A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt.
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiết trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng , Lớp 7A4 vắng , Lớp 7A5 vắng
2. Bài cũ: Thế nào là đại từ? Chức vụ ngữ pháp của đại từ?
3. Bài mới: Tiếng Việt chúng ta có sử dụng Từ mượn, có hai nguồn là ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Ấn – Âu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố Hán Việt và cấu tạo của từ ghép Hán Việt.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11578 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 7 - Tiết 19: Từ Hán Việt trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 Ngày soạn: 16/09/2013
Tiết: 19 Ngày dạy : 18/09/2013
TỪ HÁN VIỆT
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt.
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình…
D. Tiết trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: CThế nào là đại từ? Chức vụ ngữ pháp của đại từ?
3. Bài mới: Tiếng Việt chúng ta có sử dụng Từ mượn, có hai nguồn là ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Ấn – Âu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố Hán Việt và cấu tạo của từ ghép Hán Việt.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
Gv treo bảng phụ ghi bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Gọi Hs đọc bài thơ.
Hs trả lời câu hỏi 1/Sgk.
Bài tập nhanh: Giải thích ý nghĩa các yếu tố Hán Việt trong thành ngữ “Tứ hải giai huynh đệ”. (tứ: bốn, hải: biển, giai: đều, huynh: anh, đệ: em). Nghĩa chung: Bốn biển đều là anh em.
Thảo luận: Nêu cách dùng các yếu tố Hán Việt?
- Nam: Có thể dùng độc lập: miền nam, phía nam, gió tây nam.
- Quốc, sơn, hà: Không thể dùng độc lập.
Vd: không thể nói yêu quốc mà phải nói yêu nước, leo sơn -> leo núi, lội hà -> lội sông.
Gọi Hs đọc câu hỏi 2/ sgk, sau đó trả lời.
Gv mở rộng: thiên trong thiên vị, thiên kiến: lệch, nghiêng. Ví dụ: Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ (Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp)
GV tổng kết, cho HS đọc Ghi nhớ 1/Sgk.
* Tìm hiểu về từ ghép Hán Việt
Từ ghép thuần Việt có hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Vậy từ ghép Hán Việt như thế nào? Chúng ta sẽ xét các ví dụ.
CXem câu hỏi 1 (Sgk/70) các em giải nghĩa các yếu tố trong từ “Sơn hà, xâm phạm, giang sơn”?
-> Sơn hà = núi + sông, xâm phạm = chiếm + lấn, giang sơn = sông + núi.
CCác yếu tố trong từ đều có nghĩa, vậy chúng thuộc loại từ ghép gì? -> Từ ghép đẳng lập.
CTương tự, các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? -> Từ ghép chính phụ. Chúng có trật tự các yếu tố giống từ ghép thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
* Các từ thiên thư, tái phạm, thạch mã là từ ghép chính phụ nhưng có sự khác biệt là yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
CQua các ví dụ vừa phân tích, hãy cho biết có mấy loại từ ghép Hán Việt? Các yếu tố ở từ ghép chính phụ Hán Việt có trật tự như thế nào?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 2, Sgk. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ.
Gọi 2 Hs lên bảng làm nhanh, lấy điểm.
BT2: Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại
Gọi 1 HS lên bảng làm nhanh, lấy điểm
BT3: Xếp từ ghép vào nhóm thích hợp:
Hs làm miệng. Gv nhận xét, chỉnh sửa (nếu cần)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học.
I. Tìm hiểu chung
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1:
+ Các yếu tố Hán Việt trong bài “Nam quốc sơn hà”:
- Nam: Phương Nam
- Quốc: Nước
- Sơn (san): Núi
- Hà (giang): Sông
+ Cách dùng các yếu tố:
- Nam: Có thể dùng độc lập: miền nam, phía nam, gió tây nam…
- Quốc, sơn, hà: Không thể dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép: quốc gia, giang sơn, sơn hà…
b. Ví dụ 2:
+ Thiên trong thiên niên kỷ, trong thiên lý mã: một nghìn (1000)
+ Thiên trong thiên đô: dời
-> Các từ đồng âm nhưng nghĩa khác nhau.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/69)
2. Từ ghép Hán Việt
2.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: Sơn hà = sơn + hà, giang sơn = giang + sơn…
-> Các từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn là từ ghép đẳng lập.
