Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

A- Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề biểu cảm về một tác phẩm văn học.

B- Chuẩn bị:

- GV: Tham khảo cách làm bài văn PBCN về TPVH ( lớp 6 )

- Trò : Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi ( SGK )

C- Các bớc lên lớp:

1/ ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 13 - Bài 12 Tiết 50 Cách làm bài văn biểu cảm Về tác phẩm văn học A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học - Rèn kĩ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề biểu cảm về một tác phẩm văn học. B- Chuẩn bị: - GV: Tham khảo cách làm bài văn PBCN về TPVH ( lớp 6 ) - Trò : Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi ( SGK ) C- Các bớc lên lớp: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) ? Hãy trình bày cách lập ý của bài văn biểu cảm? Hãy cho biết văn bản “ Mẹ tôi ” được lập ý bằng cách nào? 3/ Bài mới: Giới thiệu bài Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS đọc bài văn của Nguyên Hồng ( 5 phút ). Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Cho HS đọc bài văn ( 2 HS lần lượt đọc ) Nhận xét sửa những chỗ HS đọc chưa chuẩn xác Đọc bài theo yêu cầu của giáo viên I/ Tìm hiểu cách làm bài văn PBCN về TPVH 1. Bài văn ( SGK/147) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về TPVH (10’ ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc lại bài ca dao đó? ? Bài văn có thể chia làm mấy phần? Mỗi phần trình bày cái gì? ? ở đoạn một tác giả đã trình bày cảm nhận về 2 câu đầu như thế nào? ? ở đoạn hai, tác giả tưởng tượng tiếp cảnh gì? ? Phần 3, tác giả bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? tác giả dùng cách nào để biểu cảm? ? Đoạn cuối của bài văn có nội dung gì? để bộc lộ cảm xúc về con sông tác giả đã dùng cách gì để lập ý? Bài văn trên là bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Vậy em hiểu thế nào là biểu cảm về 1 tác phẩm văn học? Bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như thế nào? Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK ) - Đọc lại bài ca dao được nói trong bài văn - 4 Phần: mỗi phần biểu cảm về 2 câu lục bát trong bài ca dao - Tưởng tượng cảnh một người đàn ông đang nhớ quê - Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người đó - Đối tượng là con sông Ngân Hà con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức nữ - Cách biểu cảm liên tưởng, tưởng tượng - Cảm nghĩ về sông Tào Khê - Suy ngẫm - Là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó - Bố cục 3 phần ( theo ghi nhớ SGK ) - Đọc to ghi nhớ SGK/147 - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Tưởng tượng - Liên tưởng, tưởng tượng - Suy ngẫm * Ghi nhớ ( SGK/147 ) Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 20 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt - Tổ chức cho cả lớp thảo luận bài tập: Lập dàn ý cho đề bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Chi Chương GV chốt kiến thức bài học - Thảo luận tập thể - Trình bày theo yêu cầu của Giáo viên a. Mở bài. - Giới thiệu bài thơ và cảm nhận chung về bài thơ b. Thân bài. - Tưởng tượng về quãng đời xa quê của tác giả? - Cảm nghĩ về sự thay đổi trong vóc dáng, tuổi tác của nhà thơ - Cảm nghĩ về tình cảm gắn bó với quê hương của nhà thơ qua hình ảnh “ Giọng quê vẫn thế ” - Tưởng tượng về tâm trạng nhà thơ khi về làng cũ c. Kết bài. - Tình cảm của em với bài thơ II/ Luyện Tập: Bài 2 ( SGK/147 ) IV/ Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ ( SGK ) - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh Khuya ” “ Rằm tháng riêng ” của Hồ Chí Minh - Ôn tập kiến thức văn biểu cảm, chuẩn bị viết bài số 3 ======= ***&*** ====== Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 13 - Bài 12 Tiết 51, 52 Viết bài Tập làm văn số 3 A- Mục tiêu cần đạt: - Học sinh viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm. - Đánh giá kĩ năng viết văn biểu cảm về con người. B- Chuẩn bị: - GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm. - Trò : Ôn lại kiến thức văn biểu cảm về con người. C- Các bớc lên lớp: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3/ Nội dung kiểm tra: * Giáo viên chép đề. I/ Đề bài: Cảm nghĩ của em về người thân trong gia đình. II/ Đáp án và biểu điểm: 1- Yêu cầu chung. - Thông qua các yếu tố tự sự miêu tả để bộc lộ cảm xúc của bản thân về người thân yêu nhất trong gia đình ( Ông, Bà, Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em … ) - Tình cảm tự nhiên chân thật. - Bài viết mạch lạc rõ ràng. - Biết sử dụng yếu tố kể và tả làm phương tiện để thể hiện cảm xúc. 2- Một số định hướng cụ thể. a. Mở bài ( 1,5 điểm ) Cảm xúc chung về người thân. b. Thân bài ( 6 điểm ) Thông qua tả hình dáng khuôn mặt đôi mắt, nụ cười … hồi tưởng những kỉ niệm về người thân … Bộc lộ cảm xúc yêu thương … người thân đó đã đem đến cho cuộc đời em nhiều niềm vui, người thân đó có một ý nghĩa thiêng liêng đối với cuộc đòi của em c. Kết bài ( 1,5 điểm ) Nhấn mạnh cảm xúc yêu thương kính trọng. ( 1 điểm cho chữ viết đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát ) III/ Thu bài: 7A: 29 bài 7B: 30 bài IV/ Nhận xét giờ kiểm tra: Ưu điểm. Tồn tại. D- Hướng dẫn HS về nhà: - Lập dàn ý cho đề bài trên. - Chuẩn bị bài luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Lập dàn ý cho đề bài: “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tiet 505152.doc