Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 48

Kiến bò đĩa thịt bò.

bò(1): động từ (con kiến bò); bò(2): danh từ ( thịt con bò)

Ruồi đậu mâm xôi đậu

đậu(1):động từ (con ruồi hạ cánh) đậu(2): danh từ ( hạt đậu hông cùng với gạo nếp)

Bà già đi chợ cầu Đông

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói phán rằng:

“ Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”

 

ppt7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ng÷ v¨n 7 TiÕt 48 GV: Cao Minh anh TiÕng ViÖt Thµnh Ng÷ KiÓm tra bµi cò Hãy tìm từ đồng âm trong các câu sau và giải nghĩa nó:? a/ Kiến bò đĩa thịt bò. b/ Ruồi đậu mâm xôi đậu. c/ Bà già đi chợ cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói phán rằng: “ Lợi thì có lợi nhưng răng không còn” bò(1): động từ (con kiến bò); bò(2): danh từ ( thịt con bò) 1 2 1 2 đậu(1):động từ (con ruồi hạ cánh) đậu(2): danh từ ( hạt đậu hông cùng với gạo nếp) 1 2 3 lợi(1):tính từ (phần thu về cho bản thân: lợi lộc) lợi(2,3): danh từ ( phần thịt bao quanh chân răng) TiÕng ViÖt - TiÕt 48: Thµnh ng÷ I. Thế nào là thành ngữ GV gọi hs đọc ngữ liệu trong SGK trang 143? Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Hãy nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” ( có thể thêm, bớt từ, hay thay đổi các từ khác được không? Ví dụ: “ xuống thác lên ghềnh”, “vào ghềnh ra thác”, “ lên thác vào ghềnh”, … => Khó thay đổi => Cấu tạo chặt chẽ, cố định. Đó là thành ngữ, vậy em rút ra được kết luận gì về cấu tạo của nó? Các cụm từ “lên thác xuống ghềnh”, “ nhanh như chớp ”, “ ham sống sợ chết ” là gì? Dựa vào đâu mà em hiểu được nghĩa của các cụm từ trên? + Lên thác xuống ghềnh : Trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.  Phương thức ẩn dụ + Nhanh như chớp : Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác. Phương thức so sánh + Ham sống sợ chết : Hèn nhát  Nghĩa trực tiếp từ các yếu tố cấu tạo nên TN. Cách hiểu nghĩa của thành ngữ như thế nào? => *Cách hiểu nghĩa : + Nghĩa đen +Nghĩa hàm súc Ghi nhớ: SGK trang 144 * Lưu ý: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít các thành ngữ vẫn có những biến đổi nhất định như “ đứng núi này trông núi nọ”-> “ đứng núi này trông núi kia”, “ đứng núi này trông núi khác”… TiÕng ViÖt - TiÕt 48: Thµnh ng÷ II. Sử dụng thành ngữ GV gọi hs đọc ngữ liệu sgk - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. (Hồ Xuân Hương) Vai trò ngữ pháp của các thành ngữ bên? Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách thông sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… ( Tô Hoài) - Bảy nổi ba chìm: -> làm Vị ngữ - Tắt lửa tối đèn: Phụ ngữ cho động từ “ khi ” Em hãy phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên?  Việc dùng thành ngữ khiến ý nghĩa cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao. => Ghi nhớ: SGK trang 144 TiÕng ViÖt - TiÕt 48: Thµnh ng÷ III. Luyện tập * Bài tập 1: Gv gọi hs đọc bài tập 1 Hãy tìm các thành ngữ có trong hai đoạn trích đó và giải nghĩa nó? a/ Thành ngữ: Sơn hào hải vị -> Các sản phẩm, món ăn quý trên rừng dưới biển. b/ Thành ngữ: Nem công chả phượng -> Món ăn quý hiếm: nem làm từ thịt chim công, chả làm từ thịt chim phượng hoàng * Bài tập 3: Hãy điền thêm các yếu tố để tạo thành các thành ngữ trọn vẹn? Lời tiếng nói Một nắng hai Ngày lành tháng No cơm ấm Bách bách thắng Sinh lập nghiệp ăn sương tốt áo chiến cơ TiÕng ViÖt - TiÕt 48: Thµnh ng÷ III. Luyện tập * Bài tập 4: Hãy sưu tầm thêm ít nhất 10 thành ngữ chưa được giới thiệu trong sgk và giải nghĩa ? + Chó treo mèo đậy: muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ úng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng + Đánh trống bỏ dùi: làm việc thiếu trách nhiệm, không đến nơi, đến chốn + Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy 1 cách tinh vi, rất dễ đánh lừa người nhẹ dạ cả tin. + hồn lạc phách xiêu: Hoảng sợ, mất bình tĩnh đến mức không làm chủ được bản thân. + giấu đầu hở đuôi: làm việc gì đó xấu, cố giấu nhưng rồi lại vô ý làm lộ ra. + chuột chạy cùng sào: hết sự lựa chọn, không còn lối thoát. + thừa gió bẻ măng-thừa nước đục thả câu: hành động trục lợi, lợi dụng cơ hội, hoàn cảnh để kiếm lời và che giấu việc làm xấu xa của mình. +chở củi về rừng: một việc làm vô ích, đưa thứ nào đó về nơi đã có thừa. TiÕng ViÖt - TiÕt 48: Thµnh ng÷ III. Luyện tập * Bài tập 4: +thả hổ về rừng: hành động nguy hiểm, tiếp tay cho kẻ ác có cơ hội tồn tại. +dậu đổ bìm leo: hành động lợi dụng cơ hội để phát triển trên kẻ khác khi họ vừa gặp nạn. IV. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp Học bài cũ phần Ghi nhớ SGK Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị: Bài viết TLV số 3

File đính kèm:

  • pptThanh ngu.ppt
Giáo án liên quan