Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17, 18

A-Mục tiêu bài học: Giúp hs

-Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút.

-Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu nặng của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.

B-Chuẩn bị:

 - Gv: Sgk, giáo án

 - Hs: vở soạn, vở ghi

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : Tuần 17,18 Ngày soạn : 14 – 12 - 2013 TIẾT 64 : MÙA XUÂN CỦA TÔI (Vũ Bằng) A-Mục tiêu bài học: Giúp hs -Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút. -Thấy được tình quê hương đất nước thiết tha, sâu nặng của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. B-Chuẩn bị: - Gv: Sgk, giáo án - Hs: vở soạn, vở ghi C-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Nêu những nét đặc sắc về ND và NT của văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm ? 3.Bai mới: Chúng ta đã từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. ở VN cũng có 1 nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác phải xa rời quê hương MB vào sống ở MN mấy chục năm trời, đó là nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn đã từng nổi tiếng trước CM/8.1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong TP “Thương nhớ 12” mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Dựa vào phần chúthích, em hãy giớithiệu 1 vài nét về tác giả Vũ Bằng ? -Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ? +Hd đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại,hơi buồn -Giải nghĩa từ khó. -Văn bản được viết theo thể loại nào ? -Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu ? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này như thế nào ? -Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu, ND của mỗi đoạn là gì ? -Em có nhận xét gì về sự liên kết giữa các đoạn ? (Bài văn có sự liên kết chặt chẽ theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả) +Hs đọc đoạn1:từ đầu->mê luyến mùa xuân ? Em hãy tìm những từ ngữ được tác giả dùng để miêu tả mùa xuân? -Biện pháp NT nào đã được sd ở đoạn này ? Tác dụng của biện pháp NT đó ? -Đoạn văn bình luận trên đã bộc lộ được thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với m.x q.hg ? -Gv: Yêu mến mùa xuân, yêu mến tháng giêng, tháng đầu tiên của m.x, mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc và tuổi trẻ, đất trời và lòng người. Nhưng đó chưa phải là lí do cơ bản khiến tác giả “mê luyến mùa xuân”. Vậy lí do gì sâu kín hơn – Hs đọc đoạn 2 -Câu văn nào đã gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc, mùa xuân HN ? Những dấu hiệu điển hình nào đã tạo nên cảnh sắc mùa xuân đất Bắc ? (mưa riêu riêu , gió lành lạnh) -Những đấu hiệu điển hình nào tạo nên không khí m.x đất Bắc ? (Tiếng nhạn, tiếng chống chèo, câu hát huê tình) -Đv có sử dụng những BPNT nào, tác dụng của các b.p NT đó ? -Những dấu hiệu trên gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào ? -Câu văn: “Nhựa sống... đứng cạnh.” đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? -Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn: “Nhang trầm, đền nến ...liên hoan” ? ? Đv đã thể hiện được cảm xúc, tình cảm gì của tác giả ? +Hs đọc phần 3. -Không khí và cảnh sắc TN mùa xuân sau rằm tháng giêng được miêu tả qua những chi tiết nào ? -Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả ở đoạn văn này ? ? Tác dụng của các b.p NT đó ? ? Bữa cơm gđ sau tết được tác giả miêu tả ntn? Đó là bữa cơm ra sao? ?Cảnh tượng ấy khơi gợi cảm xúc gì ? ? Vậy em biết thêm điều gì về tác giả ? -Bài văn có những nét đặc sắc gì về ND và NT I-Tác giả – Tác phẩm: 1-Tác giả: Vũ Bằng (1913-1984), quê HN. -Có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí. 2-Tác phẩm: -Trích từ thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, trong tập tuỳ bút-bút kí “Thương nhớ mười hai” của t.giả -TP viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-Nguỵ, xa cách quê hương đất Bắc. II. Đọc - tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Từ khó 3. Thể loại: Kí - tuỳ bút mang tính chất hồi kí. *Chủ đề: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở HN và MB qua nỗi nhớ thương da diết của 1 người xa quê đang sống ở Sài Gòn trong vùng kiểm soát của Mĩ - Nguỵ, khi đất nước còn bị chia cắt. *Bố cục: 3 phần ->mê luyến mùa xuân: Cảm nhận về q.luật tình cảm của con người đối với mùa xuân. ->liên hoan: Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc-mùa xuân HN. -Còn lại:Cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng. III-Phân tích: 