b. Ví dụ 2:
* Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng:
(Thủ môn = giữ + cửa, ái quốc = yêu + nước…)
-> Từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
* Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm:
(Thiên thư = sách trời, thiên: trời; thư: sách)
-> Từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/70)
II. Luyện tập
BT1:
Hoa 1: Cơ quan sinh sản của thực vật (Bông hoa)
Hoa 2: Phồn hoa, đẹp, rực rỡ (Pháo hoa)
Phi 1: Bay lên (Phi cơ – máy bay)
Phi 2: Trái với lẽ phải, trái pháp luật (Phi pháp)
Phi 3: Vợ thứ của vua, sau hoàng hậu (Quý phi)
Tham 1: Ham muốn (Tham lam)
Tham 2: Dự vào, tham dự vào (Tham gia)
Gia 1: Nhà (Gia đình)
Gia 2: Thêm vào (Gia vị)
BT2:
- Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc ca …
- Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn lâm …
- Cư: an cư, cư trú, định cư, nhàn cư, du cư…
- Bại: thất bại, chiến bại, thảm bại, đại bại…
BT3:
a. Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
b. Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
III. Hướng dẫn tự học
- Làm hoàn thiện các bài tập. Học thuộc Ghi nhớ.
- Tìm hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt xuất hiện trong các văn bản đã học.
- Soạn bài mới: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 05 Ngày soạn: 16/09/2013
Tiết: 20 Ngày dạy : 18/09/2013
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc – hiểu văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm.
2. Kỹ năng
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm theo cách biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng ……
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
3. Bài mới: Trong đời sống ai cũng có tình cảm đối với cảnh vật, với con người. Tình cảm của con người phong phú nhưng phức tạp. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì người ta dùng thơ, văn để thể hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là văn như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung…
* Hình thành khái niệm nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
CHãy giải thích các từ Hán Việt: nhu cầu, biểu cảm?
Gv cho Hs đọc những câu ca dao trong mục 1.
CMỗi câu ca dao trên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?
Gv gợi dẫn lại văn bản về ca dao dân ca đã học.
CTheo em, khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm? Và người ta sử dụng phương tiện nào?
Gv: Các nhà văn, nhà thơ là những người có trái tim nhạy cảm, chất chứa yêu thương, quan sát tinh tế. Vì thế họ đã sáng tác được những tác phẩm văn chương làm say đắm lòng người, gợi được sự đồng cảm ở người đọc…
* Đặc điểm của văn biểu cảm
Gọi Hs đọc hai đoạn văn trong Sgk/72.
CHai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
-> Đoạn 1 biểu đạt nội dung nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền những kỷ niệm; đoạn 2 biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước…
Cả hai đoạn đều không kể chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. Ở đoạn 2, tác giả sử dụng yếu tố miêu tả, từ miêu tả để liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc. Đó là điểm khác với văn tự sự và miêu tả.
CCó ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn, em có tán thành ý kiến đó không?
CNhận xét về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn?
CTừ việc tìm hiểu nội dung bài học, các em hiểu thế nào là văn biểu cảm? Nêu đặc điểm của loại văn này?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Gọi Hs đọc 2 đoạn văn, sau đó thảo luận (3p) để trả lời câu hỏi có trong Sgk/73, 74.
BT2: Gọi 2 Hs đọc lại văn bản “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh” đã học. Chỉ ra nội dung biểu cảm của hai bài thơ?
Hs suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs những yêu cầu cụ thể để Hs thực hành ở nhà.
I. Tìm hiểu chung về nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
- Từ Hán Việt:
+ Nhu cầu -> Mong muốn.
+ Biểu cảm -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Người ta có nhu cầu biểu cảm khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thấy.
- Phương tiện biểu cảm thường dùng như viết thư, sáng tác thơ, viết văn hay ca hát, nhảy múa, đánh đàn, vẽ tranh…
- Văn biểu cảm là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
- Xét 2 đoạn văn (Sgk/72):
+ Đoạn 1: Biểu đạt nội dung nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền với những kỷ niệm.
+ Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
- Tình cảm trong 2 đoạn văn là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Phương thức biểu đạt:
+ Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp.
+ Đoạn 2: Biểu cảm gián tiếp.
* Ghi nhớ: (Sgk/73)
II. Luyện tập
BT1:
- Đoạn a: Chỉ kể và tả thuần tuý về hoa hải đường dưới góc độ khoa học nên không có sắc thái biểu cảm.
- Đoạn b: Thông qua kể và tả để biểu cảm.
BT2: Hai bài thơ đều biểu cảm trực tiếp, nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm mà không thông qua một phương tiện trung gian như tả, kể nào.
III. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đó.
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm để tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học.
- Soạn bài mới: văn bản “Côn Sơn ca” và “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” .
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Van 7 Tuan 05 Tiet 19 20.doc