Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 năm 2010

A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng nghệ thuật không thiếu sức bay bổng.

B . Chuẩn bị

- Học sinh : Soạn bài,đọc văn bản

- Giáo viên:GÁ, SGK, SGV

C . Tiến trình lên lớp

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 10 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn : 24-10-10 Tiết 46 Ngày dạy : ĐỒNG CHÍ Chính Hữu A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng nghệ thuật không thiếu sức bay bổng. B . Chuẩn bị - Học sinh : Soạn bài,đọc văn bản - Giáo viên:GÁ, SGK, SGV C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II . Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc soạn bài của học sinh. III . Bài mới 1 . Khởi động Hôm nay, chúng ta sẽ chuyển sang một giai đoạn mới của văn học Việt Nam. Bài thơ hôm nay là kết quả của những trải nghiệm và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947); bài thơ hướng về chất thực của đời sống người lính, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường của người anh hùng như trước đây. 2 . Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Giúp học sinh tiếp cận được bài thơ ?) Hãy giới thiệu về nhà thơ Chính Hữu và sự nghiệp của ông? ?) Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? Khắc sâu lại những điểm cần nhớ về tác giả, tác phẩm + Nhà thơ cầm súng + Bài thơ thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với người đồng chí, đồng đội của mình. Hoạt động 2: Giúp học sinh đọc, hiểu bài thơ - Tổ chức đọc bài thơ, gv đọc mẫu (chú ý giọng đọc với nhịp điệu thích hợp cho từng đoạn, cả bài cần đọc với nhịp hơi chậm để diễn tả những tình cảm, cảm xúc được lắng lại, dồn nén - đọc nhấn vào những chi tiết làm nổi rõ sự gần gũi, thống nhất cùng chung cảnh ngộ và tâm trạng của những người lính - ba dòng thơ cuối cần đọc với nhịp chậm hơn và giọng hơi lên cao để khắc hoạ được những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý biểu tượng trong các câu đó) - Y/c xem xét chú thích số (1) và và giải nghĩa từ "đồng chí" - Y/c nhận diện thể thơ (thể thơ tự do), tìm chủ đề bài thơ. ?)Bài thơ tập trung thể hiện điều gì? (thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí) - Lưu ý với học sinh về những cảm xúc đựơc dẫn dắt để đồn tụ vào những câu thơ gây ấn tượng sâu đậm - Đó là những câu thơ nào? (câu 7, 17 và 20) - Tổ chức tìm hiểu mạch nội dung của bài thơ. ?)Bài thơ có những nội dung nào đựoc thể hiện ở 3 phần (7 câu đầu, 10 câu tiếp và 3 câu cuối) P1: Sự lý giải về tình đồng chí P2: Những biểu hiện của tình đồng chí P3: Biểu tượng giàu chất thơ của tình đồng chí Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, nghệ thật của bài thơ Bước 1: Tìm hiểu 7 câu thơ đầu ?) Những dòng thơ nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng (6 dòng đầu) ?) Hai câu thơ đầu nói về quê hương, về hoàn cảnh xuất thân của các anh bộ đội. Hình ảnh "đất mặn đồng chua"và "đất cày lên sỏi đá" cho ta biết được điều gì? + nước mặn - đồng chua: vùng chiêm trũng, ngập mặn + đất cày lên sỏi đá: vùng đồi núi hay trung du, đất đai cằn cỗi, bạc màu. → khó khăn trong việc trồng trọt cày cấy, quê hương nghèo, bản thân các anh đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính ra đi từ những vùng quê nghèo. ?) Vì sao các anh lại ra đi? (vì mục đích đánh giặc, cứu nước - đó là lý tưởng). ?)Gặp nhau ở chiến trường, các anh đã sát cánh bên nhau như thế nào? Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ → Làm chung nhiệm vụ c/đấu rồi chia sẻ gian lao của đời lính, các anh hiểu nhau như hiểu chính bản thân mình.Câu thơ đẹp, cấu trúc đối, lặp tạo nên cảm xúc ?) Từ đó em thấy tình đồng chí ở đây được nảy nở từ những nguyên nhân nào? - Cùng giai cấp - Cùng chung lý tưởng - Cùng chung nhiệm vụ, chung gian khổ ?) Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt, theo em vì sao như thế? (nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng "đồng chí" ngân lên như một nốt nhấn nổi bật trong bản nhạc, là sự kết tinh của mọi cảm xúc đã dồn nén cao độ→tình đồng chí là tình bạn, tình người thiêng liêng). Bước 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của 10 câu thơ giữa - Chuyển vào phần 2: Nếu 6 câu đầu là cội nguồn, và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn, gắn bó giữa những người đồng đội thì 12 câu sau 2 tiếng "đồng chí" là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính. Ở 10 câu thơ giữa,tác giả triển khai tiếp tục chủ đề tình đồng chí, tác giả đã đưa thêm những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, đồng đội của mình. ?) Trong 3 câu thơ: "Ruộng nương.....ra lính"em biết thêm đựơc biểu hiện tình cảm nào nữa của những người đồng chí? (Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau). + Các anh chia sẻ những tâm tư, tình cảm thầm kín trong lòng về làng quê, về gia đình.... Ruộng nương thì đã gửi gắm bạn thân cày giúp - Câu thơ thân thương, trìu mến đến lạ. Còn câu thơ: "gian nhà không mặc kệ gió lung lay" được viết rất hay -Theo em hai câu thơ hay ở những điểm nào? (nhà thơ đã dùng từ "gian nhà không "để chỉ sự không có cái gì khác, đủ để diễn tả cái nghèo - không phải là "căn" là "ngôi"mà là "gian nhà", không viết "trống" hay "xiêu" vì như thế sẽ gây ra sự tội nghiệp không cần thiết. Còn từ "mặc kệ" diễn tả không còn cách nào khác để chống đỡ với thiên nhiên, hình ảnh thơ phóng khoáng). ?) Tại sao khi kể cho bạn nghe về buổi ra lính, người đồng chí lại nhắc đến hình ảnh "giếng nước gốc đa"? (là hình ảnh yêu dấu, thân thuộc của làng quê, mà đó là nơi chia tay ngươì lính lên đường...→nỗi nhớ về hình ảnh đó là nỗi nhớ da diết xúc động về quê hương, gia đình...). - Và đồng chí là không những kể cho nhau nghe những nỗi nhớ, niềm vương mà còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của đời lính. ?) Những hiện thực của cuộc chiến đấu nào đựơc phản ánh? (bệnh sôt rét rừng hành hạ, những thiếu thốn vật chất trang bị sơ sài). ?) Những hình ảnh cụ thể nào thể hiện điều đó? (cơn ớn lạnh, sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi, áo rách vai, quần vá, chân không giày...). ?) Các câu thơ thể hiện sự thiếu thốn về trang bị có gì đáng nói về cấu trúc câu? (câu thơ ngắn, sóng đôi, đối ứng nhau mang ý liệt kê có tác dụng nhấn mạnh). ?) Giống nhau và cùng chia sẻ những cảnh ngộ với nhau, theo em điều gì đã giúp họ vượt lên trên mọi hoàn cảnh? (tình cảm ấm áp của những người đồng chí). ?) Hình ảnh"miệng cười buốt giá" gợi cho em suy nghĩ gì? ("miệng cười" gợi sự chia sẻ niềm lạc quan, "buốt giá" - cái cười ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt) → câu thơ rất gợi, bộc lộ niềm tin tưởng, lạc quan. ?) Tình đồng chí ấm áp được biểu lộ cụ thể qua hình ảnh nào? Nêu cái hay của hình ảnh đó? ("Tay nắm lấy bàn tay"→sự