Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 61 đến tiết 64

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị củadân tộc.

- Tình cảm trân trọng của nhà văn đối với một thứ quà mang hương vị đồng quê dân dã.

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam. Sự kết hợp hài hòa các phương thức: miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong thể tùy bút. Bước đầu cho HS phân biệt sự khác nhau giữa bút kí, kí sự với tuỳ bút.

c. Thái độ:

- Giáo dục các em tình cảm dành cho quê hương, đất nước qua món ăn mang đậm hương vị tình quê hương.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

3. Phương pháp:

 Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.

4. Tiến trình giảng dạy:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 61 đến tiết 64, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một Thứ Quà Của Lúa Non: Cốm Truền Tiết: 61 Ngày dạy:4/12/2007 Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị củadân tộc. Tình cảm trân trọng của nhà văn đối với một thứ quà mang hương vị đồng quê dân dã. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam. Sự kết hợp hài hòa các phương thức: miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong thể tùy bút. Bước đầu cho HS phân biệt sự khác nhau giữa bút kí, kí sự với tuỳ bút. c. Thái độ: Giáo dục các em tình cảm dành cho quê hương, đất nước qua món ăn mang đậm hương vị tình quê hương. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 7A2: 7A3: 7A7: 4.2) Kiểm tra bài cũ: a). Đọc đoạn thơ em thích trong Tiếng gà trưa (5đ). Bài “ Tiếng gà trưa” thuộc phương thức biểu đạt nào? (5đ) A. Tự Sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. b). Đọc đoạn thơ về kỉ niệm tuổi thơ (5đ). Trình bày hiểu biết của em về kỉ niệm tuổi thơ (5đ). 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích. @Hướng dẫn đọc, chú ý đọc diễn cảm thể hiện chất trữ tình, truyền cảm. GV đọc mẫu 1 đoạn. HS đọc các đoạn còn lại. HS đọc, nhận xét bạn, đọc lại đoạn đúng giọng. @Nhận xét chung. Giải thích các chú thích : Thanh nhã, vòng, sêu tết, tơ hồng, ngọc thạch, ngọc lựu, thanh đạm, chút chiu, tìm tàng. (Có thể kết hợp vừa phân tích vừa tìm hiểu chú thích) HS giải thích dựa vào SGK. @Có thể cho ví dụ để HS hiểu sâu nghĩa của từ. - Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? Tác giả : Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước Cách mạng tháng Tám 1945. quan điểm về nghệ thuật của ông có nhiều tiến bô, gần với nhà văn hiện thực. Oâng quan tâm đến những con người bình thường và những người nghèo khổ trong xã hội với tinh thần nhân đạo, cảm thông. Tác phẩm : Rút từ tập “ Hà Nội băm sáu phố phường” (1943). - So sánh điểm giống và khác nhau giữa tuỳ bút và bút kí? + Giống : có yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Nhưng tùy bút thiên về thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề trong đời sống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất trữ tình. - Bài tùy bút này nói về cái gì? ( Nói về cốm) - Để nói về đối tượng này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào? Trong đó phương thức biểu đạt nào chủ yếu? -> Miêu tả, kể, biểu cảm, bình luận. Trong đó biểu cảm là chủ yếu. @Văn bản là một bài tùy bút trữ tình. Trong tùy bút có nói đến đối tượng là : cốm. Nhưng đặc biệt là cảm nghĩ của con người. Bố cục của bài văn? - Cóthể chia làm 3 đoạn. +Đoạn 1 : Từ đầu -> chiếc thuyền rồng. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. +Đoạn 2 : Tiếp -> kín đáo và nhũn nhặn. Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm. +Đoạn 3 : Đoạn còn lại. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm. Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm nghĩ về nguồn gốc cốm. - Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong mấy đoạn? Xác định ý của từng đoạn? Gồm 2 đoạn : Từ đầu đến “ của trời” -> cội nguồn của cốm từ đồng quê; đoạn 2 tiếp đến “thuyền rồng” -> cội nguồn của cốm từ công sức con người. - Cảm hứng về cốm của tác giả được gợi lên từ đâu? Em nhận xét gì về sự gợi tả đó? -> Từ hương thơm của lá sen, mùi thơm của bông lúa non. Dùng khứu giác dẫn nhập vào đối tượng cần biểu cảm. - Ngoài việc quan sát bằng khứu giác, tác giả còn quan sát bằng giác quan nào? -> Bằng thị giác : Cơn gió mùa hạ …, hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa … - Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? -> Dùng một loại tính từ miêu tả hương vị và cảm giác : lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát, trong sạch … - Nhịp điệu câu văn như thế nào? Điệu văn nhẹ nhàng êm ái, được ngắt nhịp bằng nhiều dấu phẩy, gần giống đoạn thơ văn xuôi. - Hãy nêu tác dụng của cách miêu tả này? -> Vừa gợi hình vừa gợi cảm; khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng. Qua đó, thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ cốm của tác giả. GV Củng cố lại nghệ thuật có tác dụng biểu cảm tinh tế sâu sắc. - Tại sao cốm lại gắn với tên làng Vòng? -> Một làng nổi tiếng về nghề cốm, cốm làng Vòng dẻo, thơm, ngon nhất. - Cốm còn gắn liền với hình ảnh nào? Tại sao tác giả chọn hình ảnh đó? -> Vẻ đẹp của người làm ra cốm cô gái làng Vòng; hình ảnh cái đòn gánh hai đầu cong vút lên. Hình ảnh này càng tôn lên cái đẹp duyên dáng, lịch thiệp của cốm. GV: Hạt cốm còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người. - Từ những lời văn trên, theo em có những cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ? -> Yêu quý, trân trọng, cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hóa dân tộc. Hoạt động 3: cảm nghĩ về giá trị của cốm - Trong đoạn văn 3, tác giả nêu những nhận xét gì về cốm? -> Cốm là quà tặng của đồng quê mang hương vị mộc mạc, thanh khiết. Cốm là quà sêu tết. - Tác giả nhận xét như thế nào khi dùng hồng và cốm là quà sêu tết? -> Cốm thích hợp với lễ nghi của xứ sở nông nghiệp. + Màu sắc : ngọc lựu của hồng và màu ngọc thạch của cốm. + Hương vị : ngọt sắc, thanh đạm -> hai vị nâng đỡ nhau. Sự hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa? Như thế giá trị của cốm được phát hiện trên phương diện nào? -> Giá trị tinh thần, giá trị văn hóa dân tộc. - Qua đây, tác giả phê phán điều gì? Mong muốn gì? -> Phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài. Không biết thưởng thức và tôn trọng những sản vật cao quí, kín đáo của truyền thống dân tộc. Mong muốn người đọc trân trọng, giữ gìn cốm như vẻ đẹp văn hóa. GV diễn giảng, liên hệ, chuyển ý. Hoạt động4: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm - Tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên phương diện nào? =.