A- Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và công dụng của các lợi trạng ngữ
- Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
2. Tích hợp với phần văn qua văn bản sự giàu đẹp của tiếng Việt, với tập làm văn ở bài luyện tập văn nghị luận chứng minh.
Kỹ năng: Sử dụng các loại trạng ngữ và kỹ năng tách trạng ngữ ra thành câu.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn bài nghiên cứu SGK + SGV + H.Đ
Học sinh: Làm bài và học bài cũ + Đọc trước bài mới.
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra bài cũ.
Thế nào là chứng minh, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
94 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 89 đến tiết 124, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 89
Thêm trạng ngữ cho câu
A- Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và công dụng của các lợi trạng ngữ
- Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
2. Tích hợp với phần văn qua văn bản sự giàu đẹp của tiếng Việt, với tập làm văn ở bài luyện tập văn nghị luận chứng minh.
Kỹ năng: Sử dụng các loại trạng ngữ và kỹ năng tách trạng ngữ ra thành câu.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn bài nghiên cứu SGK + SGV + H.Đ
Học sinh: Làm bài và học bài cũ + Đọc trước bài mới.
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra bài cũ.
Thế nào là chứng minh, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV yêu cầu học sinh đọc kỹ mục a, b, (SGK P1) và trả lời câu hỏi.
I- Công dụng của trạng ngữ
1. Ví dụ
a. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày.........như cánh con ve mới lột
(Vũ Bằng)
b. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
2. Nhận xét
Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong 2 câu a, b.
a. Thường thường, vào khoảng đó đ trạng ngữ thời gian.
b. Sáng dậy đ trạng ngữ thời gian.
c. Trên giàn hoa lý đ trạng ngữ địa điểm
d. Chỉ độ tám, chín giờ sáng đ thời gian
e. Trên nền trời trong trong đ trạng ngữ địa điểm
g. Về mùa đông đ trạng ngữ thời gian
Vì sao trong các câu văn trên ta không nêu hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ.
- Các trạng ngữ a, b, d, g bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nội dung của câu chính xác.
- Các trạng ngữ a, b, c, d, e có tác dụng tạo liên kết câu.
Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận thoe những trình tự nhất định về thời gian, không gian, không gian hoặc các quan hệ nguyên nhân - kết quả suy lý...
Giáo viên cho 2 học sinh đọc to phần ghi nhớ.
3. Kết luận: ghi nhớ
Hoạt động 2
II- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi
1. Ví dụ
Hãy so sánh 2 câu trong đoạn văn.
- Câu 1 có TN là: để tự hào với tiếng nói của mình.
Trạng ngữ này và câu 2 đều có quan hệ như nhau về ý nghĩa đối với nòng cốt câu:
Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc.
Có thể ghép câu 2 vào câu 1 để tạo thành một câu có 2 trạng ngữ.
- người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Người Việt Nam ... vào tương lai của nó.
Đặng Thai Mai
2. Nhận xét
Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt? Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Việc tác câu như trên có tác dụng gì?
Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần ghi nhớ 2 SGK.
- TN chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành 1 câu độc lập.
- Nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ 2
- Tạo nhịp điệu cho câu văn
- Có giá trị tu từ
3. Kết luận: SGK, ghi nhớ
Hoạt động 3
II- Luyện tập
Bài 1. Xác định và nêu công dụng của các trạng ngữ.
ở loại bài thứ nhất... ở loại bài tập 2
Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận.
- Đã bao lần... Lần đầu tiên chập chững... Lần đầu tiên tập bơi...Lần đầu tiên chơi bóng bàn... Lúc còn học phổ thông - về môn Hoá đ trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận.
Bài 2.
Câu a. Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ.
Trạng ngữ được tách: “Năm 72”
Tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hy sinh của nhân vật.
Câu b: Trạng ngữ được tách: “Trong lúc...bồn chồn”.
Tác dụng: Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
Câu 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm
4. Củng cố
Giáo viên: khái quát bài giảng
Học sinh: Đọc lại ghi nhớ
5. Hướng dẫn
Học sinh ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 90
Kiểm tra: Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
Thông qua giờ kiểm tra 1 lần nữa hệ thống và củng cố lại kiến thức cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết và bài tập.
B. Chuẩn bị.
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung
Giáo viên chép đề bài.
I- Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
... Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa, chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
Vũ Bằng - Mùa xuân của tôi
Sách ngữ văn 7, tập một NXB giáo dục 2002
1. Thống kê các từ ghép, từ láy được sử dụng trong các đoạn văn vào bảng sau.
Từ ghép
Từ láy
2. Xác định phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn.
II- Đọc kỹ hai câu thơ phiên âm Hán Việt.