bộc lộ tình cảm mộc mạc, không ồn ào mà thấm thía, bàn tay giao cảm thay cho lời nói). - gv đưa ra các hình ảnh thơ khác để thấy đựơc cái đẹp của thơ: bàn tay giao cảm thay cho lời nói, nói lời im lặng của sự đoàn kết, cảm thông và niềm tin. "Điều chưa nói bàn tay đã nói" (Lưu Quang Vũ) "Em để yên trong bàn tay tôi nóng bỏng" (Giang Nam) → Chốt - Chuyển vào phần cuối. Bước 3: Tìm hiểu 3 câu thơ cuối ?) Thời gian và không gian trong câu thơ có gì đặc biệt? (thời gian: đêm, không gian: rừng hoang -sương muối). ?) Từ đó ta thấy những người chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh thế nào (rất khắc nghiệt). ?) Tư thế "chờ giặc" cho em suy nghĩ gì? (tư thế quyết đấu với kẻ thù). ?) Điều gì đã khiến họ hiên ngang chiến đấu trong gian khổ như vậy? (hơi ấm, sức mạnh tình đồng chí). ?) Theo em câu thơ cuối đẹp như thế nào? (từ hình ảnh thực: họng súng ngước chờ giặc, trăng đã treo trên đầu súng). →Hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ sự liên tưởng phong phú súng - trăng gần - xa thực tại - mơ mộng chất chiến đấu - trữ tình chiến sỹ - thi sỹ →đó là những mặt bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hoạt động 4: Tổng kết, rút ra ghi nhớ. - Xem xét phần chú thích trang 129 - Trình bày độc lập - Hai em đọc kế tiếp nhau cho đến hết bài thơ. - Thực hiện theo yêu cầu - Xem xét - Trả lời độc lập - Xem xét, trình bày - Theo dõi 7 câu thơ đầu - Xem chú thích số 2, 3 - Trả lời độc lập các câu hỏi Trả lời độc lập, trình bày cảm xúc của nhà thơ - Đọc lại 10 câu thơ giữa - Trình bày độc lập - Lắng nghe lời bình - Trao đổi, trình bày - Xem xét 7 câu tiếp. - Trả lời độc lập - Trả lời độc lập. - Học sinh chốt ý - Đọc lại 3 câu thơ, xem chú thích - Trả lời - Trao đổi, trình bày. - Nghe lời bình. - Đọc và khắc sâu ghi nhớ I. Đọ- Tìm hiểu chung 1. Tác giả- tác phẩm Xem sgk 2.Đoc- Tìm hiểu chú thích II. Đọc hiểu văn bản 1. Thể thơ 2. Bố cục 3. Phân tích 1 Sự lý giải về tình đồng chí - Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về giai cấp xuất thân, về lý tưởng chiến đấu, rồi nảy sinh từ nhiệm vụ sát cánh bên nhau chiến đấu, rồi bền chặt trong sự sẻ chia những gian lao của đời lính. 2. Những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí - Tâm sự và hiểu nhau qua những nỗi niềm riêng tư - Cùng chia sẻ gian lao của đời lính và vượt qua. - Bộc lộ tình thương để cảm thông và hiểu nhau 3. Biểu tượng giàu chất thơ về tình đồng chí: - Là bức tranh đặc sắc, kết tinh về tình đồng chí gắn bó keo sơn -kết tinh hình ảnh người lính hiện thực mà lãng mạn. IV: Tổng kết - Ghi nhớ: SGK 129 IV . Củng cố: ?) Qua bài thơ em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? Yêu cầu học sinh trình bày độc lập: về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, về tình đồng chí thiêng liêng của họ. V . Hướng dẫn học tập : - Học thuộc lòng bài thơ - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ - Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Tuần 10 Ngày soạn : 24-10-10 Tiết 47 Ngày dạy BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người cjiến sĩ lái xe Trường Sơn trong nhỡng năm tháng đáng Mĩ ác liệt.. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ. - Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II . Kiểm tra bài cũ Đọc bài thơ "Đồng Chí". ?) Tình cảm đồng chí được hình thành trên cơ sở nào? ?) Những biểu hiện của tình đồng chí? III . Bài mới 1 . Khởi động Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, ta không thể nào quên đi những cống hiến, hy sinh và vẻ đẹp hào hùng của thế hệ thanh niên - thế hệ" xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Phạm Tiến Duật, một nhà thơ, một chiến sỹ lái xe, từng lăn lộn trên tuyến đường máu lửa ấy, thơ của ông mang hơi thở trực tiếp từ chiến trường. Ở trong những vần thơ ấy thường hiện lên hình ảnh hồn nhiên, lạc quan, dũng cảm của người chiến sỹ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế. 2 . Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Yêu cầu học sinh xem xét chú thích trang 132 ?) Em biết gì về nhà thơ Phạm Tiến Duật? ?) Bài thơ về tiểu đội xe không kính được tặng giải thưởng gì và nó được đưa vào tập thơ nào của nhà thơ? (giáo viên có thể giới thiệu thêm những bài thơ quen thuộc: Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Gửi cô thanh niên xung phong, Cái vết thương xoàng...). Hoạt động 2: Giúp học sinh tiếp cận bài thơ - Tổ chức đọc bài thơ, gv đọc mẫu (chú ý giọng điệu và cách tổ chức ngôn ngữ khá độc đáo nên khi đọc nên thể hiện lời thơ gần với đời thường, lời đối thoại, giọng tự nhiên, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tuổi trẻ dũng cảm bất chấp những nguy hiểm, khó khăn). Yêu cầu cầu đọc, chú ý sửa lỗi đọc cho học sinh. ?) Em nhận xét về thể thơ của bài thơ? ?)Em thấy nhan đề của bài thơ có gì khác lạ? (nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó, vì nó đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: chiếc xe không kính). ?)Vì sao hình ảnh về những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo (là một phát hiện thú vị của tác giả, là hình ảnh hiện thực của cuộc kháng chiến khốc liệt nhưng đã trở thành hình ảnh thơ). - giáo viên bổ sung thêm: nhan đề lại còn thêm 2 chữ "bài thơ" cho thấy cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy: chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy). - Hình ảnh những chiếc xe không kính băng băng ra trận là hình ảnh nổi bật trong bài thơ nhưng nổi bật hơn nữa qua đó là hình ảnh những chiến sỹ trẻ, ta sẽ tìm hiểu thơ qua hai hình ảnh này. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ. Bước 1: Tìm hiểu hình ảnh những chiếc xe không kinh trong bài thơ ?) Những chiếc xe trong chiến tranh có nhiệm vụ gì? (vận chuyển hàng hoá, lương thực, vũ khí). - Và hơn hết những chiếc xe trên tuyến đường Trường Sơn nối liền Tổ quốc có nhiệm vụ quan trọng tiếp viện cho miền nam chống Mỹ. ?) Những chiếc xe trong bài có gì đặc biệt, vì sao? (xe không kính, chẳng có ai sản xuất xe không kính bao giờ, câu thơ đầu trả lời, giải thích cho một nguyên nhân thực cho hình ảnh thực)→ câu thơ thản nhiên. ?) Ý thơ nào còn cho ta thấy thêm bom đạn chiến tranh đã làm biến dạng những chiếc xe?(ko đèn, ko có mui xe, thùng xe xước...). ?)Từ hình ảnh những chiếc xe bị tàn phá trần trụi, em có suy nghĩ gì? (sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, của giặc Mỹ, sự chiến đấu kiên cường của những chiến sỹ lái xe). ?) Cái hay của bài thơ là hình ảnh những chiếc xe, theo em vì sao? (đưa hình ảnh thực, quen vào thơ để nó trở thành hình tượng thơ độc đáo) - Bình thêm: xưa nay, hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu được đưa vào thơ thường được "mỹ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. Ví dụ hình ảnh con tàu trong "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Còn ở đây, hình ảnh thực đến mức trần trụi lại trở thành hình tượng của thơ. Nó vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, thích cái lạ như của Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra đựơc và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ. - Chốt (bảng) - Chuyển ý: Thế nhưng linh hồn của những chiếc xe gan góc ấy là người ngồi trong buồng lái. Bước 2: Tìm hiểu về hình ảnh những người chiến sỹ lái xe. ?) Ngồi trong buồng lái, cảm giác của người chiến sỹ lái xe ko kính được thể hiện thế nào? Vì sao? (gió vào làm cay mắt, con đường như chạy vào tim, nhìn được sao trời, cánh chim và buồng lái)→vì xe ko kính, xe lại chạy nhanh cho kịp ra chiến trường. →đem lại điều thú vị: được tự do giao hoà, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên. ?) Xe ko kính, người lính còn bị ảnh hưởng nào nữa? (ko kính: bị làm bẩn tóc, mặt lấm, mưa tuôn, mưa xối làm ướt áo). Hiện thực gian khổ thế mà người chiến sỹ lái xe với tư thế như thế nào? (ung dung, "nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng"→hiên ngang). ?) Em hãy tìm những ý thơ biểu lộ thái độ của người chiến sỹ lái xe? (chưa cần rửa, cười haha, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, mưa ngừng, gió làm khô mau thôi...) ?) Các câu thơ thể hiện sự thiếu thốn về trang bị có gì đáng nói về cấu trúc câu? (câu thơ ngắn, sóng đôi, đối ứng nhau mang ý liệt kê có tác dụng nhấn mạnh). ?) Từ đó ta thấy được thái độ nào của các anh? (bất chấp, coi thường khó khăn, gian khổ, thậm chí coi gian khổ là niềm vui chiến đấu-đó là tinh thần lạc quan, sôi nổi, vui nhộn). ?) Những cái bắt tay qua ô kính vỡ rồi khi những chiến sỹ lái xe gặp gỡ đồng đội của mình nói thêm với ta điều gì về người lính? (tâm hồn cởi mở, thân thiện, trao cho nhau niềm tin quyết thắng). ?) Yêu cầu xem chú thích số 1 ?) “Chung bát đũa nghiã là gia đình đấy”, “bếp dựng giữa đường, võng mắc chông chênh” thể hiện điều gì? (tình đồng đội cởi mở, chân thành, tươi thắm, thân ái, chia sẻ kết đoàn để vượt lên trên mọi gian lao của cuộc chiến). - Yêu cầu học sinh chú ý vào khổ thơ cuối ?) Trong khổ thơ này, tác giả khắc hoạ sự đối lập - em hãy chỉ ra sự thể hiện này? (sự đối lập về 2 phương diện vật chất-tinh thần). xe: không kính, đèn xe, mui xe / trong xe: một trái tim ?) Câu thơ cuối là sự lý giải bất ngờ, chân lý - phép tu từ nào đã được sử dụng - tác giả đã muốn nhấn mạnh điều gì? (phép hoán dụ - nhấn mạnh ý quyết tâm, lòng nhiệt huyết với sự nghiệp cứu nước, lý tưởng chiến đấu vì miền nam thân yêu). - Bình thêm: sự khốc liệt của chiến tranh không làm ảnh hưởng đến tinh thần của các chiến sỹ, mà ngược lại họ rất sôi nổi, lạc quan bởi ý chí chiến đấu giải phóng miền nam, bởi tình yêu nước nồng nhiệt luôn thường trực nơi trái tim trong lồng ngực những chàng trai trẻ thời đánh Mỹ. ?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu thơ của bài thơ này? Những yếu tố đó dã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn? Những cấu trúc lặp đi lặp lại: “ừ thì”, “chưa cần và các chi tiết “phì phèo châm điếu thuốc” và “nhìn nhau cười haha”, lái trăm cây số nữa” giọng điệu ngang tàng, hồn nhiên, trẻ, khoẻ, yêu đời. Thể thơ kết hợp linh hoạt thể 7 chữ và thể 8 chữ tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói, tự nhiên và sinh động. - Chốt: Chính giọng điệu, ngôn ngữ ấy tạo ra