1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Hiểu thế nào là tục ngữ. Nội dung, ý nghĩa, hình thức của những câu tục ngữ trong bài học. Liên hệ HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
b. Kĩ năng: Đọc và phân tích tục ngữ.
c. Thái độ: Yêu thiên nhiên, ham thích lao động.
2. Chuẩn bị:
a. GV: Giáo án, bảng phụ
b. HS: Soạn bài theo yêu cầu.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, bình, thảo luận
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện
192 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 73 đến tiết 138, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Tuần 20
Tiết 73
Ngày dạy: ………
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu thế nào là tục ngữ. Nội dung, ý nghĩa, hình thức của những câu tục ngữ trong bài học. Liên hệ HS sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
Kĩ năng: Đọc và phân tích tục ngữ.
Thái độ: Yêu thiên nhiên, ham thích lao động.
2. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, bảng phụ …
HS: Soạn bài theo yêu cầu.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, bình, thảo luận …
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra SGK, VBT (tập 2), vở ghi bài.
4.3 Giảng bài mới:
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm trí tuệ dân gian là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ cũng rất phong phú với nhiều chủ đề. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 8 câu tục ngữ với chủ đề “Thiên nhiên và lao động sản xuất”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc văn bản và chú thích trang 3, 4 SGK.
- Đọc to rõ ràng, nhấn giọng ở các tiếng ăn vần với nhau.
- GV đọc mẫu. HS đọc-nhận xét.
- Giải thích các từ: Cần, thì, thục
∆ Theo em tục ngữ là gì.
∆ Về hình thức, tục ngữ có đặc điểm gì.
Là một câu ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu.
∆ Về nội dung tục ngữ chứa đựng điều gì.
Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người xã hội.
∆ Tục ngữ được nhân dân ta sử dụng để làm gì.
Ứng dụng vào hoạt động đời sống, thực hành …làm cho lời nói thêm hay, thêm sinh động.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết văn bản.
∆ Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm. Mỗi nhóm gồm có những câu nào. Gọi tên từng nhóm.
Chia 2 nhóm. Mỗi nhóm 4 câu. Từ câu 1 đến câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên; Từ câu 5 đến câu 8: Tục ngữ về LĐSX.
∆ Với câu tục ngữ thứ nhất em hãy thảo luận nội dung SGK yêu cầu.
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
∆ Nghĩa của câu tục ngữ thứ 1.
Tháng năm đêm ngắn ngày dài. Tháng mười ngày dài đêm ngắn.
∆ Ta vận dụng kinh nghiệm câu tục ngữ vào việc gì.
... Sắp xếp công việc cày cấy ở từng thời vụ, người đi xa vận dụng để sắp xếp công việc cho phù hợp ... giữ gìn sức khỏe.
∆ Cách diễn đạt câu tục ngữ có những nét gì đặc sắc.
Đối vế: Đêm .... – Ngày ...
Đối ngữ: Đêm tháng năm – Ngày tháng mười.
Đối từ: Đêm – Ngày; Sáng – Tối
Vần lưng: năm – nằm; mười – cười.
Lối nói giàu hình ảnh kết hợp với lối nói quá (thậm xưng)
∆ Tìm câu tục ngữ có nghĩa tương tự.
∆ Từ cách minh họa những đặc điểm nghệ thuật và giá trị nội dung của câu tục ngữ số 1 em hãy tập phân tích nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ 2, 3, 4 (HS thảo luận)
- HS đọc câu tục ngữ 2.
∆ Câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm gì.
Dự đoán thời tiết bằng cách nhìn sao vào ban đêm.
∆ Cách diễn đạt câu tục ngữ có gì đặc sắc.
Đối vế, có vần lưng.
- HS đọc câu tục ngữ 3.
∆ Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì.
Quan sát thiên nhiên (bầu trời) dự đoán thời tiết phòng chống giông bão để bảo vệ tài sản.
- Đọc câu tục ngữ thứ 4.
∆ Giải nghĩa câu tục ngữ.
Tháng 7 kiến bò thì báo hiệu trời sắp mưa to; Miền Bắc, Trung thường có bão lụt.
∆Tìm câu tục ngữ có nghĩa tương tự.
