Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 năm 2012

A, Mục tiêu bài học

Gióp häc sinh

1. Kiến thức

- Nắm được những nét chính về Hồ Chí Minh

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước được biểu hiện trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc của bài thơ.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích và cảm thụ văn học

B, Chuẩn bị

- Gv: Bài soạn, tư liệu tham khảo

- Hs: Soạn kỹ bài

C, GD- KNS: Nhận thức, tư duy.

* Tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26 / 10 / 2012 Ngày dạy : 7A: 31 / 10 / 2012 7B:1 / 11 / 2012 Tiết 44 CẢNH KHUYA (Hồ Chí Minh) A, Mục tiêu bài học Gióp häc sinh 1. Kiến thức - Nắm được những nét chính về Hồ Chí Minh - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước được biểu hiện trong bài thơ. - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình đặc sắc của bài thơ. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích và cảm thụ văn học B, Chuẩn bị - Gv: Bài soạn, tư liệu tham khảo - Hs: Soạn kỹ bài C, GD- KNS: Nhận thức, tư duy... * Tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1, Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….…… 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn 3, Bài mới * Hoạt dộng1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và dịnh hướng chú ý cho hs - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1p Sinh thời Bác Hồ chưa bao giờ tự nhận mình là 1 nhà thơ, song những tác phẩm thơ văn của Người để lại, lại chứng tỏ Người là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Bài thơ ta học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được tài năng và nét đẹp tâm hồn của Người. * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung - Mục tiêu: Nắm được tác giả tác phẩm, thể thơ. - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở - Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hs đọc chú thích* - sgk/141 - Giới thiệu tóm tắt về tác giả - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ chưa ngủ; nhịp3/4 - 4/3 - 2/5. - Bài thơ được sáng tác theo thể nào? nêu PTBĐ? I, Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Là anh hùng giải phóng, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. 2. Tác phẩm - Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc năm 1947. * Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt * Phương thức biểu đạt - Miêu tả + Biểu cảm. * Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp và sống động. Tình yêu thiên và cảm nhận tinh tế của tâm hồn người chiến sĩ- nghệ sĩ. - Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện, giải thích, phân tích… - Thời gian: 20p Hs đọc 2 câu đầu, 2 câu em vừa đọc miêu tả cảnh gì ? - Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật nào? suối, trăng, cổ thụ, hoa -Tiếng suối được miêu tả ntn? suối trong như tiếng hát xa - Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? hình ảnh so sánh đặc sắc: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? Làm cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trở nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn - Ở câu 2 cảnh vật nào được nhắc tới? ánh trăng trong rừng khuya Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? miêu tả - Từ ngữ nào có giá trị miêu tả “đắt” nhất? Từ lồng - Em hãy giải thích nghĩa của từ lồng trong câu thơ thứ hai? Đó là sự đan xen vào nhau Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Gợi tả bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có hình dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, có ánh trăng lấp loáng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa. Bức tranh chỉ có hai màu sáng, tối mà tạo nên được vẻ lung linh chính là nhờ từ lồng - Hai câu thơ đầu đã tạo được 1 vẻ đẹp TN như thế nào? - Gv bình ngắn: Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh TN vào 1 đêm rất khuya ở núi rừng Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối chảy róc rách trong đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa vẳng lại. Thơ xưa thường so sánh tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Ng.Trãi). Còn ở đây Bác lại so sánh tiếng suối với tiếng hát xa - đó là âm thanh của loài người, thật gần gũi và đồng cảm biết bao. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên 1 khung cảnh TN thơ mộng. Hs đọc 2 câu thơ cuối - Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả tâm trạng? Đó là tâm trạng gì, của ai? - Bác chưa ngủ là vì lí do gì? -Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì - Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? -> Miêu tả theo lối ước lệ của thơ cổ điển - Điệp ngữ chưa ngủ có ý nghĩa ntn? - Hai câu thơ đã giúp em hiểu được điều gì? - Gv: Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài thơ chúng ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu TN, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước. Gv lấy ví dụ chứng minh cho tình thần vì dân vì nước của Bác bài thơ: Không ngủ được: Thư trung thu 1951 Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung Gv khái quát bài thơ II. Tìm hiểu văn bản 1. Hai câu đầu => Gợi vẻ đẹp thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng. 2. Hai câu cuối - Niềm say mê trước vẻ đẹp đêm trăng và nỗi lòng lo lắng cho nước, cho dân của Bác. => Bác là người yêu nước có tinh thần trách nhiệm với nước, với dân. Sống gắn bó và gần gũi với thiên nhiên. * Ghi nhớ/143 * Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu về thơ Hồ Chí Minh - Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành - Thời gian: 5p Gv tổ chức cho hs đọc diễn cảm bài thơ hai hs đọc, các bạn khác nhận xét, gv nhận xét Hs sưu tầm và đọc thêm các bài thơ khác về Bác Hồ III. Luyện tập Bài tập 1 Đọc diễn cảm, thuộc lòng bài thơ Bài tập 2 Bài Tin thắng trận Trăng vào cử sổ đòi thơ ........ Ấy tin thắng trận liên khu báo về Bài Đi thuyền trên sông Đáy Dòng sông lặng ngắt như tờ ..... Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi 4, Củng cố: Gv khái quát bài học - Hs đọc lại bài thơ, nêu nội dung, nghệ thuật 5, Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài thơ - Chuản bị bài: Rằm tháng giêng Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 29 / 10 / 2012 Ngày dạy: 7A: 2 / 11 / 2012 7B:3 / 11 / 2012 Tiết 45 RẰM THÁNG GIÊNG (Hồ Chí Minh) A, Mục tiêu bài học Gióp häc sinh 1. Kiến thức - Thấy được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của vị lãnh tụ yêu nước cao cả Hồ Chí Minh - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình, ngô ngữ đặc sắc của bài thơ. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được dịch sang thể lục bát. - Phân tích và cảm thụ văn học B, Chuẩn bị - Gv: Bài soạn, tư liệu tham khảo - Hs: Soạn kỹ bài C, GD- KNS: Nhận thức, tư duy... * Tích hợp Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước và bản lĩnh của người chiến sỹ cách mạng. D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1, Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….…… 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn 3, Bài mới * Hoạt dộng1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1p “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng riêng” cùng được HCM sáng tác ở Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng viết về cảnh trăng và đều theo thể thơ tứ tuyệt, nhưng một bài viết bằng tiếng Việt, một bài bằng tiếng Hán…. * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung - Mục tiêu: Nắm được tác phẩm, thể thơ. - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở - Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Hd đọc: Bản phiên âm đọc với nhịp: 4/3 - 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2. - Giải thích từ khó: Nguyên tiêu là đêm rằm tháng riêng đầu tiên của 1 năm mới - Trăng rằm tháng giêng có gì đặc biệt? GV: Trăng rằng tháng giêng là trăng sáng nhất, vào ngày này hàng năm trên khắp cả nước còn tổ chức hội thơ nguyên tiêu. Hội thơ được coi là một nét văn hóa đẹp của người dân Việt. Vào đêm hội người yêu thơ được nghe những thi phẩm ca ngợi quê hương, đất nước, mùa xuân, tình