sự lạc quan, vui vẻ cho bài thơ - gian khổ và khốc liệt thật đấy nhưng người đọc chẳng có cảm xúc lo lắng mà là sự tin tưởng, mến yêu. Hoạt động 4: Tổng kết, rút ra ghi nhớ. ?) Bài thơ thể hiện nội dung gì? ?) Nhận xét về nghệ thuật độc đáo của bài thơ? (giọng lạ, ngôn ngữ thơ tự nhiên, gần gũi, hình tượng thơ độc đáo). - Chốt: Rút ra ghi nhớ. - Giáo viên nêu câu hỏi 4 sgk trang 133 giúp học sinh nêu được cảm nghĩ về người lính thời kháng chiến chống Mỹ và giúp các em so sánh người lính ở bài thơ này với bài thơ Đồng chí. ?) Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ. So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này và ở bài thơ Đồng chí. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình một cách tự nhiên, thành thực, không gò bó và cũng không cần phải nói đầy đủ, có thể nêu một ấn tượng rõ nhất đối với mình (sách giáo viên Ngữ văn 9 - Tập 1- Trang 148) - Xem xét phần chú thích trang 132 - Trình bày - Đọc bài thơ 2 lần, nhận diện thể thơ. - Nhận xét cách đọc - Trình bày suy nghĩ - Chú ý đến những chi tiết về chiếc xe không kính. - Trả lời - Chú ý câu thơ đầu, trả lời. - Trả lời - Trình bày. - Lắng nghe. - Theo dõi những hình ảnh thơ có liên quan: khổ thứ 2 - Trả lời - Theo dõi 2 khổ thơ tiếp theo - Trả lời - Phát hiện - Trình bày - Trình bày - Thực hiện y/c -Trình bày - Đọc lại khổ thơ cuối - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe. -Trao đổi, trình bày. - Học sinh hệ thống ý để rút ra tổng kết - Đọc và khắc sâu ghi nhớ. - Củng cố và bộc lộ cảm nhận về thơ. - Liên hệ với hình ảnh anh lính trong bài thơ Đồng chí I. Đọc- Tìm hiểu chung 1.Tác giả-Tác phẩmXem sgk trang 132 2. Đọc - Tim hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1 Hình ảnh những chiếc xe không kính Hình tượng độc đáo: Xe ko kính, ko đèn, ko mui, thùng xe xước, thể hiện sự tàn phá khốc liệt của giặc Mỹ 2.Hình tượng người lính lái xe Trường Sơn - Ung dung, hiên ngang, thú vị khi lái xe không kính. - Coi thường khó khăn, gian khổ, với tinh thần sôi nổi, lạc quan. Cởi mở, chân thành, cảm động cùng đồng đội vượt qua mọi gian lao. IV: Tổng kết - Ghi nhớ: SGK 133 IV . Củng cố: Khắc sâu ghi nhớ trang 133. V . Hướng dẫn học tập : - Học thuộc lòng bài thơ và nắm vững nội dung bài thơ - Thực hiện BT2 phần Luyện tập trang 133. - Chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn (Nội dung: truyện Trung đại). Tuần 10 Ngày soạn : 24-10-10 Tiết 48 Ngày dạy : KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện Trung đại Việt Nam, về những thể loại chủ yếu; nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu. - Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về kiến thức và kỹ năng diễn đạt. B . Chuẩn bị - Học sinh :Chuẩn bị trên cơ sở ôn tập ở sgk trang 134 (đã dặn dò vào tiết 41). - Giáo viên: C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II . Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra vị trí ngồi. - Dụng cụ học tập, bút, thước. III . Bài mới 1 . Giới thiệu bài mới Đã có một thời gian dài cho các em ôn tập lại nội dung về truyện trung đại đã học. Tiết này, các em có dịp thể hiện kết quả học tập đó bằng bài làm kiểm tra này. Lưu ý các em trình bày rõ ràng, sạch sẽ và làm bài nghiêm túc. 2 . Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tiếp cận đề bài. - GV phân đề A và B cho HS. - GV phổ biến và yêu cầu HS tuân thủ các yêu cầu khi làm bài kiểm tra => phát đề cho HS. Hoạt động 2: HS thực hiện đề bài - GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc, đọc kĩ đề bài Lưu ý: Hướng dẫn HS cách làm bài trắc nghiệm. Hoạt động 4: Kết thúc. - GV yêu cầu HS bỏ viết xuống khi hết giờ làm bài, dồn bài ra đầu bàn, lớp trưởng đi từng dãy bàn thu bài. - Ngồi theo đề bài sẽ làm. - Nhận đề bài. - HS nghiêm túc làm bài : không trao đổi, không quay cóp. - Bỏ viết xuống để nộp bài. ( Có đề bài kèm theo ). IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm bài của HS V. Dặn dò: Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (tt) Tuần 10 Ngày soạn : 24-10-10 Tiết 49 Ngày dạy : TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Tiếp tục hệ thống hoá một số kiến thức về từ vựng đã học. - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu văn bản vaqf tạo lập văn bản. B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : Hệ thống bảng phụ. C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II . Kiểm tra bài cũ GV giành thời gian để ôn tập, không kiểm tra trước giờ, lồng ghép kiểm tra trong giờ ôn tập. III . Bài mới 1 .Khởi động Hai tiết ôn tập trước, ta đã đi lại các kiến thức cơ bản về Tiếng việt đã học trong chương trình 6, 7, 8. Tiết này, ta thực hiện ôn tập tiếp tục các nội dung còn lại. 2 . Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập sự phát triển của từ vựng. Bước 1: Giới thiệu sơ đồ, ôn lại các cách phát triển của từ vựng, yêu cầu học sinh điền vào sơ đồ. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát trriển của Tếng Việt ko nằm ngoài quy luật ấy. ?) Từ vựng tiếng Việt ngày càng có thêm những từ ngữ mới xuất hiện, đó là sự phát triển về một số lượng từ ngữ - bên cạnh đó còn có sự phát triển nào nữa? (sự phát triển nghĩa của từ ngữ)→ phép chuyển nghĩa. ?) Số lượng từ ngữ phát triển nhờ vào quá trình nào? (tạo từ mới và vay mượn). Sau khi hệ thống, giáo viên giúp học sinh vẽ sơ đồ vào vở. Các cách phát triển từ vựng Phát triển số lượng từ ngữ Phát triển nghĩa của từ vựng Vay mượn Tạo từ mới Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ. - Nhận xét chung. Bước 3: Hướng dẫn trao đổi vấn đề: có thể ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng từ ngữ hay ko? (ko vì như vậy, mỗi từ chỉ có 1 nghĩa, số lượng từ ngữ sẽ phải tăng lên gấp nhiều lần để đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Điều này ko xảy ra với mọi ngôn ngữ thế giới). - Chốt: Mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển theo cách trên. Hoạt động 2: Ôn tập về từ mượn. Bước 1: Ôn tập khái niệm ?) Hãy nhắc lại thế nào là từ mượn? (là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài). - Chốt: nhấn mạnh. Bước 2: Hướng dẫn làm BT 2 - Đưa nội dung BT2 lên bảng phụ, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét và viết đáp án đúng trên bảng phụ của mỗi em. (chọn câu c). - Yêu cầu học sinh giải thích vì sao ko chọn đáp án a, b, d? giáo viên nhận xét không chọn vì: (a) việc vay mượn từ ngữ là xuất phat từ nhu cầu giao tiếp của người Việt. (b) ) việc vay mượn từ ngữ là xuất phat từ nhu cầu giao tiếp của người Việt. (d) nhu cầu giao tiếp phát triển ko ngừng, việc vay mượn từ ngữ nước ngoài là cách thức quan trọng để bổ sung vốn từ , đáp ứng nhu cầu đó. - Chốt: Việc vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ là đá

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc
Giáo án liên quan