> Aên cốm : Aên từng chút , thong thả , ngẫm nghĩ => có như thế mới cảm thấy hết các hương vị đồng quê, tinh khiết ở cốm Mua cốm: Nhẹ nhàng, nâng đở, chút chiu, kính trọng - Bằng lí lẽ nào tác giả thuyết phục người mua cốm? =>cốm là lộc trời ; là cái khéo léo của con người ; sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. - Tác giả thể hiện cảm thụ cốm bằng những giác quan nào? Tác dụng của cách cảm thụ đó? =>Khứu giác ( mùi thơm) xúc giác ( Chất ngọt) , thị giác( màu xanh của cốm) =>Khơi gợi cảm giác người đọc về cốm , tác giả là người sành về món ăn cốm sự tinh tế sâu sắc - Em có nhận xét gì về nét đẹp riêng từ văn bản? Đọc ghi nhớ SGK/163 Hoạt động 5: Luyện tập: Cho học sinh thảo luận nhóm Câu hỏi: câu văn nêu chủ đề được trích trong mục ghi nhớ , SGk/163 đã gơi cho em những cảm xúc gì về đất nước con người Việt Nam? HS chọn đúng: B. HS đọc đoạn 2. - Gợi lại kỉ niệm về con gà mái mơ, mái vàng. - Gợi lại kỉ niệm về tuổi thơ mong quần áo mới. Gợi lại kỉ niệm về người bà thân thương. I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích. - Tác giả: Thạch Lam( 1910 –1942). - Thể loại:Tuỳ bút. II/ Đọc - Tìm hiểu văn bản 1. Hình ảnh và cảm xúc, ấn tượng của tác giả. - Cảm hứng về cốm được gợi lên từ hương thơm của lá sen, mùi thơm của bông lúa non. - Tính từ miêu tả hương vị và cảm giác, điệu văn nhẹ nhàng êm ái. - Cốm dẻo , thơm , ngọt nhờ công sức và sự khéo léo của con người. 2. Tục lệ làm hồng , cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta. - Cốm là quà tặng của đồng quê mang hương vị mộc mạc, thanh khiết. - Cốm quà sêu tết. =>Giá trị tinh thần , giá trị văn hoá dân tộc cần trân trọng giữ gìn. 3. Thưởng thức cốm. - Thưởng thức cốm cảm hết hương vị đồng quê , tinh khiết - Tác giả có sự tinh tế sâu sắc, là người sành về món ăn cốm. * Ghi nhớ: SGK/163 III.Luyện tập: BT1: Chọn học thuộc một đoạn văn. BT2: Sưu tầm thơ, ca dao nói đến cốm. 4.4) Củng cố, luyện tập: Bài văn đã viết về cốm từ phương diện nào? A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm. B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm. C. Sự thưởng thức cốm. D. Cả 3 phương diện trên. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học bài , hoàn thành vở bài tập. - Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. + Đọc SGK/194. Xem các lỗi chính tả, lỗi phát âm. 5. Rút kinh nghiệm: CHƠI CHỮ Truền Tiết: 54 Ngày dạy:6/4/2009 1. Mục tiêu cần đạt: . Kiến thức: Giúp học sinh Hiểu được thế nào là chơi chữ . Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện một số lối chơi chữ thường dùng , cảm thụ cái hay của phép chơi chữ. Thái độ: Giáo dục các em ý thức dùng phép chơi chữ , tránh chơi chữ với dụng ý xấu, vô ý thức , thiếu văn hoá 2. Chuẩn bị: Giáo viên:, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài,vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: . 1/ On định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây là loại điệp ngữ gì? (10đ) Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi! Cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trúng hồng tuổi thơ. Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên treo bảng phụ. Gọi học sinh đọc bài ca dao. Em có nhận xét gì về nghĩa của từ “ lợi” trong bài ca dao? Hoạt động 2: Tìm hiểu các lối chơi chữ. @ Học sinh đọc các ví dụ SGK trang/ 164 -Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong các ví dụ? * Ghi nhớ: SGK/165 Hoạt động3 Hướng dẫn luyện tập @ Học sinh đọc phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp. BT1: Nhóm 1. BT2: Nhóm 2. BT3: Nhóm 3. BT4: Nhóm 4. Gọi nhóm trưởng trình bày. Nhận xét. I. Thế nào là chơi chữ? VD1/sgk Lợi1: lợi ích Lợi 2: phần gắn vớirăng ( nướu răng). - việc sử dụng từ lợi ở câu cuối là dựa trên hiện tượng gì của từ ngữ? -> Hiện tượng đồng âm. -> Tạo cách hiểu bất ngờ, lí thú. - Thế nào là chơi chữ? -> Là biện pháp khai thác các hiện tượng