Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 27: Quan hệ từ

A. Mức độ cần đạt

- Nắm được khái niệm quan hệ từ.

- Nhận biết quan hệ từ.

- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm quan hệ từ.

- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết quan hệ từ trong câu.

- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.

 3. Thái độ: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

C. Phương pháp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 27: Quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 29/09/2013 Tiết: 27 Ngày dạy : 02/10/2013 QUAN HỆ TỪ A. Mức độ cần đạt - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ từ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 3. Thái độ: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: CNgười ta dùng từ Hán Việt để tạo những sắc thái biểu cảm ntn? Có nên lạm dụng từ Hán Việt không? Vì sao? 3. Bài mới: Quan hệ từ còn có tên gọi là từ nối, kết từ, là từ liên kết các thành phần của cụm từ, liên kết các thành phần của câu, đồng thời biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần của cụm từ, của câu. Vậy thế nào là quan hệ từ, nên sử dụng quan hệ từ như thế nào cho phù hợp, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Tìm hiểu về khái niệm quan hệ từ Gv treo bảng phụ ghi các ví dụ CXác định quan hệ từ trong các câu a, b, c, d? Chúng liên kết từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ? Hs thảo luận theo nhóm (3p). Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét, chỉnh sửa (nếu cần) CTừ việc phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là quan hệ từ? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc. * Tìm hiểu việc sử dụng Quan hệ từ Chia Hs làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 ví dụ. Ví dụ 1: Xác định trường hợp nào cần dùng quan hệ từ trường hợp nào không. Gv gợi ý: Các em thử bỏ quan hệ từ ở các câu xem ý nghĩa của câu sẽ như thế nào. Nếu không rõ nghĩa hay lệch sang nghĩa khác thì có nghĩa câu đó bắt buộc phải có quan hệ từ, nếu vẫn rõ nghĩa thì có nghĩa là câu đó không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Gv treo bảng phụ ghi sẵn đáp án, Hs đối chiếu với bài làm của mình và ghi vào vở. Lưu ý: câu h. Ví dụ 2: Hs tìm quan hệ từ ghép thành cặp. Ví dụ 3: Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ. Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đến. Đại diện 3 nhóm lên bảng thực hiện. Gv nhận xét, bổ sung. CQua phân tích vd, nêu cách sử dụng quan hệ từ? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc. Hoạt động: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Cho Hs 2 phút tìm quan hệ từ có trong đoạn văn trích văn bản “Cổng trường mở ra”. 1 Hs trình bày trước lớp. Hs khác nhận xét, Gv nhận xét, chốt bài làm đúng. Bt2: Điền từ vào chỗ trống. Hs đứng tại chỗ làm, nếu tốt có thể cho điểm. Bt3: Gọi Hs đọc và xác định câu đúng. Bt4. Hướng dẫn Hs thực hiện khoảng 5 phút. Gv yêu cầu Hs đọc trước lớp. Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, sửa bài cho Hs. (nếu cần) Bt5: Cho Hs thảo luận, trả lời. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà làm. I. Tìm hiểu chung 1. Thế nào là quan hệ từ? 1.1. Phân tích ví dụ a. Đồ chơi của chúng tôi. -> Quan hệ sở hữu. b. Người đẹp như hoa. -> Quan hệ so sánh. c. - Bởi tôi ăn uống… nên tôi chóng lớn lắm. -> Quan hệ nhân quả. - Ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực... -> Quan hệ đẳng lập d. - Vài việc của riêng mình... -> Quan hệ sở hữu. ... Nhưng... -> Quan hệ đối lập, tương phản. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/97) 2. Sử dụng quan hệ từ 2.1. Phân tích ví dụ a. Ví dụ 1: Các câu bắt buộc có quan hệ từ: b, d, g, h. b. Ví dụ 2: Tìm quan hệ từ ghép thành cặp: - Nếu… thì - Vì… nên - Tuy… nhưng - Hễ… thì - Sở dĩ… là vì c. Ví dụ 3: Đặt câu với các cặp quan hệ từ Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đến. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/98) II. Luyện tập Bt1. Bt2. Các quan hệ từ: Với, và, với, với, nếu, thì, và. Bt3. Câu đúng b, d, g, i, k, l. Bt4. Bt5. Câu 1 tỏ ý khen; câu 2 chê III. Hướng dẫn tự học - Làm hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập. - Nắm nội dung bài, học thuộc phần Ghi nhớ. - Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 07 Ngày soạn: 29/09/2013 Tiết: 28 Ngày dạy :02/10/2013 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A. Mức độ cần đạt Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kỹ năng - Nhận biết đề văn biểu cảm. - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: Nhận biết được đề văn biểu cảm và các bước để làm bài văn biểu cảm. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của văn biểu cảm? 3. Bài mới: Cùng với văn tự sự, miêu tả, các em sẽ được thực hành với một kiểu làm văn mới đó là văn biểu cảm. Để có thể làm văn biểu cảm thật hay, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề văn biểu cảm và xác định các bước làm bài văn biểu cảm * Đề văn biểu cảm Gọi Hs đọc các đề bài cho sẵn trong Sgk/87,88. CĐối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn là gì? (Chú ý các từ trọng tâm) CMuốn làm văn tự sự hay miêu tả, chúng ta phải thực hiện qua những bước nào? Hs nhớ lại kiến thức đã học, trả lời. CVậy làm bài văn biểu cảm trải qua mấy bước? -> Qua 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và chỉnh sửa. Gv chép đề lên bảng. CĐề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về điều gì? CĐể phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ, em sẽ chọn những ý nào để nêu? Gợi ý: các em căn cứ vào phần gợi ý ở Sgk/88. Thảo luận (3p): C Các em hãy xây dựng bố cục cho đề văn biểu cảm đã cho? Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày dàn ý của tổ. Nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét, chữa bài. CTừ đó, hãy rút ra dàn ý chung của văn biểu cảm? MB: Giới thiệu đối tượng được nói tới. TB: Nêu đặc điểm, phẩm chất của đối tượng qua đó bộc lộ những tình cảm, cảm xúc. KB: Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng. CSau khi có dàn ý, chúng ta sẽ làm gì? -> Viết bài. Gv cho Hs 5 - 7 phút viết một đoạn văn phần thân bài. Gọi Hs đọc bài viết của mình. Gv nhận xét, chỉnh sửa (nếu cần) Để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình, sau khi viết xong cần đọc lại và chỉnh sửa để bổ sung… CTừ việc tìm hiểu, các em hãy rút ra kết luận về đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm? Hs dựa vào phần Ghi nhớ trả lời. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Gọi Hs đọc bài văn có trong phần Luyện tập. CBài văn biểu đạt tình cảm gì, với đối tượng nào? CĐặt nhan đề, đề văn thích hợp cho bài văn? Dàn ý: Cho Hs thảo luận, sau đó lên bảng làm. MB: Giới thiệu tình yêu với quê hương An Giang. TB: Biểu hiện tình cảm yêu mến quê hương. - Tình yêu quê từ tuổi thơ. - Tình yêu quê hương trong chiến đấu và qua những tấm gương yêu nước. KB: Tình yêu quê hương trong nhận thức của người từng trải, trưởng thành. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài. I. Tìm hiểu chung về đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 1. Đề văn biểu cảm Gồm: - Đối tượng biểu cảm. - Tình cảm biểu hiện. Ví dụ: đề c: Đối tượng: Nụ cười của mẹ. Tình cảm: Nêu cảm nghĩ của em. 2. Các bước làm bài văn biểu cảm Đề ra: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ a. Tìm hiểu đề và tìm ý Phát biểu suy nghĩ về nụ cười của mẹ b. Lập dàn bài Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ Thân bài: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ: - Nụ cười vui, thương yêu. - Nụ cười khuyến khích. - Nụ cười an ủi. - Khi vắng nụ cười của mẹ. Kết bài: Lòng yêu thương và sự kính trọng mẹ. c. Viết bài: (Độ dài, vốn từ ngữ, thành ngữ, ca dao… có thể sử dụng.) d. Sửa bài: - Sửa chữa tính liên kết của bài văn. - Sửa lỗi chính tả. * Ghi nhớ: (Sgk/ 88) II. Luyện tập a. - Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang. - Đặt tên: Có thể là An Giang quê tôi, Quê hương tình sâu nghĩa nặng … - Đề văn: Cảm nghĩ về quê hương An Giang b. Dàn ý: 3 phần MB: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang. TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương: - Tình yêu quê từ tuổi thơ - Tình yêu quê trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành. c. Phương thức biểu cảm: Trực tiếp III. Hướng dẫn về nhà - Rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm một trong 4 đề còn lại có trong mục 1 (Sgk/88) - Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: văn bản “Qua đèo Ngang”. E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 07 Tiet 27 28.doc
Giáo án liên quan