pháp : - Ngày xưa, người ta // gọi nhà thơ là người đa sầu đa cảm, khóc mướn thuơng vay. TN CN VN Đây là một câu đơn, trong đó bổ ngữ là một cụm chủ vị : nhà thơ / là người đa sầu đa cảm, khóc mướn thuơng vay - Giờ đây, với người nghệ sĩ, họ // phải là người cảm thông sâu sắc với những vui buồn TN Khởi ngữ CN VN của nhân dân mình. Đây là một câu đơn, trong đó bổ ngữ là một cụm chủ vị : người / cảm thông sâu sắc với những vui buồn của nhân dân mình. 7- Xác định biện pháp tu từ nổi bật và làm rõ giá trị của biện pháp tu từ đó trong đoạn trích : Một dãy núi mà hai màu mây – Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác – Như anh với em, nhữ Nam với Bắc – Như đông với tây một dải rừng liền. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật). - Biện pháp tu từ nổi bật ở khổ thơ là so sánh. - Giá trị: Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một tác phẩm hay của Phạm Tiến Duật về tình yêu và cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược. Trong đó có một khổ thơ đặc sắc: Một dãy núi mà hai màu mây – Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác – Như anh với em, như Nam với Bắc – Như đông với tây một dải rừng liền. Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây tuy khác nhau hai màu mây, nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác nhưng kì thực chỉ là một dãy núi. Cũng như anh với em, như miền Nam với miền Bắc, chúng ta khác nhau nhưng là một, không kẻ thù nào, không bom đạn nào ngăn được ta đến với nhau, cùng bên nhau. Bằng thủ pháp so sánh, chân lí về chủ quyền và thống nhất đất nước được thể hiện hết sức tự nhiên, giản dị, chân thành. 8-Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu: - Bấy lâu nghe tiếng má đào – Mắt xanh chẳng để ai vào có không? - Đầu xanh có tội tình gì – Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi Thi hào Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hoán dụ để tạo nên những hình ảnh ước lệ : - Bấy lâu nghe tiếng má đào – Mắt xanh chẳng để ai vào có không? - Đầu xanh có tội tình gì – Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi Hai dòng thơ trước là lời Từ Hải nói với Thúy Kiều trong lần đầu gặp nàng. Má đào chỉ người con gái đẹp. Mắt xanh chỉ cái nhìn thiện cảm, sự để ý, lựa chọn người yêu. Ý Từ Hải muốn hỏi có phải bấy lâu nay có đúng là chưa có ai được Kiều coi trọng, yêu thương, nhưng nếu nói thẳng ra thì có vẻ khiếm nhã. Dùng những hình ảnh ước lệ, lời nói trở nên trang trọng hơn, thể hiện sự trân trọng Từ dành cho người tri kỉ. Hai dòng thơ sau là lời Kiều than trời trách đất. Ngoài má hồng chỉ người đẹp, nàng còn hoán dụ đầu xanh chỉ tuổi trẻ. Sử dụng những từ ngữ này, lời than trách trở nên kín đáo, thể hiện cốt cách cao quý của người khuê nữ dù đã rơi vào kiếp lầu xanh. 9- Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có hai câu : Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu. Trong hai câu thơ, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có hai câu thơ thật hay: Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ bị lãng quên, chỉ còn là cái bóng mờ của một thời tàn dù vẫn hiện diện giữa phố đông . Mực tàu, giấy đỏ không được dùng tới, giấy phai màu, mực cũng khô dần trong nghiên. Sự đặc sắc của nhà thơ là đã dùng phép nhân hóa để biến những vật vô tri vô giác ấy trở nên có linh hồn như con người. Chúng buồn, sầu vì bị lãng quên, vì trở nên lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng của giấy, của mực hay chính là nỗi đắng cay, ảm đạm của ông đồ già, con ngwofi tài hoa giờ trở thành một món đồ cũ không ai dùng tới? Đọc câu thơ, độc giả cũng thuơng cảm và ngậm ngùi. 10- Phân tích nét đặc sắc của cách dùng từ mặt trời trong những câu thơ: - Ngày ngày …. rất đỏ - Mặt trời .. . lưng mẹ . Trong hai bài thơ Viếng lăng Bác, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, các tác giả đã sử dụng từ mặt trời hai lần, lần đầu với nghĩa gốc, chỉ mặt trời thực và lần thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ. Ở