đồng âm , đồng nghĩa , trái nghĩa , nhiều nghĩa, nguỵ biện … để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước cho lời ăn tiếng nói hoặc câu văn , câu thơ * Ghi nhớ: SGK/164 II. Các lối chơi chữ: 2: Chơi chữ bằng điệp phụ âm đầu. * Ngữ cảnh 1: Từ ranh tướng với danh tướng đồng âm lời nói=> có ý giễu cợt. Từ nồng nặc đi với tiếng tăm tạo ra sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm đả kích Nava. * Ngữ cảnh * Ngữ cảnh 3: Chơi chữ bằng cách nói lái. * Ngữ cảnh 4: Sầu riêng 1: Chỉ trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân( Tính từ). Sầu riêng 2: Chỉ một loại quả ở Nam Bộ(Danh từ chung). Vui chung : Chỉ một trạng thái tâm lí tích cực tập thể( tính từ). Sầu riêng 1 trái nghĩa với vui chung => Chơi chữ bằng nhiều nghĩa và trái nghĩa. @Ghi nhớ: (Sgk/165) III/ Luyện tập: BT1:Các từ được dùng để chơi chữ: + Liu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn lung, lỗ: Là tên các loài rắn. (Vừa chơi chữ đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi.) BT2: Từ gần nghĩa: + Thịt, mỡ, nem, chả. + Nứa, tre, trúc. BT3: Sưu tầm cách chơi chữ: a) Chuồng gà kê sát chuồng vịt. b) Chàng cóc ơi, chàng cóc ơi Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. => Từ cùng một trường nghĩa về cóc. c) Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. => Là con bò thui chín. d) Ngã lưng cho thế gian ngồi Rồi ra mang tiếng con người bất trung. => Là cái phản tre để nằm. BT4: Trong bài thơ này Bác Hồ chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm: Cam. Thành ngữ Hán Việt: Khổ tận cam lai. ( Khổ: đắng ; Tận: hết ; Cam: ngọt ; Lai: đến). Cam trong “cam lai” và trong gói “cam” là từ đồng âm. 4.4) Củng cố, luyện tập: - Nghệ thuật chơi chữ trong ngữ cảnh sau thuộc lối chơi chữ nào? Da trắng vỗ bì bạch. Dùng từ đồng âm. Dùng lối nói lái. Dùng lối nói trại âm. Dùng cách điệp âm. Da trắng ( từ thuần việt) đồng nghĩa với bì bạch (từ hán việt) Bì bạch còn là từ tượng thanh. => đây là vế đối sử dụng chơi chữ rất lắt léo: lợi dụng sự trùng hợp nghĩa và âm thanh của từ. Tác giả dùng lối chơi chữ nào trong câu sau? “ Cô Xuân đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông”. Dùng từ đồng âm. Dùng cặp từ trái nghĩa. Các từ cùng trường nghĩa. Dùng từ nói lái. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Học thuộc bài học, ghi nhớ . Soạn : Oân tập tiếng Việt. + Xem lại các loại từ đã học: Từ ghép, từ lái, đại từ, từ Hán Việt, từ đng62 nghĩa, từ trái nghĩa… + Xem lại lí thuyết, bài tập và cho ví dụ. 5. Rút kinh nghiệm: LÀM THƠ LỤC BÁT Truền Tiết: 63 - 64 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a.Kiến thức: Giúp học sinh - Phân biệt được thơ lục bát với văn vần 6/8 , câu lục bát với dòng thơ. - Vẻ đẹp của thơ truyền thống Việt Nam với những câu mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ đó hứng thú làm thơ lục bát. - Tích hợp với phần văn qua bài thơ Tiếng gà trưa , với phần tiếng việt qua bài điệp ngữ. b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm thơ lục bát đúng luật , có cảm xúc. c. Thái độ: - Có thái độ nhìn nhận yêu thích thể thơ lục bát. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụï. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Kiểm diện HS: 4.2) Kiểm tra bài cũ: 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: giáo viên treo bảng phụ , đọc 2 ví dụ - Em có nhận xét gì về 2 ví dụ trên? Theo em 2 ví dụ trên , ví dụ nào là thơ lục bát , vì sao? Ví dụ 1: là văn vần chỉ có tác dụng giúp trẻ em nhận biết các sự vật quen thuộc chung quanh. Ví dụ 2: là thơ . Hạt gạo trắng: Aån dụ chỉ người con gái tài sắc . Nước đục , than rơm: hoàn cảnh tồi tệ + anh chồng vũ phu => lời than thân trách phận hẩm hiu của một cô gái Giáo viên chốt: Thơ lục bát có giá trị biểu cảm gợi cho người đọc nghe , những liên tưởng phong phú về tình yêu hạnh phúc …… Hoạt động 2: Giáo viên treo bảng phụ ghi bài ca dao ở mục 1 SGK/155. - Các câu thơ trên mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát? Số tiếng: Dòng 1: 6 (lục), dòng 2: 8 (bát) Một cặp lục(6) bát (8) gọi là một câu thơ lục bát. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vần , luật , nhịp. Hoạt động 1: Luyện tập Gọi học sinh đọc bài tập 1,2. GV chia nhóm HS thảo luận và trình bày. Nhóm: 1,2,3: Bài tập 1 Nhóm: 4,5,5: Bài tập 2 Tích hợp GDMT: BT3: Thi làm thơ lục bát chủ đề môi trường gia đình: Bài thơ lục bát về Bà Bà ngồi bên bếp chiều đơng Bàn tay quạt lửa, lửa hồng bàn tay Run run những ngĩn hao gầy Cháu ngồi nghe kể chuyện ngày xửa xưa Bà ngồi bên bếp chiều mưa Cháu ngồi trên võng đong đưa tan tình Trời mưa nước ngập sân đình Con bĩi cá đứng một mình… buồn thiu Bếp lửa cõng một chiếc niêu Bà  ngồi bà nhĩm cả chiều thành cơm Nhà ta sum họp êm đềm Anh đom đĩm mến láng giềng vào chơi. Bài thơ lục bát về Mẹ Tháng năm nào cũng trơi qua Dẫu lớn khơn con vẫn là đứa trẻ Đâu biết rằng sau lưng mẹ Là nỗi nhọc nhằn vì lẽ thương con Bao năm đời mẹ hao mịn Đâu như trăng khuyết lại trịn trên cao Dù đời ko phải giấc mơ Con chỉ ước về tuổi thơ một lần Sẽ là đứa bé thiên thần Vịn bờ vai mẹ ngập ngừng bước đi Khơng để mẹ phải ướt mi Vì cịn đã hỗn cịn làm mẹ đau Ơn mẹ chín chữ cao sâu Suốt đời con chẳng trịn câu đáp đền I/ Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8 -“ Con mèo , con chó có lông Ống tre có mắt, nồi đồng có quai”. -“ Tiếc thay hạt gạo trắng ngần Đã vo nước đục lại vần than rơm”. II. Luật thơ lục bát. + Dấu huyền- không dấu: bằng(b) + Dấu hỏi, ngã, sắc: trắc(t) a. Số tiếng: 1 dòng 6, 1 dòng 8 b. Vần : chủ yếu là vần bằng, vần lưng và vần chân(1 lưng , 1 chân nối tiếp nhau) Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng 6 câu 8 Tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng 6 của câu tiếp theo…. Cứ vần như thế cho đến hết bài. c. Luật bằng , trắc: Các tiếng lẻ : tự do Các tiếng chẳn theo luật: 2 4 6 8 b t b b t b b Lưu ý: các tiếng thứ 6 và thứ 8 trong câu 8 đều là thanh bằng nhưng không được hoàn toàn trùng dấu. Nghĩa là không được huyền- huyền, hoặc không – không mà phải: Huyền –không hoặc không –huyền d. Nhóm bổng ( âm vực cao) sắc ,hỏi, không Nhóm trầm : ( âm vực thấp) huyền, ngã, nặng Nhịp: có thể có những kiểu nhịp sau: với câu 6: 2/2/2, 2/4; 4/2; 3/3; 1/5 Với câu 8: 2/2/2/2, 4/4; 2/4/2; 3/ 1/2/2 Phổ biến là nhịp: 2/2..;4/4 Ghi nhớ: (SGK/156) III/ Luyện tập: BT1: Điền tiếp cho thành bài. - … Kẻo mà,quê nhà, như là … - … Phải nên kiên trì, đáp đền nghĩa ân. - … Trong vườn ríu rít tiếng em học bài. BT2: Sửa lỗi sai. - Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. - Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu thành danh muôn đời.( Trở thành trò ngoan) 4.4) Củng cố, luyện tập: Số câu trong bài thơ lục bát như thế nào? Số câu có giới hạn. Có 8 cặp lục bát. Số câu không hạn định. Ý A và C đúng. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Học thuộc bài học, ghi nhớ , hoàn chỉnh các bài tập. Sưu tầm những câu lục bát mà em thích. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc