I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
- Nhận thấy được những ưu, nhược điểm của bản thân qua bài viết.
- Tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình để có ý thức phần đấu vươn lên trong học tập.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
b. Kĩ năng:
- Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
- Sửa chữa lỗi sai, nhận xét ưu, nhược điểm của bài làm.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 47 đến tiết 49, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:3/11/2013 Tiết 47: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.
G:6/11/2013
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
- Nhận thấy được những ưu, nhược điểm của bản thân qua bài viết.
- Tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình để có ý thức phần đấu vươn lên trong học tập.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
b. Kĩ năng:
- Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
- Sửa chữa lỗi sai, nhận xét ưu, nhược điểm của bài làm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án
2. Học sinh: Đọc bài và sửa lỗi
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não)
3. Phương pháp thảo luận nhóm (Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1')
Sĩ số:
2 Kiểm tra đầu giờ: (1')
- GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Khởi động: ( 1')
H: Nêu thể loại văn đã viết trong bài TLV số 2?
HS: TL
GV: Nêu mục đích, y/c của tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
* HĐ2: HD HS tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài:
- Mục tiêu:
+ Xác định được y/c của đề bài văn biểu cảm cụ thể.
+ Xác định các ý cần trình bày trong bài văn và sắp xếp thành dàn ý cụ thể.
- Cách tiến hành:
H: Nhắc lại đề văn số 2?
HS: TL
GV: Viết đề lên bảng.
H: Xác định đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức của bài viết?
HS: HĐCN, trả lời
- Đối tượng: Loài cây em yêu.
- Mục đích: Cho người khác biết tình cảm của mình đối với một loài cây.
- Nội dung: Biểu cảm về một loài cây mà em yêu thích.
- Hình thức: văn bản biểu cảm (Biểu cảm kết hợp với yếu tố tự sự + miêu tả)
H: Viết bài văn này cần trình bày được những ý nào?
HS: TL
GV: Y/c HS thảo luận nhóm (4HS), (10'): Xây dựng dàn bài cho bài văn?
HS: Thảo luận nhóm (4HS), (10') -> Báo cáo, nx, bổ sung.
GV: Nhận xét, kl trên bảng phụ.
H: Trong quá trình làm bài, em đã sử dụng những phương thức, biện pháp NT gì?
HS: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
NT: Sơ sánh, nhân hoá...
H: Trong các phương thức trên em tập trung chủ yếu vào phương thức nào?
HS: Biểu cảm.
*HĐ3: Nhận xét và hướng dẫn chữa bài:
- Mục tiêu:
+ HS tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình và của bạn.
+ Biết cách sửa các lỗi trong bài viết.
- Cách tiến hành:
GV: Nhận xét về ưu, nhược điểm của HS
HS: Đọc một số bài viết tốt của HS để HS khác tham khảo.
GV: HD HS sửa một số lỗi sai.
20'
15'
* Đề bài:
Loài cây em yêu.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Nêu tình cảm của em với các loài cây.
- Giới thiệu loài cây mà em yêu thích nhất. Lí do yêu thích?
b. Thân bài:
- Tả những đặc điểm nổi bật, gợi cảm của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả...
- Loài cây đó trong cuộc sống của con người:
+ Trong đời sống vật chất, sinh hoạt của con người.
+ Trong đời sống tinh thần...
- Loài cây đó trong cuộc sống, tình cảm của em:
+ Tình cảm, cảm xúc của em đối với cây đó thay đổi ntn theo thời gian?
Ban đầu khi mới nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ, tình cảm gì?
Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây như một người bạn không?
+ Em đã có những kỉ niệm đáng nhớ nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì?
+ Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình với loài cây ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày loài cây ấy không còn thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?
c. Kết bài:
Tình cảm, cảm xúc... của em về loài cây đó.
II. Nhận xét và chữa lỗi:
1. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng.
- Biết lựa chọn những đặc điểm gợi cảm của loài cây để biểu cảm.
- Nhìn chung đã nêu được vai trò, tác dụng, sự gắn bó của loài cây trong cuộc sống con người.
- Nội dung, cảm xúc thể hiện tương đối tốt.
- Một số bài có cố gắng cao.
b. Nhược điểm:
- Một số bài viết còn sơ sài, bố cục chưa rõ ràng.
- Một số bài còn sa vào tả, thuyết minh về đối tượng, chưa tập trung thể hiện tình cảm với đối tượng.
