I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị : cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
3 Thái độ: GD tinh thần dân tộc, trân trọng nét đẹp văn hóa dân tộc.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 – Tiết 57
Soạn: 19/11/2013
Văn bản : MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị : cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
3 Thái độ: GD tinh thần dân tộc, trân trọng nét đẹp văn hóa dân tộc.
II. Chuẩn bị :
- GV : Sgk, giáo án
- HS : Chuẩn bị bài .
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định ( 1 )
2. Bài cũ ( 3 )
- Đọc thuộc lòng bài “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
- Tinh cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ như thế nào ?
3. Bài mới :
Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Trên mảnh đất VN, cây lúa-hạt gạo đã trở thành 1 biểu tượng cho vẻ đẹp kì diệu của mảnh đất và tâm hồn tinh tế của con người . Bằng 1 tình yêu đằm thắm, nhà văn Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm “ Bài ca Hắc Hải” đã ca ngợi đồng lúa đất trời VN trong 2 câu thơ rất truyền cảm trên. Trước Nguyễn Đình Thi có 1 nhà văn, bằng thiên tuỳ bút văn xuôi cũng đã dành tình yêu và biết bao ngôn từ đẹp như thơ để ca ngợi cây lúa Việt Nam .Đó là Thạch Lam với bài Một thứ quà của lúa non: Cốm. Bây giờ chúng ta cùng thưởng thức cốm vòng-đặc sản Hà Nội qua bài văn.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:(2’) Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 (30)
- GV hướng dẫn HS đọc : giọng tình cảm, thiết tha, trầm lắng, chậm êm.
- GV đọc 1 đoạn.
- Cho HS đọc tiếp.
- Tìm hiểu vài nét về tác giả - tác phẩm ?
- Văn bản thuộc thể loại nào ?
- Kể tên 1 số văn bản thuộc thể loại tùy bút mà em biết ?
- Cô Tô, Cây tre VN, Lòng yêu nước, Lao xao .
- Bài văn có mấy đoạn ?
- Có 3 đoạn:
+ Từ đầu -> thuyền rồng => cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.
+ Đoạn 2 : tiếp đến kín đáo và nhũn nhặn => cảm nghĩ về giá tri văn hóa của Cốm.
+ Đoạn 3 : phần còn lại => cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm.
- Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm được trình bày trong đoạn văn ?
- Đoạn 1 từ đầu -> của trời.
- Nhà văn có đi sâu tả cách thức , kĩ thuật làm cốm hay ko ?
- Không đi sâu tả kể tỉ mỉ kĩ thuật làm cốm mà chỉ nói qua 1 cách kq và ca ngợi => m tả h ảnh cô gái bán cốm , tả đòn gánh…
- Tại sao cốm gắn liền với tên làng Vòng ?
- Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm : thơm, dẻo, ngon nhất.
- Hình ảnh cô hàng cốm xinh xinh áo quần gọn ghẽ … thuyền rồng có ý nghĩa gì ?
- Cốm gấn liền với vẻ đẹp của người làm ra là các cô gái…cách cốm đến với mọi người thật duyên dáng, lịch thiệp.
- Chi tiết Đến mùa Cốm các người HN “ 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm có ý nghĩa gi ?
- Cốm thành nhu câu thưởng thức của người Hà Nội => từ 1 thứ quà quê, cốm Vòng đã gia nhập vào văn hóa ẩm thực của thủ đô.
- Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hóa dân tộc của Cốm.
- Từ những lời văn trên cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ ?
- Dùng hồng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý nghĩa sâu xa, bởi Cốm là thức dâng của trời đất, mang hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê -> thích hợp với lễ nghi của 1 xứ sở nông nghiêp lúa nước như nước ta.
- Cốm góp phần làm cho nhân duyên tốt đẹp của con người.
- Giá trị văn hóa và giá tri tinh thần rất đặc sắc của dân tộc ta.
- Câu hỏi 3 Sgk ?
- Tác giả phân tích trên những phương diện nào ?
- 2 phương diện :
Màu sắc : hồng ss màu ngọc lựu già.
