A, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
- Chuẩn mực sử dụng từ.
- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
- Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
2, Kỹ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, sửa lỗi dùng từ.
B, Chuẩn bị
GV: Giáo án, sgk
HS: Bài tập, vở ghi, sgk
C, GD- KNS: Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, vận dụng.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17, 18, 19 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 / 12 / 2012
Ngày dạy: 7A: 7 / 12 / 2012
7B: 8 / 12 / 2012
Tiết 65
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
A, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
- Chuẩn mực sử dụng từ.
- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
- Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
2, Kỹ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, sửa lỗi dùng từ.
B, Chuẩn bị
GV: Giáo án, sgk
HS: Bài tập, vở ghi, sgk
C, GD- KNS: Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, vận dụng...
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….…
2, Kiểm tra bài cũ:
Khi sử dụng từ cần chú ý những yêu cầu gì?
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
-Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: Thuyết trình
-Thời gian: 1p
Gv nêu ý nghĩa giờ luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đọc các bài Tập làm văn của em từ đầu năm đến nay. Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, chính tả, nghĩa, về tính chất ngữ pháp và sắc thái biểu cảm), nêu cách sửa?
- GV gọi HS lên bảng làm
Lớp nhận xét – GV sửa
Gv nêu thêm một số ví dụ
Từ dùng sai âm, sai chính tả….
Cách sửa
Tre chở
Nge
Chồng cây
Lãng mạng
Man mát
Chân trọng
Thủy trung
Che trở
Nghe
Trồng cây
Lãng mạn
Man mác
Trân trọng
Thủy chung
- Giáo viên hướng dẫn – Học sinh làm
Giáo viên sửa
Đọc bài tập làm văn của một bạn cùng lớp; nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp với tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn
Hãy nêu các tình huống hay dùng từ sai trong giao tiếp
Tổ chức trò chơi
- Tìm nhanh các tiếng có thể kết hợp với các tiếng sau để tạo thành các từ phức gồm hai tiếng?
- Cách chơi : Các tổ cử đại diện lên bảng viết ra các từ phức mới, trong thời gian 30 giây, số lượng ít nhất là 5 từ. Tổ nào tìm được nhiều từ thì tổ đó thắng.
Ví dụ : Chủ đề : Ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11.
- Tìm những từ miêu tả tiếng cười trong văn biểu cảm?
Tiếng cười văn hoá dễ nghe
Đúng nơi,đúng lúc,chẳng chê điểm nào
Tiếng cười, vẻ đẹp thanh cao
Sắt son tình bạn,dạt dào muôn phương”
Bài 1
Từ dùng sai âm, sai chính tả ...
Cách sửa
- Thỉnh thoảng
- Cảm súc
- Súc động
- Phuộng dưỡng
- Lên nớp
- Khuân mặt
- Đôi mắt đen óng
- Lời ru cao cả
- Mái tóc mẹ sờn bạc
- Cô đi nghiêng ngả
- Những chiếc lá rơi mạnh mẽ
- Thỉnh thoảng
- Cảm xúc
- Xúc động
- Phụng dưỡng
- Lên lớp
- Khuôn mặt
- Đen láy
- Lời ru ngọt
ngào
- Mái tóc mẹ điểm bạc
- Cô đi tập tễnh
- Những chiếc lá nhẹ rơi
Bài 2
Ví dụ : mặt phốp pháp, da em gái rất trắng...
- Ví dụ: Nói trống không, thiếu từ, nói dài, thừa từ, sai về âm
Sai trong viết văn: sai về lỗi chính tả
Ví dụ: ch, tr, r, gi, d, uê, uya…
Bài 3 : Phát triển vốn từ theo chủ đề.
- Giáo : viên, dục, án, dưỡng, sư, huấn
- Hiệu : trưởng, phó, lệnh, cờ hiệu, huy hiệu
- Học : sinh, trò, hành, vấn, thức
- Thầy : trò, giáo, đồ
- Bạn : bè, học, chơi, tốt, xấu
Bài 4
Ví dụ : Bài văn vần vui sau :
“ Cười nhăn nhở, cười đảo điên
Cười giòn, cười nụ, cười hiền, cười mơ
Cười tê tái, cười ngẩn ngơ
Cười sằng sặc, cười vu vơ một mình
Cười khùng khục, cười vô tình
Cười nịnh, cười khẩy rung rinh cả chùa
Bao nhiêu tấn muối cho vừa
Ấy là cười nhạt đẩy đưa, lạnh lùng
Cười vô cảm, cười dửng dưng
Khiến cho thiên hạ nửa mừng nửa lo
Ai ơi xin chớ bày trò
Tiếng cười thành thật dành cho bạn bè
4, Củng cố:
- Khi sử dụng từ cần chú ý điều gì
- Áp dụng vào bài viết văn có hiệu quả
- Chú ý sử dụng từ trong giao tiếp
5, Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, chú ý sử dụng từ khi nói, viết
- Soạn bài : Ôn tập tác phẩm trữ tình
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 1 / 12 / 2012
Ngày dạy : 7A: 7 / 12 / 2012
7B: 11 / 12 / 2012
Tiết 66
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
A, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức
Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.Một số thể thơ đã học.Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác
phẩm trữ tình đã học.
2,Kĩ năng
Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, tổng hợp, phân tích chứng minh.Cảm nhận phân tích tác phẩm trữ tình.
3, Thái độ: Yêu tác phẩm trữ tình.
B- Chuẩn bị
GV : Giáo án, sgk, bảng phụ
HS : Bài soạn, sgk, vở ghi
C, GD- KNS: Kỹ năng tư duy, hợp tác, hệ thống..
D,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….………7B: …………………….…………
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
-Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: Thuyết trình
-Thời gian: 1p
Gv nêu ý nghĩa giờ ôn tập
* Hoạt động 2: HDHS ôn tập
- Mục tiêu: Khái quát các tác phẩm trữ tình đã học. Bước đầu nắm được khái niệm TP trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, tổng hợp, tái hiện.
-Thời gian: 35p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau?
Hs thảo luận một số câu hỏi có liên quan đến tác giả
- Tại sao người ta lại gọiLí Bạch là
“ Thi tiên”, “ Thi tửu”?
- Hạ Tri Chương về quê khi ông đã bao nhiêu tuổi?
- Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viết “ Bài ca Côn Sơn” và “ Bạn đến chơi nhà” trong hoàn cảnh nào?
Gv hướng dẫn hs thực hiện bài ôn tập theo gợi ý SGK
- Về nội dung tư tưởng, những tác phẩm thơ nào thấm đượm tình cảm với thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước?
- Một trong những tình cảm quan trọng, cơ bản nhất được thể hiện trong tác phẩm trữ tình từ trung đại đến hiện đại là tình cảm gì?
- Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà hoà quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì?
Hs lên bảng thực hiện nội dung bài tập
- Thế nào là thể song thất lục bát?
- Lục bát và song thất lục bát giống và khác nhau ở điểm nào?
- Nét giống và khác nhau giữa thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt là gì?
Đọc câu hỏi 4
- Tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác?
- Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở điểm nào?
Gv tổng kết bài học giúp hs khái quát các khái niệm: Thơ trữ tình, ca dao trữ tình
HS đọc ghi nhớ sgk
I. Hệ thống tác phẩm trữ tình
1- Nêu tên tác giả- tác phẩm
Tác phẩm
Tác giả
- Sông núi nước Nam
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Phò giá về kinh
- Tiếng gà trưa
- Cảnh khuya, Rằm TG
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Bạn đến chơi nhà
- Bánh trôi nước
- Qua Đèo Ngang
- Lí Bạch
- Trần Quang Khải
- Xuân Quỳnh
- Hồ Chí Minh
- Hạ Tri Chương
- Nguyễn Khuyến
- Hồ Xuân Hương
- Bà huyện TQ
2- Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện
Rằm tháng giêng, Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng
Qua Đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Sông núi nước Nam
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
3- Sắp xếp lại để tên tác phẩm (đoạn trích) khớp với thể thơ
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia li
Song thất lục bát
Qua đèo Ngang
Thất ngôn bát cú đường luật
Bài ca Côn Sơn
( Côn Sơn ca)
Lục bát
Tiếng gà trưa
5 chữ
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
4- ý kiến: a, e, i, k
5- Điền vào chỗ trống
a, Khác với tác phẩm của các cá nhân,
ca dao trữ tình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b, Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c, Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
* Ghi nhớ (sgk 182 )
4, Củng cố: Gv khái quát chung
- Thế nào là thơ, thơ trữ tình, thơ tự sự, truyện thơ.
- Ca dao trữ tình là gì?
- Ca dao và thơ giống và khác nhau ở điểm nào?
5, Hướng dẫn về nhà
- Học bài, viết một đoạn văn biểu cảm (khoảng 10 câu) về một tác phẩm trữ tình mà em thích nhất?
- Soạn bài: Ôn tập tiếng Việt
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 6 / 1 / 2012
Ngày dạy : 7A: 10 / 11 / 2012
7B: 13 / 11 / 2012
Tiết 67
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A, Mục tiêu bài học
1-Kiến thức
Hệ thống kiến thức về: Cấu tạo từ (Từ ghép, từ láy).Từ loại (Đại từ, quan hệ từ).Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, từ Hán Việt, các phép tu từ.
2-Kĩ năng
Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học, tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3- Thái độ: Yêu tiếng mẹ đẻ.
B, Chuẩn bị
GV : Giáo án, sgk
HS : Bài soạn, vở ghi, sgk
C, GD- KNS: Kỹ năng hợp tác, ghi nhớ, vận dụng.....
D,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……………7B: …………………….………
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài ôn tập ở nhà của hs
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
-Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: Thuyết trình
-Thời gian: 1p
Gv nêu ý nghĩa giờ ôn tập
* Hoạt động 2: HDHS ôn tập
-Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo từ, từ loại đã học
-Phương pháp: Tái hiện, tổng hợp, so sánh, sơ đồ
-Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Hs nhắc lại các khái niệm về cấu tạo từ ghép, từ láy
hs lên bảng hoàn thành bảng sơ đồ sgk
Mỗi loại từ gv cho hs sinh nhắc lại khái niệm và nêu ví dụ
HS hoàn thành bảng phân loại đại từ trong sgk
I. Hệ thống kiến thức
1. Phân loại từ xét về mặt cấu tạo
Gồm; từ đơn, từ phức(từ ghép, từ láy)
2. Phân loại từ xét về mặt từ loại
Gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, chỉ từ, phó từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa
3. Yếu tố Hán Việt, thành ngữ
4. Các biện pháp tu từ
- So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập
-Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, thực hành làm một số bài tập cụ thể
-Phương pháp: Thực hành, giải thích , nêu ví dụ, so sánh.
-Thời gian: 20p
II. Luyện tập
1.Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
Từ loại
Ý nghĩa
chức năng
Danh từ
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
ý nghĩa
Chỉ người vật, hiện tượng, khái niệm
Chỉ hoạt động
Chỉ trạng thái, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Làm thành phần cụm từ, chủ ngữ
Làm thành phần cụm từ, vị ngữ
Làm thành phần cụm từ, vị ngữ
Liên kết các thành phần của cụm từ,câu
Gv gọi hs lên bảng giải nghĩa từ
2.Giải thích nghĩa của yếu tố Hán Việt
Bạch (bạch cầu) : trắng, sáng
Bán (bức tượng bán thân): một nửa
_ Cô (cô độc) : lẻ loi.
_ Cư (cư trú) : chỗ ở.
_ Cửu (cửu chương) : chín
_ Dạ (dạ hương, dạ hội) đêm
_ Đại (đại lộ. đại thắng) : to lớn
_ Điền (địền chủ,công điền): ruộng.
_ Hà (sơn hà) :sông
_ hậu (hậu vệ): sau
_ Hồi (hồi hương, thu hồi): trở về
_ Hữu (hữu ích): có
_ Lực (nhân lực): sức mạnh
_ Mộc (thảo mộc, mộc nhĩ) thân cây gỗ
_ Nguyệt (nguyệt thực): trăng
_ Nhật (nhật kí) : ngày
_ Quốc (quốc ca): nước
_ Tam (tam giác): ba
_ Tâm (yên tâm): lòng
_ Thảo (thảo nguyên): cỏ
_ Thiên (thiên niên kỉ): nghìn
_ Thiết (thiết giáp): sắt, thép
_ Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): trẻ
_ Thôn (thôn xóm, thôn nữ): làng
_ Thư (thư viện): sách
_ Tiền (tiền đạo): trước
_ Tiểu (tiểu đội) : nhỏ, bé
_ Tiếu (tiếu Lâm): cười
_ Vấn (Vấn đáp): hỏi
HS xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Mình về với Bác đường xuôi....đẹp tươi lạ thường
- Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào Anh con người đẹp nhất
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngangh bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi
HS phát hiện các biện pháp tu từ và nêu tác dụng
- Nhà tám miệng ăn
- Con đò với gốc cây đa
Cây đa muôn thuở chẳng xa con đò
Xanh núi, xanh sông, xanh trời, xanh biển
Xanh trời, xanh của những ước mơ
3. Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong các ví dụ sau
- Từ đồng nghĩa: Bác, Người, Ông Cụ
Anh giải phóng quân, con người đẹp nhất, chàng trai chân đất, Thạch Sanh thế kỷ hai mươi.
4. Chỉ ra các biện pháp tu từ
tám miệng ăn : hoán dụ (8 người)
điệp ngữ : con đò, cây đa ; xanh
4, Củng cố:
Gv khái quát giờ ôn tập
5, Hướng dẫn về nhà
- Học, ôn lại bài
- Chuẩn bị bài giờ sau : Ôn tập tổng hợp
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 9 / 12 / 2012
Ngày dạy : 7A: 12/12 / 2012
7B: 15/12/ 2012
Tiết 68
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A, Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá những kiến thức về phần ngữ văn, tiếng Việt, làm văn đã học ở học kỳ I.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tổng hợp.
3. Thái độ
- GD lòng yêu thích môn học.
B, Chuẩn bị
GV: Giáo án, sgk
HS : Bài soạn, vở ghi, sgk
C, GD- KNS: Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, xử lí thông tin...
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….7B: …………………….
2, Kiểm tra bài cũ:
- Tác phẩm trữ tình là gì? Em thích tác phẩm trữ tình nào? vì sao?
3, Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
-Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: Thuyết trình
-Thời gian: 1p
Gv nêu ý nghĩa giờ ôn tập
* Hoạt động 2: HDHS ôn tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các thể loại văn học, về cấu tạo từ, từ loại, ngữ cố định, các biện pháp tu từ.
- Phương pháp: Tái hiện, tổng hợp
- Thời gian: 35p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
gv khái quát các thể loại văn học
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
- Hãy kể tên các tác phẩm là văn bản nhật dụng đã học?
- Nội dung phản ánh trong văn bản nhật dụng là gì?
- Em hiểu ca dao là như thế nào?
- Em yêu thích bài ca dao nào? Vì sao?
- Ca dao thường hay sử dụng thể thơ nào? nghệ thuật gì?
- Hãy kể tên các tác phẩm văn học trung đại đã học?
- Nội dung các tác phẩm ấy phản ánh là gì ?
- Nội dung phản ánh của tác phẩm : Tiếng gà trưa là gì ?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong tác phẩm : Một thứ quà của lúa non : Cốm ?
- Tác phẩm : ‘Mùa xuân của tôi’ và ‘Sài Gòn tôi yêu’ phản ánh những nội dung gì ? Qua đó em có suy nghĩ gì về quê hương mình ?
-Văn biểu cảm là văn bản như thế nào?
Văn biểu cảm là văn bản nhằm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gôi sự đồng cảm nơi người đọc
-Khi phát biểu cảm nghĩ về một đối tượng nào đó thì tình cảm ấy là tình cảm của ai?
Tình cảm ấy phải là tình cảm của chính mình (người viết).
-Vậy trong văn biểu cảm có mấy cách để thể hiện cảm xúc?
-Bộc lộ trực tiếp và bộc lộ gián tiếp khác nhau ở điểm nào?
- Giống nhau: Đều là t/c, cảm xúc của con người.
Khác nhau:
+ Biểu cảm gián tiếp là cách thể hiện tình cảm, cảm xúc thông qua cách miêu tả, tự sự để khêu gợi sự đồng cảm một cách kín đáo, không nói thẳng ra cảm xúc của mình.
Hs nhắc lại nội dung cơ bản đã ôn tập giờ trước về tiếng Việt
Gv khái quát những nội dung cơ bản
Hs nhắc lại các loại từ ghép, từ láy lấy ví dụ
? Đại từ là gì? đặc điểm của nó?
? Tìm các đại từ theo các loại sau: Trỏ và hỏi
? Gồm có trỏ gì? hỏi những gì?
I/ Nội dung kiến thức ôn tập
1/ Văn học
a, Văn bản nhật dụng
- Thường phản ánh những hiện tượng cuộc sống, những vấn đề xã hội có tính thời sự.
b, Ca dao
- Thuộc thể loại trữ tình p/á tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Sử dụng thẻ lục bát dân tộc
- H/ả gợi hình gợi cảm hay sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ
c, Văn học trung đại
- Mang nội dung yêu nước sâu sắc, tình cảm được p/á là t/c tiêu biểu truyền thống.
d, Văn học hiện đại
- Biểu đạt tình cảm cá nhân của chủ thể trữ tình không lệ thuộc khuôn mẫu.
- Tình cảm trong sáng thể hiện t/y quê hương đất nước
2/ Tập làm văn (Văn biểu cảm)
* Văn biểu cảm là văn bản nhằm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
3/ Phần tiếng Việt
* Nhận diện từ
từ ghép, láy, đại từ, từ HV, quan hệ từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa.
a/ Từ ghép
- Từ ghép chính phụ: VD: Nhà xe, quốc kỳ, máy cày...
- Từ ghép đẳng lập: Không phân biệt tiếng chính và phụ
VD: Bàn ghế, quần áo...
b/ Từ láy: Láy toàn bộ và láy bộ phận (láy vần và láy phụ âm đầu)
c/ Đại từ
- Đại từ để trỏ: tôi, tao, tớ, chúng nó, chúng tôi.... bấy nhiêu, bấy.... vậy, thế
- Đại từ để hỏi: ai, gì.... bao nhiêu... sao, thế nào
d/ Thành ngữ và các biện pháp tu từ
4, Củng cố:
- GV hệ thống lại bài
5, Hướng dẫn về nhà
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ I
- Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 9/ 12 / 2012
Ngày dạy: 7A: 14/12 / 2012
7B: 15/12 / 2012
Tiết 69 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
CA DAO Ở ĐẠI TỪ, PHÚ BÌNH, PHÚ LƯƠNG, ĐỊNH HÓA
A, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
Đọc và tìm hiểu những bài ca dao viết về quê hương Đại Từ. Nắm được nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao đó. Sưu tầm một số bài ca dao cùng viết về quê hương Đại Từ, Võ Nhai.
2, Kỹ năng
Tiếp tục rèn kĩ năng tìm hiểu ca dao cho học sinh.
3, Thái độ
Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
B, Chuẩn bị
-Giáo viên: Sưu tầm những bài ca dao ở địa phương, cuốn sách văn học TN
- Học sinh: Đọc trước các bài ca dao trong cuốn “Văn học Thái Nguyên”.
C, GD- KNS: Kỹ năng thể hiện sự tự tin, vận dụng, hợp tác
D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….……
2, Kiểm tra bài cũ: Kt phần chuẩn bị của hs
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Học sinh theo dõi SGK văn học Thái Nguyên (T39)
- Gọi 2 học sinh đọc bài ca dao số 1.
- Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
- Là lời của chàng trai hỏi cô gái và lời của cô gái trả lời chàng trai.
- Vậy bài ca dao đã sử dụng hình thức gì?
- Hình thức đối đáp của ca dao, dân ca.
-Chàng trai trong bài ca dao nói với cô gái trong hoàn cảnh nào?
- Đêm trăng thanh.
- “Đêm trăng thanh” là đêm như thế nào?
- Đêm trăng sáng, bầu trời mặt đất đều êm đềm dưới ánh trăng.
- Trong hoàn cảnh ấy chàng trai đã nói gì với cô gái?
- Hình ảnh “ tre non đủ lá” ngầm chỉ điều gì? Câu ca đã sử dụng nghệ thuật gì ở hình ảnh ấy?
- Hình ảnh “ tre non đủ lá” là hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ người con gái đã trưởng thành, đã đến tuổi hò hẹn, kết hôn.
- Trước câu hỏi của chàng trai cô gái đã trả lời như thế nào?
- Theo em cô gái có hiểu câu hỏi của chàng trai không? Vì sao?
-Trong câu trả lời của cô gái có những sự vật nào gần gũi với nhau? Qua đó em có nhận xét gì câu trả lời của cô gái?
- Các sự vật gần gũi với nhau: Giang, đan sàng, tre.=> lời đáp duyên dáng, khéo léo, có nét tinh nghịch hóm hỉnh.
Giáo viên nêu hai câu ca dao của người Kinh
Chàng hỏi thì thiếp xin vâng
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng
-Học sinh đọc lại bài ca dao.
- Em hãy nhắc lại nét nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao?
- Những nghệ thuật ấy góp phần thể hiện nội dung gì?
- Ngoài bài ca dao vừa học trong các bài ca dao còn lại có bài ca dao cũng nói về quê hương Đại Từ?
- Em hãy tìm đọc bài ca dao có sử dụng hình thức đối đáp như bài ca dao trên?
Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang?
Một trăm thứ than, than chi là than không quạt?
Một trăm thứ bạc, bạc chi là chẳng ai mua?
Trai nam nhi anh đối đặng thì gái bốn mùa xin theo.
Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp. (Một dị bản khác: Một trăm thứ dầu, dãi dầu thì không ai thắp)
Một trăm thứ bắp, bắp chuối thì chẳng ai rang. (Một dị bản khác: Một trăm thứ bắp lắp bắp mồm, lắp bắp miệng thì chẳng ai rang)
Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua
- Học sinh đọc bài ca dao thứ ba.
- Bài ca dao là lời của ai?
- Ấn tượng nào của quê hương Đại Từ còn mãi với du khách ?
- Em có hiểu biết gì về bát canh mon?
Loại canh nấu bằng dải khoai mon, (cây mon có chấm son ở giữa lá)
- Học sinh trả lời-> Giáo viên bổ sung.
Giáo viên : Bài ca dao mở đầu bằng lời chỉ thời gian “ Bao giờ cho đến tháng tư”. Lời ca ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
- Mong ước, nhớ nhung.
- Nỗi nhớ ấy được diễn đạt cụ thể qua hình ảnh nào?
nhớ vợ, nhớ con
Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh ấy?
- Hình ảnh so sánh thân thuộc có ý nghĩa gì?
Bài 1
- Sử dụng hình thức đối đáp
Cách nói ví von bóng bẩy, hình ảnh ẩn dụ.
Tình cảm mộc mạc, chân thành và cách bày tỏ tế nhị của tình yêu đôi lứa.
Bài 3
- Hình ảnh so sánh gần gũi, thân thuộc.
- Tình cảm gắn bó, quyến luyến của con người với mảnh đất Đại Từ.
4, Củng cố:
-Học sinh đọc thuộc lòng hai bài ca dao.
Ngoài hai bài ca dao trên em còn biết bài ca dao cũng nói về quê hương Đại Từ?
- Học sinh trả lời -> Giáo viên bổ sung:
Lử khử lừ khừ, chẳng Đại Từ cũng Võ Nhai.
Đẹp gái xinh trai, chẳng Võ Nhai cũng Đại Từ.
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng hai bài ca dao. Sưu tầm những bài ca dao viết về các địa danh của quê hương Đại Từ.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 70 + 71
KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Đề của phòng giáo dục)
Ngày soạn:24/12/2012
Ngày dạy : 7A: 26/12/2012
7B:27/12/2012
Tiết 72
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, kỹ năng về văn biểu cảm, phần văn bản và tiếng Việt.
- Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh theo yêu cầu của đề bài.
- Thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài viết tổng hợp
- Nắm được các lỗi cơ bản của bài viết để từ đó có ý thức sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
2. Kỹ năng
-Tiếp tục rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đề, viết văn biểu cảm cho học sinh.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, cẩn thận khi làm bài
B. Chuẩn bị
- Nội dung nhận xét
- Bài kiểm tra của hs đã chấm điểm.
- Đáp án biểu điểm.
C. GD- KNS: Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá
D, Các hoạt động dạy - học
1.Ổn định tổ chức : 7A............................................7B...............................................
2. KTBC :
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: thuyết trình
-Thời gian: 1p
Hoạt động 2: HDHS xây dựng lại dàn bài
-Mục tiêu: HS xác định lại yêu cầu của đê, đối chiếu đáp án, xây dựng lại dàn bài văn biểu cảm
-Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề.
-Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
gv trả bài cho hs
- Gv cùng hs xemlại đề bài
( Đề của PGD)
- Gv yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của từng câu hỏi trong đề bài
chưa từng ý theo đáp án.(từ câu 1-> 4)
- Theo em nên dành thời gian ntn cho hợp lý để hoàn thành bài kiểm tra với 5 câu hỏi?
Có thể dành khoảng 30p cho bốn câu đầu
- Nêu định hướng làm bài của em với câu 5?
- Em xác định thể loại đề ntn? phạm vi đề?
- Đề yêu cầu biểu cảm về một đối tượng hay nhiều đối tượng?
- Em hãy xây dựng dàn bài cho đề bài trên?
Gv gợi ý cho hs xây dựng lại dàn bài
Hs đối chiếu với đáp án tự nhận xét về bài làm của mình
I. Xác định yêu cầu của đề
Câu 1: Nhận định các từ sai về nghĩa và thay thế từ thích hợp
Câu 2: Nêu tên Văn bản và tác giả
Câu 3: Nêu khái niệm thành ngữ và tìm thành ngữ trong hai ví dụ
Câu 4; Chép lại bài thơ giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hồ Chí Minh
Câu 5: Làm bài văn biểu cảm
- Xác định thể loại đề: Văn biểu cảm
- Phạm vi: Biểu cảm về thầy cô giáo (nói chung)
* Dàn bài
Mở bài: Nêu cảm xúc khái quát về thầy cô giáo
Thân bài:
- Thầy cô là người dạy dỗ từ tấm bé đến lúc trưởng thành
- Có nhiều thầy cô từng day mình, mỗi người có cách truyền đạt khác nhau nhưng đều hết lòng vì học sinh.
- Biểu cảm về một kỷ niệm có nhiều ấn tượng.
- Công lao của thầy cô rất to lớn...
Kết bài: Tình cảm kính yêu và biết ơn thầy cô của học trò
Hoạt động 3: Nhận xét ưu, nhược điểm và cho Hs sửa lỗi
-Mục tiêu: HS biết lỗi sai của mình và sửa lỗi.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thực hành.
-Thời gian: 25p
-Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm của tập bài.
-Bố cục bài viết rõ ràng. Trình bày nội dung bài viết tương đối sạch sẽ, ít sai chính tả.
- Xác định đúng yêu cầu của đề ở câu 1 -> 4, biết chọn đối tượng cụ thể để bộc lộ cảm xúc.
Một số ít bài viết biết kết hợp với tự s
File đính kèm:
- Tuan 17. 19 .doc