- Một số bài viết lời văn giàu cảm xúc nhưng chưa nêu bật được vai trò, ý nghĩa của loài cây với cuộc sống con người và sự gắn bó của mình với loài cây đó.
- Trình bày còn bẩn, chưa khoa học.
- Diễn đạt yếu, sai chính tả, thiếu dấu câu, dùng từ chưa đúng hoặc chưa hay, còn lặp từ...
2. Chữa lỗi:
Tên lỗi
Lỗi sai
Sửa lỗi
Chính tả
Gia quả, giâm mát, suân, sa, chắch, sứ sở, năn, sén tóc, nông giân, gáh lúa, va trạm, chồng cây....
Ra quả, râm mát, xuân, xa, chắc, xứ sở, lăn, xiến tóc, nông dân, ghánh lúa, va chạm, trồng cây....
Dùng từ
- chỉ còn đọng lại một chiếc lá vàng
- chiếc lá bay xa xa
- bão tác
- vỏ cây cằn cỗi
- người nhân dân Việt Nam
- chỉ còn trơ lại một chiếc lá vàng
- chiếc lá bay ra xa
- bão táp
- vỏ cây sần sùi
- người dân Việt Nam
Diễn đạt
- lá rơi sùm soà ra
- vào chiều chiều hàng ngày
- với những cơn gió nhẹ làm hương thơm của hoa bay theo gió
- từ rất lâu nay rồi...
- lá rơi lả tả
- vào buổi chiều hàng ngày
- những cơn gió nhẹ làm hương hoa bay theo gió
- từ rất lâu rồi...
*HĐ4: Công bố kết quả:
- Mục tiêu:
+ Tự đánh giá và biết kết bài viết của mình.
+ So sánh bài viết của bản thân với bài viết của bạn.
- Cách tiến hành:
GV: Công bố kết quả điểm.
HS: Kiểm tra lại, báo cáo (nếu có thắc mắc)
GV: Gọi điểm vào sổ.
5'
III. Kết quả:
*7B: G: K: TB: Y:
*7C: G: K: TB: Y:
4. Củng cố: (1')
GV: Nhấn mạnh lại những điểm cần lưu ý khi làm bài.
5. HDHS học bài: (1')
- Viết lại bài TLV số 2 nếu chưa đạt y/c.
- Bài mới: Thành ngữ
+ K/n thành ngữ.
+ Lấy VD trong phần văn bản đã học.
S:4/11/2013 Bài 12. Tiết 48: THÀNH NGỮ.
G: 8/11/2013
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Hiểu được thế nào là thành ngữ.
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ và vận dụng thành ngữ vào trong giao tiếp (nói, viết) để tạo cho lời nói sinh động.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của 1 số thành ngữ thông dụng.
Vận dụng được các thành ngữ trong giao tiếp
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, quản lí thời gian, ứng phó, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ...
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp thông báo - giải thích (Kĩ thuật đặt câu hỏi)
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não)
3. Phương pháp thảo luận nhóm (Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1')
2 Kiểm tra đầu giờ: (1')
- GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Khởi động: ( 2')
H: Kể một số thành ngữ mà em đã học, đã biết?
HS: bẩy nổi ba chìm, đẹp như tiên, gió dập sóng dồi, mưa to gió lớn,.....
GV: Trong khi nói và viết chúng ta vẫn thường sử dụng các thành ngữ làm tăng giá trị diễn đạt. Vậy thành ngữ là gì? Sử dụng thành ngữ như thế nào cho có hiệu quả, chúng ta cùng học trong bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
* HĐ2: Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu:
+ Hiểu khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ.
+ Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
- Cách tiến hành:
GV: Treo bảng phụ viết câu ca dao.
HS: Đọc.
H: Có thể thay bằng 1 cụm từ khác hoặc thêm, bớt 1 vài từ, hoặc đảo vị trí các từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh” được không? Vì sao?
HS: Không thể thay đổi hoặc thêm bớt từ trong cụm từ trên được vì cụm từ sẽ thay đổi hoặc không rõ về nghĩa.
H: NX về đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên?
HS: …
H: Giải thích nghĩa của từng từ, cả cụm từ lên thác xuống ghềnh? (có thể hiểu theo nghĩa nào)
HS: TL nhóm nhỏ (2’), báo cáo.