1-Tình cảm của con người đối với m.xuân: - Ai cũng chuộng… - Càng trìu mến -Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; -Ai cấm được: Trai thương gái , Mẹ yêu con , Cô gái nhớ chồng ->Sd điệp từ, điệp ngữ và điệp kiểu câu -> Nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân. =>Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân. 2-Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc- mùa xuân HN: - Mùa xuân của tôi- Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của HN... có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, có tiếng trống chèo , có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... ->Sd điệp từ, từ láy , phép liệt kê và dấu chấm lửng ở cuối câu – Nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mx đất Bắc-mùa xuân HN. =>Gợi 1 bức tranh xuân với không khí và cảnh sắc hài hoà, tạo nên 1 sự sống riêng của mx đất Bắc. ->Mùa xuân đã khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, muôn người ->Hình ảnh so sánh mới mẻ , động từ mạnh – Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân - Khơi dậy những năng lực tinh thần cao quí của con người và khơi dậy tình yêu cuộc sống, yêu gia đình và quê hương tha thiết . => Hân hoan, biết ơn , thương nhớ mùa xuân đất Bắc. 3-Cảm nhận về mùa xuân sau rằm tháng giêng: -Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ lại nức 1 mùi hương man mác. -Trời hết nồm ,mưa xuân…, trời xanh tươi... trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột xác. ->Sd 1 loạt những từ ngữ gợi tả kết hợp với hình ảngso sánh - Miêu tả sự thay đổi chuyển biến của cảnh sắc và không khí mùa xuân. =>Thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên của tác giả. - Bữa cơm giản dị , ấm cúng + Cà om với thịt thăn +Bát canh trứng cua vắt chanh … -> Vui vẻ , phấn chấn trước một năm mới . => Có tình cảm thủy chung với quê hương ,tình yêu bền chặt với mùa xuân đất nước *Ghi nhớ: sgk (178 ). IV-Luyện tập: Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở q.hương em ? 4. Củng cố : ? Qua văn bản em học tập được điều gì ở tác giả? 5. Dặn dò : Về nhà học bài, soạn bài “Sài Gòn tôi yêu”. ________________________________________________ Ngày soạn : 15- 12 – 2013 TIẾT 65: HDĐT: SÀI GÒN TÔI YÊU ( Minh Hương) A-Mục tiêu bài học: Giúp hs -Cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên , khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn. -Nắm được biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. B-Chuẩn bị: - GV: Sgk, giáo án - HS:Vở soạn , vở ghi, sgk C-Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Nêu những điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân của tôi”. Qua văn bản em hiểu gì về tác giả Vũ Bằng 3.Bài mới: Sài Gòn ngày xưa là hòn ngọc của ĐNA, nay là thành phố HCM rực rỡ tên vàng, là thành phố trẻ lớn nhất miền Nam, đã hiện lên 1 cách vừa khái quát, vừa cụ thể trong tình yêu của 1 người từng sống ở nơi đây hơn nửa TK như thế nào? Hôm nay cô trò chúng ta sẽ đến thăm SG qua những trang tuỳ bút của Minh Hương. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức +Gv: G.thiệu 1 vài nét về tác giả Minh Hương. - Nhớ SG, tập I: viết về những nét đẹp riêng đầy ấn tượng của SG trên nhiều phương diện: Thiên nhiên , khí hậu- thời tiết và sinh hoạt của người SG. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm SG, tác giả cho ra tiếp tập II, lần này tác giả chú ý đến sự hình thành các cộng đồng dân cư, các xóm nghề, vườn xưa, những bến, những chợ “đặc chủng”. +Hd đọc:giọng hồ hởi, phấn khởi, vui tươi, sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương. -Giảt nghĩa từ khó. -Bài văn được viết theo thể loại nào ? - Em hãy nêu chủ đề của bài văn ? -Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, hãy tìm bố cục của bài văn ? -Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này ? (Bố cục khá mạch lạc theo cảm xúc của ng viết trước n mặt khác nhau của thành phố SG). -Hs đọc 1 đoạn của phần 1. ND của đoạn này là gì ? -ở đoạn này tác giả đã so sánh SG với ai và với những cái gì ? Câu văn nào đã nói lên điều đó? - Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nước ... còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như 1 cây tơ đang độ nõn nà... -Em có nhận xét gì về các phép so sánh đó -Đoạn văn đã cho ta thấy được tình cảm gì của tác giả đối với SG ? -Hs đọc đoạn 2, ND của đoạn 2 là gì ? -Thời tiết của SG được miêu tả qua những chi tiết nào ? -Ở đoạn này tác giả đã sd những phương thức biểu đạt nào ? có tác dụng gì ? -Tác giả có cảm nhận gì về thời tiết và khí hậu của Sài Gòn ? -Cuộc sống của SG được ghi lại qua những câu văn nào ? -Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ... Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương... -Từ đó em có cảm nhận gì về cuộc sống của SG ? (Cuộc sống khẩn trương, sôi động và đa dạng của thành phố trong những thời điểm khác nhau) -Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và câu văn của tác giả ,ở đoạn 2 này ? T.d ? -Đv đã cho ta thấy được tình cảm gì của tác giả đối với SG ? -Cư dân SG có đ2 gì ? Đ2 đó được thể hiện thông qua hình ảnh nào ? (SG bao giờ cũng giang 2 cánh tay mở rộng mà đón những người từ trăm nẻo đất nc kéo đến.) -Phong cách bản địa của người Sài Gòn được khách quan qua những chi tiết nào ? (Họ ăn nói tự nhiên hề hà, dễ dãi,ít dàn dựng, tính toán, chơn thành, bộc trực) -Người SG bộc lộ tập trung vẻ đẹp ở các cô gái, em hãy tìm đoạn văn diễn tả vẻ đẹp này ? (Các cô gái thị thiềng...thơ ngây) - ĐV đã nói đến những nét đẹp riêng nào của các cô gái ? -Những biểu hiện riêng đó làm thành vẻ đẹp chung nào của ng SG ? -Vẻ đẹp của ng SG được nói đến ở đây là vẻ đẹp truyền thống. Vì sao tác giả lại tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó ? -Hs đọc đv. +Đv trên khiến em liên tưởng tới bài văn nào, của ai,đã học ở lớp 6 ? (Liên tưởng tới hồi kí- tự truyện:Lao xao của Duy Khán) -Đv đã đặt ra v.đề gì ? -“Thành phố hiếm hoi dần chim chóc. Thì có người.” Câu văn dự báo với chúng ta điều gì ? (Dự báo về n khó khăn và nguy cơ phá hoại môi sinh vì tốc độ CN hoá ngày càng tăng nhanh, khiến cho đất chật người đông không khí ô nhiễm càng nặng nề). -Những lời nói nào trong văn bản biểu hiện trực tiếp t.yêu của tác giả đối với SG ? -Trong những câu văn đó những ngôn từ nào được lặp đi, lặp lại ? Sự lặp lại đó có ý nghĩa gì ? -Yêu SG, tác giả cảm thấy thươngmến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của...Từ đây, em hiểu tình cảm của tác giả dành cho SG là tình cảm như thế nào ? -Bài văn đã đem lại cho em những hiểu biết mới nào về c.s và con người SG ? Do đâu mà bài văn có sức truyền cảm ? -HS đọc ghi nhớ. I-Tác giả – Tác phẩm: 1-Tác giả: M.Hương -Quê Quảng Nam đã vào sinh sống ở Sài Gòn trước 1945. -Thường viết các thể loại: bút kí, tuỳ bút, tạp văn, phóng sự với n nhận xét tinh tế, dí dỏm và sâu sắc. 2-Tác phẩm: Đây là bài tuỳ bút rút từ bài bút kí Nhớ... SG, tập I của Minh Hương. II-Đọc – tìm hiểu chung 1. Đọc 2, Từ khó 3.Thể loại: Tuỳ bút *Chủ đề: Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố SG trên các phương diện chính: TN, khí hậu, thơì tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người SG. *Bố cục: 3 phần - Từ đầu ->họ hàng: Những ấn tượng bao quát về SG. -Tiếp đó ->hơn năm triệu: Đặc điểm cư dân và phong cách người S. Gòn -Còn lại:K.đ t.yêu của tác giả đối với Sài Gòn . III-Phân tích: 1-Những ấn tác giả chung bao quát về Sài Gòn * Thành phố 300 năm vẫn trẻ: -Cách so sánh khá đa dạng và bất ngờ - Có tác dụng tô đậm cái trẻ trung của Sài Gòn . =>Thể hiện tình cảm nồng nhiệt của tác giả đối với Sài Gòn . * Thời tiết và nhịp sống của Sài Gòn: -Sớm: nắng ngọt ngào -Chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ -Trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. ->Miêu tả kết hợp với biểu cảm – Làm cho câu văn có hồn và gợi cảm xúc cho người đọc. =>Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi nhanh chóng của th.tiết. ->Sd điệp từ, điệp cấu trúc câu –>Nhấn mạnh không khí ồn ào, sôi động của SG. =>Thể hiện 1 t.yêu chân thành da diết của tác giả đối với SG. 2-Đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn: *Đ2 cư dân Sài Gòn : -Cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp. *Phong cách bản địa của người SG: -Trung thực, ngay thẳng và tốt bụng. *Phong cách các cô gái SG: -Nét đẹp riêng: Nét đẹp trang phục, nét đẹp dáng vẻ, nét đẹp xã giao. -Vẻ đẹp chung: Giản dị, khỏe mạnh,lễ độ, tự tin. ->Các vẻ đẹp truyền thống là g.trị bền vững mang bản sắc riêng – Tác giả coi trọng g.trị truyền thống. *Thành phố ít chim, đông người: -Bảo vệ chim, bảo vệ thiên nhiên , môi trường lên án những kẻ vô trách nhiệm, phá hoại thiên nhiên môi trường 3-Tình yêu với SG: -Tôi yêu SG da diết … -Vậy đó mà tôi yêu SG và yêu... ->Sd điệp từ – Nhấn mạnh SG có những điểm đáng yêu. =>Yêu quí SG đến độ hết lòng, muốn được đóng góp sức mình cho SG và mong mọi người hãy đến, hãy yêu SG. IV-Tổng kết: *Ghi nhớ: sgk (173 ). V.Luyện tập: Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và đặc sắc của quê hương em ?