Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Trường THCS Suối Dây

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận và phân tích tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết được thể thơ và chỉ được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

c. Thái độ:

- Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

3. Phương pháp:

 Đọc sáng tạo, Nêu vấn đề, Gợi mở.

4. Tiến trình giảng dạy:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Trường THCS Suối Dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng. Hồ Chí Minh Truền Tuần 12 Tiết: 45 Ngày dạy: 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Cảm nhận và phân tích tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ. b. Kĩ năng: Nhận biết được thể thơ và chỉ được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. c. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, Nêu vấn đề, Gợi mở. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Đọc- Tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn HS đọc bài thơ. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc bài thơ. GV cho HS đọc chú thích trong SGK. - Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ? *GV treo tranh. GV giới thiệu cho HS biết một số tranh ảnh Bác Hồ làm việc, ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc. - Bài thơ được làm theo thể thơ nào? -> Thất ngôn bát cú. - Vận dụng các hiểu biết của em về thể thơ Đường, hãy chỉ ra đặc điểm số tiếng trong mỗi câu thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp. -> Vần ở các câu 1,2,4 cấu trúc : khai, thừa, chuyển, hợp. Nhịp 3/4 ; 2/5 Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu văn bản. - Phân tích hai câu đầu của bài thơ cảnh khuya? Bức tranh cảnh khuya được tạo ra từ những lời thơ nào? Có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuya ở lời thơ thứ nhất? -> Tả bằng ấn tượng âm thanh + So Sánh) Cách tả này gợi ấn tượng gì? Nhận xét đặc điểm ngôn từ trong lời thơ thứ 2? Ngôn từ đó có sức gợi một cảnh tượng như thế nào trong sự hình dung của em? Như thế lời thơ ở đây đã tạo một vẻ đẹp thiên nhiê như thế nào? Thơ Bác luôn kết hợp thiên nhiên và con người… Trong thơ, theo em người chưa ngủ vì lí do gì? Em hiểu tâm sự “ lo nỗi nước nhà” của Bác như thế nào? -> Lo cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng sẽ có ngày thắng lợi. - Vậy người chưa ngủ trong lời thơ thứ 2 nói lên cảm xúc tâm hồn tác giả như thế nào? Hoạt động 3: GV gọi HS đọc bài thơ - Hai câu thơ đầu gợi cho em hình dung cảnh đẹp gì? -> Không gian cao rộng mênh mông, tràn đầy ánh trăng và sức sống trong đêm nguyên tiêu. Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn, dòng sông mặt nước tiếp lẫn liền với trời. - Trong hai câu sau, cảnh trăng tiếp ỵuc miêu tả như thế nào? - Trong nguyên tác, câu thơ thứ ba gợi cho người đọc biết thêm điều gì? Gợi lên không khí gì? -> Câu thơ thứ ba không chỉ vẽ lên cái không khí mờ ảo, huyền hồ của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc mà còn hé cho người đọc nhận ra cái không khí thời đại, không khí hội họp luận bàn việc quân, việc nước rất bí mật, rất khẩn trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go. -Thì ra đây đâu phải là cuộc du ngoạn, ngắm trăng thông thường, mà đây là những phút nghĩ ngơi hiếm hoi của vị lãnh tụ trên đường về sau những hội nghị quan trọng và bí mật để quyết định những vấn đề liên qưan đến vận mệnh toàn dân tộc. GV chia nhóm HS thảo luận. Nhóm 1,2: Khi viết, kết hợp lại trong một bài học hai bài thơ đã mang các ý nghĩa chung nào? Tạo cảnh thiên nhiên tươi đẹp dưới ánh trăng lộng lẫy. Từ đó biểu hiện tình yêu tha thiết của tác giả dành cho thiên nhiên và cho cách mạng. Nhóm 3,4: Từ 2 bài thơ này em nhận ra vẻ đẹp nào về hình thức của thơ Hồ Chí Minh? Thể thơ thất ngôn, hình thức kết hợp miêu tả + biểu cảm để tạo sự phong phú của nội dung thơ. GV chuyển ý sang ghi nhớ. -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập. Cho HS thi làm bài tập 2. I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích. Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. II/ Đọc – Tìm hiểu văn bản. Bài 1: Cảnh khuya. a) Bức tranh cảnh khuya trong thơ. - So sánh ( âm thanh) -> Sự sống thanh bình của thiên nhiên rừng núi. - Cảnh đẹp gợi cảm đối với con người. Điệp từ “lồng” -> Bức tranh toàn cảnh với cây, hoa, trăng hoà hợp sống động. -> Thiên nhiên trong trẻo tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sướng cho con người. b) Hình ảnh con người. - Say đắm, hoà hợp với thiên nhiên. -Tình yêu quê hương sâu sắc, vì nước, vì dân. Bài 2 : Rằm tháng giêng. - Bát ngát tràn ngập ánh trăng. -Phong thái ung dung thanh thản của Bác. *Ghi nhớ SGK/143. III/ Luyện tập: BT 1: Gọi HS đọc diễn cảm hai bài thơ. BT 2: Sưu tầm thơ Bác viết về trăng. 4.4) Củng cố, luyện tập: Thể thơ của 2 bài thơ đã học cùng thể thơ nào trong các bài dưới đây? Bài ca Côn Sơn. Sau phút chia li. * C. Sông núi nước Nam. D. Qua Đèo Ngang. 4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà: Thử phân tích so sánh những đặc sắc chung, riêng qua hai bài thơ của Bác. Học bài phần ghi nhớ, thuộc thơ. Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng việt. Soạn bài : Học các bài: Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. + Học thuộc ghi nhớ, cách sử dụng. + Viết đoạn văn có sử dụng các loại từ trên. 5. Rút kinh nghiệm: Kiểm Tra Tiếng Việt Truền Tiết: 46 Ngày dạy: 13/11/2007 1. Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp học sinh - Hệ thống hoá kiến thức về từ Tiếng Việt đã học. Phạm vi kiểm tra: Các bài từ tuần 1-11. NDKT: các vấn đề cơ bản về từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ Hán Việt, quan hệ từ. Kĩ năng: - Rèn tính cẩn thận , độc lập suy nghĩ khi làm bài. Vận dụng kiến thức để tìm ra câu trả lời đúng. Thái độ: Lòng kính yêu thầy cô giáo. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên. Học sinh: Chuẩn bị giấy, viết làm bài. 3. Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm. 4. Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũõ: Không 3) Bài mới: Kiểm tra một tiết Giáo viên ghi đề lên bảng Câu 1: Có mấy loại từ ghép? Kể ra và cho ví dụ. ( 1đ) Câu 2: Hãy xếp các từ sau đây vào bảng phân loại: Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, đất cát, xe đạp, máy bơm nước. ( 2đ) Từ ghép đẳng lập: Từ ghép chính phụ: Câu 3: Thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ. ( 1đ) Câu 4: Xác định các cặp từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong các ngữ cảnh sau: ( 1đ) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Câu 5: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: Đá ( danh từ ) – đá ( động từ ) ( 0,5đ) Sâu ( danh từ ) – sâu ( tính từ ) ( 0,5đ) Câu 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên lòng biết ơn và kính yêu thầy cô giáo, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. ( 4đ) Đáp án Câu 1: Có 2 loại từ ghép: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.( 0,5đ) Ví dụ: ( 0,5đ) TGĐL: Quần áo, sách vở, tốt tươi… TGCP: Cá chép, cà chua, cải bắp… Câu 2: Mỗi từ đúng 0,25đ TGĐL: Học hành, nhà cửa, đất cát. TGCP: Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, máy bơm nước. Câu 3: - Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. (0,5đ) Ví dụ: Trắng >< ngoài… (0,5đ) Câu 4: Non = núi. ( 0,5đ) Đi = về Ngược = xuôi (0,5đ) Câu 5: HS đặt đúng mỗi câu 0,5 điểm. Mẫu: Con ngựa đá con ngựa đá. Con sâu đụt sâu vào thân cây. Câu 6: HS viết đúng đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. 4.4) Củng cố , luyện tập: Thu bài – nhận xét tiết học trong giờ làm bài Hướng dẫn HS tự học: Xem lại các bài đã học. Chuẩn bị: Trả bài viết số 2. Xem lại các bài TLV biểu cảm và bài làm văn số 2. 5. Rút kinh nghiệm: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 VĂN BIỂU CẢM Truền Tiết: 47 Ngày dạy:15/11/2007 1. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức: Giúp học sinh Tự đánh giá năng lực viết văn biểu cảm của mình , tự sửa lỗi. Tự đánh giá được ưu khuyết điểm của bài TLV về văn biểu cảm trên các mặt kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ. b. Kĩ năng: Củng cố về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết văn bản. c.Thái độ: Ý thức được những lỗi sai, sửa chữa, làm bài cẩn thận. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, Chấm bài , trả bài. Học sinh: vở ghi , tự sửa bài. 3. Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, gợi ý. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Không. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Để các em thấy được năng lực làm bài của mình về văn biểu cảm, biết cách sửa sai khuyết điểm của mình qua bài làm, thì tiết học hôm nay ta sẽ tiến hành trả bài viết TLV số 2 về văn biểu cảm cho các em. Hoạt động 1: GV ghi đề lên bảng Gọi học sinh xác định yêu cầu của đề bài 1/ Đề bài : Hoạt động 2: Phân tích đề. Xác định thể loại – đối tượng biểu cảm. Tình cảm thể hiện là gì? Phương thức biểu đạt? 3/ Dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý từng phần gồm nhữngý chính nào? Hoạt động 4: Hướng dẫn HS sửa lỗi sai. Hoạt động 5: Nêu lại những nét chính về bài làm đúng về nội dung, hình thức. Hoạt động 6 : Đọc bài văn hay. Hoạt động 7: Trả bài. 1/ Đề bài : Loài cây em yêu. 2/ Phân tích đề: Thể loại văn biểu cảm. Đối tượng biểu cảm: Loài cây . Thương yêu, thân thiết, gắn bó nhiều kỉ niệm. Biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp. * Ưu điểm: Đa số làm bài đạt yêu cầu. Diễn đạt trôi chảy, gợi hình ảnh, cảm xúc. Một số bài có ý sáng tạo liên hệ thực tế, tình cảm tự nhiên trong sáng. * Kuyết điểm: Một số ít bài: miêu tả hoặc kể chưa nêu cảm nghĩ, chưa gợi được cảm xúc hoặc nêu chưa tự nhiên, hợp lí. Các ý chưa mạch lạc. Sai lỗi chính tả. Còn tẩy xoá nhiều, chữ viết xấu. 3/ Dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý a.Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về loài cây em yêu thích, thời gian, địa điểm trồng. b. Thân bài: Miêu tả những nét nổi bật, gợi cảm của cây. Loài cây trong cuộc sống con người. Loài cây trong cuộc sống của em. c.Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, sự gắn bó, hứa hẹn, chăm sóc cây… 4/ Sửa lỗi phổ biến. Lỗi diễn đạt, dùng từ. Một loài cây Phượng mà luôn luôn gắn bó với cuộc sống con người nhất là với chúng em nên em rất yêu quý chúng. -> Em rất yêu quý cây Phượng. Phượng cho bóng mát, Phượng gắn với bao kỉ niệm tuổi học trò… Lỗi chính tả. Mặt trời lặng -> lặn Thức vậy -> dậy Phượng nghiên mình -> nghiêng. Các bạn gáy -> gái Rể cây -> rễ Xần xùi -> sần sùi Sột xoạc -> sột soạt 5/ Củng cố kiến thức. Nội dung: + Xác định đúng đối tượng biểu cảm, tình cảm cần biểu hiện trực tiếp hoặc giántiếp. + Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Aån dụ, so sánh, nói quá. + Lời văn trong sáng, trung thực. Hình thức: + Rèn chữ viết, chú ý lỗi chính tả ,cách diễn đạt … 6/ Đọc bài văn hay. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 7/ Trả bài cho HS . 4.4. Củng cố,luyện tập: Nhắc lạiquá trình tạo lập văn bản, liên kết , diễn đạt. 4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà: Đọc lại bài làm của mình, sửa các lỗi sai. Diễn đạt thành văn phần thân bài dựa trên dàn ý đã sửa trên lớp. Chuẩn bị bài “thành ngữ” (SGK/143) Đọc và trả lời câu hỏi SGK Thế nào là thành ngữ? Sử dụng thành ngữ như thế nào? Xem trước các bài tập SGK/145. Thống kê điểm: LỚP TSHS 0-3 3,5-4,5 5-6 6,5-7,5 8-10 7A2 7A3 7A7 Cộng 5. Rút kinh nghiệm: Thành Ngữ Truền Tiết: 48 Ngày dạy:17/11/2007 1. Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp học sinh Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng thành ngữ đúng chỗ. Thái độ: Biết yêu quý, tự hào về sự phong phú của tiếng Việt. - Giáo dục ý thức dùng thành ngữ làm phong phú thêm cách diễn đạt. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. 3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 4. Tiến trình giảng dạy: 4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 4.2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập. 4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Nhân dân rất thích sử dụng vào thành ngữ trong giao tiếp, trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, vì thành ngữ lời ít, ý nhiều, diễn đạt cô đúc nhưng hàm xúc, bóng bẩy. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ. @ Treo bảng phụ ghi ví dụ là bài ca dao: Nước non lận đận một mình. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. - Có thể thay một vài từ bằng cụm từ “lên thác xuống ghềnh” bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? -> Không thể thay một vài từ, không thể chêm xen một vài từ khác và cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh”. Bởi nếu thay đổi thì nghĩa của thành ngữ này có thể thay đổi hoặc giảm đi sắc thái biểu cảm. @Diễn giảng thêm - Tìm một số thành ngữ và nhận xét về cấu tạo? Vd: Một nắng hay sương, Đi sớm về trưa … - Từ đó, em có nhận xét gì về cấu tạo của thành ngữ? -> Cấu tạo cố định, các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt. @Tuy nhiện: cũng có một số trường hợp trong sử dụng, ta có thể thay đổi chút ít kết cấu của thành ngữ: Bướm lã ong lơi, châu chấu đá xe … -> Ong bướm lã lơi, châu chấu đá voi. Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa. - Cụm từ : “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh”? -> “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là lặn lội khó khăn, vất vả, hiểm nguy. Nói “ Lên thác xuống ghềnh” xuống ghềnh là nói theo nghĩa bóng(Aån dụ) nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn, nguy hiểm. - Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao nói nhanh như chớp? -> Nhanh như chớp : rất nhanh, cực kì nhanh. Nói nhanh như chớp là cụ thể hóa cái nhanh. @ Có thể cho HS tìm thêm một số thành ngữ và giải thích. - Giải thích thành ngữ “Tay bế tay bồng”? - Nhận xét về cách giải thích nghĩa của thành ngữ “tay bế tay bồng”? -> Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. @GV có thể lập bảng có hai cột : thành ngữ hiểu theo nghĩa đen, thành ngữ hiểu theo nghĩa hàm ẩn. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa hình tượng và nghĩa hàm ẩn? - Em có nhận xét gì về nghĩa của thành ngữ? *Đọc ghi nhớ SGK/144. Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ. @Treo bảng phụ ghi ví dụ phần II *Đọc ví dụ - Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ: bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn? -> Bảy nổi ba chìm làm vị ngữ, tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ cho từ “khi”. - Tìm thành ngữ làm chủ ngữ trong câu? - Thành ngữ có thể đảm nhận vai trò ngữ pháp gì trong câu? *HS tìm một số thành ngữ? Giải thích nghĩa? - Ngoài việc nêu ý nghĩa, em có nhận xét gì về cách biểu hiện của thành ngữ? -> Giàu hình ảnh, giúp ta hình dung rõ sự vật, hiện tượng(vừa có tính biểu cảm, vừa có tính hình tượng) Hãy thay thế thành ngữ trong câu sau đây bằng cụm từ đồng nghĩa, rồi so sánh hai cách diễn đạt? -Anh ấy vui vì đã đi guốc trong bụng họ. -Anh ầy vui vì đã hiểu rõ họ. Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? Gọi HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Nhóm 1: BT 1. Nhóm 2: BT2. Nhóm 3: BT3. Nhóm 4,5,6: BT 4. HS tìm thành ngữ và giải thích nghĩa ( mỗi tổ 5 thành ngữ) I/ Thế nào là thành ngữ - Là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chinh. *Đọc ghi nhớ SGK/144. II/ Sử dụng thành ngữ -Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ … -Thành ngữ ngắn gọn hàm xúc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. * Ghi nhớ SGK/144. III/ Luyện tập: 1) So sánh: Bài tập 1:Tìm và giải thích thành ngữ. a) - Sơn hào hải vị : những món ăn ngon, lạ, sang trọng lấy ở rừng, biển. - Nem công chả phượng : món ăn quí và hiếm b) - Tứ cố vô thân : Nhìn lại bốn bên chẳng ai thân thuộc. - Khoẻ như voi: Rất khoẻ. c)- Da mồi tóc sương : da bị sẫm như mai con đồi mồi tóc bạc như sương : già. Bài tập 2 : HS kể vắn tắc chuyện để thấy rõ lai lịch của câu thành ngữ : Con Rồng Cháu Tiên, Eách ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi. Bài tập 3 : -Lời ăn tiếng nói. -Một nắng hai sương. -Ngày lành tháng tốt. -No cơm ấm áo. -Bách chiến bách thắng. -Sinh cơ lạc nghiệp Bài tập 4 :Tìm thêm thành ngữ. Khẩu phật tâm xà Há miệng mắc quai 4.4) Củng cố, luyện tập: Trong những dòng sau đây dòng nào không phải là thành ngữ? Vắt cổ chài ra nước. Chó ăn đá, gà ăn sỏi. * C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. 4.5) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào? + Thành ngữ phản ánh một hiện tượng trong đời sống + Tục ngữ có ý khuyên răng và đút kết kinh nghiệm trong cuộc sống. Học bài : ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập tại nhà. Sưu tầm thành ngữ và giải thích nghĩa thành ngữ Hán Việt. - Chuẩn bị : Trả bài KT Văn, Tiếng Việt. + Xem, ôn lại các bài văn, tiếng Việt đã học. 5. Rút kinh nghiệm: Duyệt giáo án Ngày … tháng … năm 2007 Tổ trưởng Trần Thị Aùnh Tuyết

File đính kèm:

  • doctuan 12.doc