- Thác: Chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang dòng nước sông, suối, làm cho nước đổ mạnh xuống.
- Ghềnh: Chỗ dòng nước bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô lên, nằm ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy siết.
-> Nghĩa đen: sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm.
=> Nghĩa bóng: Cuộc sống trắc trở, long đong, lận đận, vất vả, khó khăn.
H*: Cách hiểu đó thông qua phép chuyển nghĩa nào?
HS: Nghĩa của cụm từ này không được hiểu trực tiếp mà thông qua phép chuyển nghĩa ẩn dụ.
H: Nghĩa của cụm từ "nhanh như chớp" ? Tại sao lại nói "nhanh như chớp’’?
HS: Nhanh như chớp được hiểu là rất nhanh. Chớp có tốc độ rất nhanh như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s. -> GV ghi bảng động
H: Nghĩa của cụm từ này được hiểu trực tiếp hay gián tiếp?
HS: Gián tiếp qua phép chuyển nghĩa: so sánh
GV: Chốt ->
GV: Đưa thêm VD (bảng phụ) và nêu yêu cầu
I
II
Bước thấp bước cao Mưa to gió lớn
Tham sống sợ chết
Bùn lầy nước đọng
Mẹ goá con côi
Năm châu bốn bể
Lên thác xuống ghềnh
Ruột để ngoài ra
Lòng lang dạ thú
Rán sành ra mỡ
Khẩu phật tâm xà
H*: NX về cách hiểu nghĩa của các thành ngữ trên?
HS: TL (4HS), (2’), báo cáo:
- Nhóm I: Các thành ngữ có nghĩa được hiểu trực tiếp từ nghĩa đen.
- Nhóm II: Thành ngữ có nghĩa được hiểu gián tiếp qua phép ẩn dụ, so sánh, thậm xưng (nói quá).
H: Từ các VD trên, em hiểu thế nào là thành ngữ? Cách hiểu nghĩa của thành ngữ?
HS: HĐCN, trình bày
HS: Đọc ghi nhớ 1
GV: (Lưu ý) Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng 1 số thành ngữ có những biến đổi nhất định.
VD1: Châu chấu đá voi.
H: Nghĩa của thành ngữ trên? Nếu thay từ voi bằng từ xe (Châu chấu đá xe) thì nghĩa của thành ngữ trên có thay đổi không?
HS: - Yếu mà đấu với mạnh -> không cân sức, không thắng nổi.
- Nếu thay voi bằng xe thì nghĩa của thành ngữ vẫn không thay đổi.
VD2: - Đứng núi này trông núi kia (nọ, khác)
H: Giải thích thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng? Thành ngữ này được bắt nguồn từ đâu?
HS: - Nghĩa: người hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. (phép chuyển nghĩa ẩn dụ)
- TN được bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” (Văn 6- t1)
H: Lấy ví dụ về thành ngữ và giải nghĩa?
HS: VD: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
GV: Y/c hs làm bt 1a (SGK-145) Tìm và giải thích thành ngữ.
HS: - Sơn hào hải vị: sản vật của núi biển
- Nem công chả phượng: những món ăn quý hiếm.
H: Xác định vai trò ngữ pháp và cái hay trong việc sử dụng mỗi thành ngữ trên?
HS: ->
H: Nếu thay thành ngữ “bảy nổi ba chìm” bằng cụm từ đồng nghĩa “long đong, phiêu dạt” thì câu này sẽ ntn?
HS: Thay như vậy không hay, thiếu tính hàm súc, không có giá trị biểu cảm.
H: Qua bt trên, cho biết tác dụng của thành ngữ?
HS: HĐCN, trình bày
HS: Đọc ghi nhớ 2
H: Đặt 1 câu có sử dụng thành ngữ, xác định chức vụ ngữ pháp và tác dụng của thành ngữ đó?
HS: ...
*HĐ3: HDHS luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Tìm và giải thích nghĩa của một số thành ngữ được sử dụng trong câu văn nhất định.
+ Kể vắn tắt truyền thuyết hoặc ngụ ngôn tương ứng với một số thành ngữ nhất định.
+ Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.
- Cách tiến hành:
HS: Nêu yêu cầu bài tập 1
GV: Y/c hs làm phần b, c (phần a đã giải thích ở trên -> HS lại làm ở nhà)
HS: HĐCN
GV:NX, sửa chữa
GV: Y/c HS kể vắn tắt một số truyện truyền thuyết ngụ ngôn để thấy lai lịch của các thành ngữ "Con Rồng cháu Tiên", "Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi"...