(hoặc em viết đoạn văn ca ngợi vẻ đẹp ở quê hương em) 4. Củng cố : ? Qua bài văn em biết gì về Sài Gòn ? Em học tập được điều gì ở tác giả ? 5. Dặn dò : Về nhà học bài , xem bài mới Ôn tập tác phẩm trữ tình ____________________________________________________________ Ngày soạn : 16-12 – 2013 TIẾT 66 : ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH A-Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của ca dao, thơ trữ tình. 2. Kỹ năng: So sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận và phân tích một số tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ: Yêu thích thơ văn trữ tình, văn biểu cảm. B. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập 2. Học sinh: Ôn tập ở nhà theo câu hỏi sgk C-Tiến trình tổ chức dạy -học: 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Mùa xuân của tôi ? 3-Bài mới: Từ đầu năm đến giờ chúng ta đã được học một số TP trữ tình. Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố hệ thống hoá lại những kiến thức đó. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau: -Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện? -Hãy sắp xếp lại để tên TP (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ ? -Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác ? -Qua những bài tập trên, em rút ra bài học gì về thơ trữ tình ? -Học sinh đọc ghi nhớ. I-Nội dung ôn tập: 1-Tên tác giả và tác phẩm: -Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : Lí Bạch. -Phò giá về kinh: Trần Quang Khải. -Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh. -Cảnh khuya: Hồ Chi Minh. -Ngẫu nhiên ......về quê: Hạ Tri Chương. -Bạn đến chơi nhà: Ng.Khuyến. -Buổi chiều đứng ở...: Trần Nhân Tông -Bài ca nhà tranh bị..: Đỗ Phủ. 2-Sắp xếp tên tác phẩm khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện: -Bài ca Côn Sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên -Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên , lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. -Cảm nghĩ trong...: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm thanh vắng. -Bài ca nhà...: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. -Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. -Sông núi...: ý thức Độc Lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. -Ngẫu nhiên...: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. -Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. 3-Sắp xếp lại tên Tác Phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ: -Sau phút chia li: Song Thất Lục Bát. -Qua Đèo Ngang:Biểu cảm -Bài ca Côn Sôn: Lục bát. -Tiếng gà trưa: Thơ 5 chữ. -Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: NNTT -Sông núi nước Nam: Thất ngôn TT 4-Những ý kiến em cho là không chính xác: a-Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm. e-Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. i-Thơ trữ tình phải có 1 cốt truyện hay và 1 hệ thống nhân vật đa dạng. k-Thơ trữ tình phải có 1 lập luận chặt chẽ. *Ghi nhớ: sgk . 4. Củng cố : - Thơ là gì , ca dao trữ tình là gì. ( HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời) 5. Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập lại kiến thức đã ôn tập Chuẩn bị : Ôn tập TP trữ tình ( tiếp) __________________________________________________________ Ngày soạn: 17- 12- 2013 TIẾT 67: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH ( Tiếp ) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: HS bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của ca dao, thơ trữ tình. 2. Kỹ năng: So sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận và phân tích một số tác phẩm trữ tình. 3. Thái độ: Yêu thích thơ văn trữ tình, văn biểu cảm. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, đáp án, bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn tập ở nhà. C. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra: Ca dao trữ tình là gì? Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung là gì? 3. Bài mới. Hoạt động giáo viên, học sinh Nội dung cần đạt -Đọc những câu thơ của Ng.Trãi. Em hãy nói rõ nội dung và hình thức thể hiện của những câu thơ đó ? -So sánh tình huống thể hiện tình yêu q.hg và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong ... và Ngẫu nhiên viết... ? -So sánh bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (phần đọc thêm, bài 9) với bài Rằm tháng giêng về 2 vấn đề: cảnh được miêu tả và tình cảm được thể hiện ? -Gv:Dù cảnh vật,tình cảm được thể hiện trong 2 bài có nhiều điểm khác nhau song ở cả 2 bài, mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hoà quyện. -Đọc kĩ 3 bài tuỳ bút trong bài 15, 16. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng? II-Luyện tập: 1-Nội dung và hình thức thể hiện của những câu thơ của Nguyễn Trãi là: -Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên. -Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. ->Kể và tả để biểu cảm trực tiếp (câu 1) ; Dùng lối nói ẩn dụ để biểu cảm giao tiếp và tô đậm thêm cho tình cảm được biểu hiện ở câu trên (câu 2) =>Đây chưa phải là “tiếng thơ xé lòng” nhưng đã thấm đượm 1 nỗi lo buồn sâu lắng, có tính chất thường trực (Suốt ngày...đêm...; Đêm ngày...). 2- So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong ... và Ngẫu nhiên viết... : -CNTĐTT: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê- là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện 1 cách nhẹ nhàng, sâu lắng. -NHVNBMVQ: Là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê- là biểu cảm.tiếp và tình cảm đó đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi. 3-So sánh bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (phần đọc thêm, bài 9) với bài Rằm tháng giêng về 2 vấn đề: cảnh được miêu tả và tình cảm được thể hiện: -Cảnh vật có nhiều yếu tố giống nhau: Đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông. -Nhưng màu sắc khác nhau: +Đêm đỗ thuyền...: Cảnh vật yên tĩnh và chìm trong u tối. +Rằm tháng giêng: Cảnh vật sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng. -Điểm khác nổi bật ở chủ thể trữ tình: +Đêm đỗ thuyền...: là kẻ lữ khách thao thức không ngủ, vì nỗi buồn xa xứ. +Rằm tháng giêng: là người chiến sĩ vừa hoàn thành 1 công việc trọng đại đối với sự nghiệp Cách Mạng 4-Những câu mà em cho là đúng: b.Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật. c-Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyến minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu. e-Tuỳ bút có nhưng yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình. 4. Củng cố: - Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc lại thích ngâm, có khi lại thích hát( thơ được phổ nhạc ( Vì thơ là thể hiện tình cảm cảm xúc , thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân song ở những bài thơ có giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tình cảm đại diện cho sự tiến bộ : Ty quê hương đất nước, t/c gia đình, bạn bè, tình yêu nên đã hoà chung cảm xúc của cá nhân nên họ tích hát như hát lên tiếng hát tâm tình của lòng mình). 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập lại kiến thức đã ôn tập - Chuẩn bị : Ôn tập tiếng Việt. Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rât hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kỳ một bài ca dao nào khác.           Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.           Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.           Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẹn lúa đồng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân minh một cách rất hồn nhiên” “Em như chẹn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.”           Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”*. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và đươcj coi là đồng nghĩa. Ví dụ: -         “Thân em như con cá rô thia Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu”. -         “Em như con hạc đầu đình Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay”.           Ở bài ca dao này, dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em”. Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.           Hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc năng” và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy.           Bài ca dao quả là một bức trnah tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. BÀI LÀM 2           Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hoà nhập một cách hồn nhiên, kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa… lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la” đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.           Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa”           “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,           Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.           Thân em như chẹn lúa đòng đòng,           Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.           Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưn

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 1718.doc