I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.của những người con đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5010 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 46: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 Ngày soạn: / /2013
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
- Phạm Tiến Duật -
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng...của những người con đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS niềm tự hào, biết ơn các thế hệ cha anh, và niềm lạc quan yêu đời trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
-Đọc sáng tạo, vấn đáp, thuyết trình, trực quan, bình giảng...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo câu hỏi ở sgk.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí”. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Bài mới: (1’) Gv giới thiệu: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Đó là không khí sôi sục của lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mỹ “vô cùng gian khổ nhưng hết sức lạc quan yêu đời”. Văn bản: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một hình ảnh như thế. Để thấy được những nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: I. TÌM HIỂU CHUNG:(10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV : Gọi HS đọc chú thích SGK
GV : Nêu vài nét cơ bản về tác giả ?
Hs: Dựa vào sgk nêu.
Gv giới thiệu chân dung Phạm Tiến Duật - mở rộng tác giả, ông từng làm MC cho chương trình “Vui khỏe có ích”.
? Bài thơ ra đời trong thời gian nào ?
Hs: Dựa vào sgk nêu.
Gv hướng dẫn đọc: Giọng tự nhiên, vui tươi, sôi nổi.
GV: Đọc mẫu; Gọi HS Đọc, nhận xét
Gv nhận xét và sữa chữa cách đọc cho hs.
? Em hiểu ntn về cụm từ “Bếp Hoàng Cầm”?
Hs: Dựa vào sgk trình bày
GV: Giải thích thêm nghĩa tiểu đội và chông chênh.
1.Tác giả :
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê: Phú Thọ.
- Tác phẩm của ông tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
- Ra đời năm 1969. Rút từ tập: “Vầng trăng quầng lửa ”.
3. Đọc:
4. Từ khó:
- Tiểu đội:
- Chông chênh:
Hoạt động 2: II. PHÂN TÍCH (21’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Nhan đề bài thơ thể hiện điều gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
? Hình ảnh nổi bật nhất của bài thơ này là gì?
Hs: Xe không kính, người chiến sĩ lái xe.
? Vì sao mà xe không có kính ?
Hs: Bom giật, bom rung.
Gv: Xưa nay những h/a xe cộ, tàu thuyền khi đưa vào thơ đều được lãng mạn hoá, mang ý nghĩa tượng trưng. Riêng chiếc xe trong thơ PTD rất thật, thật đến trần trụi. Đó là nét mới lạ, độc đáo của nhưng chiếc xe trong chiến tranh.
? Hãy mô tả hình dạng xe không kính?
Hs: Không có đèn, mui xe, bị xước
? Nêu nhận xét về những chiếc xe đó?
Hs: vẫn hiên ngang ra trận
Gv mở rộng sự ác liệt của bom đạn trên tuyến đường TS
? Nghệ thuật nổi bật của những câu thơ này là gì?(Hình tượng, giọng điệu) Tác dụng của NT đó?
Hs: Hình ảnh thơ độc đáo, Điệp từ, ngữ, động từ mạnh...
Gv: Chuẩn kt
? Hình ảnh chiếc xe hiện lên thật nổi bật và bên trong chiếc xe trần trụi đó là ai ?
Hs: Những chiến sĩ lái xe.
? Cảm nhận về tư thế và thái độ những người lính lái xe? Tìm chi tiết cụ thể trong bài thể hiện tư thế của những người lính lái xe?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
Gv: Chuẩn kt, bình các hình ảnh “nhìn thẳng”: Sẵn sàng đối mặt, cười ha ha...
GV: Tìm những chi tiết trong bài thể hiện tinh thần, thái độ của những người lính lái xe ?
? Cấu trúc câu “Ừ thì ….Chưa cần” lặp lại thể hiện điều gì:
Hs: sự ngang tàng, coi thường khó khăn,
GV: Cấu trúc “Ừ thì...chưa cần” lặp lại gợi nét hồn nhiên sôi nổi, ngang tàng đậm chất lính, bất chấp, coi thường khó khăn)→ Thể hiện sự lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn
? Tìm những chi tiết thể hiện tinh đồng đội của những người lính?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
? Đó là tinh đồng chí đồng đội như thế nào?
Hs: Gắn bó keo sơn, cùng lí tưởng.
? Ý chí chiến đấu của những người lính thể hiện qua hình ảnh thơ nào ?
Hs: trong xe có một trái tim.
GV: Trái tim chính là hình ảnh người lính có tấm lòng yêu thương tha thiết đối với đồng bào miền Nam, đối với lí tưởng độc lập tự do của dân tộc.
? Thể hiện khát vọng gì của người lính?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét và chốt.
Có thể nói câu thơ cuối có chức năng kết thúc và khẳng định nội dung bài thơ và cũng làm sáng tỏ hình ảnh đẹp đẽ của những anh lính trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ thật gian khổ nhưng cũng rất hào hùng.
? Nghệ thuật các câu thơ khi nói về người lính có gì độc đáo ?
Hs: Sôi nổi, tự nhiên.
Gv: Chuẩn kt
? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật? (Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó nhằm thể hiện điều gì?)
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
1. Nhan đề bài thơ:
Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ và hi sinh.
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Nguyên nhân xe không kính:
+ Bom giật
+ Bom rung
(→ Do bom đạn chiến tranh.)
- Hình dạng xe :
Xe không: Kính
Đèn.
Mui.
( → Xe biến dạng, không còn vẹn nguyên nhưng vẫn hiên ngang băng băng trên đường ra trận.)
.
* NT: Chi tiết độc đáo, có tính phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực, ngôn ngữ đời sống.
→ Hiện thực khốc liệt thời kì chiến tranh: Bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
a, Tư thế:
“Ung dung ... ngồi... nhìn .....”
→ Ung dung hiên ngang, đối mặt trực tiếp với ngoại cảnh.
b,Tinh thần, thái độ:
- ...Ừ thì có bụi......
-....Cười ha ha....
-... Ừ thì ướt áo...
-....Gió lùa khô mau thôi.
→ Tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, hiểm nguy.
c, Tình đồng đội:
+ Bắt tay ...qua cửa kính vỡ.
+ Chung bát đũa ...là gia đình
→Tình đồng chí gắn bó keo sơn, yêu thương, chia sẻ , cùng chung lí tưởng.
d, Ý chí chiến đấu:
+ Xe vẫn chạy vì miền Nam...
+ ...trong xe có một trái tim
- Biểu tượng đa nghĩa, hoán dụ
→Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
*NT: Ngôn ngữ đời sống, giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
ª Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ - của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
Hoạt động 3: III. TỔNG KẾT(4’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV : Em hãy nêu vài nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ?
HS : Suy nghĩ, trả lời.
? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ ?
Hs: phát biểu cảm nghĩ.
Gv gọi hs đọc ghi nhớ
1. Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng trẻ trung, tinh nghịch.
2. Nội dung:
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược.
* Ghi nhớ (sgk)
3. Củng cố:(2’)
? So sánh 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Thảo luận nhóm 1 phút.
- Hs: Thảo luận và trả lời.
- Gv: Nhận xét và chốt.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:(3’)
- Thuộc bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật ở phần ghi nhớ.
- Thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng - những người đồng chí được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm.
- So sánh thấy được vẻ đẹp đọc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Phân tích bài thơ theo hình ảnh trong bài.
- Chuẩn bị: “ Kiểm tra truyện trung đại”.Ôn tập kĩ kiến thức đã được hướng dẫn
+ Học thuộc các đoạn trích thơ, tóm tắt truyện.
+ Nắm nội dung, nghệ thuật các tác phẩm trung đại.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 9 TIET 46.doc