HS: Kể vắn tắt (3 HS) -> Nhận xét...
GV: Dùng bảng phụ viết bài tập
HS: Lên bảng làm -> Nhận xét.
GV: KL
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 ở nhà.
+ Sưu tầm thành ngữ
+ Giải nghĩa.
25'
13'
I. Thế nào là thành ngữ?
1. Bài tập:
a. Bài tập (Sgk.143)
* Tìm hiểu cụm từ “lên thác xuống ghềnh”
- Cấu tạo: "lên thác xuống ghềnh" là cụm từ cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa: chỉ sự long đong, lận đận, vất vả , khó khăn của người lao động.
(chuyển nghĩa qua phép ẩn dụ tượng trưng)
* Tìm hiểu cụm từ “nhanh như chớp”
- "nhanh như chớp": Chỉ hoạt động diễn ra mau lẹ, rất nhanh.
(chuyển nghĩa qua phép so sánh)
=> Các cụm từ "lên thác xuống ghềnh’’, "nhanh như chớp" được gọi là thành ngữ.
b. Bài tập (bổ sung)
Các thành ngữ: Bước thấp bước cao; Mưa to gió lớn; Tham sống sợ chết … được hiểu theo nghĩa đen (hiểu trực tiếp).
2. Ghi nhớ 1 (SGK.144)
- K/n thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
II. Sử dụng thành ngữ:
1. Bài tập (SGK.144)
- Bảy nổi ba chìm: vị ngữ, nhấn mạnh số phận long đong, lận đận của người phụ nữ.
- tắt lửa tối đèn: phụ ngữ của cụm danh từ (khi), nhấn mạnh đến sự gần gũi, có thể giúp đỡ nhau lúc cần thiết.
2. Ghi nhớ 2 (SGK.144)
- Vai trò ngữ pháp của thành ngữ.
- Tác dụng:
III. Luyện tập:
Bài 1: (SGK-145)
b. Khoẻ như voi: khoẻ mạnh hiếm có (so sánh, phóng đại)
Tứ cố vụ thân: nhìn bốn phía không có ai là người thân -> đơn độc, không có ai thân thích.
c. Da mồi túc sương: da nổi nốt chấm đen (đồi mồi), tóc có nhiều sợi bạc => đó già yếu.
Bài 2: (SGK.145)
Bài 3 (SGK-145)
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm cật (bụng)
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
Bài 4 (SGK-145)
- Đen như cột nhà cháy: rất đen -> xấu
- Chậm như rùa: chậm chạp
- Nghiêng nước nghiêng thành: vẻ đẹp làm mất nước
- Gần nhà xa ngõ: nhà gần nhau nhưng ngõ lại cách xa.
- Một nắng hai sương: vất vả, khó nhọc
4. Củng cố: (2')
H: Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ?
GV: Tổng kết bài học.
5. HDHS học bài: (1')
- Học thuộc ghi nhớ 1, 2 (SGK)
+ Làm hoàn thiện bài tập 1, bài 4 và làm các bài tập trong SBT.
- Bài mới: Giờ sau trả bài kiểm tra văn, kiểm tra tiếng Việt
S:6/11/13
G:9/11/13
Tiết 49: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Củng cố một số kiến thức về phần văn bản, tiếng Việt đã học.
- Kĩ năng chữa lỗi sai cho bài kiểm tra Văn, tiếng Việt.
- Thái độ: Có ý thức khắc phục thiếu xót và cố gắng vươn lên trong học tập.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức
- Củng cố một số kiến thức về phần văn bản, tiếng Việt đã học.
b. Kĩ năng
- Lựa chọn phương án đúng, nhớ và chép thơ chính xác.
- Điền từ, đặt câu, viết đoạn văn.
- Sửa chữa lỗi sai, nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Xem bài và sửa chữa lỗi sai
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp đàm thoại.(Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi và trả lời)
2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi và trả lời)
3. Phương pháp thảo luận nhóm (Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ: (1’)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Khởi động: (1’)
H: Chúng ta đã kiểm tra phần Văn, tiếng Việt ở tiết nào?
HS: Tl
GV: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
* HĐ2: Chữa bài kiểm tra Văn:
- Mục tiêu:
+ Xác định được yêu cầu của từng phần trắc nghiệm và tự luận trong các câu cụ thể.