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
Lý Bạch, Vọng Sư Sơn bộc bố
Sách ngữ văn 7, tập một, NXB GD 2002
1. Cho biết.
a. Nghĩa của yếu tố thiên trong thiên xích
b. Nghĩa của yếu tố thiên xích trong cửu thiên
2. Mở rộng vốn từ Hán Việt từ hai yếu tố thiên trên.
III- Tìm 5 thành ngữ biểu thị ý nghĩa chạy rất nhanh, rất gấp.
Đáp án.
1.a. Từ ghép: bắt đầu, thay thế, làm cho, pha lê, cửa sổ, xanh tươi, cảm thấy, niềm vui, siêng năng, rung động...
1b. Từ láy: đùng đục, rạo rực, sáng sủa
1c. Lặp từ (nếu học sinh xếp vào cột từ láy cũng có thể chấp nhận): thường thường, trong trong, hồng hồng.
2. Phép so sánh.
... Nền trời đùng đục / như / màu pha lê mờ.
... Những làn sóng hồng hồng rung động / như / cánh con ve mới lột.
II. 1 a. Thiên: nghìn (100)
b. Thiên: trời
2. Mở rộng
Thiên la: Thiên lý, thiên thu, thiên cổ, thiên tuế, thiên niên kỷ, thiên lý mã, thiên cổ hận, thiên cổ sự, thiên biến vạn hoá, thiên binh vạn mã.
Thiên 1b. Thiên địa, thiên hà, thiên tào, thiên hạ, thiên bẩm, thiên tạo, thiên văn, thiên thạch, thiên thời, thiên đường, thiên la địa võng, thiên uy...
III- Chạy long tóc gáy, chạy như ma đuổi, chạy như ngựa vía, chạy rống Bái Công, chạy như Tào Tháo đuổi, chạy ba chân bốn cẳng, chạy vía chân lên cổ, chạy bán sống bán chết, chạy chí (trối) chết, chạy cuống cẳng, chạy không kịp thở...
Biểu điểm
I- 3, 5
1. a 1,5: 1b 1,5: 1c: 0,5
(Nếu xếp vào từ láy thì không có mục này: khi ấy tổng số điểm câu I = 3,0 điểm).
II- 4,0.
1. a; 0,5 1b; 0,5
2 1a; 1,5 21b;1,5
III- 2,5 - mỗi thành ngữ 0,5 điểm
4. Củng cố
Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn
Chuẩn bị cách làm bài văn C.M
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt
1. Ôn tập kiến thức về tạo lập văn bản, về đằc điểm kiểu bài văn nghị luận chứng minh: bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi khi cần tránh khi làm bài.
2. Tích hợp phần văn ở các văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với phần Tiếng Việt ở bài cần có thành phần trạng ngữ.
3. Kỹ năng: Tìm hiểu, phân tích để chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phân đoạn trong bài văn chứng minh.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: soạn bài ng/c SGK + tài liệu tham khảo
Học sinh: Học bài và đọc trước bài mới
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV: Cho học sinh đọc kỹ phần tìm hiểu đề bài trong SGK.
I- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
1. Tìm hiểu đề
a. Xác định yêu cầu chung của đề
Xác định yêu cầu chung của đề?
- Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn.
Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
b. Câu tục ngữ khẳng định:
- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
- Ai có nó thì sẽ thành công
Muốn chứng minh thì ta có cách lập luận nào?
c. Chứng minh:
- Về lý lẽ: bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?
- Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được điều gì?
Mở bài?
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lý có ý chí, nghị luận trong cuộc sống sẽ thành công.
Thân bài?
b. Thân bài.
- Về lý:
+ Chí cho con người vượt trở ngại
+ Không có chí sẽ thất bại
- Về thực tế
+ Những tấm gương thành công của những người có chí.
+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn.
Kết bài?
c. Kết bài
Phải tu dưỡng chí
Bắt đầu chuyện nhỏ, sau này chuyện lớn
3. Viết bài
Viết từng đoạn từ mở bài cho đến kết bài
a. Mở bài.
Có thể chọn trong 3 cách mở bài trong SGK.
b. Thân bài.
- Viết đoạn phân tích lý lẽ
- Viết đoạn nêu những dẫn chứng tiêu biểu
c. Kết bài:
Sử dụng 3 gợi ý trong SGK.
4. Đọc lại và sửa chữa
Giáo viên cho học sinh đọc to rõ ràng phần ghi nhớ.