Cốm -> màu ngọc thạch -> 2 thứ sản vật ấy càng trở nên cao quý.
Hòa hợp về hượng vị : 1 thứ thanh đạm, 1 thứ ngọt sắc -> 2 vị ấy nâng đỡ nhau để HP được lâu bền.
-> màu sắc + hương vi của cốm và hồng hài hòa, gắn bó.
- Em hiểu thêm giá trị nào của Cốm từ lời bình luận của tác giả ?
- Như thế , ở phần văn bản này , giá trị của Cốm được phát hiện trên phương diện nào ?
- Cuối đoạn 2 phê phán những tục lệ mới nảy sinh ra sao ?
Phê phán thói chuộng hàng ngoại của những kẻ giàu có vô học ko biêt trân trọng những sự việc quí kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống d tộc.
-Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút ít , thong thả, nghẫm nghĩ ?
- Ăn thong thả , chậm rãi, ngẫn nghĩ -> cảm nhận được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm.
- Truyền thống văn hóa ẩm thực của các dân tộc VN thật phong phú đa dạng, độc đáo ko chỉ ở các thức quầ, các thức ăn mà còn q trọng ở cách ăn uống cách thưởng thức sao cho sành điệu
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Ca dao.
- Qua cách thưởng thức như vậy , nhà văn đề nghi ai , điều gì ?
- Các bà mua cốm :Nhẹ nhàng , trân trọng thứ sản vạt quý thanh khiết của đồng quê.
- Em có nhận xét và suy nghĩ gì về văn hóa ẩm thực và nghệ thuật ẩm thực của dân tộc ?
Truyền thống văn hóa ẩm thực của các dân tộc VN thật phong phú đa dạng, độc đáo ko chỉ ở các thức quầ, các thức ăn mà còn q trọng ở cách ăn uống cách thưởng thức sao cho sành điệu
- Câu hỏi 6 ( ở đây tác giả đã thể hiện cách cảm thụ Cốm bằng ấn tượng từ nhiều giác quan) . Đó là những giác quan nào ?
- Các giác quan cảm thụ ? tác dụng của cách cảm thụ này ?
+ Khứu giác ( mùi thơm của lúa… )
+ Xúc giác ( chất ngọt của cốm )
+ Thị giác ( màu xanh của cốm…)
=>Khơi gợi cảm giác của bạn đọc về cốm -> chứng tỏ sự tinh tế sâu sắc của tác giả ( là người sành cốm ).
- Vài nét NT đặc sắc ?
- Ý nghĩa văn bản ?
Hoạt động 3 ( 5 )
- GV hướng dẫn HS làm bài ?
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam.
I. Đọc tìm hiểu chú thích :
1. Đọc
2. Chú thích :
- Tác giả : Thạch Lam ( 1910 – 1942 ), sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực văn đoàn,được biết đến với các truyện ngắn và bút kí trước Cách Mạng. Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ông đ với con người, cuộc sống.
- Văn bản được trích từ tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường ( 1943 ).
- Tùy bút là một thể văn gắn với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống, ngôn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Nội dung :
a. Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm :
Cốm – sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của Trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng.
b. Cốm – sản vật mạng đậm nét văn hóa :
- Gắn liền với kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác.
- Gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc, với ước mong hạnh phúc của con người.
- Gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nôi : cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang.
=> đây là những giá trị văn hóa và giá trị tinh thần rất đặc sắc của dân tộc ta.
- Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
2. Nghệ thuật :
- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng , kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chận rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
3. Ý nghĩa văn bản :
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
II. Luyện tâp :
1.
2.
Nếu em lòng dạ đổi thay
Cốm này bị mốc, hồng này long tai.
Ca dao.
Đêm giăng chày đập vang thôn bản
Phấn cốm bay bay phủ lá ngàn.
(Thôi Hữu)
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khoẻ.
(Tục ngữ)
4. Củng cố ( 2 )
- Cảm nghi về Cốm của Thạch Lam cho em hiểu gì về nhà văn ?
( Thạch Lam là người sành cốm, sành các món ẩm thực của HN.
- Ca ngợi cốm là ca ngợi 1 nét đẹp văn hóa truyền thống. Điều đó cho ta thấy tình cảm dân tộc tinh tế và sâu săc của nhà văn ).
5. Dặn dò ( 2 )
- Học bài và làm bài.
- Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn.
- Đọc 1 số đoạn văn của tác giả viết về HN.
- Chuẩn bị bài : Trả bài TLV số 3.
IV. Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 15 – Tiết 58
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu :
1. Giúp HS :
- Thấy được măng lực làm bài văn biểu cảm về 1 con người, thể hiện qua những ưu , nhược điểm của bài viết.
- Biết bám sát yêu cầu của đề ra, yêu cầu vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm để đánh giá bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt.
II. Chuẩn bị :
- GV: chấm bài, ghi lại những ưu, nhược điểm của HS.
- HS : nhớ lại bài làm của mình và chuẩn bị câu hỏi Sgk.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định ( 1 )
2. Bài cũ
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 ( 1 )
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 ( 5 )
- Cho HS đọc lại đề
- Cho HS nhắc lại các bước làm văn biểu cảm.
- Các yêu cầu của đề .
+ Kiểu bài?.
+Nôi dung
Hoạt động 3 ( 17 )
- GV trả bài cho HS
- So sánh bài làm của mình với yêu cầu của đề bài.
- GV nêu những hiện tượng phổ biến :
VD : thể loại, bố cục
Diễn đạt,nội dung, chính tả.
ưu , nhươc ?
Hoạt động 4 ( 17 )
- nêu những lỗi điển hình của từng phần
Hoạt động 5 ( 5 )
- công bố kết quả chung của cả lớp.
- công bố kết quả của từng em ?
- tuyên dương
- gọi HS đọc những đoạn,bài văn hay.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.
I.Đề :
Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha , mẹ ……….
1. Kiểu bài : biểu cảm.
2. Nội dung :
- Giới thiệu chung về người thân, Lí do yêu thích người thân đó.
- Thông qua việc m tả 1 số chi tiết, có thể kể 1 số sự viêc … nhằm phát hiện cảm nghĩ về đối tượng.
- Tình cảm của em đối với người thân đó.
* Đối chiếu với bài làm
* Nhận xét bài làm của HS
II. Sửa chữa lỗi:
Lỗi sai
Sửa lại
1.chính tả :………………………
……………………….
2.từ………………………
………………………
3.câu :………………………
……………………….
………………………
………………….......
………………………
………………………
……………………….
……………………….
………………………..
Kết quả :
Điểm
7C
7F
7h
9-10
7-8
5 -6
1 -4
4. Củng cố ( 1 )
- GV nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò ( 2 )
- Chuẩn bị bài : Chơi chữ.
- Tiếp tục tìm và sửa chữa lỗi …
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
********************************************
Tuần 15 – Tiết 59
CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Khái niệm về chơi chữ.Các lối chơi chữ.
- Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản
- Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết.
* Kĩ năng sống:
- Lựa chọn cách sử dụng phép tu từ chơi chữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của cá nhân.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ chơi chữ.
3. Thaùi ñoä:
Giaùo duïc yù thöùc söû duïng pheùp chôi chöõ trong noùi, vieát.
II. Chuẩn bị :
- GV: Sgk. Giáo án, máy chiếu, Laptop
- HS ; Chuẩn bị bài.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định ( 1 )
2. Bài cũ ( 3 )
- Thế nào là điệp ngữ ? các dạng điệp ngữ /
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công , thành công , đại thành công .
Bài mới :
Ở dân tộc nào, ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, hiện tượng chơi chữ được biểu hiện 1 cách khác nhau. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về hiện tượng này.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 ( 1 )
- Giới thiệu bài :
Hoạt động 2 ( 7 )
- Cho HS đọc kĩ bài ca dao
- GV nhận xét HS đọc.
- Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “ lợi” trong bài ca dao ?
Lợi 1 : thuận lợi, lợi lộc ( động từ )
Lợi 2 : phần thịt bao quanh chân răng ( danh từ ).
- Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ? - Hiện tượng đồng âm
- Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dung gì ?