yêu, được nghe lại bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh. - Bài thơ được sáng tác theo thể nào? - Bài thơ có mấy nét cảnh? Đó là những nét cảnh nào? (2 nét cảnh: Cảnh rằm tháng riêng và hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng) I. Tìm hiểu chung - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, phần dịch thơ chuyển sang thể lục bát * Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảnh đêm trăng rằm đẹp và sống động, gợi không gian khoáng đạt, tươi trẻ. Tình yêu thiên nhiên và cảm nhận tinh tế của tâm hồn người chiến sĩ- nghệ sĩ. - Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện, giải thích, phân tích… - Thời gian: 20p - Hs đọc 2 câu thơ đầu - Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì? - Nguyệt chính viên có nghĩa là gì? (Trăng tròn nhất). - Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - So sánh với phiên âm em thấy bản dịch thơ có gì khác? Bản dịch thiếu một từ xuân làm giảm bớt phần nào khí sắc của mùa xuân - Hai câu đầu gợi cho ta 1 cảnh tượng như thế nào? - Gv: Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. Câu thứ 2 vẽ ra 1 không gian xa rộng, bát ngát như không có giới hạn với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ này có 3 từ xuân được lặp lại, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả trời đất. Cách miêu tả không gian ở đây giống như trong thơ cổ phương Đông, chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp, thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể, không miêu tả tỉ mỉ, chi tiết các đường nét. - Cảnh xuân ấy đã gợi lên cảm xúc gì trong lòng tác giả? - Hs đọc 2 câu kết - Hai câu em vừa đọc gợi hình dung ntn? - Em hiểu như thế nào về chi tiết: đàm quân sự? (Bàn công việc kháng chiến chống Pháp, bàn việc hệ trọng của dân tộc). - Gv: Yên ba thâm xứ: là nơi tận cùng của khói sóng vừa kín đáo vừa yên tĩnh, bản dịch là giữa dòng cũng chưa sát nghĩa sẽ không nói rõ được nơi bàn bạc việc quân là nơi kín đáo . - Hai câu kết đã cho ta thấy được công việc gì của Bác? Qua đó em hiểu thêm gì về Bác? Bộn bề với công việc nhưng tâm hồn luôn mở rộng với thiên nhiên Gv cho hs so sánh với bài Cảnh khuya Chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau ở hai bài thơ? Hs đọc ghi nhớ. - Gv: Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu TN, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của nước thì bài Nguyên tiêu vừa nối tiếp vừa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thể hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc ở sự nghiệp CM của vị lãnh tụ, người chiến sĩ - người nghệ sĩ HCM. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoẻ khoắn, trẻ trung. Nhờ đó đêm rằm tháng giêng ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng. II. Tìm hiểu văn bản 1- Hai câu thơ đầu -> Sử dụng điệp từ “xuân” => Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng. 2- Hai câu kết - Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn việc nước. - Thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sỹ cách mạng. * Ghi nhớ: sgk (143 ) * Hoạt động 4: Luyện tập . - Mục tiêu cần đạt: HS biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập - Phương pháp: tái hiện, thực hành -Thời gian : 6p’ - Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh TN? III. Luyện tập Bài Ngắm trăng Trung thu Trung thu ta cùng tết trong tù Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu Đêm lạnh Đêm thu không đệm cũng không chăn Gối quắp, lưng còng ngủ chẳng an Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang 4, Củng cố: - Giáo viên hệ thống lại bài 5, Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài thơ, học thuộc ghi nhớ. - Soạn bài: Tiếng gà trưa. - Tiết sau kiểm tra phần Tiếng Việt - Ôn các bài: Từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 29 / 10 / 2012 Ngày dạy: 7A: 2 / 11/ 2012 7B: 3 / 11 / 2012 Tiết 46 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A, Mục tiêu bài học 1, Kiến thức -Tư duy, hệ thống lại những kiến thức về phần tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 7: Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ Hán việt. từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. -Biết vận dụng kiến thức đã học để làm một số bài tập theo yêu cầu của bài kiểm tra. 2, Kĩ năng Rèn kĩ năng tư duy, tái hiện kiến thức; kĩ năng tìm hiểu từ. 3, Thái độ Giáo dục học sinh ý thức làm bài trung thực, nghiêm túc. B, Chuẩn bị -Giáo viên : Hướng dẫn học sinh ôn tập. Ra đề kiểm tra. -Học sinh : Ôn bài theo hướng dẫn của giáo viên. C, Hình thức đề kiểm tra - Tự luận Hai cây cùng có một tên Cây xoè mặt nước cây lên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương Cây kia hoa nở ngát thơm mặt hồ MA TRẬN Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao 1.Từ ghép, từ láy Nhớ được các loại từ ghép từ láy và đặc điểm của chúng Hiểu được nghĩa của một số từ láy Số câu: Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 2 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ: 35% 2. Quan hệ từ Biết đặt câu với một số cặp quan hệ từ Số câu: Số điểm Tỉ lệ Số câu 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% 3. Từ Hán Việt Giải thích được vì sao tên một số tờ báo tạp chí lại dùng từ Hán Việt Số câu: Số điểm Tỉ lệ Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 4. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa 5. Từ đồng âm Nhận diện được các từ đồng nghĩa, trái nghĩa Biết đặt câu với một số cặp từ đồng âm Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 40% Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% D,Tiến trình tổ chức dạy - học. 1.Ổn định tổ chức: - Sỹ số: Lớp 7A:............ Lớp 7B: ............ 2.Tiến hành kiểm tra.: Gv phát đề, HS làm trực tiếp vào tờ đề ĐỀ BÀI. ĐÊ 1: LỚP 7A Câu 1: (2đ) Điền thêm vào chỗ trống cho hoàn thiện việc phân loại từ ghép và nêu hai ví dụ. - Từ ghép có....loại:...................................................................................................................... + Từ ghép....... + Từ ghép... Câu 2: (1.5đ) Điền thêm tiếng láy và cho biết nét nghĩa chung của các từ láy sau: long........, loang......., lấp......... Câu 3: (1.5đ) Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau đây: nếu .....thì....., bởi ....nên... Câu 4: (1đ)Theo em vì sao tên một số tờ báo, tạp chí của người Việt lại dùng từ Hán Việt; ví dụ; Báo thiếu niên, báo nhi đồng, báo phụ nữ, báo gia đình. Câu 5: (2đ)Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các ví dụ sau Bác đã đi rồi sao Bác ơi, Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời, Bác đã lên đường theo tổ tiên, Mác Lê- nin thế giới Người hiền. Trong lao tù cũ đón từ mới, Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. - Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa, Chỗ ồn ào đang hoá than rơi. Câu 6: (2đ) Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau a, đá (danh từ) – đá (động từ) b, năm (danh từ) – năm (số từ) ĐÊ 2: LỚP 7B Câu 1: (2đ) Điền thêm vào chỗ trống cho hoàn thiện việc phân loại từ láy và nêu hai ví dụ về từ láy. - Từ láy có......loại:...................................................................................................................... + Từ láy....... + Từ láy....... Câu 2:(1.5đ) Điền thêm tiếng láy và cho biết nét nghĩa chung của các từ láy sau: ngoằn.........., khúc.............., ngập.................. Câu 3: (1.5đ) Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau đây: vì .....nên...., tuy.......nhưng..... Câu 4: (1đ)Theo em vì sao tên một số tờ báo, tạp chí của người Việt lại dùng từ Hán Việt; ví dụ; Báo thiếu niên, báo nhi đồng, báo phụ nữ, báo gia đình. Câu 5: (2đ)Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các ví dụ sau - Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong. - Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Câu 6: (2đ) Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau a, đá (danh từ) – đá (động từ) b, bò(động từ)- bò (danh từ) ĐÁP ÁN ĐÊ 1: LỚP 7A Câu 1: (2đ) - Từ ghép có hai loại: Ghép đẳng lập, ghép chính phụ. + Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Ví