1. MỤC TIấU: Giỳp HS:
1.1. Kiến thức:
*HĐ1:
- HS biết sơ giản về chèo cổ.
- HS hiểu chú thích, nội dung sơ lược của Vb sau khi đọc diễn cảm, đọc phân vai.
*HĐ2:
- HS biết giá trị nội dung và những đặc điểm tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kớnh.
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kĩ năng phõn tớch mõu thuẫn, nhõn vật trong đoạn trớch để rút ra nội dung, nghẹ thuật, ý nghĩa VB.
-.HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng đọc diễn cảm kịch bản chốo theo lối phõn vai.
1.3. Thái độ:
- Thúi quen: giỏo dục thói quen sống biết lắng nghe, chia sẻ nỗi oan của người khác.
- Tớnh cỏch: giỏo dục HS tính hiền lành, chung thủy, không nên chua ngoa, khinh thường người khác.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Bưng Bàng - Quan âm Thị Kính (đọc thêm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN ÂM THỊ KÍNH
( Đọc thêm)
Tuần 31 - Tiết : 117,118
QUAN ÂM THỊ KÍNH
( Đọc thêm)
Ngày dạy : 05.04.2013
1. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.1. Kiến thức:
*HĐ1:
- HS biết sơ giản về chèo cổ.
- HS hiểu chú thích, nội dung sơ lược của Vb sau khi đọc diễn cảm, đọc phân vai.
*HĐ2:
- HS biết giá trị nội dung và những đặc điểm tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Kĩ năng phân tích mâu thuẫn, nhân vật trong đoạn trích để rút ra nội dung, nghẹ thuật, ý nghĩa VB.
-.HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: giáo dục thói quen sống biết lắng nghe, chia sẻ nỗi oan của người khác.
- Tính cách: giáo dục HS tính hiền lành, chung thủy, không nên chua ngoa, khinh thường người khác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Phân tích mâu thuẫn, nhân vật trong đoạn trích để rút ra nội dung, nghệ tuật và ý nghĩa.
3. CHUẨN BỊ
3.1.GV:Tranh minh họa cho bài học.
3.2.HS: Chuẩn bị bài vào vở BT.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4..2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Nêu nội dung bài “Ca Huế trên sông Hương”? (8đ)
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Thế nào là thể loại chèo cổ?(2đ)
l Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làng điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
l Là kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo thường được diễn ở sân đình: giữa trải chiếu, xung quanh bốn mặt là người xem, không có phông màn bài trí, quan hệ giữa người diễn và người xem rất gần gũi. Vì thế người ta gọi là chèo sân đình.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nộidung bài học.
ô Hoạt động 1: ( 10 phút)
- GV hướng dẫn đọc. Tổ chức HS đọc phân vai.
Em hiểu gì về hể aoi5 chèo?
+ HS trình bày. Gv chốt.Y/ c HS học trong SGK/118
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó trong VB.
ô Hoạt động 2: ( 25 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Em hãy nhận xét về hoàn cảnh của gđ và c/sống của nhân vật Thị Kính.
* Thị Kính đối xử và dành tình cảm cho chồng ra sao?
Sau việc băn khoăn, lo lắng về chiếc râu mọc ngược của chồng Thi Kính đã làm gì?
Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan, kêu với ai? Kết quả ntn?
l Năm lần, kêu oan với chồng, với mẹ chồng, với cha.
Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông?
l Chỉ đến lần cuối cùng, kêu oan với cha, Thị Kính mới nhận được sự cảm thông.
Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
Tìm những chi tiết chứng minh về lời kêu oan của Thị Kính?
l - Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
- Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!
- Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!
- Giời ơi oan cho con lắm!
- Oan cho con lắm cha ơi!
Sau nỗi oan ức không giải bài được, bị đuổi ra khỏi nhà Thị Kính đã làm gì?
l Tiễn cha, nhìn lại những đồ vật quen thuộc, hát điệu sử rầu, nói thảm àbộc bạch nỗi đau đớn…giả nam đi tu.
Việc giả nam đi tu của Thị Kính có ý nghĩa gì?
Đây có phải là con đường giúp nhân vật Thị Kính thoát khỏi đau khổ trong XH cũ không? Vì sao? Thể hiện điều gì ở Thị Kính?
l Không, vì lên chùa Thị kính lại mắc phải nỗi oan khác, chỉ khi chết mới được giãi bày.
Qua hành động và ngôn ngữ của Thị Kính, em thấy Thị Kính là người như thế nào?
õ GDHS ý thức cảm thông với nỗi oan của người khác.
Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động, ngôn ngữ của Sùng Bà với Thị Kính?
Sùng Bà đối xử với Thị Kính như thế nào?
Sùng Bà nói với Thị Kính như thế nào?
l Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à?
- Chém bổ băm vằm xả xích mặt gái say trai lập chí giết chồng.
- …… tam tòng tứ đức nhà mày để đâu hử?
- Nhà bà đây cao môn lệnh tộc. Mày là con nhà cua ốc… đồng nát lại về Cầu Nôm.
Nêu nhận xét của em về những lời nói của Sùng Bà?
l Mỗi lần Sùng Bà cất lời dường như Thị Kính lại thêm một tội, mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần biết rõ sự tình, phải, trái như thế nào?
à GV ghi câu hỏi trong bảng phụ.Treo bảng cho ó HS thảo luận 3’
à Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
1/ Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác?
2/ Theo em, xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
à Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
l 1/Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông phải nhục nhã ê chề, Sùng ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng những hành động vũ phu: Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.
2/ Sùng ông đẩy ngã Mãng ông một cách tàn nhẫn và hai cha con Thị Kính chỉ còn biết ôm nhau khóc .
à Nỗi đau oan ức, nỗi đau tình chồng vợ tan vỡ, đau trước cảnh cha già bị chính cha chồng khinh khi, hành hạ.
Qua cách cư xử trên em thấy bố mẹ chồng và con dâu (Thị Kính) có mối quan hệ như thế nào?
l Không phải là quan hệ gia đình mà là quan hệ giai cấp.
Qua những chi tiết trên em nhận xét chung về nhân vật Sùng Bà như thế nào?
õ GDHS không nên có những tính xấu như Sùng Bà.
Mẹ chồng là vậy, còn chồng của Thị Kính (Thiện Sĩ) là người như thế nào?
l Không hiểu vợ, nhu nhược, bỏ mặc vợ cho cha mẹ hành hạ à không tốt.
Cha của Thị Kính là người như thế nào?
l Hiền lành, chất phác.
Trong XHPK năm nhân vật trên có thể chia làm mấy giai cấp? Đó là giai cấp nào?
l Hai giai cấp: thống trị và bị trị.
Văn bản có gì đặc sắc về nghệ thuật?
Qua tìm hiểu, em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
ó HS trả lời, nhận xét,chốt ý.
à GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
à GV nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
I.Đọc – tìm hiểu chú thích :
1. Đọc :
2. Chú thích :
a. Chèo : Chú thích * – sgk - 118
b. Từ khó :SGK/119
II. Tìm hiểu văn bản :
1.Nhân vật Thị Kính :
- Gia đình nghèo.
- Lấy chồng gia đình giàu có.
- Quan tâm, lo lắng cho chồng.
- Cắt râu mọc ngược cho chồng.
àbị nghi oan.
- Kêu oan với chồng, với mẹ chồng. à không được cảm thông, kêu oan với cha được cảm thông nhưng cũng bất lực.
- Giả nam đi tu
+ Muốn tỏ rõ con người đoan chính.
+Vào cửa phật để tu tâm.
à Chưa dám vượt lên hoàn cảnh để đấu tranh.
è Hiền lành, thuỷ chung, nhẫn nhục.
3.Nhân vật Sùng bà:
- Đối xử vời Thị Kính:
+Dúi đầu xuống, bắt ngửa mặt lên, dúi cho ngã khuỵ …
àTàn nhẫn, thô bạo.
-Nói với Thị Kính:
+ Cái con mặt sứa gan lim này!…
àĐay nghiến, chua ngoa, mắng nhiếc, xỉ vả…
à Độc đoán, kiêu kì, coi thường mọi người.
* Nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
* Ý nghĩa:
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
Ghi nhớ:SGK/121
4.4. Tổng kết:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Đọc phần đoạn trích, em thấy dòng nào sau đây không đúng khi nói về Thị Kính?
A. Nết na, đức hạnh.
B. E dè, nhút nhát.
C. Nhẫn nhục, cam chịu.
D. Nết na, đức hạnh, nhẫn nhục, cam chịu
Sùng bà là người như thế nào?
Tóm tắt lại nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
l B. E dè, nhút nhát.
l Chua ngoa, độc đoán, kiêu kì, coi thường mọi người.
l:
* Nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
* Ý nghĩa:
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học ở tiết này:
- Học bài, đọc lại đoạn trích, tập tóm tắt thêm ở nhà.Nắm vững ND, NT và ý nghĩa văn bản.
à Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Soạn bài “Ôn tập văn học” .Có thể tổng hợp bằng sơ đồ tư duy để dễ nhớ, dễ thuộc.
+ Ôn tập mọi kiến hức ve62VB trong HKII ( Từ tuần 20 đến hết tiết 118)
5. PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- TIET 117,118.doc