I. Mục tiêu cần đạt
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
- Biết vận dụng vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, STK
IV. Tiến hành hoạt động dạy và học
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12830 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1 – Tiết 3: Từ ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 3
TỪ GHÉP
I. Mục tiêu cần đạt
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
- Biết vận dụng vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, STK
IV. Tiến hành hoạt động dạy và học
1/.Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra tập bài soạn của HS
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6, các em đã học “Cấu tạo từ” (trong đó có từ phức được tạo bằng cách ghép hai tiếng có nghĩa với nhau). Để giúp các em có một kiến thức sâu rộng hơn về từ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Từ ghép”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu các loại từ ghép.
GV treo bảng phụ có VD.
VD: Xe đạp, cửa sổ, hoa hồng, …
? Trong các từ trên, tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính?
? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng?
GV treo bảng phụ
VD: quần áo, cha mẹ, mồ mã, đi đứng, …
HĐ2: Nghĩa của từ ghép.
? Em hãy so sánh và nhận xét nghĩa của từng tiếng?
VD: Bà ngoại
VD: Quần áo
Chú ý:
Trong từ ghép còn một số từ: giấy má, quà cáp, … không rõ nghĩa, ta có thể khẳng định đó là các từ ghép đẳng lập.
=> HS đọc VD
=> Tiếng chính : xe, cửa, hoa.
-> Tiếng phụ : đạp, sổ, hồng
=> Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
=> Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ.
-> Quần áo: gọi chung cho trang phục (nghĩa rộng hơn)
I. Các loại từ ghép.
1/. Từ ghép chính phụ.
VD:
Tiếng chính
Tiếng phụ
Xe
Cửa
đạp
sổ
=> Từ ghép chính phụ có hai tiếng: tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
2/. Từ ghép đẳng lập.
VD: Quần áo, cha mẹ, …
=> Bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
II. Nghĩa của từ ghép.
VD: Bà -> người phụ nữ
Bà ngoại -> Người đàn bà sinh ra mẹ.
VD: Quần áo -> chỉ chung trang phục mặc.
* Ghi nhớ SGK/14
4/. Dặn dò:
? Từ ghép là gì? VD?
=> Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên có nghĩa ghép lại với nhau.
? Từ ghép chính phụ là gì?
=> Từ có một tiếng chính và một tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
? Từ ghép đẳng lập là gì?
=> Là từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
LUYỆN TẬP
BT1/15: Phân loại từ ghép
Từ ghép chính phụ
Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
Từ ghép đẳng lập
Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi, cây cỏ.
BT2/15: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ.
- Bút chì - ăn bám - thước kẻ -trắng xoá -mưa rào -vui tai
- làm quen - nhát gan
BT3/15: Điền thêm tiếng tạo từ ghép đẳng lập.
-Núi : - núi sông, núi non
- mặt : - mặt mũi; mặt mài
- ham : - ham muốn, ham thích
- học : - học hành; học hỏi
- xinh : - xinh đẹp; xinh tươi
- tươi : - tươi đẹp, tươi vui
BT4/15: - Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở.
=> Vì sách, vở là những từ đơn có số từ đứng trước nó, sách vở là từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát các loại sách.
BT5/15
a/. Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng. Vì hoa hồng là từ ghép chính phụ.
b/. “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” => Nói như thế đúng vì áo dài là từ ghép chính phụ, đây là tên một loại áo nên cái áo ấy có thể ngắn.
BT7/ 16: Cấu tạo của từ ghép 3 tiếng
Máy hơi nước => Máy : tiếng chính; hơi nước : tiếng phụ (hơi : tiếng chính; nước : tiếng phụ)
5/. Hướng dẫn chuẩn bị: Bài mới: “Liên kết trong văn bản”
+ Liên kết văn bản là gì?
+ Phương tiện dùng để liên kết trong văn bản?
File đính kèm:
- TIET3.doc