+ Lựa chọn được đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.
+ Ghi nhớ lại kiến thức về thơ, tên tác giả của bài "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".
+ Có kĩ năng so sánh cách dùng từ trong văn bản của các t/g, viết đoạn văn biểu cảm về một nhân vật trong thơ.
- Cách tiến hành:
GV: Lần lượt đọc từng câu hỏi và hướng dẫn HS chữa lỗi.
HS: Thực hiện chữa lỗi theo hướng dẫn.
H: Đọc thuộc lòng bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"? Nêu tên t/g bài thơ?
HS: Tl -> nx
GV: Nhận xét, uốn nắn.
H: So sánh cách dùng cụm từ "ta với ta" trong hai văn bản "Bạn đến chơi nhà" và "Qua Đèo Ngang"?
HS: TL
H: Khi viết đoạn văn cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong bài "Bánh trôi nước" thì cần đảm bảo y/c gì?
HS: TL
GV:
+ Về hình thức: Viết đúng qui cách của đoạn văn. Trình bày sạch, đúng ngữ pháp, chính tả...
+ Về nội dung: Đoạn văn diễn đạt được một ý chọn vẹn. Thể hiện được rõ sự cảm nhận của bản thân về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa qua nội dung và nghệ thuật sử dụng trong bài thơ; cách nhìn của t/g, giá trị của bài thơ... Các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ, lô gíc để làm nổi bật chủ đề.
* HĐ3: Nhận xét và HD chữa lỗi:
- Mục tiêu:
+ HS tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình và của bạn.
+ Biết cách sửa các lỗi đã mắc phải trong bài làm.
- Cách tiến hành:
GV: Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài làm của HS.
GV: Chỉ ra một số lỗi cơ bản trong bài làm của HS
HS: Xem lại bài của mình và tự sửa lỗi.
* HĐ4: Công bố kết quả:
- Mục tiêu:
+ Tự đánh giá và biết kết qủa bài viết của mình.
+ So sánh bài của bản thân với bài của bạn.
- Cách tiến hành:
GV: Công bố kết quả điểm.
HS: Kiểm tra chéo, báo cáo (nếu có thắc mắc)
GV: Gọi điểm vào sổ.
* HĐ6: Chữa bài kiểm tra tiếng Việt:
- Mục tiêu:
+ Xác định được yêu cầu của từng phần trắc nghiệm và tự luận trong các câu cụ thể.
+ Lựa chọn được đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.
+ Ghi nhớ lại kiến thức về từ đồng âm. Đặt câu có sử dụng cặp từ đồng âm.
+ Nhận diện từ đồng nghĩa, điền đúng từ trái nghĩa, viết đoạn văn biểu cảm có sử dụng từ trái nghĩa.
- Cách tiến hành:
GV: Lần lượt đọc từng câu hỏi và hướng dẫn HS chữa lỗi.
HS: Thực hiện chữa lỗi theo hướng dẫn.
H: từ đồng âm là gì? Đặt câu có sử dụng một cặp từ đồng âm?
HS: Tl -> nx
GV: Nhận xét, uốn nắn
H: Xác định từ đồng nghĩa trong các trường hợp ở câu 2?
HS: Tl
GV: KL
H: Em sẽ điền từ trái nghĩa nào vào các trường hợp trong câu 3?
HS: TL
GV: KL
H: Khi viết đoạn văn trong câu 4 thì cần đảm bảo y/c gì?
HS: TL
GV:
+ Về hình thức: Viết đúng qui cách của đoạn văn. Trình bày sạch, đúng ngữ pháp, chính tả...
+ Về nội dung: Đoạn văn diễn đạt được một ý chọn vẹn nói về tình cảm quê hương. Các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ, lô gíc để làm nổi bật chủ đề; sử dụng từ trái nghĩa hợp lí, tự nhiên và xác định đúng từ trái nghĩa đó.
* HĐ7: Nhận xét và HD chữa lỗi:
- Mục tiêu:
+ HS tự nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình và của bạn.
+ Biết cách sửa các lỗi đã mắc phải trong bài làm.
- Cách tiến hành:
GV: Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài làm của HS.
GV: Chỉ ra một số lỗi cơ bản trong bài làm của HS
HS: Thảo luận nhóm bàn (2'): Trao đổi bài của mình với bạn và tự sửa lỗi cho nhau.
