Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 15: Đại từ

A. Mức độ cần đạt

- Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ.

- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm đại từ.

- Các loại đại từ.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.

- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đại từ đúng với mục đích giao tiếp.

C. Phương pháp

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 15: Đại từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần: 04 Ngày soạn: 09/09/2013 Tiết: 15 Ngày dạy : 11/09/2013 ĐẠI TỪ A. Mức độ cần đạt - Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ. - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm đại từ. - Các loại đại từ. 2. Kỹ năng - Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết. - Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đại từ đúng với mục đích giao tiếp. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: CTừ láy có mấy loại? Đó là những loại nào? Cho ví dụ. Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đâu? 3. Bài mới: Trong khi nói và viết, ta hay dùng những từ như tao, tôi, tớ, mày, nó, họ, hắn… để xưng hô hoặc dùng đây, đó, kia, nọ, ai, gì, sao, thế để hỏi. Những từ đó ta gọi là đại từ. Vậy đại từ là gì? Nó có nhiệm vụ, chức năng và cách sử dụng ra sao? Tiết học hôm nay sẽ trả lời cho các em các câu hỏi đó. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Tìm hiểu khái niệm đại từ Gv gọi Hs đọc yêu cầu trong Sgk phần I Hs chia nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi. 1. Từ nó đoạn văn đầu trỏ ai? Đoạn văn 2 trỏ con vật gì? Nhờ đâu biết nghĩa của hai từ nó? -> Từ nó ở đoạn văn a trỏ “em tôi”, ở đoạn văn b trỏ “con gà trống”. Ta biết điều đó vì căn cứ vào nội dung các câu phía trước. 2. Từ thế ở đoạn 3 trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa từ thế trong đoạn văn? -> Từ thế trong đoạn c trỏ sự việc chia đồ chơi. Nhờ vào nội dung ở câu trước. 3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì? ->để hỏi. Các từ nó, thế, ai… trong các đoạn văn trên là đại từ. Vậy đại từ là những từ như thế nào? -> Là những từ trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… hoặc dùng để hỏi được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. (tình huống giao tiếp cụ thể) 4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò gì trong câu? -> Từ nó ở a, từ ai ở c là chủ ngữ; từ nó ở b là phụ ngữ của danh từ; từ thế ở c là phụ ngữ của động từ. Vậy đại từ có thể giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? … - Đại từ làm vị ngữ: Người tôi thương nhất là nó. Từ các ví dụ vừa phân tích, em hãy nhắc lại khái niệm đại từ và chức vụ ngữ pháp của nó? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1, Sgk. * Tìm hiểu các loại đại từ + Tìm hiểu đại từ để trỏ. a. Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó… trỏ gì? b. Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì? Đặt câu. c. Các đại từ vậy, thế trỏ gì? Vậy, đại từ để trỏ dùng để làm gì? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. + Tìm hiểu đại từ để hỏi. a. Các đại từ ai, gì, … hỏi về gì? Đặt câu. b. Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì? c. Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì? Vậy, đại từ để hỏi dùng để làm gì? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: a. Gv treo bảng phụ còn bỏ trống. Gọi Hs lên bảng làm. Ngôi Số ít Số nhiều 1 Tôi Tao Tớ Chúng tôi Chúng tao Chúng tớ 2 Cậu, Bác Anh, chị Mày, mi Các cậu, Các bác Các anh, các chị Chúng mày, bọn mi 3 Nó Hắn Chúng nó Họ b. Hs trả lời miệng Bt2: Hs làm miệng Bt3: Hs làm miệng Bt4: Hs tự do phát biểu, Gv chỉnh sửa, bổ sung. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà. I. Tìm hiểu chung 1. Thế nào là đại từ? 1.1. Phân tích ví dụ a. Từ “nó” ở đoạn a) trỏ “em tôi”, đoạn b) trỏ con gà trống của anh Bốn Linh. -> Nhờ vào nội dung các câu phía trước. b. Từ “thế” trỏ việc chia đồ chơi. -> Nhờ vào nội dung câu nói phía trước. c. Từ “ai” dùng để hỏi. -> Nó, thế, ai là những đại từ. d. Từ nó (a) và ai (d) làm chủ ngữ. Từ nó (b) là phụ ngữ của danh từ tiếng. Từ thế (c) là phụ ngữ của động từ nghe. -> Các chức vụ ngữ pháp của đại từ. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/55) 2. Các loại đại từ 2.1. Đại từ để trỏ a. Phân tích ví dụ: - Các đại từ tôi, tao, tớ... trỏ người. - Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng. - Các đại từ vậy, thế trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. b. Ghi nhớ 2: (Sgk/56) 2.2. Đại từ để hỏi a. Phân tích ví dụ - Các đại từ ai, gì hỏi về người, sự vật. - Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng. - Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. b. Ghi nhớ 3: (Sgk/56) II. Luyện tập Bt1 So sánh từ mình: - Câu 1: mình thuộc ngôi thứ nhất. - Câu 2: mình thuộc ngôi thứ hai. Bt2: Cô kia cắt cỏ bên sông, Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Bt3: - Hôm họp lớp, ai cũng có mặt. - Tôi có sao nói vậy. - Tiền bao nhiêu cho vừa. III. Hướng dẫn tự học 1. Làm hoàn thiện các bài tập. 2. Xác định đại từ trong văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình” và “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người”. 3. Chuẩn bị bài: Luyện tập tạo lập văn bản. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 04 Ngày soạn: 09/09/2013 Tiết: 16 Ngày dạy : 11/09/2013 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN A. Mức độ cần đạt - Củng cố những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. - Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũivới đời sống và công việc của học sinh. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Văn bản và quy trình tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện việc tạo lập văn bản. C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút. (Đề, đáp án trang bên) 3. Bài mới: Các em đã làm quen với việc tạo lập văn bản trong tiết học Quá trình tạo lập văn bản. Để hoàn thiện kỹ năng đó và có thể tạo nên một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập, hôm nay các em sẽ được thực hành thông qua tiết học Luyện tập tạo lập văn bản. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Luyện tập tạo lập văn bản * Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đề và tìm ý Khi tìm hiểu đề trong một bài văn tự sự, chúng ta phải trả lời những câu hỏi nào? -> Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Em sẽ chọn nội dung nào để viết thư cho bạn? Nội dung đó cần có những ý chính nào? (Chẳng hạn chọn cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước…) * Hướng dẫn học sinh lập dàn ý Bố cục của bài văn tự sự thường gồm mấy phần? -> 3 phần. Phần mở bài của bức thư phải có những ý gì? Em dự định sẽ viết gì trong phần thân bài của bức thư? Chọn cảnh đẹp thiên nhiên thì phải chọn cảnh nào cho tiêu biểu? Hs tự bộc lộ. Em định kết thúc bức thư như thế nào vừa hấp dẫn và có tính gợi mở? Dựa vào dàn bài, em hãy viết phần mở bài và kết bài, chọn và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong những cảnh đẹp có trong phần thân bài? Ví dụ : Đoạn mở bài: Lêna thân mến! Cũng như tất cả bạn bè cùng trang lứa với mình và Lêna trên trái đất này, mỗi người chúng ta đều sinh ra và lớn lên trên một đất nước cụ thể. Với bạn, đó là nước Nga thân yêu, còn với mình là đất nước Việt Nam yêu quí. Bạn có biết không? Đất nước mình nằm ở vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều và có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ rệt. Một năm có bốn mùa và mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, độc đáo, bạn ạ! Hs viết bài trong 10 phút; Gv thu một số bài chấm và sửa tại lớp. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học ở nhà. I. Đề bài: Em hãy viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 1.1. Tìm hiểu đề - Viết cho bạn ở nước ngoài. - Viết để bạn hiểu về đất nước mình. - Nội dung: Viết về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, cảnh đẹp thiên nhiên… - Hình thức: Một bức thư. 1.2. Tìm ý - Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam qua bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. - Những phong cảnh được biết đến qua sách vở, báo, đài, nghe người khác kể … - Được đi thực tế, ngắm nhìn một số cảnh đẹp của đất nước. 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Địa điểm, ngày … tháng … năm. - Lời xưng hô với người nhận thư. - Lý do viết thư. b. Thân bài + Cảnh sắc bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông với đặc điểm riêng về khí hậu, hoa lá, chim muông… + Giới thiệu một số cảnh đẹp của đất nước: - Những đồng lúa thẳng cánh cò bay ở lưu vực sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Những bãi biển đẹp nằm suốt chiều dài của đất nước. - Những cao nguyên thơ mộng với khí hậu ôn hoà như Sa Pa, Đà Lạt … c. Kết bài - Lời chào, lời chúc sức khoẻ, hẹn gặp lại. - Lời hứa cùng góp phần nhỏ bé bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường. 3. Viết thành văn - Viết phần mở bài và kết bài. - Viết đoạn văn ngắn giới thiệu cảnh đẹp đất nước mình. 4. Đọc và sửa lại bài II. Hướng dẫn tự học 1. Bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh theo ý kiến riêng em. 2. Với dàn ý đã lập em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh. 3. Chuẩn bị bài tiếp theo: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 04 Tiet 15 16.doc