mỗi bài thơ, từ mặt trời lại mang một ý nghĩa riêng. Trong câu thơ của Viễn Phương, mặt trời trong lăng rất đỏ là hình ảnh Bác Hồ kính yêu. Cũng giống như mặt trời so sáng cho nhân gian, Bác đã đem lại ánh sáng Cách mạng, chỉ lối soi đường cho nhân dân ta đi đến bến bờ độc lập tự do ấm no hạnh phúc. Hình ảnh Bác Hồ luôn trường tồn cùng đất nước như sự vĩnh cửu của mặt trời. Nếu như nhà thơ Viễn Phương dùng hình ảnh mặt trời để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với vị lãnh tụ kính yêu thì Nguyễn Khoa Điềm lại dùng nó chỉ đứa con đối với người mẹ: Mặt trời của … nằm trên lưng. Thuộc tính của mặt trời làm cơ sở cho sự so sánh ngầm ở đây là sự ấm áp. Mặt trời ấm áp mang lại nguồn sống cho cây cối, cho bắp trên nương, còn con mang lại nguồn sống và niềm hi vọng cho mẹ về một ngày mai tươi sáng, một ngày mai độc lập tự do. Em bé là mặt trời bé bỏng mà người mẹ mang trên lưng. Hai bài thơ với hai ý nghĩa khác nhau của từ mặt trời đều hết sức thành công. B- BÀI TẬP TLV: 1- ViẾt ĐV ngắn (5-7 câu)giải thích nhan đề tác phẩm Bến quê, trong đó có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân ) Khi nói về Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu nhận định, các tác phẩm của ông luôn đậm chất triết lí về con người và cuộc sống; chất triết đó thể hiện ngay ở trong tên đề tác phẩm như Mảnh trăng cuối rừng, Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành …Bến quê cũng là là một trong những tác phẩm có nhan đề như vậy. Nhắc đến bến, người ta thường nhớ đến những tình cảm thủy chung, chân thành gắn bó, gần gũi như Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền , hay Cây đa cũ, bến đò xưa – Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ … Đó cũng là hình ảnh gần gũi gợi cho ta cảm giác yên bình, thanh thản, tượng trưng cho vẻ đẹp giản dị. Cái bến quê gần gũi mà một người cả cuộc đời từng ngang dọc khắp nơi trên thế giới, cuối cùng nhận ra mình chưa từng và có lẽ sẽ không bao giờ có thể đặt chân đến, dù chỉ cách một khúc sông. Hình ảnh ấy gợi đến Liên, vợ anh nhưng chẳng bao giờ có đủ thời gian để nhận ra vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó, hy sinh vì chồng con của cô. Nhan đề tác phẩm đã gửi gắm trong nó một triết lý sâu sắc : Đừng chạy theo những cái xa xôi mà không biết nhận ra và quý trọng những cái đẹp giản dị, gần gũi trong cuộc sống của chính mình. 2- Viết bài ngắn (khoảng 20 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua hai tác phẩm Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương. Văn học trung đại VN có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ. Qua những tác phẩm ấy, ta không chỉ hiểu và cảm thông cho số phận bất hạnh mà còn thấy được thái độ ngợi ca của các tác giả trung đại về vẻ đẹp của họ. Truyện Kiều và Chuyện người con gái Nam Xương là hai trong những tác phẩm như thế . Có thể nói các tác giả trung đại đã không ngần ngại dành bút lực của mình vào viejc ngợi ca vẻ đẹp của những người con gái tuyệt vời. Đó là vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều, vẻ đẹp mây thua tuyết nhường của Thúy Vân. Còn Vũ Nương cũng được Nguyễn Dữ miêu tả là người con gái có tư dung tốt đẹp. Bên cạnh cẻ đẹp nhan sắc, các tác giả ngợi ca hơn cả vẫn là vẻ đẹp tâm hồn, tình thần. Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn Sắc đành đòi một tài đành họa hai, đức hạnh vô ngần. Cả cuộc đời Kiều là một chuỗi bất hạnh, kéo dài suốt mười lăm năm lưu lạc nhưng lúc nào nàng cũng hiện lên những phẩm chất cao quí. Vì lòng hiếu, nàng dứt bỏ tình riêng, bán mình chuộc cha, dấn thân vào chốn hang hùm miệng só, tương lai mờ mịt mà vẫn một lòng nhớ thương lo lắng cho mẹ cha, cho em , cho người yêu. Ở Thúy Kiều có sự vị tha và đức hy sinh thật đáng trân trọng. Vẻ đẹp nhân phẩm của Vũ Nương lại được Nguyễn Dữ minh chứng bằng hàng loạt tâm tư, hành động của nàng: chăm lo vun vén gia đình , nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng, thủy chung với chồng … Qua đó, hiện lên đậm nét một người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó, vị tha, hy sinh hết mực… Không chỉ vậy, những người phụ nữ như Kiều, như Vũ Nương còn giàu lòng tự trọng, có ý thức giữ gìn nhân phẩm cao độ. Thúy Kiều bao lầm tìm cách quyên sinh để giữ gìn phẩm hạnh. Trải qua bao sóng gió vùi dập của số phận trong xã hội bất công, nàng vẫn vẹn nguyên bản chất lương thiện trong sáng vốn có của mình . Vũ Nương không thể hóa giải oan khiên, đã nhảy xuống sông Hoàng Giang, dùng cái chết để chiêu tuyết cho tấm lòng trinh bạch. Tất cả họ, do những xấu xa của xã hội, đều vướng vào những bi kịch đớn đau nhưng luôn ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn, nhân phẩm. Đó là một điều đáng trân trọng. 3- Viết ĐV ngắn (8-10 câu) giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân). Mùa xuân là đề tài muôn thưở của tha ca nhạc họa. Có cả một vườn thơ xuân của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, NGuyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử …. Trong những vần thơ xuân ấy, bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hảo có một sức quyến rũ riêng. Tên bài thơ khá lạ. ta đã từng gặp Mùa xuân chín ( Hàn Mặc Tử), Xuân không mùa (Xuân Diệu), Xuân xanh (Bùi Giáng) … Tại sao thi phẩm của Thanh Hải lại là Mùa xuân nho nhỏ? Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của đất nước vào xuân, đồng thời thể hiện khát vọng được dâng hiến trọn đời cho quê hương đất nước. Thi nhân nguyện làm: “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời – Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”. Ông ý thức rất rõ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, muốn sống thật đẹp, muốn hiến dâng cho đất nước một mùa xuân nho nhỏ. Mỗi người đều góp vào để tạo nên hàng triệu, hàng triệu những mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân của cả dân tộc. Đó chính là ý nghĩa nhan đề bài thơ đáng yêu của Thanh Hải. 4-Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận : “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương”. Em hãy viết tiếp khoảng 8-10 câu để hoàn chỉnh Đv theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có TP tình thái (Xác định rõ) Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương. Lòng biển mênh mông là nơi cư ngụ của bao loài cá quý: Cá nhụ cá chim cùng cá đé – Cá song lấp lánh đuốc đen hồng . Trong khuôn khổ một hai câu thơ, Huy Cận khó có thể gọi tên tất cả những loài cá của biển cả nhưng qua cách nhà thơ liệt kê: cá nhụ, cá chim cùng cá đé, cá song người đọc đã có thể cảm nhận được sự đông đúc, phong phú của muôn vàn loài, đàn cá chốn biển khơi. Chẳng những giàu có, biển cả quê hương còn đẹp đẽ lạ kì: Cá song lấp lánh đuốc đen hồng – Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe – Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Nhà thơ chỉ tả cá, tả nước mà gợi cả hình bầu trời. Có lẽ đây là một đêm trăng quang đãng, bầu trời rất sáng và có rất nhiều sao. Vậy nên chỉ một cái quẫy đuôi của chú cá song tinh nghịch mà đã làm hắt lên một màu vàng chóe đậm sắc trù phú. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình : Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Những đợt sóng dập dềnh lên xuống như hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng đạp vào bãi cát được liên tưởng như đang lùa nước Hạ Long. Sao với nước cùng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ, kì ảo. 5- Viết ĐV (10 câu) nêu cảm nhận của em về nhan đề Những ngôi sao xa xôi , trong có sử dụng hai phép liên kết câu ( chỉ ra hai phép liên kết câu đó) Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có nhan đề thật thơ mộng và thật hay. Tác phẩm viết về những cô gái trẻ làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Cuộc sống chiến đấu gian lao và nguy hiểm nhưng không làm họ tắt đi niềm vui yêu đời, yêu sống. Những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn. Họ gửi