Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 12 - Trường THCS Tân Ước

I.Mục tiêu bài học:

 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của HCM biểu hiện trong bài thơ.

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của 2 bài thơ.

 1.Kiến thức:

 - Sơ giản về tg.

 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

 - Tâm hồn chiến sĩ,nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan

 - Hiểu tư tưởng, nắm được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ.

 2.Kĩ năng:

 - Đọc-hiểu tp thơ hiện đại viết theo thể TNTT DDL.

 - Phân tích để thấy chiều sâu nội tâm người c/s CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của BH.

 - So sánh sự khác nhau giữa bản dịch và nguyên tác của bài Rằm tháng giêng

 3.Thái độ: Gái dục tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 12 - Trường THCS Tân Ước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết Bài dạy 12 45 46 47 48 - Cảnh khuya- Rằm tháng giêng - Thành ngữ - Kiểm tra Tiếng Việt - Trả bài tập làm văn số 2 CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG ( Hồ Chí Minh ) TIẾT 45 Ngày soạn: I.Mục tiêu bài học: - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của HCM biểu hiện trong bài thơ. - Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của 2 bài thơ. 1.Kiến thức: - Sơ giản về tg. - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng". - Tâm hồn chiến sĩ,nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan - Hiểu tư tưởng, nắm được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ. 2.Kĩ năng: - Đọc-hiểu tp thơ hiện đại viết theo thể TNTT DDL. - Phân tích để thấy chiều sâu nội tâm người c/s CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của BH. - So sánh sự khác nhau giữa bản dịch và nguyên tác của bài Rằm tháng giêng 3.Thái độ: Gái dục tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ II.Chuẩn bị: + HS:Chuẩn bị bài cũ – mới. + GV:Giáo án - tranh – ảnh III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định: Điểm diện 2.Bài cũ: Œ Đọc thuộc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.  Nhà thơ có ước vọng gì?Từ ước vọng đó cho ta thấy nhà thơ là một con người ntn? 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Sinh thời Bác Hồ chưa bao giờ tự nhận mình là 1 nhà thơ, song sự nghiệp thơ văn của Người để lại, lại chứng tỏ Người là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Hai bài thơ ta học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được tài năng và nét đẹp tâm hồn của Người. b.Bài giảng: Hoạt động Thầy và trò Ghi bảng ²Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả,tác phẩm ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả HCM? + Hs trình bày như sgk/141. * GV nói thêm về tên mà Bác Hồ đã dùng. Đặc biệt tên HCM. GV: cho học sinh xem ảnh Bác Hồ làm việc và ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc" GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1990 – 2/9/1969) sinh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Tháng 2 -1941 Người trở về nước. Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng Giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”. + Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ chưa ngủ; nhịp 3/4 - 4/3 - 2/5. + Gọi 2 HS đọc 2 bài thơ +Giải thích từ khó. ? Căn cứ vào số câu, số chữ, hãy cho biết thể loại của 2 bài thơ? ? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tâm hồn nghệ sĩ. Người đ từng viết “Ngâm thơ ta vốn không ham” Hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc, bận trăm công nghìn việc, tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, vẳng nghe một tiếng hát xa, dỏi theo một mảnh trăng”. ? Xác định PTBĐ? ? Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được chia theo bố cục nào? Gv: Bài “Cảnh khuya” được làm theo thể thơ tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, 3 vần (ở các câu 1, 2. 4) giống với mô hình chung của thể thơ tứ tuyệt thất ngôn. Về cấu trúc nội dung bài thơ cũng theo trình tự: Khai, thừa, chuyển, hợp với hai câu đầu tà cảnh, hai câu sau thể hiện tâm trạng Bản dịch “Rằm tháng giêng” theo sát ý từng câu, nhưng chuyển thành thơ lục bát và có thêm những tính từ miêu tả như “lồng lộng” (câu 1) và bát ngát cùng với động từ ngân(câu 4) ²Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản + HS Đọc bài thơ “Cảnh khuya”. ? “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Hai câu đầu tả cảnh gì? ở đâu? Vào thời gian nào? ?Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật nào? ( suối, trăng, cổ thụ, hoa) ? Suối được miêu tả với âm thanh gì? (suối trong như tiếng hát xa) ? Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (hình ảnh so sánh đặc sắc: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người) ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? (Làm cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trở nên gần gũi với con ng hơn và mang sức sống trẻ trung hơn) ? Ở câu 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? -Điệp từ "lồng đã Tạo vẻ đẹp lung linh huyền ảo, bóng cây lấp lánh ánh trăng, ấm áp, thân tình. ? Hai câu thơ đầu đã tạo được 1 vẻ đẹp TN như thế nào? Hình ảnh có vẻ đẹp của một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. +Gv: Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh TN vào 1 đêm rất khuya ở núi rừng Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối chảy róc rách trong đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa vẳng lại. Một số người ví tiếng đàn như tiếng suối hoặc tiếng suối với tiếng hát. “Côn sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Nguyễn Trãi). “Tiếng hát như tiếng ngọc tuyền” (Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh ví tiếng suối với tiếng hát. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung, thánh thoát hơn.Hình ảnh trăng lồng cổ thụ thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng đan xen, hoà nhập trong tán lá cây đung đưa trước gió ngàn, ánh trăng tạo hình bóng đen trắng, đậm nhạt của cành lá xuống mặt đất cỏ hoa. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên 1 khung cảnh TN thơ mộng * Chuyển ý - Hs đọc 2 câu thơ cuối ? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả tâm trạng? Đó là tâm trạng gì, của ai? ? Bác chưa ngủ là vì cảnh đẹp của TN hay là vì lí do gì khác? (Bác chưa ngủ không phải để thưởng ngoạn cảnh đẹp của TN mà là vì lo việc nước ) GV Người chưa ngủ, không ngủ được không chỉ vì say mê thưởng ngoạn tiếng suối, ánh trăng tinh khuyết mà chủ yếu “vì lo nỗi nước nhà”. Vì chưa ngủ mà gặp ánh trăng đẹp. Chưa ngủ đâu chỉ vì lo lắng việc quân đang loạn, vì lo cho dấn, nước còn bao nỗi gian lao ? Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? Điệp từ chưa ngủ - Nhấn mạnh thêm nỗi lo nước nhà của Bác và thể hiện rõ cốt cách của nhà thơ Cách Mạng. ? Qua sự “chưa ngủ” của Bác, ta có thể hiểu thêm gì về tâm hồn và tính cách của Người? + HS: Suy nghĩ trả lời à gv tổng kết +GV: Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài thơ chúng ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu TN, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước. * Chuyển ý – Rằm tháng giêng +Hd đọc: Bản phiên âm đọc với nhịp: 4/3 - 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2. + HS đọc bài thơ + Giai thích từ khó: Nguyên tiêu là đêm rằm tháng giêng đầu tiên của 1 năm mới. ? Bài thơ có mấy nét cảnh? Đó là những nét cảnh nào? (2 nét cảnh: Cảnh rằm tháng riêng và hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng) + Hs đọc 2 câu thơ đầu ? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì? ?Nguyệt chính viên có nghĩa là gì? (Trăng tròn nhất). ? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Sử dụng điệp từ - nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. ?Hai câu đầu gợi cho ta 1 cảnh tượng như thế nào? Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng. +Gv Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật: trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. Câu thứ 2 vẽ ra 1 không gian xa rộng, bát ngát như không có giới hạn với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ này có 3 từ xuân được lặp lại, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả trời đất. ?Cảnh xuân ấy đã gợi lên cảm xúc gì trong lòng tác giả? Gợi cảm xúc nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp của TN. + Hs đọc 2 câu kết ? Hai câu em vừa đọc tả gì? Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng. ?Trong nguyên tác,câu thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? gợi lên không khí gì? GV : Đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: "Yêu ba" là một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ mang âm hưởng thơ cổ. "Đàm quân sự" Hiện đại không khí lịch sử, của thời đại. ? Em hiểu như thế nào về chi tiết: đàm quân sự? (Bàn công việc kháng chiến chống Pháp, bàn việc hệ trọng của dân tộc) ? Câu cuối vừa tả vừa b.cảm như thế nào ? - Tả trăng rọi trên thuyền lúc về. - Biểu cảm: Sự thanh thản, "Nguyệt mãn thuyền’’ như làm sáng lên niềm vui, lạc quan của Bác, ? Câu 4 lại ta nhớ đến câu thơ đường nào? Trong bài gì, của ai? " Dạ bán chuy thanh đáo khách” (Phong kiều dạ bạc, Trương Kế) ? Cảm nhận của em về hình ảnh "Nguyệt mãn thuyền" - Hình ảnh đẹp và trữ tình Hình ảnh con thuyền của vi lãnh tụ lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăn giữa không gian trời nước bao lao. ? Hai câu kết đã cho ta thấy được công việc gì của Bác? Qua đó em hiểu thêm gì về Bác? GV:Nguyên tiêu" có đầy đủ nhiều yếu tố của bài thơ cổ: con thuyền vầng trăng, sông xuân, Trời xuân, khói sóng. Không gian tĩnh lặng. Người không có rượu và hoa để thưởng trăng không đàm đạo thơ phú mà "Đàm quân sự" Bài thơ như một đoá hoa đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh. ²Hoạt động 3 : Tổng kết ? Hai bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND và NT của 2 bài thơ? -Hs đọc ghi nhớ. (Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của bác. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người) ²Hoạt động 4 : Luyện tập ´Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. Thảo luận : Hai bài thơ đầu miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài thơ có nét đẹp riêng như thế nào? I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969)à anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam. 2.Tác phẩm: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. Bản dịch bài “ Nguyên Tiêu”: thể lục bát - Sáng tác: trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống pháp tại chiến khu Việt Bắc ( 1947, 1948) - PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả - Bố cục: 2 phần II. Đọc- hiểu văn bản Cảnh khuya 1.Hai câu đầu: - So sánh, điệp ngữ. -Cảnh rừng Việt Bắc trong đêm khuya có tiếng suối chảy ngân xa, có ánh trăng lồng vào cây và hoa tạo nên cảnh đẹp sống động, lung linh, huyền ảo. 2.Hai câu cuối: - Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ - Tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu nước. Rằm tháng giêng 1.Hai câu đầu: - Miêu tả, điệp ngữ. - Không gian bát ngát ánh sáng trăng, sức sống mùa xuân tràn ngập cả đất trời . 2.Hai câu cuối: - Từ gợi tả - Thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân và phong thái ung dung, lạc quan của Bác III. Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Lời thơ tự nhiên gợi cảm. -Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. - Sử dụng các biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao. 2.Nội dung - Sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người; vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều gian khổ. IV.Luyện tập. +Cảnh khuya: Trăng sáng trong rừng khuya , ánh trăng lồng bóng cây, bóng hoa lung linh huyền ảo mà ấm áp tình người. +Nguyên Tiêu mang vẻ đẹp phóng khoáng, ánh trăng mênh mông bao phủ cả sông nước, cả không gian đầy ắp sắc xuân. 4.Củng cố: - Đọc diễn cảm 2 bài thơ - GV khái quát 2 bài thơ bằng sơ đồ 5.Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ 2 bài thơ - Ôn lại phần Tiếng Việt, chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết Rừng núi trăng khuya - Bút pháp cổ điển, hiện đại. - Phong thái ung dung. - Tâm hồn thi sĩ và tinh thần chiến sĩ. Nỗi lo nước nhà Yêu nước Yêu thiên nhiên Ung dung tự tại Bàn bạc việc quân Sông nước trăng xuân RẰM THÁNG GIÊNG CẢNH KHUYA TIẾT 46 THÀNH NGỮ Ngày soạn: I.Mục tiêu bài học: - Hiểu thế nào là thành ngữ. - Nhận biết thành ngữ trong văn bản, hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản. - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ . 1.Kiến thức: -Khái niệm thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ -Chức năng của thành ngữ trong câu. -Đặc điểm diễn đạt và t/d của thành ngữ. 2.Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ -Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3.Thái độ: - Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong nói, viết. II. Chuẩn bị : +GV: Giáo án – SGK - Bảng phụ . +HS: Bài soạn - SGK III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định : điểm danh 2.Bài cũ: GV gọi 2HS kiểm tra bài từ đồng âm ´ Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm? ´Tìm và giải thích cặp từ đồng âm trong ngữ cảnh sau: a. Ruồi đậu mâm xôi đậu, mâm xôi đậu - Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. b.Con ngựa đá con ngựa đá. ´Giải thích nghĩa từ “chả” trong ngữ cảnh sau: Trời mưa đất thịt trơn như mỡ Dị đến hàng nem chả muốn ăn 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc để cho lời nói được thêm sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, chúng ta hay sử dụng một số cụm từ mà người ta gọi là thành ngữ. Những thành ngữ này chiếm một khối lượng lớn trong tiếng việt. Vậy thành ngữ là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu . b.Bài giảng : Hoạt động Thầy và trò Ghi bảng @ Hoạt động 1 :Tìm hiểu khái niệm thành ngữ + Gọi HS đọc vd sgk/143 + GV đưa bảng phụ ? Em hiểu “Thác”,”ghềnh” ở đây nghĩa là gì ? +GV: Thác là chỗ dòng nước chảy vượt qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, dòng suối. Ghềnh là chỗ dòng sông, dòng suối bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm nằm chắn ngang dòng nước chảy xiết. ? Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không: Có thể thay bằng “Vượt thác qua ghềnh” được không? Vì sao ? (Không thể thay đổi từ được - Vì nếu thay ý nghĩa của thành ngữ sẽ trở nên lỏng lẻo). ? Có thể thay đổi v.trí của các từ trong cụm từ được không: Có thể thay bằng “Xuống ghềnh, lên thác” được không ? Vì sao ? (Không thay đổi v.trí được - Vì đây là 1 cụm từ có tính cố định) ? Từ nhận xét trên em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên ? (Cấu tạo tương đối cố định) ? Nghĩa của cụm từ “lên thác xuống ghềnh, nhanh như chớp “ là gì ? ( Lên thác xuống ghềnh à Trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt Nhanh như chớp à rất nhanh ) ? Nhận xét của em về nghĩa của những cụm từ cố định trên?( diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh) ?Vậy gọi cụm từ cố định, diễn đạt một ý hoàn chỉnh là gì ? Thành ngữ ? Vậy thành ngữ là gì? Cho ví dụ à hs đọc ghi nhớ 1/144 GV lưu ý hs:Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ có thể có những biến đổi nhất định. Chẳng hạn: Thành ngữ “châu chấu” đá xe à “châu chấu” đá voi; đứng núi này trông núi nọ à đứng núi nọ trông núi kia, đứng núi này trông núi khác; ba chìm bảy nổi à bảy nổi ba chìm... @. Chuyển ý - Nghĩa của thành ngữ + GV đưa vd thành ngữ thành 2 cột (bảng phụ ) ? Yêu cầu hs nêu ý nghĩa của từng thành ngữ trong mỗi nhóm ? +HS tự bộc lộ ,GV nhận xét ,ghi bảng . + Nhóm 1 Tham sống sợ chết Bùn lầy nước đọng Mẹ goá con côi Năm châu bốn bể à hiểu theo nghĩa đen + Nhóm 2 Lòng lang dạ thú Đi guốc trong bụng Đen như cột nhà cháy Nồi da nấu thịt à hiểu nghĩa bóng ? Nhận xét xem cách hiểu nghĩa của 2 nhóm thành ngữ trên có giống nhau hay khác nhau ? (+ Nghĩa của thành ngữ ở nhóm 1 bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nó. Chẳng hạn: Cơm no áo ấm: chỉ sự đầy đủ, giàu sang. + Nghĩa của thành ngữ ở nhóm 2 suy từ nghĩa chung của cả thành ngữ: theo 2 cách: - Tìm các từ đồng nghĩa với chúng Ví dụ: lá lành đùm lá rách = đùm bọc, che chở. Chó ngáp phải ruồi = may mắn. - Thông qua phương pháp chuyển nghĩa. Ví dụ: Lá lành đùm lá rách, chó ngáp phải ruồi... đều dùng phép ẩn dụ. Nhanh như cắt... đều dùng phép so sánh. ´Tại sao nói “lá lành đùm lá rách”? HS: Suy nghĩ, trả lời: _ Lá lành: là ý ẩn dụ chỉ những hòan cảnh sống thuận lợi, điều kiện kinh tế khá.... -Lá rách: là ý ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh sống khó khăn, gặp phải những điều không may như: thiên tai, bệnh hiểm nghèo, tai nạn.... - Lá lành, lá rách: đều cùng một loại lá. Đó là ẩn dụ chỉ tình đồng loại. + GV nói thêm :phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn. ? Em hãy nói những hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ? + HS đọc ghi nhớ 1 phần 2/144 * Lưu ý: Trong vốn thành ngữ tiếng việt có khối lượng không nhỏ thành ngữ Hán Việt... VD: Bách niên giai lão, độc nhất vô nhị, khẩu phật tâm xà.... @ Chuyển ý - Chức năng của thành ngữ + GV: Cho bài tập –Bảng phụ 1.Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. à vị ngữ 2. "Non xanh nước biếc/ tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi /mặc sức say”à Chủ ngữ (Cảnh rừng Việt Bắc - Hồ Chí Minh) 3.Chúng ta đều là dòng dõi con Rồng cháu Tiên. à phụ ngữ 4.Anh / đã nghĩ thg em như thế thì hay là anh / đào giúp em 1 cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang... à Phụ ngữ + HS đọc ví dụ ? Tìm thành ngữ ? ? Quan sát và xác định chức vụ ngữ pháp của các thành ngữ trên? ? Thành ngữ có chức năng ngữ pháp gì trong câu? + HS ghi bài * Chuyển ý – Tác dụng + HS đọc lại ví dụ ? Em thử thay thế bằng một từ hoặc cụm từ đồng nghĩa với thành ngữ trên? ? So sánh hai cách diễn đạt đó? Cách nào hay hơn? ? Em có nhận xét gì về việc sử dụng thành ngữ? *GV: Lưu ý, thành ngữ có khả năng hoạt động ngữ pháp như từ, tức là có thể thay thế cho từ trong câu. Vídụ: - Nó nói dai. - Nó nói dai như đĩa. Sử dụng thành ngữ, người nói (viết) có khả năng thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc, cách đánh giá của mình đối với sự vật, hiện tượng... Mắng à mắng như tát nước vào mặtà mắng vuốt mặt không kịp. ? Tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp? +HS đọc ghi nhớ 2b sgk/144 @ Hoạt động 2 : Luyện tập - Gọi hs đọc bài tập 1,nêu yêu cầu của đề - Gọi 3 hs lên bảng làm bài tập 1. GV yêu cầu các nhóm thảo luận ,cử đại diện trình bày .GV nhận xét ,bổ sung + Bài 2/145 Thảo luận nhóm . - GV cho hs xem tranh ? Tìm thành ngữ tương ứng và giải nghĩa I.Bài học: 1.Khái niệm Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hòan chỉnh. VD: Cây nhà lá vườn 2. Nghĩa của thành ngữ: Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ ( tham sống sợ chết) nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng( rán sành ra mỡ) 3.Chức năng của thành ngữ -Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. 4.Tác dụng - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. II.Luyện Tập * Bài 1/145 : tìm & giải nghĩa thành ngữ a.Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: Món ăn ở trên núi, dưới biển, quí hiếm sang trọng. b.Khoẻ như voi: rất khoẻ ->cách nói phóng đại- nói quá. -Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. c-Da mồi tóc sương: chỉ người già, da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương. Bài 2/145 : +Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí. +ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn. +Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể. Bài 3/145: điền từ vào thành ngữ Lời ăn tiếng nói Một nắng hai sương Ngày lành tháng tốt No cơm ấm cật Bách chiến bách thắng Sinh cơ lập nghiệp. 4.Củng cố: - Thế nào là Thành ngữ ? 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Nắm được Thành ngữ ,nghĩa của thành ngữ - Tác dụng của thành ngữ,s ử dụng thành ngữ - Sưu tầm 10 thành ngữ và giải nghĩa. - Về nhà học bài,làm bài tập 4 – Chuẩn bị Kiểm tra TV TIẾT 47 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn: I.Mục tiêu bài học : Qua bài kiểm tra đánh giá - Phạm vi kiểm tra: Từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Nội dung kiểm tra: Tìm các từ loại trên có trong đoạn văn, đoạn thơ trích trong văn bản đã học. - Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng các loại từ trên. II. Chuẩn bị : +GV:Thống nhất trong nhóm văn 7 về nội dung kiểm tra . Ra đề, in đề . +HS: Giấy, bút III.Các bước lên lớp : 1.Ổn định : Điểm diện sĩ số . 2.Bài cũ: 3.Bài mới : A.MA TRẬN Mức độ Chủ đề CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Từ vựng 1 1 2 2 4 Từ mượn 1 2 Từ đồng nghĩa 1 1 Từ trái nghĩa 1 1 1 Từ loại 1 Thành ngữ 1 1 Tổng số câu 3 4 2 1 2 10 Tổng số điểm 0.75 1 1.25 2 5 10 A. ĐỀ KIỂM TRA + GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. I. Trắc nghiệm : 3đ ( Mỗi câu 0,25 đ ) 1.Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác định nghĩa về từ ghép chính phụ? A. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp . B. Từ có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn . C. Từ mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. D. Từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. 2. Từ nào sau đây không phải là từ láy ? A. Da diết C. Thưa thớt B. Dập dìu D. Phố phường 3. Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt ? A. Nhẹ nhàng. C. Khai trường. B. Ấn tượng . D. Hồi hộp. 4. Cặp từ nào dưới đây không phải là cặp từ trái nghĩa: A. Trẻ già B. Chạy nhảy C. Sáng tối D. Sang hèn 5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà : A. Giang sơn B. Sông núi C. Đất nước D. Sơn thủy 6. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: Ai đi đâu đấy hỡi ai, Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ? A. ai B. trúc C. mai D. nhớ 7. Chọn một từ sau đây để điền vào chỗ tróng trong câu ca dao sau: Vì mây cho núi lên trời Vì cơn gió thổi hoa … với trăng A. vui B. buồn C. cười D. nở 8.Thành ngữ là gì ? A. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh . B. Là bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó . C. Là câu có cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ . D. Là câu có cấu tạo ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng. 9.Hãy chọn những từ thích hợp lớp học, chiến thắng, hoàn cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong câu sau: (1,0 đ) Hãy can đảm lên con,người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy ........ là vũ khí của con, ..... là đơn vị của con, trận địa là cả .......... và …………là nền văn minh nhân loại. (Trích Những tấm lòng cao cả) II. Tự luận : 7 đ Câu 1: Tìm từ trái nghĩa và nêu tác dụng của từ trái nghĩa trong 2 dòng thơ sau ? (2đ) Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Câu 2 : (2đ) Phân biệt sắc thái nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây : A.Nó gầy nhưng ăn khoẻ. B.Nó ăn khoẻ nhưng gầy. Câu 3: (3đ) Viết đoạn văn về chủ đề Bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy và gạch chân các từ láy đó ? B. GV theo dõi HS làm bài -Thu bài về chấm 4.Củng cố: 5. Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Về nhà ôn lại kiến thức về văn biểu cảm - Chuẩn bị trả bài viết TIẾT 48 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 Ngày soạn: I.Mục tiêu bài học: làm cho HS - Hs tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình và tự biết sửa lỗi trong bài viết - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và kĩ năng liên kết văn biểu cảm. II.Chuẩn bị : +GV chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục . - Bảng phụ ghi lỗi sai và sửa đúng + HS: Xem lại đề bài III.Các bước lên lớp : 1.Ổn định : Kiểm diện sĩ số 2.Bài cũ : ?Thế nào là văn biểu cảm ? 3.Bài mới Bố cục của bài văn biểu cảm gồm mấy phần ? (Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác). Bây giờ chúng ta cùng k.tra lại xem bài TLV số 2 về văn biểu cảm của chúng ta đã theo đúng bố cục đó chưa. Hoạt động Thầy và trò Ghi bảng @ Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng Đề: Viết về loài cây em yêu - HS đọc lại đề -Nhắc lại kiến thức về văn Tự sự ? @ Hoạt động 2: – Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản – Nêu ra định hướng của bài làm – Lập dàn ý @ Hoạt động 3 Lập dàn ý ( Tuần 3 ) * Yêu cầu của đề bài - Học sinh viết được một bài văn kể chuyện có nội dung, nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả và kể kết hợp tả, biểu cảm. - Có bố cục 3 phần rõ ràng. *Hoạt động 4 :Nhận xét chung *Hoạt động 5: Sửa lỗi Gv đưa bảng lỗi của hs đã thống kê ở những dạng khác nhau. *Hoạt động 6: thẩm định + GV nêu kết quả cụ thể a.Đọc bài khá-yếu. b.Đọc bài yếu + Thống kê số điểm. *GV hướng dẫn trao đổi,thảo luận - Nguyên nhân viết t

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 tuan 12.doc