dụ; cây cỏ, giầy dép... + Từ ghép chính phụ có tiếng chính, tiếng phụ; tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau Câu 2: (1.5đ) Điền thêm tiếng láy và cho biết nét nghĩa chung của các từ láy sau: long lanh, loang loáng, lấp lánh-> các từ láy gợi hình ảnh, màu sắc có thay đổi liên tục Câu 3: (1.5đ) Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau đây: Nếu trời mưa thì đường sẽ rất trơn. Bởi bạn Hương chăm chỉ học tập nên đã đạt nhiều thành tích. Câu 4: (1đ) Một số tờ báo, tạp chí của người Việt lại dùng từ Hán Việt vì từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, lịch sự. Câu 5: (2đ) Từ đồng nghĩa: đi, lên đường theo tổ tiên Từ trái nghĩa: cũ - mới, mây tạnh - mây mưa, im lặng- ồn ào Câu 6: (2đ) Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau a, Con ngựa đá đá con ngựa b, Bà Năm đi chợ mua năm mớ rau ĐÊ 2: LỚP 7B Câu 1: (2đ) - Từ láy có hai loại: láy toàn bộ, láy bộ phận + Từ láy toàn bộ; các tiếng lặp lại giống nhau hoàn toàn, có một số trường hợp có biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. + Từ láy bộ phận; các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Câu 2:(1.5đ) ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, ngập nghềnh; các từ láy gợi hình ảnh, trạng thái không bằng phẳng Câu 3: (1.5đ) Vì bạn Lan luôn cố gắng nên bạn ấy đã đạt học lựa khá. Tuy nhà An ở xa trường nhưng bạn ấy luôn đến trường đúng giờ. Câu 4: đáp án như đề 1 Câu 5: (2đ) Từ đồng nghĩa: non - núi, Từ trái nghĩa: lở - bồi, đục – trong, xuống - lên Câu 6: (2đ) a, Đáp án như đề 1 b, Con kiến bò đĩa thịt bò 4, Củng cố: - Giáo viên thu bài. nhận xét giờ làm bài. 5, Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài Thành ngữ Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 1 / 11 / 2012 Ngày dạy: 7A: 5 / 11/ 2012 7B: 6 / 11 / 2012 Tiết 47 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 A, Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, kỹ năng về văn biểu cảm. - Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh theo yêu cầu của đề bài. Thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài viết tập làm văn số 2- văn biểu cảm về sự vật, con người. -Nắm được các lỗi cơ bản của bài viết để từ đó có ý thức sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. 2. Kỹ năng -Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh. 3. Thái độ - Khắc phục nhược điểm phát huy ưu điểm trong bài viết B, Chuẩn bị - Giáo viên : Tập bài của học sinh đã chấm và ghi điểm. phân loại bài viết theo ba mức độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu. C, GD- KNS: Kỹ năng tự nhận thức, tư duy... D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…………7B: …………………….……… 2, Kiểm tra bài cũ: không 3, Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: thuyết trình -Thời gian: 1p Hoạt động 2: Trả bài, xây dựng dàn bài -Mục tiêu.- HS xây dựng lại dàn bài tự nhËn ra ­u, nh­îc ®iÓm trong bµi lµm cña m×nh. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề. -Thời gian: 15p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài, giáo viên chép đề lên bảng. - Trong 3 câu hỏi của đề em xác định câu hỏi nào là quan trọng nhất? vì sao? Gv chữa nhanh câu 1,2 dành thời gian cho việc xây dựng lại dàn bài ở đề tập làm văn - Đề bài yêu cầu viết bài theo thể loại nào? - Nội dung biểu cảm là gì?(đối tượng biểu cảm? tình cảm trình bày?) - Phần mở bài phải giới thiệu và bày tỏ được điều gì? - Phần thân bài cần trình bày những gì? - Tình cảm đối với cây (theo thời gian). -Những kỉ niệm gắn bó với cây. Tâm trạng khi nhớ lại những kỉ niệm ấy. - Phần kết bài khái quát điều gì? -Giáo viên nêu những ưu điểm của bài viết. Đề bài: Hãy phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu. I. Tìm hiểu đề - Thể loại: Biểu cảm. - Nội dung:Trình bày suy nghĩ, tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể. II, Lập dàn ý: 1. Mở bài  - Giới thiệu được loài cây mình yêu quý. - Tình cảm gắn bó với cây. 2, Thân bài -Tả cây theo 4 mùa (đặc điểm của cây), tình cảm của em trước những thay đổi của cây. - Sự đóng góp của cây đối với con người. - Sự gắn bó của em với loài cây đó từ khi em còn nhỏ cho đến bây giờ. 3, Kết bài:1 điểm. -Cảm nghĩ của em về loài cây đó(Khái quát lại tầm quan trọng của cây trong cuộc sống của em và mọi người, ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh) Hoạt động 3: Nhận xét ưu, nhược điểm và cho Hs sửa lỗi -Mục tiêu: HS biết lỗi sai của mình và sửa lỗi. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thực hành. -Thời gian: 25p -Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm của tập bài. -Bố cục bài viết rõ ràng. Trình bày nội dung bài viết tương đối sạch sẽ, chữ viết có nhiều tiến bộ. -Xác định đúng yêu cầu của đề, biết chọn đối tượng cụ thể để bộc lộ cảm xúc. Một số ít bài viết biết kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả dể biểu cảm Gv nêu một số lỗi cơ bản - Một số bài viết biết chọn đối tượng biểu cảm song lời văn còn nghèo nàn cảm xúc không gây được ấn tượng với người đọc. - Thiên về yếu tố kể và tả, chưa biết trình bày những cảm xúc của mình khi nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây và cảm xúc của mình trước mỗi sự thay đổi của cây. - Chưa nêu được vai trò của cây trong đời sống tâm hồn của người viết -Sao chép văn mẫu không có sự sáng tạo. - Giáo viên thông báo các lỗi học sinh thường mắc: +Lỗi chính tả: +Lỗi diễn đạt: Giáo viên chép một số lỗi lên bảng, hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và tìm cách sửa chữa. - Lỗi ở đoạn văn thứ nhất là gì? Em hãy bổ sung nội dung còn thiếu cho phần mở bài? Gv đưa dẫn chứng Hàng năm vào mùa xuân được hưởng những miếng xoài ngon. Mà những các loại của những đặc trưng nhất là cây xoài. Vào mùa rét cây doi nhà em ra hoa kết trái và cho chúng em những quả ngon ngọt, hoa roi màu trắn. Cây hoa sữa là loài cây có hoa màu trắng hoa nở cũng có một khoảnh khắc về loài hoa đó Gv dành khoảng 5p cho hs xem lại phần thân bài và phát hiện lỗi Lỗi của đoạn văn phần thân bài là gì?( Những điều quan sát và miêu tả đã phù hợp với cây chưa? Đoạn văn mắc lỗi gì?) Gv minh họa một vài lỗi Cây xoài rất gần gũi với em, hàng năm cứ đến mùa xoài ra hoa những chùm hoa giống như hoa sữa. Thân cây to và những tấm lá xanh đã phải trải qua bao mưa gió những cành xoài vẫn vươn dài ra đón nắng những cái mầm bắt đầu nhú ra thì mùa xuân chuẩn bị lại đến. -Sao chép tài liệu ,lắp ghép vào bài không phù hợp. -Giáo viên đọc , học sinh nghe và nhận xét, giáo viên đọc lời phê cho học sinh đối chiếu. -Giáo viên thông báo kết quả viết bài của toàn lớp. Lớp/ sĩ số Điểm khá, giỏi Điểm Tb Điểm yếu, kém 7A- 34 10 20 4 7B- 34 9 18 7 -Giáo viên giao bài cho học sinh III, Nhận xét 1, Ưu điểm 2, Nhược điểm 3, Chữa một số lỗi cơ bản a, Lỗi chính tả - Danh từ riêng không viết hoa. - Viết hoa bừa bãi Nhầm lẫn s với x, ch với tr - sai nghĩa của từ: nhuwnh- những, than trầm- thăng trầm b, Lỗi diễn đạt -Lỗi phần mở bài: Chưa giới thiệu được tên loài cây. Diễn đạt không rõ ràng - Lỗi phần thân bài Còn thiên về kể chuyện, tả vẻ bề ngoài của cây Còn sao chép giống nhau chỉ thay tên loài cây 4, Đọc bài văn đạt điểm cao 5, Thông báo kết quả IV, Trả bài- ghi điểm 4, Củng cố - Giáo viên trả bài, nhận xét giờ học. 5,Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài Thành ngữ. -Xem lại các kiến thức về văn bản biểu cảm. chuẩn bị viết bài văn biểu cảm số 3 Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. ********************* Ngày soạn: 2 / 11 / 2012 Ngày dạy: 7A: 7 / 11 / 2012 7B: 8 / 11 / 2012 Tiết 48 THÀNH NGỮ A, Mục tiêu bài học 1, Kiến thức - Hiểu được khái niệm, nghĩa, chức năng, đặc điểm và tác dụng của thành ngữ. 2, Kĩ năng - Nhận biết và giải thích nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, sử dụng thành ngữ trong văn bản nói, văn bản viết. 3, Thái độ Thấy được sự phong phú về sắc thái biểu cảm của thành ngữ, của tiếng Việt. Tự hào về tiếng nói của dân tộc. B, Chuẩn bị - Giáo viên: Bài soạn, ngữ liệu phù hợp. - Học sinh : Đọc trước bài ở nhà. C, GD- KNS:

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc