1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
a. Kiến thức:
- Hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.
- Tích hợp với phần văn và tập làm văn.
b. Kĩ năng:
- Sử dụng từ chuẩn mực khi nói và viết.
c. Thái độ:
- Tránh thái độ cẩu thả khi dùng từ.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận.
4. Tiến trình giảng dạy:
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Trường THCS Suối Dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
Truền
Tuần 16
Tiết: 61
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
a. Kiến thức:
Hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.
Tích hợp với phần văn và tập làm văn.
b. Kĩ năng:
Sử dụng từ chuẩn mực khi nói và viết.
c. Thái độ:
Tránh thái độ cẩu thả khi dùng từ.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
4.2) Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh đọc ví dụ
Các từ gạch dưới trong các câu dùng sai như thế nào?
Hoạt động 2:gọi học sinh đọc ví dụ SGK
- Hãy chỉ ra các từ dùng sai trong các câu? Thay thế những từ ấy bằng từ thích hợp?
- Hãy nêu nguyên nhân sử dụng từ sai?
Hiểu không đúng nghĩa của từ.
- Muốn sử dụng từ chính xác , theo em phải làm như thế nào?
Hoạt động 3:
Giáo viên treo bảng phụ
Gọi học sinh đọc ví dụ
- Hãy tìm các từ dùng sai trong các câu? Và sửa lại cho đúng?
- Hãy nêu nguyên nhân sử dụng từ sai?
Không nắm đúng tính chất ngữ pháp của từ.
Hoạt động 4: giáo viên treo bảng phụ
Gọi học sinh đọc ví dụ
- Hãy chỉ ra những từ sai và sửa lại cho đúng?
- Nêu nguyên nhân sử dụng từ sai?
Hoạt động 5: Giáo viên nêu vấn đề
Do những đặc điểm về lịch sử , địa lí, phong tục tập quán… mỗi địa phương có nhữngtừ ngữ riêng gọi là từ địa phương ví dụ: bao diêm( bắc) hộp quẹt(Nam)
- trong trường hợp nào người ta không nên sử dụng từ địa phương?
GV chốt chuyển: do hoàn cảnh lịch sử văn hoá, có một số lượng lớn từ Hán Việt đã được bổ sung vào vốn từ vựng tiếng Việt, góp phần làm phong phú hơn
Giáo viên nêu ví dụ:
Công ti kiều lộ.
Phụ mẫu nào chẳng thương con.
- Hãy nhận xét những từ Hán Việt trong hai câu? Hãy sửa lại cho đúng?
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập
@ Học sinh đọc phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp.
Đặt câu với các từ sau: An-yên; bải hoải- bại hoại;bình tĩnh-bình thản;Cơ bản –căn bản; danh tiếng-tai tiếng-tiếng tăm
Gọi nhóm trưởng trình bày GV gọi học sinh nhận xét –giáo viên nhận xét sửa sai.
I. Sử dụng từ đúng âm , đúng chính tả:
VD/SGK
- Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn nay đã khấm khá .
- Em bé đã tập tẹ biết nói.
- Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
Nguyên nhân: Sai phụ âm: d-v;
Gần âm: Khoảng – khoảnh,
- Hãy chữa lại cho đúng?
Dùi=> vùi; Khoảng=> khoảnh; tập tẹ => bập bẹ.
- Khi sử dụng từ cần chú ý điều gì?
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa:
Sáng sủa=> tươi đẹp; cao cả=> sâu sắc , biết=>có.
Hiểu đúng nghĩa của từ.
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
…..Đồ vật thêm hào quang=> hào nhoáng
- Cách ăn mặc …
……với nhiều thảm hại => rất thảm hại
…..sự giả tạo phồn vinh=> sự phồn vinh giả tạo
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
Trong tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực hành chính
V. Không lạm dụng từ địa phương , từ Hán Việt.
Công ty Cầu đừơng.
Cha mẹ nào chẳng thương con.
Ghi nhớ:ï SGK/167
@ Luyện tập
Đặt câu với các từ sau: An-yên; bải hoải- bại hoại;bình tĩnh-bình thản;Cơ bản –căn bản; danh tiếng-tai tiếng-tiếng tăm
4.4) Củng cố, luyện tập:
Nêu các yêu cầu sử dụng từ?
+ Sử dụng đúng âm , đúng chính tả.
+ Sử dụng từ đúng nghĩa.
+ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
+ Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm.
+ Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học thuộc bài học, ghi nhớ , đặt câu.
Soạn : Chuẩn bị trả bài Luyện tập sử dụng từ
5. Rút kinh nghiệm:
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
Truền
Tiết: 70
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt:
a.Kiến thức: Giúp học sinh
Nắm vững khái niệm , bản chất của văn biểu cảm .
Phân biệt văn biểu cảm với văn bản tự sự và miêu tả.
Thấy rõ vai trò của tự sự và miêu tả đối với biểu cảm.
Giải thích được tại sao văn biểu cảm gần với thơ.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng lập dàn bài, cách diễn đạt trong văn biểu cảm.
c. Thái độ:
Giáo dục thái độ cảm nhận yêu thích văn biểu cảm.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
4.2) Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giáo viên gọi học sinh nhắc lại khái niệm.
- Thế nào là văn biểu cảm?
-Văn biểu cảm là kiểu văn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
- Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đanh giá của mình, trước hết cần có yếu tố gì ? tại sao?
Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc , thái độ , tình cảm của người viết đó là tự sự và miêu tả.
Giáo viên chốt: Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống . chính sự xúc động ấy làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
Hoạt động 2:
- Nêu những yêu cầu của văn bản tự sự và biểu cảm?
Văn tự sự : Yêu cầu kể lại một sự việc , câu chuyện có đầu , có đuôi, có nguyên nhân diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc kỉ niệm trong kí ức để người nghe người đọc có thể hiểu nhớ và kể lại được.
Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng ( người cảnh vật) nhằm dựng một chân du ng đầy đủ, chi tiết , sinh động về đối tượng để người đọc , người nghe có thể hình dung được rõ ràng về đối tượng ấy.
- Trong văn biểu cảm, có yếu tố tự sự , miêu tả. Vậy, tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự – miêu tả tổng hợp?
Đó là vì:
Trong văn biểu cảm , tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái giá đỡ, cái nền cho cảm xúc. Do đó nó thường không tả , không kể, không thuật đầy đủ như khi nó là một kiểu văn bản độc lập.
GV chốt: không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa 3 kiểu văn bản một cách máy móc, nhưng cũng cần phân biệt một cách tương đối như sau:
-Tự sự : tái hiện sự kiện .
- Miêu tả: Dựng chân dung đối tượng.
-Biểu cảm: Mượn tự sự và mượn miêu tả để bộc lộï tháiđộ, tình cảm và sự đánh giá của người viết.
Hoạt động 3: Giáo viên treo bảng phụ , gọi học sinh đọc bài ca dao.
“Con sông kia bên lở , bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong ,bên nào”
- Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao?
Điệp ngữ , từ trái nghĩa, ẩn dụ.
- Các hình ảnh trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm của con người.
- Tâm trạng người viết như thế nào?
Tâm trạng phân vân , có xen chút hồi hộp.
=> GV chốt: Qua các tác phẩm văn chương đã học , chúng ta thấy văn bản biểu cảm rất gần gũi với văn bản trữ tình
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập
@ Học sinh đọc bài tập 4, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp.
Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý theo các gợi ý.
Gọi đại diện nhóm trình bày, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.
I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM VĂN BIỂU CẢM.
Văn biểu cảm là kiểu văn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHÂN BIỆT BIỂU CẢM VỚI TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
- Văn tự sự : Yêu cầu kể lại một sự việc , câu chuyện có đầu , có đuôi, có nguyên nhân diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự kiện hoặc kỉ niệm trong kí ức để người nghe người đọc có thể hiểu nhớ và kể lại được.
- Văn miêu tả :yêu cầu tái hiện đối tượng ( người cảnh vật) nhằm dựng một chân du ng đầy đủ, chi tiết , sinh động về đối tượng để người đọc , người nghe có thể hình dung được rõ ràng về đối tượng ấy.
III. TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BIỂU CẢM:
IV/ Luyện tập:
.
Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân
Mùa xuân thiên nhiên :
Cảnh sắc, thời tiết , khí hậu cây cỏ , chim muôn…
Mùa xuân con người:
Tuổi tác nghề nghiệp tâm trạng, suy nghĩ…….
3. Phát biểu cảm nghĩ:
Thích hay không thích mùa xuân hay không ? Vì sao?
4.4) Củng cố, luyện tập:
Nêu sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm?
+ Miêu tả tái hiện sự vật, sự việc sao cho người ta cảm nhận được nó.
+ Văn biểu cảm , miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất để nói lên suy nghĩ của mình.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học bài , hoàn chỉnh bài tập tập tại lớp theo dàn ý.
Xem lại lý thuyết văn biểu cảm.
+ Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn.
Chuẩn bị :Oân tập tiếng Việt
5. Rút kinh nghiệm:
Sài Gòn Tôi Yêu
( HDĐT ) Minh Hương
Truền
Tiết: 67
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức: Giúp học sinh
Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn.
Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc và phân tích một bài tuỳ bút.
c. Thái độ:
- Có tình cảm tự hào về quê hương đất nước, con người Việt Nam.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạmột số hình ảnh về thành phố HCM.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh.
4.2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
4.3) Bài mới: @ Giới thiệu bài:
Sài Gòn -Hòn Ngọc Đông nam Á - “ Thành phố HCM rực rỡ tên vàng”- thành phố trẻ lớn nhất Miền Nam vừa kỉ niệm 300 năm tuổi…đã hiện lên một cách vừa khái quát, vừa cụ thể trong tình yêu của một người từng sống ở đây hơn nữa thế kỉ như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : Sài Gòn tôi yêu
Giáo viên treo tranh phong cảnh Thành phố HCM , giới thiệu một số nét khái quát về Thành phố HCM.
Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.
Giáo viên hướng dẫn đọc –đọc mẫu –gọi học sinh đọc.
Giọng hồ hởi, vui tươi hăm hở sôi động, chú ý từ địa phương,…
Gọi học sinh đọc chú thích SGK/171
Lưu ý các từ mang sắc thái địa phương như: ui ui, cây mưa , thị thiềng, chơn thành , hề hà…
- Nêu nhận xét chung về bố cục của bài tuỳ bút?
Bố cục khá mạch lạc, theo cảm xúc của người viết trước những mặt khác nhau của thành phố Sài Gòn.
- Nêu thể loại của văn bản?
Tuỳ bút
Giáo viên giảng chốt: Tuỳ bút là một thể bút kí thiên về biểu cảm, trữ tình về cảnh vật, con người cuộc sống mà nhà văn trải qua hoặc chứng kiến.
- Hãy nêu đại ý của bài văn?
Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
Hoạt động 2: Đọc -Tìm hiểu văn bản.
@ Học sinh đọc lại phần 1.
-Tác giả so sánh Sài Gòn với những ai và cái gì? Tác dụng của so sánh ấy?
So với thủ đô Hà Nội, Huế, Hải Phòng…hay nhiều thành phố khác trên đất nước ta, nét nổi bật của Sài Gòn là sự trẻ trung. Tác giả so thành phố với tuổi mình, so với 5000 tuổi của đất nước để nhấn mạnh rằng đó là thành phố vẫn còn xuân chán! Lại so với cây tơ đương độ nõn nà, sung mãn- vẻ đẹp của cô gái phương nam đương tuổi dậy thì.
So sánh khá đa dạng và khá bất ngờ có tác dụng tô đậm cái trẻ trung của Sài Gòn.
=>Tình cảm nồng nhiệt của tác giả đối với Sài Gòn.
- Nêu những nét riêng biệt của thiên nhiên , khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả?
- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để thể hiện tình cảm của tác giả?
Gọi học sinh đọc phần còn lại.
- Vì sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc Bắc, Trung, Nam ……?Đặc điểm này được diễn giải với cảm xúc như thế nào?
- Phong cách bản địa của người Sài Gòn được khái quát bằng những động từ tính từ nào?
Hãy giải thích phong cách bản địa?(Phong cách gốc, cơ bản của một địa phương vùng đất).
- Phong cách của các cô gái Sài Gòn? Em chú ý nhất điều gì trong hình ảnh các cô gái Sài Gòn?
- Nhà văn đánh giá phong cách ấy như thế nào? Phong cách ấy biểu hiện trong đời sống hằng ngày và trong những thời điểm khó khăn ra sao?
@ Học sinh đọc phần 3: Học sinh thảo luận nhóm
Sài Gòn đô thị hiền hoà –mảnh đất lành.
- Qua những dòng văn đầy nuối tiếc và trách móc , nói thêm tình cảm và suy nghĩ của tác giả về vấn đề gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/173
Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập
@ Học sinh đọc phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp.
* Câu 1:.nhóm:1,2,3
- Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc ở quê hương em?
* Câu 2:.nhóm:4,5,6
- Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với quê hương.
Học sinh thảo luận – nhóm trưởng trình bày –học sinh nhận xét – gíao viên nhận xét .
I/ Đọc- Tìm hiểu chú thích
-Bài tuỳ bút trích trong tập bút kí : Nhớ Sài Gòn tập 1 của Minh Hương – tháng 12/1990.
3.Bố cục: Gồm 3 phần:
a/Từ đầu………..họ hàng: những ấn tượng chung, bao quát về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
b/Từ Ở trên đất này……hơn năm triệu: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
c/Phần còn lại : Tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
II/ Đọc Tìm hiểu văn bản
1) Những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố.
- Sài Gòn thành phố 300 năm vẫn trẻ.
-Tình cảm nồng nhiệt của tác giả đối với Sài Gòn.
-Sài Gòn- thời tiết và nhịp sống.
- Cảm nhận qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng(nắng sớm , gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào mau dứt) .
- Cảm nhận qua sự thay đổi nhanh chóng đột ngột của thời tiết(trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh).
- Cảm nhận về không khí , nhịâp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau(đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm , cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch).
-Tình yêu nồng nhiệt , thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. Chính từ tình yêu ấy mà tác giả cảm nhận được nhiều vẻ đẹp riêng của thành phố, thậm chí tưởng chừng những điều không mấy dễ chịu nên tác giả biện minh cho mình bằng câu ca dao nói về quy luật tâm lí thông thường của con người “ yêu nhau……họ hàng”.
-Nghệ thuật:Điệp từ, điệp cấu trúc câu.
2.Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn:
- Đặc điểm cởi mở, dể dàng mến khách , dể hoà hợp với mọi người được thể hiện bằng hình ảnh: Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến.
-Aên nói tự nhiên, hề hà , dễ dãi, vui vẻ…
-Ít dàn dựng , tính toán.
-Rất chơn thành, bộc trực thẳng thắn , cương trực , có khi nóng nảy, hào khí Đồng Nai…
-Cái đẹp khoẻ khoắn, giản dị trong cách ăn mặc , trang phục quần áo , giầy nón, dáng đi , nụ cười , cái đẹp trong cách chào hỏi ứng xử……
- Dáng vẻ và trang phục tự nhiên , khoẻ khắn vừa ý tứ vừa mạnh dạn, có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ. Thay đổi kịp thời mau lẹ.
Nghệ thuật: Điệp từ , điệp cấu trúc câu.
3.Sài Gòn đô thị hiền hoà –mảnh đất lành.
-Lên án thói vô trách nhiệm , thói ích kỉ và cá nhân của một số kẻ săn bắn chim độc ác…
=> Tình yêu tha thiết của tác giả đối với thành phố mà còn đối thiên nhiên , với việc bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Ghi nhớ: (SGK/173)
V/ Luyện tập:
Câu1: Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc ở quê hương em?
Câu2:Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với quê hương.
4.4)Củng cố:
Bài “ Sài Gòn tôi yêu” thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm. B. Miêu tả.
C. Thuyết minh. D. Tự sự.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà:
Đọc, tóm tắt văn bản.Học thuộc bài học, ghi nhớ .Làm bài tập : các câu hỏi phần luyện tập, vở bài tập.Chuẩn bị bài ôn tập tác phẩm trữ tình
5. Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mùa Xuân Của Tôi
VŨ BẰNG
Truền
Tiết: 64
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
a. Kiến thức:
Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong tuỳ bút.
Thấy được tình quê hương , đất nước thiết tha , sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa , tinh tế , giàu cảm xúc và hình ảnh.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích tuỳ bút – hồi kí- áng văn xuôi giàu chất trữ tình , man mác như một bài thơ buồn, có phần da diết , khắc khoải hơ n Thạch Lam, Nguyễn Tuân, vì hoàn cảnh và tâm sự riêng biệt của tác giả.
c. Thái độ:
Tình yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3. Phương pháp:
Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở.
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
4.2) Kiểm tra bài cũ:
Hãy chứng minh rằng Sài Gòn là một thành phố trẻ và đầy sức sống?(8đ)
KT tập soạn của HS. ( 2đ)
4.3) Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Đọc – tìm hiểu chú thích.
. Đọc: Rõ ràng, mạch lạc chú ý giọng chậm rãi , sâu lắng, mềm mại , hơi buồn . Đặc biệt chú ý giọng đọc phù hợp với câu cảm.
Gọi học sinh đọc chú thích, giáo viên nhấn mạnh những điểm quan trọng.
Tác giả: Tên thật: Vũ Đăng Bằng, từng sống nhiều năm ở Hà Nội, sau 1954 lại sống và viết ở sài Gòn, ông là một nhà văn , nhà báo nổi tiếng về truyện ngắn , bút kí , tuỳ bút
Giới thiệu chân dung Vũ Bằng và cuốn sách Thương nhớ mười hai .Thương nhớ mười hai (1960-1971) được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Bằng. Trong những năm chiến tranh và chia cắt đất nước , sống ở Sài Gòn , nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm nhớ thương da diết, quặn xót về đất Bắc, về Hà Nội về gia đình với lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất .
“Mùa xuân của tôi” là đoạn trích trong bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt bài tuỳ bút đã tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc một vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả
Giải thích từ khó: Học sinh đọc chú thích , GV lựa chọn từ giải thích
Non: núi, Oáng điếu: Tẩu hút thuốc lá rời
Ra ràng: ( thường chỉ dùng để nói về loài chim) : đủ lông cánh, bắt đầu có thể bay ra khỏi tổ .Ở đây tác giả dùng để nói về bướm, bướm non mới ra khỏi kén
- Hãy nêu bố cục của văn bản ?
Bố cục: Gồm 3 phần:
Đọan 1: Từ đầu………….mùa xuân: tình cảm của con người với mùa xuân là quy luật tất yếu , tự nhiên.
Đoạn 2: Tôi yêu sông xanh……….liên hoan: Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
Đoạn 3: phần còn lại: Cảnh sắc của đất trời mùa xuân từ sau khoảng ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
- Tìm đại ý bài văn?
Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ơ ûHà Nôi và miền Bắc qua nỗi nhớ da diết của một người xa quê.
Thể loại: Kí – tuỳ bút mang tính chất hồi kí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
@ Học sinh đọc lại phần 1.: Tình yêu tháng giêng – mùa xuân con người – quy luật của tự nhiên
- Biện pháp nào đã được sử dụng ở đây? Hiệu quả của nó?
Biện pháp: Điệp từ , điệp ngữ , điệp kiểu câu.
Cách viết tạo cho hơi văn ,giọng văn cái duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽ như muốn tranh luận , biện bác với ai đó, cốt để khẳng định cái quy luật rất đỗi tự nhiên , tất yếu của tình cảm con người : yêu mến mùa xuân, yêu tháng giêng – tháng đầu tiên của mùa xuân – mùa tình yêu , hạnh phúc và tuổi trẻ , đất trời và lòng người.
GV chuyển: Đó là lí do căn bản khiến tác giả mê luyến mùa xuân => Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc –Hà nội.
Hoạt động 3: Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc –Hà nội
GV gọi học đọc phần 2
- Tại sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu Mùa xuân của tôi?
Cảnh vật thiên nhiên không khí mùa xuân được nhớ lại , gợi lại từ những chi tiết , hình ảnh còn lắng đọng nhất , sâu sắc nhất. Đó là mùa xuân riêng trong hồi ức của người xa sứ cho nên đó là mùa xuân
File đính kèm:
- tuan 16.doc