- Đọc câu tục ngữ 5
∆ Người ta sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào.
Khuyên nhủ mọi người quý trọng đất, biết cách sử dụng đất để sinh ra nhiều lương thực ... phê phán hiện tượng lãng phí đất, sử dụng không đúng giá trị của nó.
∆ Cách diễn đạt có gì đặc sắc.
Hai vế ngắn gọn, hàm súc.
∆T ìm câu ca dao có nghĩa tương tự.
- HS đọc câu 6.
∆ Câu tục ngữ được ứng dụng kinh nghiệm đó khi nào.
Ở vùng có thể làm tốt 3 nghề đó thì giá trị kinh tế của các nghề đúng theo thứ tự đó.
∆ Tìm câu ca dao có nghĩa tương tự.
- Đọc câu tục ngữ 7.
∆ Giải nghĩa câu tục ngữ.
Thứ tự của các yếu tố: nước, phân, lao động, giống trong nông nghiệp.
∆ Sử dụng câu tục ngữ trên nhằm nêu lên điều gì.
Kinh nghiệm trồng lúa nước.
∆ Tìm câu tục ngữ có nghĩa tương tự.
- Đọc câu tục ngữ cuối.
∆ Giải nghĩa cả câu.
Kinh nghiệm trồng trọt: đất đai phải cày, bừa kĩ.
∆ Cách diễn đạt.
Ngắn gọn có vần, nhịp, hàm súc.
∆ Tìm câu tục ngữ có nghĩa tương tự.
Tổng kết nội dung và nghệ thuật
HĐ3:
I/ Đọc – Chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Tục ngữ là gì? (SGK/ 3,4).
II/ Đọc – Phân tích.
Câu 1:
“Đêm tháng năm ...
Ngày tháng mười ...”
- Đối vế, đối ngữ, đối từ, có vần lưng.
- Chủ động nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động phù hợp vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
Câu 2, 3, 4.
“Mau sao ... thì mưa”
“ Ráng mỡ gà ... thì giữ”
“Tháng bảy ... lại lụt”
- Kinh nghiệm nhận biết về thời tiết.
Câu 5.
“Tất đất, tất vàng”
- Giá trị của đất đai.
Câu 6.
“Nhất canh trì ... canh điền”
- Thứ tự nguồn lợi kinh tế của các ngành nghề.
Câu 7.
“Nhất nước ... tứ giống”
- Thứ tự, tầm quan trọng của các yếu tố nước, phân, lao động, giống má trong nông nghiệp.
Câu 8.
Kinh nghiệm trồng trọt: đất đai phải cày, bừa kĩ.
Ghi nhớ SGK/ 5.
III/ Luyện tập:
Bài tập SGK/ 5 và đọc thêm SGK/ 5,6.
4.4 Củng cố và luyện tập:
∆ Em hiểu thế nào là tục ngữ.
∆ Qua 8 câu tục ngữ vừa học, em học tập được điều gì.
∆Tìm các câu tục ngữ có nghĩa tương tự như 8 câu tục ngữ trên.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc 8 câu tục ngữ vừa học.
- Học ghi nhớ SGK/ 5
- Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung như đã học.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hình thức tổ chức: ................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20
Tiết 74 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
Ngày dạy: ................ Văn thơ Tây Ninh
HƯƠNG ĐẤT
(Thu Hương)
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Cảm thông và ca ngợi mọi cố gắng sáng tạo có ý nghĩa quan trọng của con người ở nông trường nước trong đang xây dựng.
Kĩ năng: đọc- phân tích thơ.
Thái độ: Hiểu và cảm thông ít nhiều cái gian nan của sản xuất nói chung và sản xuất ra mía. Yêu thích văn thơ Tây Ninh.
2. Chuẩn bị:
GV: sách văn thơ Tây Ninh, giáo án.
HS: sách văn thơ TN, soạn bài.
3. Phương pháp dạy học.
Phương pháp giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận ...
4. Tiến trình.
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra bài cũ. (Không)
4.3 Giảng bài mới:
Tây Ninh vùng quê muôn dấu ngàn yêu của chúng ta, mảnh đất có nhiều trái ngọt cây lành. Vùng đất thích hợp trồng nhiều loại cây có giá trị như: cao su, mía, mì ... để đạt được năng suất cao, những con người Tây Ninh đã phải vất vả thế nào? Chúng ta hãy cùng tác giả cảm thông với họ qua bài thơ “Hương đất”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1:
- Đọc giọng êm ái nhẹ nhàng, cao giọng ở câu hỏi.
- GV đọc mẫu. HS đọc, nhận xét.
∆ Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Giải thích: Hương vị cây đời, Thực hư, Khắc khoải.
∆Theo em bài thơ có bố cục như thế nào.
Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: “Từ đầu ... có những điều may rủi” --> Hỏi ngạc nhiên băn khoăn, ray rứt, đặt vấn đề mà chưa có lời giải.
+ Đoạn 2: “Phần còn lại” --> Đáp hiểu, cảm thông, vui sướng tin tưởng, vấn đề đặt ra đã có lời giải.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết bài thơ “Hương đất”
∆ Qua tìm hiểu bố cục em nào có thể cho biết đại ý của bài thơ.
HĐ3: Phân tích.
- Gọi 1 HS đọc phần đầu và cho biết ý chính của đoạn này.
∆ Bốn dòng thơ đầu có những câu hỏi nào. Câu hỏi đặt ra cho ai. Tình cảm của kẻ ấy ra sao
Có 2 câu hỏi: Mà sớm chiều rạo rực? Nên thao thức từng đêm?
Ai hỏi và hỏi ai chưa rõ. Tình cảm thân thương tha thiết. Yêu lắm, thương nhiều, nhớ nhung, trằn trọc, lo toan.
∆ Ở 5 dòng thơ tiếp theo câu hỏi đặt ra cho ai. Nói về tình cảm của ai đối với việc gì.
Tác giả hỏi và hỏi đất. Hỏi đất như hỏi con người.
∆ Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì, qua những từ ngữ nào.
Nhân hóa: người, con tim, niềm riêng, nghĩ suy, trầm tư.
- HS đọc khổ thơ thứ ba (3 câu đầu)
∆ Trong khổ thơ này, tác giả hỏi ai và hỏi về điều gì.
Không phải đất hỏi và cũng không phải hỏi đất. Đây là câu hỏi mở rộng ra tới chuyện đời, chuyện cuộc sống, chuyện có thật chứ không phải viễn vông, hư ảo vì cay đắng, ngọt ngào là có thật, hạnh phúc, khổ đau đâu chỉ là điều may rủi.
∆ Từ câu hỏi mở rộng ra này cho ta thấy tác giả là người có tấm lòng như thế nào đối với người nông trường.
Mười hai dòng thơ, dòng dài dòng ngắn, nhịp điệu không đều đặn, chứng tỏ điều gì trong tâm trạng tác giả?
Bảy câu hỏi đặt ra liên tiếp mà không có lời đáp cho thấy tình trạng gì ở trong lòng tác giả. Tại sao lại có tâm trạng như thế? (HS thảo luận nhóm)
- Trình bày, nhận xét.
Chứng tỏ một tâm trạng không yên ổn bởi tác giả luôn “rạo rực, thao thức”...
Trăn trở lo âu ...
- HS đọc phần còn lại của bài và nêu ý chính.
- Từ “Hiểu lắm người ơi! ... tươi dòng mật chảy” tác giả nói với ai về ai và nói gì?
Tác giả nói với đất, về đất, hiểu đất “Những mùa khô nắng xối đất thở nhọc nhằn ... ướp giọt mồ hôi cho tươi dòng mật chảy”
Tác giả rất hiểu nên tỏ ra thông cảm yêu thương tha thiết vô cùng, em hãy chỉ ra một số hình ảnh chứng tỏ điều đó?
Đất thở nhọc nhằn, ướp giọt mồ hôi cho tươi dòng mật chảy, trong vất vả gian nan, người nặng tình ... hương.
∆ Hai câu cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào.
Phút yên vắng để lắng mình thấm thía
chân lý đơn giản vừa phát hiện “người nặng tình ... hương”
∆ Tình cảm của tác giả dành cho đất nước được thể hiện thế nào trong đoạn 2 này?
HĐ4: Tổng kết
Nêu nội dung chính của bài thơ.
I/ Đọc – hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Tác giả: Lê Thị Thu Hương sinh 1957 quê ở Hòa Thành Tây Ninh.
- Bài thơ được viết trong một chuyến tác giả đi thực tế về nông trường mía nước trong ở huyện Tân Châu.
*Đại ý: Bài thơ nhằm làm thấm thía hơn lòng tha thiết vô hạn của những con người quên mình trong lao động sáng tạo để cho đất chảy ra dòng mật ngọt.
II/ Đọc – hiểu chi tiết.
1. Nỗi ngạc nhiên, băn khoăn ray rứt, đặt vấn đề mà chưa tìm được lời giải
... Sớm chiều rạo rực?
... Thao thức từng đêm?
--> Tình cảm thân thương tha thiết “yêu lắm, thương nhiều, nhớ nhung, trằn trọc, lo toan”
“Ta muốn hỏi đất rừng ...?
... niềm riêng khôn tả?
... đất nghĩ suy gì ...?”
--> Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: hỏi đất như hỏi con người.
“Hương vị cây đời ...?
Và hạnh phúc ...?
=> Tấm lòng tác giả cùng chan hòa với mọi lo âu trăn trở của người ở nông trường.
2. Tác giả đã hiểu ra, cảm thông, tin tưởng, sung sướng.
“Hiểu lắm người ơi
Những mùa khô nắng xối đất thở nhọc nhằn
Ướp giọt mồ hôi cho tươi dòng mật chảy.
--> Tác giả rất hiểu nên tỏ ra thông cảm yêu thương tha thiết vô cùng.
=> Tình cảm nồng nàn, một tấm lòng đầy nhân ái, một suy tư trọn vẹn của con người biết yêu đất bằng cả trái tim mình.
*Bài thơ nhằm cảm thông và ca ngợi mọi cố gắng sáng tạo có ý nghĩa quan trọng của con người ở nông trường Nước Trong đang xây dựng.
4.4 Củng cố và luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc bài thơ, đại ý, nội dung chính.
- Chuẩn bị: Tục ngữ về con người và xã hội.
+ Nội dung và hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ.
+ Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ cùng chủ đề.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hình thức tổ chức: ................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20
Tiết 75 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
Ngày dạy: ................ Văn thơ Tây Ninh
LỜI NHẮN CỦA MỘT GỐC CAO SU
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu và cảm yhấy được ít nhiều nổi khổ của người công nhân cao su thời Pháp thuộc.
Kĩ năng: Rèn luyện HS tình yêu đồng bào.
Thái độ: Thấy được một hiện thực đau lòng của đời sống công nhân cao su thời Pháp thuộc .
2. Chuẩn bị:
GV: sách văn thơ Tây Ninh, giáo án + Xem SGV T ây Ninh.
HS: sách văn thơ TN, soạn bài.
3. Phương pháp dạy học.
Phương pháp giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận ...
4. Tiến trình.
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra bài cũ. (Không)
4.3 Giảng bài mới:
Các em có nhìn thấy cây cao su chua? Nếu thấy cây cao su rồi thì em hãy nhớ lại hình ảnh người công nhân cao su thời Pháp qua bài thơ “Lời nhắn của một gốc cao su”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1:
- GV đọc mẫu một đoạn.
HS đọc lại và kể tóm tắt đoạn thơ bằng văn xuôi.
∆ Em hãy ý chính của bài.
∆Theo em bài thơ có bố cục như thế nào.
Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: “Từ đầu ... vừa thuơng”Nêu ý nghĩa của đoạn văn đó.
+ Đoạn 2: “Phần còn lại”
∆ Qua tìm hiểu bố cục em nào có thể cho biết đại ý của bài thơ.
HĐ2: Phân tích.
- Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (dịp đi tham quan sở cao su Gò Dầu Tây Ninh. Năm ấy hồ Dầu Tiếng mới bắt đầu xây dựng. Nhiều ước mong thời ấy nay đã thành hiện thực. Lời nhắn của những người nằm dưới gốc cao su là một hư cấu của tác giả)
∆ Bài thơ viết vào năm nào?(1943). Vào năm 1943 trướcCách Mạng Tháng Tám không kịp cười một lần ngáy tết.
(Tố Hữu trong bài thơ «Ba mươi năm đời ta có Đảng » cũng đã nhắc cảnh đời cơ cực của nông dân nghèo khổ thời đó :
“Cha tìm ra Hòn Gai cuốc mỏ,
Anh chạy vào đất đỏ làm phu,
Bản thân đối mấy đồng su,
Thịt xương vùi gốc cao su mấy Tầng”
∆ Em hiểu gí về nghệ thuật bài thơ.
I/ Đọc – hiểu chung về bài thơ..
1. Đọc, kể.
2. Đại ý.
- Ghi lại một hiện thực đau lòng của đời sống công nhâncao su thời Pháp còn làm chủ các đồn điền cao su ở nước ta.
* II/ Phân tích.
1Bài thơ được viết theo cách thường gặp trong thơ từ sau Cách Mạng Tháng Tám đến nay đối lập 2 cảnh đời : trước Cách Mạng Tháng Tám và hiện nay. Hai cảnh đời ấy trái hẳn nhau.
Cách đối lập cảnh đời ấy xuất hiện nhiều trong thơ, văn gắn liền thành một mô tiếp không có gì lạ có thể đã gần sáo mòm.
Cái độc đáo của tác giả là từ cơ sở hiện thực ấy hư cấu thành một lời nhắn nhủ với những nét đột ngột bất ngờ gây nên hứng thú.
Thứ nhất là lấy diệp một cuộc tham quan ...
Thứ hai là trong đoàn có nhiều nhà thơ, nhà văn.
Thứ ba điều này thật bất ngơ làm cho bài thơ cất cánh bay lên là lờinói ma mị và rợn người.
« Cây cao su này, ta nằm dưới gốc.
Bởi xương thịt tôi ngày thêm mầu mở
Ngày thực dân pháp vùi tôi và chôn tôi dướ gốc cao su nhiều mủ làmgiàucho chúng nó. Nay cao su cho nhiều mủ là để con cháu có đời sống tốt hơn cả vật chất yinh thần. Hơn nữa còn góp phần làm làm cho thiên nhiên chúng ta « nhìn thẳng, nhìn lên , trước mắt là các mốc năm 2000 sau khi có thêm hồ Dầu Tiếng »
2/ Pha một chút huyền thoại như vậy bài thơ bài thơ nhẹ nhõm, tự nhiên và có chiều sâu.
=> Tình cảm nồng nàn, một tấm lòng đầy nhân ái, một suy tư trọn vẹn của con người biết yêu đất bằng cả trái tim mình.
*Bài thơ nhằm cảm thông và ca ngợi mọi cố gắng sáng tạo có ý nghĩa quan trọng của con người ở nông trường Nước Trong đang xây dựng.
4.4 Củng cố và luyện tập:
- Nêu đại ý của bài thơ..
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc bài thơ, đại ý, nội dung chính.
- Chuẩn bị: Tục ngữ về con người và xã hội.
+ Nội dung và hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ.
+ Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ cùng chủ đề.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hình thức tổ chức: ................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20
Tiết 75 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: ................
1. Mục tiêu:
a/ Kiến thức: Giúp HS:
Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng
b/ Kĩ năng: - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
c/ Thích sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề.
2. Chuẩn bị:
GV: Nói rõ yêu cầu để HS sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở dịa phương mình. Sưu tầm khoảng 20, 30 câu hoạc tùy theo tình hình thực tế.
HS: Sưu tầm khoảng 20, 30.
3. Phương pháp dạy học.
Phương pháp giảng bình, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận ...
4. Tiến trình.
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra bài cũ. (Không)
4.3 Giảng bài mới:
Ở địa phương nào cũng có nhiều thành phần,nhiều nganh nghề . .. . . nhất là ở vùng đất của chúng talà vùng nông nghiệp nên có nhiều câu ca dao, tục ngữ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1:
- GV yêu cầu HS sưu tâm theo nhóm. Mỗi nhóm 5 → 10 câu ca dao, dân ca, tục ngữ ở dịa phương mình.
HĐ2:
∆ Thế nào là ca dao, dân ca? (ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca)
∆ Tục ngữ là gì ? (Về nội dung : Tục ngữ là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quí giá trong mọi lĩnh vực nào của đời sống và đấu tranh sinh tồn của nhân dân. Về cấu trúc ngôn từ tục ngữ chủ yếu làm theo hình thức những câu ngắn có vần hoặc không vần. nhưng cũng có một bộ phận tục ngữ được làm theo hình thức câu dài gồm 2,3 vế.
HĐ3:
Hỏi cha, mẹ, người địa phương, người già cả.
HĐ4:
Mỗi HS có vở bài làm. Mỗi lầ sưu tầm chép vào vở để khỏi quên hoặc thất lạc.
- Sau khi sưu tầm đủ số lượng thì phân loại ca dao dân ca chép riêng. Tục ngữ chép riêng.
- Các câu cùng loại gắp xếp theo thứ tự ABC chữ cái đầu câu.
I/ Nội dung thực hiện :
1. Đọc, kể.
II/ phương pháp thưc hiện.
Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương , chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc,diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ truyền.
III/ Nguồn gốc sưu tầm :
IV/ Cách sưu tầm :
4.4 Củng cố và luyện tập:
- Đọc lại các câu ca dao, tục ngữ mà em đã sưu tầm.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài : Sưu tầm thêm một số câu ca dao, tục ngữ ở địa phương mình.
- Chuẩn bị: Tục ngữ về con người và xã hội.
+ Nội dung và hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ.
+ Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ cùng chủ đề.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hình thức tổ chức: ................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20
Tiết 76. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
Ngày dạy: ..............
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Nhu cầu nghị luận trong đời sống, đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Kĩ năng: Rèn năng lực suy luận.
Thái độ: Cần có bản lĩnh, có chủ kiến trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị:
GV: giáo án, bảng phụ.
HS: soạn bài theo yêu cầu.
3. Phương pháp dạy học:
Phương pháp qui nạp, nêu vấn đề, thực hành, thảo luận ...
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2 Kiểm tra bài cũ: (Không )
4.3 Giảng bài mới:
Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta cũng thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giải thích hay nhận định. Đó chính là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Tiết học hôm nay các em sẽ được làm quen với thể loại này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
∆ Nghị luận là gì?
Là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó.
∆ Văn nghị luận là gì?
Là một thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề.
HĐ1: Hỏi đáp về nhu cầu nghị luận
Cho HS thảo luận.
a/ Trong đời sống ...?
Đó là những câu hỏi mà ta vẫn thường bắt gặp trong đời sống.
∆ Hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự.
Muốn sống cho đẹp ta phải làm gì.
∆ Vì sao hút thuốc lá có hại.
b/ Gặp các vấn đề ...?
Em sẽ trả lời những câu hỏi loại đó bằng thể văn nghị luận, dùng lí lẽ để phân tích bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
∆ Vì sao tự sự, miêu tả, biểu cảm không đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi. (HS thảo luận)
Vì nó có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận thêm sắc bén, thêm sức thuyết phục chứ không phải là lí lẽ để đáp ứng yêu cầu trả lời vào câu hỏi trên.
c/ Trong đời sống, trên báo chí, qua đài phát thanh truyền hình, em thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào.
Bài xã luận, bình luận, phát biểu cảm nghĩ, các ý kiến trong cuộc họp.
∆ Hãy kể tên các văn bản nghị luận mà em biết.
Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ 2/9/45; Lời kêu gọi ... kháng chiến 23/9 của Bác Hồ.
∆ Qua tìm hiểu trên em hãy nhắc lại nhu cầu về văn nghị luận.
(Ghi nhớ SGK)
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- HS đọc văn bản “Chống nạn thất học” và trả lời câu hỏi.
∆ Bác Hồ viết bài này để làm gì.
Bác viết bài này để kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học.
∆ Cụ thể là Bác gọi nhân dân làm gì.
Nhân dân phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Muốn vậy phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, truyền bá chữ quốc ngữ giúp đồng bào thất học thoát khỏi cản
File đính kèm:
- NguVan7_HocKy 2_HanhNVX.doc