vào đó những mộng mơ, những khao khát thời thiếu nữ. Những ngôi sao xa xôi có lẽ cũng là hình ảnh mà những người chiến sĩ trên tuyến đường thần thánh ấy đã cảm nhận được khi nhìn vào đôi mắt những cô gái ấy Cô có cái nhìn sao mà xa xăm … Nhan đề rất gợi ấy đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, bay bổng của những nữ thanh niên xung phong ngay cả khi họ cận kề chết chóc hiểm nguy; cảm nhận được vẻ đẹp anh hùng tuyệt đẹp cũng như tâm hồn lãng mạn, lạc quan của cả một thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ . Đó thực sự là một nhan đề đầy tính nhân văn. + Tác phẩm: phép thế (thay cho cụm từ Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ) + Những ngôi sao xa xôi : phép lặp 6-Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương (không quá một trang giấy thi) Kết thúc truyện Những người khốn khổ, trước khi qua đời, Huy-gô đã gửi gắm câu triết lí tình thương của mình trong câu dặn dò của Giăng-van-giăng : Trên đời này chỉ có một thứ tồn tại thôi, đó là tình yêu thương.Tình yêu thương có ý nghĩa thật lớn lao trong cuộc sống con người. Tình yêu thương là một phẩm chất thẩm mĩ, thuộc về cái đẹp, là những tình cảm tốt đẹp con người dành cho nhau. Đây là một khái niệm mang tính trừu tượng nhưng lại được biểu hiện ở điều cụ thể, nhiều khi là rất giản dị. Tình cảm ấy dù có được biểu hiện như thế nào cũng phải là những tình cảm chân thành, trong sáng xuất phát từ trái tim, không tính toán vụ lợi. Chúng ta biết rằng tình yêu thuơng là một nhu cầu tình cảm không thể thiếu của mỗi người. Con người không thể sống đặt ngoài các mối quan hệ từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu về tình cảm, dù là theo chiều hướng nào. Trong những tình cảm ấy, tình yêu thương là một thứ tình cảm tích cực có tác động lớn lao đến đời sống của con ngwofi không chỉ về mặt tinh thần. Tình yêu thương giúp vực con người dậy khi họ vấp phải những khó khăn, gian khổ, khi họ gục ngã. Tình yêu thương giúp con người có thêm ý chí , sức mạnh để vượt qua khó khăn. Một bn tay đưa ra cho người đang chới với, có thể cứu rỗi được một linh hồn, một cuộc đời. Một nụ cười, một cử chỉ âu yếm cũng đủ cho ta có thêm nghị lực để sống và sống tốt hơn. Một hành động cảm thể khiến con người gần nhau hơn. Yêu thương và chia sẻ tiếp thêm cho con người sức mạnh để sống thêm có ý nghĩa. Không chỉ như vậy, tình yêu thương định hướng cho con người để họ có đời sống tinh thần lành mạnh. Một người được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình bạn bè thường có sự phát triển nhân cách hoàn thiện. Ngược lại người sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu thương chân thành sẽ là những người phải chịu những khuyết tật về mặt tinh thần. Cuộc sống không có tình yêu thương sẽ mang những gam màu xám xịt, và tâm hồn con người luôn già cỗi. Yêu thương và được yêu thương sẽ luôn và cần là ước mơ chính đáng, là quyền lợi của mọi người. Hãy để cho thế giới này được tỏa sáng bằng tình yêu thương ấy và ngày càng trở nên đẹp hơn. 7- Cho câu chủ đề: Ca dao dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động. Viết ĐV khoảng 10 câu triển khai ý câu chủ đề trên, trong đó sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu. Ca dao dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động. Đó là những tiếng nói được vang lên ở nhiều cung bậc khác nhau: tiếng nói hài hước, tiếng nói than thân, tiếng nói yêu thương tình nghĩa. Khó khăn trong lao động sản xuất ư? Đã có những vần thơ đầy lạc quan: Đừng than phận khó ai ơi! / Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây. Hay bày tỏ tình cảm yêu thương của mình ư? Đã có những vần thơ đưa đẩy thật tế nhị: Tiện đây mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?.. Ca dao dân ca xuất hiện kịp thời, như một liều thuốc tinh thần, mang lại niềm tin yêu cuộc sống cho con người. Kì lạ thay, người ta có thể cất lên những lời ca dao, dân ca tha thiết ở trong bất kì hoàn cảnh nào: đối đáp trong lao động, trong vui chơi; trong cả lúc vui sướng lẫn khi khổ đau… Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, ca dao dân ca lại mang một màu sắc riêng, một ấn tượng riêng . Hoàn cảnh lao động và môi trường diễn xướng độc đáo đã khiến cho những lời ca dao ấy trở nên phổ biến và trở thành một nét đẹp trong tâm hồn người lao động. 8- Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ gồm 10 câu : Làn thu thủy …. càng não nhân, một HS có câu : Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà về cả tài lẫn sắc. a/ Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn cho một ĐV tổng phân hợp thì ĐV ấy mang đề tài gì? b/ Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 8-10 câu để hoàn chỉnh ĐV với đề tài em vừa xác định , trong đó có một câu ghép đẳng lập (gạch dưới) Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn cho một ĐV tổng phân hợp thì ĐV ấy mang đề tài nói về tài sắc của Thúy Kiều. Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà về cả tài lẫn sắc. Về nhan sắc nàng, Nguyễn Du không tả nhiều mà tập trung vào đôi mắt: Làn thu thủy nét xuân sơn . Đôi mắt nàng xanh trong long lanh như nước hồ thu, nét mày thanh tú như núi mùa xuân. Đôi mắt ấy khi nhìn ai thì khiến nghiêng nước nghiêng thành, quả là vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Về tài năng, Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ đương thời, đủ cả cầm, kì thi, họa, mà ở lĩnh vực nào cũng đạt tới mức điêu luyện nghề riêng, ăn đứt, làu … Nàng còn biết sáng tác âm nhạc, viết nên thiên bạc mệnh nghe buồn da diết… Ta có thể thấy, ở Thúy Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc, còn với Kiều, nhà dành dành ba dòng nói về sắc thì tới bảy dòng nói về tài. Tài năng, nhan sắc ấy như được Nguyễn Du dự báo bằng tất cả trái tim yêu thương về số phận bạc mệnh của nàng. 9- Viết đoạn văn ngắn phân tích cái hay trong đoạn thơ sau: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm – Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui – Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ - Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Hình ảnh xuyên suốt đoạn thơ chính là hình ảnh bếp lửa nồng ấm. Đó là ngọn lửa mà người bà đã nhóm lên – ngọn lửa của yêu thương và chia sẻ: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm – Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui – Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ - Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Điệp từ nhóm được điệp nhiều lần nằm ở đầu mỗi dòng thơ thể hiện niềm xúc động của nha fthow đang dồn dập dâng trào. Không những vậy, điều đó còn thể hiện sức mạnh của ngọn lửa, tình yêu thương nồng nàn sâu đậm. Ngọn lửa đã khơi dậy những gì bình dị mà thiêng nhất: niềm tin dai dẳng – niềm tin bền bỉ của bà vào bình yên, độc lập, hạnh phúc, niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới sẻ chung vui. Và nhất là Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bà đã khơi dậy trong lòng cháu một trời yêu thương, bà dựng xây cho cháu một khung trời tuổi thơ vẹn tròn ước mơ, hy vọng; bà là bà nhưng cũng là cha, là mẹ, là người bạn tâm tình cho cháu sự yêu thương, chăm sóc bảo ban và chia sẻ … Với cháu bà là tất cả quãng đời thơ bé. Cảm xúc ngưng đọng khiến nhà thơ thốt lên một câu thơ đẹp lungh linh huyền ảo – vẻ đẹp của ngọn lửa chờn vờn, ấp iu, của tình bà cháu thiêng liêng sâu nặng Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! 10- Cho câu chủ đề: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Dựa vào câu chủ đề, em hãy viết một ĐV phân tích tổng hợp (khoảng 10 câu) Từ xa xưa những người Ai Cập cổ đã phát minh ra giấy pa-ry-rus, người Trung Quốc cổ đã nghĩ đến mai rùa, thân trúc … tất cả những vật dụng đó được dùng để ghi lại những hiểu biết của người xưa về tự nhiên và xã hội. Đó là cách đo đạc, cách tính toán, cách tính lịch, cách chế tạo thuốc nổ, lịch sử của nhữ

File đính kèm:

  • docSUU TAP MOT SO DAP AN NV 9.doc