* HĐ8: Công bố kết quả:
- Mục tiêu:
+ Tự đánh giá và biết kết qủa bài viết của mình.
+ So sánh bài của bản thân với bài của bạn.
- Cách tiến hành:
GV: Công bố kết quả điểm.
HS: Kiểm tra chéo, báo cáo (nếu có thắc mắc)
GV: Gọi điểm vào sổ.
20'
8'
7'
5'
20'
8'
7'
5'
A. Trả bài kiểm tra Văn:
I. Chữa bài:
(Đáp án và biểu điểm ở tiết 41 kiểm tra Văn)
II. Nhận xét và chữa lỗi:
1. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Đa số các em có ý thức ôn tập và hiểu đề. Một số em có kĩ năng làm bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận.
- Nhiều em ghi nhớ kiến thức khá tốt.
- Kĩ năng so sánh tốt.
- Cơ bản các em có kĩ năng viết đoạn văn và nội dung viết đảm bảo theo y/c.
* Nhược điểm:
- Một số HS xác định câu trả lời ở phần trắc nghiệm còn nhầm lẫn.
- Khả năng ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nên chép chưa chính xác các câu thơ.
- Một số HS chưa so sánh được đầy đủ nội dung theo y/c.
- Một số HS viết đoạn văn còn chưa đảm bảo, chưa làm nổi bật ý của đoạn, còn lan man.
- Nhiều HS còn viết sai chính tả.
2. Chữa lỗi :
- Chính tả:
+ xương -> sương
+ nhân sưng -> nhân xưng
+ chi ân chi kỉ -> tri âm tri kỉ
+ trơi -> chơi
- Dùng từ:
+ Bài thơ hình vật
-> Bài thơ vịnh vật
+ đã tước đoạt nền tự do của họ.
-> đã tước đoạt quyền tự do của họ.
- Diễn đạt:
+ Bài thơ có tính đa dạng và đa nghĩa
-> Bài thơ có tính đa nghĩa.
+ Tác giả tâm sự u hoài của mình
-> Tác giả đối diện với những tâm sự u hoài của chính mình.
III. Kết quả:
* 7B: G: K: TB: Y:
* 7C: G: K: TB: Y:
B. Trả bài kiểm tra tiếng Việt:
I. Chữa bài:
(Đáp án và biểu điểm ở tiết 46 kiểm tra tiếng Việt)
II. Nhận xét và chữa lỗi:
1. Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Đa số các em có ý thức ôn tập và hiểu đề. Một số em có kĩ năng làm bài kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận.
- Nhiều em ghi nhớ kiến thức khá tốt; nhận diện và điền đúng kiến thức theo y/c.
- Kĩ năng đặt câu tốt.
- Cơ bản các em có kĩ năng viết đoạn văn và nội dung viết đảm bảo theo y/c.
* Nhược điểm:
- Một số HS xác định câu trả lời ở phần trắc nghiệm còn nhầm lẫn.
- Khả năng ghi nhớ kiến thức còn hạn chế nên trình bày khái niệm còn chưa chính xác.
- Một số HS viết đoạn văn còn chưa đảm bảo, chưa làm nổi bật ý của đoạn, chưa rõ phương thức biểu cảm; dùng từ trái nghĩa còn gượng ép.
- Nhiều HS còn viết sai chính tả, diễn đạt còn yếu.
2. Chữa lỗi :
- Chính tả:
+ sa sôi -> xa xôi
+ giòng sông -> dòng sông
+ dọi -> rọi
+ già lua -> già nua
- Dùng từ:
+ vẻ đẹp hình dáng
-> vẻ đẹp ngoại hình
- Diễn đạt:
+ Nhà ai ở quê mà chẳng có một dòng sông.
-> Quê hương ai cũng có một dòng sông.
III. Kết quả:
* 7B: G: K: TB: Y:
* 7C: G: K: TB: Y:
4. Củng cố: (1’)
GV: Nhắc nhở và nhấn mạnh những lưu ý khi làm bài kiểm tra.
5. HDHB: (1’)
- Ôn lại những kiến thức đã kiểm tra.
+ Xem lại bài đã chữa và sửa chữa lại nếu chưa đạt y/c.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm về t/p văn học.
+ Xem lại bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
+ Xem các đề bài trong phần luyện tập (SGK.148)
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 474849.doc