=>tạo ra cách hiểu bất ngờ, thú vị, tạo sắc thái dí dỏm , hài hước.
Hoạt đọng 3 ( 15 )
- Cho HS đọc các ví dụ ở sgk
- Chỉ ra các lối chơi chữ, cho biết tác dụng của mỗi loại?
- VD 1 sử dụng lối chơi chữ nào ? T /dụng ?
- Mỗi VD có những từ ngữ nào đáng chú ý ?
- Vi dụ 2 sử dụng lõi chơi chữ nào ? tác dụng?
- Ví dụ 3 sử dụng lối chơi chữ nào ? tác dụng?
khi đi cưa ngọn
Khi về cưa ngọn
( câu đố )
dùng cách nói lái.
- Ví dụ 4 sử dụng lối chơi chữ nào ? tác dụng ?
Da trắng vỗ bì bạch
( vế đối )
Rừng sâu mưa lâm thâm
( Câu đối )
- thế nào là từ đồng nghĩa ( những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau ).
Ví dụ :Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng.
( ca dao )
- Chơi chữ được sử dụng trong những trường hợp nào ?
- Trong giao tiếp hằng ngày, các em cũng hay sử dụng chơi chữ. Lấy VD /
Bật mí -> bí mật
Kê tính -> kinh tế.
Hoạt động 4 ( 16 )
- GV hướng dẫn HS làm bài tâp .
Đồng âm : thẹn đèn hổ lửa
+ Lửa : đác điểm về 1 loại rắn
+ Đèn : lửa ( ánh sáng )
=> đánh tráo ngữ nghĩa.
Rắn đầu : cứng đầu -
Chỉ về 1 loại rắn
Cho HS đọc
GV nhận xét -> sửa chữa.
BHồ liên tưởng từ 1 gói cam đến câu thành ngữ : khổ tận cam lai
Khổ -> đắng cam -> ngọt.
Tận -> hết lai -> đến.
=> nghĩa bóng : hết khổ sở đến lúc sung sướng cùng với câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây -> chơi chữ đồng âm.
Bác Hồ đã thể hiện lồng biết ơn chân thành với người biếu cam và qua đó gieo vào lòng người khác niềm tin tất thắng của cuộc k/c ( thực dân Pháp 1946 ).
- Cho HS đọc phần đọc thêm.
CHƠI CHỮ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Thế nào là chơi chữ :
Chơi chữ là lọi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,
hài hước…làm câu văn hấp dẫn và thú vị .
2. Các lối chơi chữ thường gặp:
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm ( gần âm ).
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
3.Sử dụng :
Chơi chữ được dùng nhiều trong cuộc sống, trong văn thơ, đặc biệt là văn thơ trào phúng, câu đố, câu đối.
II. Luyện tập:
1.
- Tác giả sử dụng từ : đồng âm gần nghĩa chỉ các loại rắn ; liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang ( Danh từ ).
2.
Tìm từ ngữ trong cách nói chơi chữ trong những câu đối cụ thể :
- Thịt, mỡ, dò, nem, chả. -> Thức ăn được chế biến từ thịt.
- Nứa, tre, trúc, hóp. -> Các giống loài tre.
=> Cách nói chơi chữ.
3.
Nhận xét về lói chơi chữ trong 1 văn bản cụ thể (bài 4 sgk )
Gói cam 1 : chỉ 1 loại quả => Danh từ chung.
Cam 2 lai : chỉ sự vui vẻ HP, tốt đẹp ( tính từ )
=> Sử dụng chơi chữ đồng âm.
4. Củng cố ( 2 )
- GV nhắc lại nội dung bài học .
- Cho HS nhắc lại nội dung bài bằng sơ đồ tóm tắt bài.
CHƠI CHỮ
KHÁI NIỆM
CÁC LỐI CHƠI CHỮ
SỬ DỤNG
LỢI DỤNG ĐẶC SÁC VỀ ÂM, VỀ NGHĨACỦA TỪ NGỮ ĐỂ TẠO SẮC THÁI DÍ DỎM, HÀI HƯỚC…LÀM CHO CÂU VĂN HẤP DẪN THÚ VỊ.
DÙNG TỪ NGỮ ĐỒNG ÂM.
DÙNG LỐI NÓI TRẠI ÂM.
DÙNG CÁCH ĐIỆP ÂM.
DÙNG LỐI NÓI LÁI.
DÙNG TỪ TRÁI NGHĨA, ĐỒNG NGHĨA, GẦN NGHĨA.
- TRONG LỜI NÓI HÀNG NGÀY.
- TRONG VĂN THƠ, VĂN THƠ TRÀO PHÚNG.
- TRONG CÂU ĐỐI, CÂU ĐỐ.
. Dặn dò ( 2 )
- Học bài – làm bài tập.
- Chuẩn bị bài : Làm thơ lục bát.
IV. Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15 – Tiết 60
LÀM THƠ LỤC BÁT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện, phân tích. Tập viết thơ lục bát.
3 Thái độ :
GD ý thức sáng tác thơ, yêu thích thơ văn
II. Chuẩn bị:
- GV : Sgk, giáo án.
- HS : chuẩn bị bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định ( 1 )
2. Bài cũ ( 1 )
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới ;
Thơ lục bát là thể thơ rất thông dụng trong đời sống người VN. Song trong thực tế, có nhiều em vẫn chưa nắm được thể thơ này. Điều đó ảnh hưởng đến năng lực cảm thụ thơ lục bát, cũng như sáng tác thơ lục bát. Vì vậy tập làm thơ lục bát là 1 yêu cầu rất cần thiết đối với hs chúng ta. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách làm thơ lục bát.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 ( 1 )
- Giới thiệu bai
Hoạt động 2 ( 10 )
- Cho HS đọc bài ca dao
- Các cặp câu lục bát ở mỗi dòng có mấy tiếng ?
- Vì sao lại gọi là luc bát;?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ
- Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng T6 & tiếng T8 trong câu 8 ?
- Nêu nhận xét về luật thơ lục bát ( số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần..) ?
Hoạt động 3 ( 30 )
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
LÀM THƠ LỤC BÁT.
I. Tìm hiểu chung:
1. Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học VN:
1 câu 6 và 1 câu 8
- Kẻ sơ đồ :
- Thanh điệu giữa tiếng T6 & T8 trong câu 8 đều là B.
2. Luật thơ lục bát :
- Số câu không hạn định.
- Số tiếng : 1 câu 6 và 1 câu 8
- Vần : tiếng cuối câu 6 vần với tiếng 6 câu 8.
Tiếng cuối câu 8 vần với tiếng cuối câu 6
- Quy đinh về thanh B –T.
3. Chú ý : Thơ lục bát có biến thể và ngoại lệ .
II. Luyện tập :
1.
Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao :
….như là …
….mới lên thân người..
2.
Tập viết nối câu thơ , đoạn thơ đã cho :
Ngoài vườn ríu rít…
Nghe như tiếng hót đi tìm người thương.
4. Củng cố ( 2 )
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV ñoïc 1 soá baøi thô luïc baùt cho HS tham khaûo.
THẦY TRÒ
Trăm năm! Vun xới rừng cây. Trắng trong, chẳng bận khổ đau.
Qua sông bao chuyến đò đầy thầy đưa? Bâng khuâng, tiếc nuối qua mau ngày hè.
Gieo mầm mơ ước sớm trưa. Khai trường xao xuyến, nghịch ghê!
Một đời gánh chữ lại vừa chở tâm! Nhất, nhì ma quỷ, thứ về học sinh.
SÁCH TRƯỜNG
Cảm ơn sách! Bạn chân tình. Suốt đời vẫn nhớ vẫn thương.Kho tàng kiến thức cho mình, cho ta. Hành trang ký ức, bước đường đã đi.Ứơc mong chung sống một nhà. Tháng năm đèn sách, mùa thi.Ở trong kho sách, chuyện xa thấy gần! Mái trường, nơi nhận những gì thầy trao.
5. Dặn dò ( 2 )
- Học bài
- Tập viết bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
IV. Rút kinh nghiệm;
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
T15
File đính kèm:
- ngu van 7 tuan 15.doc