II- Luyện tập
Giáo viên: cho học sinh đọc 2 đề SGK
Học sinh nên tham khảo “có chí thì nên”
- HS thấy rằng câu tục ngữ và bài thơ được nêu ra để chứng minh trong 2 bài tập đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí.
Khác nhau như thế nào?
Đề 1: Cần nhấn mạnh chiều thuận: hễ có lòng bền bỉ quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng, khó mài) thành kim (bé nhỏ) cũng hoàn thành.
Đề 2: Chú ý chiều thuận nghịch: Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc còn đã quyết chí thì dù việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
4. Củng cố
Giáo viên: khái quát bài giảng
Học sinh: Đọc lại phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Luyện tập
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 92
Luyện tập lập luận chứng minh
A- Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh: củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
B- Chuẩn bị.
Giáo viên: soạn bài SGK + tài liệu hướng dẫn
HS: Đọc trước bài mới
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện mấy bước.
3. Bài mới
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I. Chuẩn bị ở nhà
Học sinh chuẩn bị theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài viết một số đoạn văn đó là mở bài, kết bài?
Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
- Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
Em hiểu ăn quả nhớ (quả) kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là gì?
- Có 2 câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây” và “nguồn” vốn có quan hệ nhân quả.
Yêu cầu lập lập chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng lí lẽ và dẫn chứng.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
Em hãy diễn giải em đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn có nội dung như thế nào?
+ Biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
+ Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
Tìm những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn trong thực tế đời sống. Chọn 1 số biểu hiện tiêu biểu
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương
+ Lễ Hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh
? Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không? Hãy kể một số lễ hội như thế mà em biết.
? Các ngày giỗ trong gia đình có ý nghĩa như thế nào?
Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ, những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng hôm nay
? Ngày thương binh liệt sỹ, Nhà giáo Việt Nam, Ngày quốc tế phụ nữ, Ngày thày thuốc Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?
- Ngày thương binh liệt sỹ để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Ngày nhà giáo Việt Nam, tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thày cô.
+ Quốc tế phụ nữ: Để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
? Người Việt Nam có thể sống thiếu các phong tục lễ hội ấy được không? Vù sao
- Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên, là hoạt động phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc
? Đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc, hân hoan khi làm điều tốt.
- Đạo lý trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
Hoạt động 2
II- Thực hành trên lớp
GV: cho H.S tập viết. Hướng dẫn cho các em tham khảo các bài TLV trước.
Học sinh áp dụng điều đã học xây dựng ở các hoạt động khác.
Hướng dẫn học sinh trình bày luận điểm chứng minh cả lớp nhận xét đánh giá. Hoạt động học sinh luyện tập ở nhà
4. Củng cố
5. Hướng dẫn
Học sinh làm bài và chuẩn bị bài 23
6. Rút kinh nghiệm
Ngày tháng năm 2007
BGH
HT - Nguyễn Thị Bắc
Tuần 24
Tiết 93
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
A- Mục tiêu bài dạy
Giúp học sinh cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
Nhận ra và hiểu được nghệ thuật ghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích bình luận mà sâu sắc.
Nhớ và thuộc được một số câu văn hay tiêu biểu trong bài.
Tiết 95-96:
Viết bài tập làm văn số 5
Văn lập luận chứng minh (Làm tại lớp)
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
A- Chuẩn bị
Giáo viên: Ra đề + biểu chấm.
Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị giấy bút.
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung kiểm tra
Đề bài: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh
Lập dàn bài + Biểu điểm
A- Mở bài: Giới thiệu câu nói về rừng “Rừng vàng, biển bạc”
Rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, tiềm ẩn kho báu... phục vụ đời sống con người, rừng mang lại lợi ích cho con người
B- Thân bài: Trước hết rừng. Ta nêu giá trị quý báu của rừng.
Rừng cung cấp gỗ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày như thế nào?
Rừng cung cấp thảo dược phục vụ cho ngành y học ra sao?
Thế giới loài vật phong phú là nguồn tài nguyên vô giá của rừng dành cho con người.
Rừng bảo vệ đời sống con người tránh thiên tai lũ lụt, là lá phổi xanh điều hoà khí hậu trong lành. Đặc biệt trong chiến tranh rừng cùng con người đánh giặc “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Chúng ta cần phải bảo vệ rừng như thế nào? Trồng cây gây rừng, khai thác rừng hợp lý, Nhà nước ta phải bảo vệ nguồn tài nguyên rừng + động vật hoang dã
Kết bài
Mỗi con người có ý thức tích cực trồng cây bảo vệ rừng, yêu quý bảo vệ rừng nhiệm vụ của mọi người không phải riêng ai.
Biểu điểm
Yêu cầu học sinh viết đẹp, trình bày bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú. Bài viết liền mạch, lô gích, giữa các đoạn văn phải dùng từ ngữ liên kết. Học sinh trình bày sạch sẽ, câu cú rõ ràng không sai lỗi chính tả. Bài đạt điểm từ 7,8,9,10, tuỳ theo mức độ của từng bài giáo viên cho điểm.
Điểm trung bình 5; 6: Một số ý dẫn chứng trong bài chưa rõ ràng.
Điểm 5; 4; 3; 2; 1 Bài viết bố cục không rõ ràng, dẫn chứng và lí lẽ lập luận không chặt chẽ, trình bày cẩu thả
4. Củng cố
Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn học sinh về chuẩn bị bài ý nghĩa văn chương
6. Rút kinh nghiệm
Ngày tháng năm 2007
BGH
HT - Nguyễn Thị Bắc
Tuần 25
Tiết 97
ý nghĩa văn chương
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong cuộc sống loài người.
Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
B- Chuẩn bị
Giáo viên soạn bài+ SGK + Tài liệu
Học sinh: Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
? Học sinh đọc phần chú thích và nêu vài nét về tác giả- tác phẩm
I- Giới thiệu tác giả- tác phẩm
1. Tác giả.
Hoài Thanh (1909-1982) Quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm
ý nghĩa văn chương và công dụng của văn chương
Hoạt động 2
Văn bản được chia làm mấy phần:
2 phần: - Từ đầu đến gợi lòng vị tha
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Phần còn lại của văn bản (công dụng của văn chương)
II- Đọc - Hiểu cấu trúc văn bản
1. Đọc
2. Cấu trúc văn bản
Hoạt động 3
III- Đọc - Tìm hiểu nội dung văn bản
? Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu truyện tiếng khóc của nhà thi sĩ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào?
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
- Cảm xúc mãnh liệt trước hiện tượng đời sống.
- Niềm xót thương của con người - điều đáng thương.
- Xúc cảm yêu thương trước cái đẹp là nguồn gốc.
ị theo Hoài Thanh nhân ái là nguồn gốc của văn chương (Thương....vật)
“ Vậy thì... gợi lòng vị tha”
? Em hiểu nhận định này như thế nào?
- Văn chương phản ánh đời sống, sáng tạo đời sống làm cho đời sống tốt đẹp hơn.
? Hãy tìm một số tác phẩm văn chương đã học để chứng minh cho quan niệm văn chương nhân ái của Hoài Thanh.
Ví dụ: Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người, những câu hát than thân
? Đọc văn chương, ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương người “Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê...” nhưng cũng có bài xuất phát từ tình cảm đả kích, châm biếm (số cô chẳng giàu...)
? Từ thực tế đó em có suy nghĩ gì về quan điểm văn chương của Hoài Thanh
- Đúng (Vì văn chương thương người)
- Chưa toàn diện (vì văn chương còn phê phán châm biếm con người)
Công dụng của văn chương
? Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn nào?
- Một người hằng ngày... của văn chương hay sao?
- Văn chương gây cho ta những tình cảm... đến trăm nghìn.
? Trong câu văn thứ nhất, Hoài Thanh nhấn mạnh công dụng nào của văn chương.
? Trong câu văn thứ hai, Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng nào của văn chương.
? Kết hợp lại, Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng nào của văn chương đối với con người.
? ở đây có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh.
? Hoài Thanh đã nói về công dụng XH của văn chương
- Khơi dậy những trạng thái xúc cảm cao thượng của con người.
- Rèn luỵên, mở rộng tình cảm của con người
- Làm giàu tình cảm con người
- Giàu nhiệt tình, cảm xúc nên có sức cuốn hút người đọc
? Khi nói có kẻ nói từ khi các ca sĩ trong tiếng nói nghe mới hay, tác giả muốn ta tin vào sức mạnh nào của văn chương
- Văn chương làm đẹp và hay những thứ thứ bình thường
- Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho cuộc sống nhân loại.
? Như thế bằng 4 câu văn bàn về công dụng của văn chương, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương
- Văn chương làm giàu tình cảm con người
Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống
Hoạt động 4
III- Đọc hiểu ý nghĩa văn chương- Nghi nhớ SGK
? Tác phẩm nghị luận văn chương của Hoài Thanh mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về ý nghĩa của văn chương
- Gốc văn chương là tình cảm nhân ái.
- Vừa làm giàu tình cảm con người, vừa làm đẹp giàu cho cuộc sống.
? Hãy chọn một trong số các nhận xét sau để xác nhận đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh trong văn bản ý nghĩa văn chương.
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa
- Lập luận, chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc.
- Vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, và hình ảnh
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh
4. Củng cố
Giáo viên hướng dẫn bài ôn tập
5. Hướng dẫn
Chuẩn bị bài kiểm tra
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 98
Kiểm tra văn
A- Kết quả cần đạt
1. kiểm tra các văn bản đã học từ học kỳ II: Bao gồm các bài tục ngữ, và 2 văn bản nghị luận chứng minh
2. Tích hợp với Tiếng Việt ở các loại câu đặc biệt , câu rút gọn, câu đơn 2 thành phần trạng ngữ với tập làm văn ở bài nghị luận chứng minh
3. Kĩ năng
Kết hợp bài trắc nghiệm và tự luận, trả lời câu hỏi và viết đoạn văn ngắn.
B- Chuẩn bị
Giáo viên ra đề, biểu điểm
Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Nội dung
Phần I - Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất, đánh dấu bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu
1. Tục ngữ và ca dao - dân ca khác nhau ở
a. Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài hơn
b. Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian; Ca dao dân ca là tiếng hát tâm hồn của người bình dân cổ truyền thiên về trữ tình
c- Tục ngữ thường có 2 nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng; Ca dao- dân ca khi có nhiều nghĩa
d. Tục ngữ vần lưng, ca dao- dân ca gieo vần lưng và vần chân
2. Cách giải thích tục ngữ nào đúng nhất.
Câu: Cái răng, cái tóc là góc con người
a. Cái răng cái tóc là một góc- một phần- một bộ phận của mỗi con người
b. Cái răng, cái tóc góp phần làm đẹp cho con người không ít cho nên cần phải giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc và làm đẹp cho nó.
c. Cái răng, cái tóc chỉ là một góc- một phần nhỏ của cơ thể con người cho nên không nên dành cho nó quá nhiều ưu ái (nên dành cho cái đầu, bộ óc, hay trái tim).
d. Cái răng, cái tóc không chỉ là một góc- một phần - một bộ phận không thể thiếu của con người. Nó không chỉ góp phần làm đẹp cho con người về hình thức và còn giúp việc ăn uống, bảo vệ cái đầu. Bởi vậy, chăm sóc bảo vệ và làm đẹp cho cái răng, cái tóc đúng cách là một việc làm cần thiết và phần nào chứng tỏ trình độ văn hoá thẩm mĩ và tính cách sở thích của mỗi người.
Phần 5: Tự luận
Học sinh có thể chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau
Chỉ qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng đã đủ chứng tỏ rằng Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và rất đẹp.
2. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau:
Chỉ qua các từ ghép và từ láy cũng đã đủ chứng tỏ rằng Tiếng Việt của chúng ra rất giàu và rất đẹp
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2,0điểm)
1-B; 2-D (Mỗi câu khoanh đúng được 0,1điểm)
Phần II: Tự luận (8điểm)
Cả 2 đề cần có những ý chính sauL
A. Giới thiệu vấn đề, nêu phạm vi và hướng chứng minh (1,0đ)
b. Có một số dẫn chứng được nêu và phân tích chọn lọc về
b1: Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (Mỗi loại ít nhất 2 ví dụ) (6điểm)
c. Kết luận: (1điểm)
Lưu ý: Từ 0,5-1đ cho các bài về trình bày, chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết.
4. Củng cố
Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn
Chuẩn bị bài chuyển đổi
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 99
Chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động (tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
B- Chuẩn bị
Giáo viên soạn bài + SGK + SGV
Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trước
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1
Giáo viên chép ví dụ lên bảng phụ gọi học sinh đọc
I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1. Ví dụ
a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”
b. Cánh màn điều treo ở bàn thời ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”
(Vũ Bằng)
? hai câu trên có gì giống nhau và có gì khác nhau
2. Nhận xét
- Giống nhauđều là câu bị động
- Khác nhau câu a có thêm từ được
câu b không dùng từ được
Về nội dung 2 câu có miêu tả cùng một sự việc không
Miêu tả cùng một sự việc
? Trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động
(Xem ghi nhớ SGK)
? Những câu sau đây có phải là câu bị động không vì sao?
a. Bạn em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi
b. Tay em bị đau
- Hai câu tuy có dùng được / bị nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng.
Hoạt động 2
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại phần ghi nhớ SGK
Ghi nhớ SGK
Hoạt động 3
Luyện tập
Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành câu bị động theo 2 kiểu khác
a. Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XIII
Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII
b. Tất cả cánh cửa nhà chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Co
File đính kèm:
- Giao an Van 7 tu tuan 23.doc