Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 95, 96: Viết bài tập làm văn số 5 văn lập luận chứng minh

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS ôn tập , củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung và phép lập luận chứng minh nói riêng.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận có bố cục, mạch lạc, liên kết; kỹ năng làm bài trắc nghiệm,.

c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần trung thực khi làm bài kiểm tra

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm ,

- HS: Ôn kĩ bài ở nhà,

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

4.3) Bài mới

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 95, 96: Viết bài tập làm văn số 5 văn lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu VD và bài tập - Bài mới: Tiết 95,96: Viết bài Tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận, đặc biệt là phép lập luận chứng minh; Lập dàn ý cho 5 đề SGK, tr.58-59 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết : 95,96 Ngày dạy: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS ôn tập , củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung và phép lập luận chứng minh nói riêng. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận có bố cục, mạch lạc, liên kết; kỹ năng làm bài trắc nghiệm,... c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần trung thực khi làm bài kiểm tra 2/ CHUẨN BỊ GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm , … - HS: Ôn kĩ bài ở nhà, … 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: 4.3) Bài mới PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,25 đ) 1/ Thế nào là phương thức nghị luận? A. Trình bày diễn biến sự việc; B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc; C. Tái hiện trạng thái sự vật, con người ; D . Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận . 2/ Các yếu tố cấu thành một văn bản nghị luận là: A. Luận điểm, luận cứ và luận chứng, lập luận; B. Luận điểm, luận cứ, lập luận, phân tích, tổng hợp ; C. Luận điểm, luận cứ, lập luận; D. Luận điểm, luận cứ, lập luận, lí lẽ, dẫn chứng. 3/ Luận điểm của bài văn nghị luận là: A. Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm; B. Ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài nghị luận; C. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm; D. Cả A,B, C đều đúng. 4/ Dấu hiệu để người viết nhận ra một đề văn nghị luận là: A. Nó nêu ra vấn đề cần bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối vời vần đề đó . B. Nó gợi ý cho người đọc phải kể có đầu, có đuôi, có ý nghĩa. C. Nó thường có các từ để chỉ sự biểu hiện tình cảm như “ yêu”, “ cảm nghĩ”, “ cảm tưởng”, ... D. Nó yêu cầu người viết phải tái hiện trạng thái, sự vật, con người, ... 5/ Những đề sau đây, đề nào là đề văn nghị luận A. Loài cây em yêu; B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; C. Tưởng tượng mình là một phi hành gia đang bay vào không gian trên con tàu vũ tru; D. Cả A,B, C; 6/ Bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần : ..................................... 7/ Dàn bài chung của bài nghị luận gồm mấy phần: A. Hai; B. Ba; C. Bốn; D. Năm 8/. Nối cột A với cột B cho phù hợp Cột A ( Tên văn bản) Cột B ( Phương thức biểu đạt ) 1) Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) 2) Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương ) 3) Cuộc chia tay của những con búp bê ( Khánh Hoài) 4) Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương ) 5) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) a) Tự sự b) Miêu tả c) Biểu cảm d) Thuyết minh e) Nghị luận 9/ Nhận định sau đúng hay sai: Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy. A. Đúng; B. Sai 10/ Trình tự lập luận sau có trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đúng hay sai: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -------> Bổn phận của chúng ta ngày nay ----------> Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta --------> Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc. A . Đúng; B. Sai. 11/ Dòng nào không là luận điểm cho đề bài “ Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống con người”? A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khoẻ mạnh. B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tính kiên trì, nhẫn nại và tinh thần đoàn kết. C. Con người cần rèn luyện thể dục, thể thao. D. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ nên thực hiện đối với người trẻ tuổi. 12/ Những nhận định sau đây, nhận định nào đúng: A. Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận của người viết B. Yêu cầu về nội dung là phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. 13/ Về hình thức, bài văn nghị luận phải: A. Có phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn và sửa bài; B. Có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. 14/ Các bước làm một bài văn nghị luận lập luận chứng minh là: A. Phân tích đề, lập dàn ý, viết bài, đọc lại, sửa bài; B. Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài; C. Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại, sửa bài; D. Lập dàn ý, viết bài, đọc lại, sửa bài. 15/ Chứng minh trong văn bản nghị luận là gì? A. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vần đề nào đó mà người khác chưa hiểu. B. Là một phép lập luận sử dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. C. Là phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó. D. Cả 3 ý trên. 16/ Cho đề văn sau: “ Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên” . Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề này. A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn. B. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng. C. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hoà khí hậu trên trái đất. 1.D 2.C 3.B 4.A 5.B 6. MB, TB, KB 7.B 8. 1.a; 2.c; 3.a; 4.c; 5.e 9.A 10.B 11.D 12.A 13.B 14.C 15.C 16B 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ PHẦN TỰ LUẬN Hãy chứng minh rằngđời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống CÁCH CHẤM: Điểm 5-6: Bài làm sâu sắc, bố cục rõ ràng, đầy đủ nội dung, rất ít sai chính tả, câu, từ Điểm 3-4: Bài làm bố cục rõ ràng, đầy đủ nội dung, ít sai chính tả, câu, từ Điểm 1-2: Bài làm bố cục không rõ ràng, chỉ ghi ý, sai chính tả, câu, từ nhiều a) MB: Nêu khái quát hiện tượng vô ý thức trong việc đưa chất thải vào môi trường: chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải dịch vụ, chất thải sinh hoạt, ... b) TB - Tác hại: + Ô nhiễm nguồn nước kênh, rạch, ao hồ, sông suối, biển, ... + Ô nhiễm đất ,nhất là đất nông nghiệp, ... + Ô nhiễm không khí + Gây bệnh tật: các dịch bệnh, ung thư - Biện pháp khắc phục + Mọi người phải ý thức được tác hại của việc không có ý thức bảo vệ môi trường. + Tuyên truyền cho tất cả mọi người biết được tác hại của việc không có ý thức bảo vệ môi trường. + Phại nặng những người vi phạm vần đề bảo vệ môi trường. c) KB: Lời hô hào, kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường. 6đ 1đ 4đ 2đ 2đ 1đ 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà ghi lại kết quả phần trắc nghiệm ra VBT, lập dàn ý cho phần tự luận ; tự nhận xét ưu khuyết điểm và cách khắc phục khuyết điểm. - Bài mới: Tiết 97: Ý nghĩa văn chương: Đọc văn bản, đọc chú thích, chia bố cục cho văn bản, soạn bài theo phần “ Đọc- hiểu văn bản” 5/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct95,96.doc