Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 11: Từ láy

A. Mức độ cần đạt

- Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần).

- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.

- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy.

- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm từ láy.

- Các loại từ láy.

 2. Kỹ năng

- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.

- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.

 3. Thái độ: Luôn có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 11: Từ láy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: 03/09/2013 Tiết: 11 Ngày dạy : 06/09/2013 TỪ LÁY A. Mức độ cần đạt - Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần). - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. - Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy. - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm từ láy. - Các loại từ láy. 2. Kỹ năng - Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. 3. Thái độ: Luôn có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: CTừ ghép có mấy loại? Đó là những loại nào? Nêu nghĩa của từ ghép. Cho ví dụ. 3. Bài mới: Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy, đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh. Với tiết học hôm nay, các em sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa để các em có thể sử dụng tốt từ láy. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Tìm hiểu các loại từ láy CHãy nhắc lại cho cô thế nào là từ láy? -> Từ láy là từ phức có sự hoà phối âm thanh. Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy được in đậm có trong ví dụ, trang 41/Sgk. Từ đó cho biết có mấy loại từ láy? Đó là những loại nào? CTại sao các từ láy trích văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê không dùng bật bật, thẳ m thẳm mà lại dùng bần bật, thăm thẳm? CQua phân tích những vd trên cho cô biết có mấy loại từ láy? Nghĩa của từng loại. Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ/Sgk. CĐặt 1 câu có sử dụng từ láy? * Tìm hiểu nghĩa của từ láy Gv gọi Hs đọc các yêu cầu ở mục 2 trong Sgk. CNghĩa của các từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo do đặc điểm gì của âm thanh? CCác từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? a. Lí nhí, li ti, ti hí. b. Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. CSo sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ? CVậy, em hiểu nghĩa của từ láy được tạo nên nhờ vào đâu? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ/Sgk. GV lưu ý HS phân biệt từ láy với các từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần, như: tươi tốt, dẻo dai, tươi cười, đông đủ, quanh quẩn, nảy nở,rừng rú, no nê... Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Gv hướng dẫn Hs lần lượt làm các bài tập trong Sgk. Bt1: Hs đứng tại chỗ làm. Gv nghe, nhận xét, sửa bài. Bt2: Hs lên bảng làm. Bt3: Hs làm miệng. Bt4: Gọi 2 Hs lên bảng đặt câu với các từ láy cho sẵn. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs một số nội dung để tự học thêm ở nhà. I. Tìm hiểu chung 1. Các loại từ láy 1.1. Phân tích ví dụ a. Trong các từ láy: Đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu: + Tiếng láy lại hoàn toàn: đăm đăm. -> Từ láy toàn bộ. + Biến âm để tạo nên sự hài hoà về vần và thanh điệu: mếu máo, liêu xiêu. -> Từ láy bộ phận. => Kết luận: Có 2 loại từ láy. b. Dùng bần bật, thăm thẳm vì đây là những từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối để cho dễ nói, nghe xuôi tai. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/42) 2. Nghĩa của từ láy 2.1. Phân tích ví dụ a. Vd1: Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh. b. Vd2: - Các từ lí nhí, li ti, ti hí hình thành trên cơ sở miêu tả những âm thanh, hình khối, độ mở của sự vật có tính chất chung là nhỏ bé. - Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh hình thành trên cơ sở miêu tả trạng thái của sự vật theo mô hình lúc A, lúc B. c. Vd3: - Từ láy mềm mại có sắc thái biểu cảm cao hơn từ mềm. - Từ láy đo đỏ có mức độ giảm nhẹ hơn so với nghĩa của từ đỏ. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/42) * Lưu ý: không nên lẫn lộn từ láy với các từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần II. Luyện tập Bt1: Tìm từ láy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp. - Láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, rón rén, rực rỡ, rón rén, lặng lẽ, ríu ran. Bt2: Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách. Bt3: a. Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con. b. Làm xong công viêc, nó thở phào nhẹ nhõm… Bt5: Các từ “máu mủ, tóc tai, mặt mũi, râu ria…” là từ ghép. III. Hướng dẫn tự học 1. Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ. 2. Làm hoàn thiện các bài tập vào vở. 3. Nhận diện từ láy trong văn bản “Mẹ tôi”. 4. Soạn bài tiếp theo: Quá trình tạo lập văn bản. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 03 Ngày soạn: 04/09/2013 Tiết: 12 Ngày dạy : 06/09/2013 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN - Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 1 ở nhà – A. Mức độ cần đạt: - Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn. - Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu văn bản và thực tiễn nói. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng và thái độ 1. Kiến thức: Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn. 2. Kỹ năng: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc. 3. Thái độ: Có ý thức học tập để viết tốt bài tập làm văn số 1 - làm ở nhà. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề… D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: C Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản như thế nào? Cho ví dụ. 3. Bài mới: Các em vừa học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Xét cho cùng đó là những cách giúp các em tạo lập một văn bản tốt. Hôm nay cô trò ta sẽ đi sâu tìm hiểu về quá trình tạo lập một văn bản để các em có thể làm những bài tập làm văn một cách tốt nhất. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung Gv gọi Hs đọc các yêu cầu trong Sgk, lần lượt đi sâu tìm hiểu từng yêu cầu. CKhi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản? -> Khi có nhu cầu giao tiếp, muốn được chia sẻ, giãi bày tâm sự… cùng người khác. Chẳng hạn, muốn biết tình hình của bạn ntn, chúng ta có thể viết thư hỏi thăm. Qua vd các em thấy khi có lý do mới thôi thúc con người tạo lập vb. Nhưng không phải cứ có điều muốn nói là chắc chắn sẽ tạo ra một văn bản tốt. Vậy một văn bản tốt cần hội đủ những yếu tố nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2. CKhi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả trước hết phải định hướng điều gì? -> Phải định hướng về nội dung, đối tượng, mục đích, cách thức. Đây chính là bước đầu tiên của quá trình tạo lập văn bản. CSau khi đã có định hướng có thể viết được chưa hay còn phải làm gì trước khi viết? -> Chưa viết được mà phải xây dựng bố cục cho vb. CXây dựng bố cục sẽ có lợi gì cho văn bản? Một bố cục phải được xây dựng như thế nào? -> Xây dựng bố cục sẽ giúp em nói, viết chặt chẽ, mạch lạc và khi ấy người đọc, người nghe sẽ dễ dàng hiểu em muốn nói gì. GV nhắc lại kiến thức cũ về bố cục (tiết 7). CChỉ có dàn bài mà chưa có lời văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Vậy sau khi xây dựng bố cục ta phải làm gì? Lời văn ta viết ra có cần đạt được những yêu cầu như SGK đã nêu không? -> Chỉ có dàn bài thì chưa diễn đạt được các ý cụ thể mà người viết muốn trình bày. Vì vậy, sau khi xây dựng bố cục ta phải diễn đạt các ý đo thành lời văn. Lời văn viết ra phải đạt được tất cả các yêu cầu như Sgk đã nêu. Gv: Một sản phẩm trước khi đem bán bao giờ người sản xuất cũng kiểm tra chất lượng. Một nhà văn, sau khi sáng tác xong tác phẩm, bao giờ cũng đọc lại bản thảo. CCòn chúng ta sau khi hoàn thành xong văn bản có cần kiểm tra lại không? Nếu kiểm tra lại thì cần làm những công việc gì? -> Sau khi hoàn thành xong văn bản cần kiểm tra lại. Khi kiểm tra thì làm những công việc như: Kiểm tra các bước 1, 2, 3; sửa chữa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt. CVậy, để tạo lập một văn bản phải lần lượt thực hiện theo những bước nào? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc ghi nhớ/Sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập BT2: Gọi Hs đọc yêu cầu ở bt2. a. Quan trọng là phải từ thực tế bạn rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tốt hơn. b. Bản báo cáo này trình bày với Hs chứ không phải với thầy cô nên bạn không thể xưng con hay em. BT3: Trả lời những yêu cầu có trong bt 3 a. Dàn bài chỉ là cái sườn của văn bản nên không nhất thiết phải viết những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ với nhau. b. - Thể hiện dàn bài khoa học: phân biệt mục lớn - nhỏ. - Trình bày các phần, các mục phải rõ ràng Gv trình bày mẫu dàn bài vào bảng phụ, treo lên bảng cho Hs tham khảo. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - Gv hướng dẫn một số nội dung tự học. - Gv hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 1: Từ đề bài đã cho, các em cần đọc kỹ đề, xác định đúng đối tượng sau đó thực hiện theo các bước như đã học. Có thể tham khảo tài liệu nhưng không được phép chép tài liệu. Nên suy nghĩ kỹ và viết nháp trước khi làm bài. I. Tìm hiểu chung về Các bước tạo lập văn bản 1. Nhu cầu tạo lập văn bản Bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp, muốn chia sẻ, giãi bày tâm sự… cùng người khác của bản thân. 2. Các bước tạo lập văn bản a. Bước 1: Định hướng văn bản Phải xác định được: - Đối tượng: Nói, viết cho ai? - Mục đích: Để làm gì? - Nội dung: Viết về cái gì? - Cách thức: Viết như thế nào? -> Đây là 4 vấn đề cơ bản, quy định nội dung và cách thức tạo lập văn bản. b. Bước 2: Xây dựng bố cục cho văn bản Xây dựng bố cục rành mạch, tìm ý, sắp xếp các ý một cách hợp lý, thể hiện đúng định hướng đã đề ra. c. Bước 3: Viết thành văn bản hoàn chỉnh - Diễn đạt các ý ghi trong bố cục thành lời văn. - Các lời văn phải trong sáng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. d. Bước 4: Kiểm tra văn bản Kiểm tra các bước 1, 2, 3 để sửa chữa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt. => Ghi nhớ: (Sgk/46) II. Luyện tập Bt2: - Bạn không chú ý rằng mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. - Bạn không xác định đúng đối tượng giao tiếp. Bt3 a. Dàn bài chỉ là sườn của văn bản… b. Các phần, các mục lớn nhỏ cần được thể hiện bằng hệ hống kí hiệu được quy định chặt chẽ: Sau mỗi phần, mục, mỗi ý lớn, nhỏ đều phải xuống dòng; các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau, ý nhỏ viết lùi vào phía phải bên trong trang giấy. III. Hướng dẫn tự học 1. Nắm vững nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ. 2. Làm bài tập 4. 3. Chuẩn bị bài: Những câu hát than thân. 4. Viết bài Tập làm văn số 1 ở nhà. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 03 Tiet 11 12.doc