I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện và cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương anh em trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Có thể sưu tầm một số câu chuyện về gia đình để giáo dục HS
- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập>
III. Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, giảng bình, hoạt động nhóm.
IV/ Tiến trình giảng dạy:
34 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 đến tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG
CON BÚP BÊ
(Khánh Hoài)
Truền
Tiết: 5 -6
Ngày dạy: 24/8/2009
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện và cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương anh em trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Có thể sưu tầm một số câu chuyện về gia đình để giáo dục HS
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập>
III. Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, giảng bình, hoạt động nhóm...
IV/ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. KTBC:
(?) Giải thích tên nhan đề văn bản “Mẹ tôi” trong khi nội dung thư là bức thư của người bố? (3đ)
+ Qua bức thư, người đọc thấy hiện lên tình cảm người mẹ cao cả, lớn lao, tác giả đã bộc lộ tình cảm thái độ tình cảm quý trọng của bố đối với mẹ...
(?) Bài” mẹ tôi” Viết theo phương thức biểu đạt nào? (2đ)
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Nghị luận *D. Biểu cảm
Chọn câu: D.
(?) Cha của En-ri-cô là người như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh? (3đ)
+ Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
(?) Theo em , điều gì đã khiến cho En- ri-cô xúc động vô cùng?(2đ)
Vì En- ri- cô rất sợ bố.
Vì bố của En-ri-cô là một người cha rất nghiêm khắc.
. C. Vì bố gợi lại kỉ niệm giữa mẹ và En- ri-cô bằng lời nói chân tình, sâu sắc.
Chọn câu: C.
3.Giảng bài mới:Gia đình là chỗ dựa vững chắc của mỗi người .Khi gia đình tan vỡ sẽ đem đến nhiều mất mát và nhất là con cái phải chịu thiệt thòi.Hai anh em Thành và Thủy rất thương yêu nhau phải đau đớn chia tay những con búp bê .Cuộc chia tay đó diễn ra như thế nào?Và qua đó người kể muốn nói điều gì?....
Hoạt động 1: Đọc-Tóm tắt , Tìm hiểu chú thích.
Gọi HS tóm tắt truyện và đọc “ Đồ chơi của chúng tôi…tôi cố vui vẻ theo em nhưng nước mắt đã ứa ra”.
“ Gần trưa, chúng tôi… nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“ Cuộc chia tay đột ngột quá… hết”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Truyện kể về ai? Việc gì? Nhân vật chính trong truyện?
( Truyện kể về anh em Thành , Thuỷ cũng chính là nhân vật chính trong truyện ).
-Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
( Ngôi thứ nhất xưng “ tôi” tạo tình cảm chân thật sâu sắc).
Thảo luận nhóm:Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa truyện? ( Nhóm 1,2 )
Cho HS thảo luận: => Búp bê thế giới trẻ em ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, không có lỗi thế mà chia tay.
Thảo luận nhóm: - Tình cảm 2 anh em Thành, Thuỷ như thế nào?
- Chi tiết nào cho thấy hai anh em rất mực yêu thương nhau? (Nhóm 3,4 )
GV gợi ý để HS tìm chi tiết.
Gọi HS đọc “ Gần trưa… cảnh vật”.
Đây là đoạn 2 em đến trường để tạm biệt cô, trường và bạn bè. Khi 2 em đến cô biết chuyện và bàng hoàng.
- Theo em, tại sao cô giáo bàng hoàng? Chi tiết nào làm em cảm động nhất?
- Điều gì làm cho cô giáo bất ngờ? ( Nhóm 1,2 thảo luận )
GV hướng dẫn trả lời câu hỏi 6.
- Khi ra khỏi cổnh trường, tâm trạng của Thành , Thuỷ như thế nào? ( Nhóm 3,4).
- Qua câu chuyện tác giả muốn gửi gấm điều gì?
*Tích hợp GDMT: Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần cho trẻ,tình cảm anh em ruột thịt phải thật khắn khít với nhau,tình cảm đó được biểu hiện bằng sự thương yêu ,chăm sóc,quan tâm ,nhường nhịn lẫn nhau.Các em phải biết quý trọng cha mẹ,yêu thương anh chị em ruột,vâng lời và làm vui lòng mọi người.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích.
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản.
1. Tình cảm 2 anh em Thành, Thuỷ.
-Hai anh em Thành, Thuỷ rất mực yêu thương nhau, thường giúp đỡ nhau, nhường nhịn cho nhau, lo lắng cho nhau.
+ Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
Thành giúp em mình học, chiều nào cũng dắt em về vừa dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Thành nhường đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại sợ không ai gác cho anh,nhường cho anh con vệ sĩ.
2. Cuộc chia tay đầy cảm động .
- Thuỷ sẽ không được đi học nữa mà sẽ bán hoa ở chợ.
- Cô Tâm tặng Thuỷ bút máy nắp vàng, cô giáo nước mắt giàn giụa.
3. Tâm trạng của Thành, Thuỷ khi ra khỏi cổng trường.
- Thành kinh ngạc vì mọi vật, mọi việc đều diễn ra bình thường. Đời cũng đẹp, bình yên thế mà Thành, Thuỷ lại phải chia tay, phải chịu mất mát.
Ng. Thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Lời kể chân thành, giản dị.
* Ghi nhớ SGK/ 27
4.4 Củng cố, luyện tập:
Đọc diễn cảm đoạn “ Gần trưa… cảnh vật”.
- Vì sao lại có cuộc chia tay giữa 2 anh em Thành, Thuỷ?
Vì cha mẹ đi công tác xa.
Vì chúng không thương yêu nhau.
* C. Vì cha mẹ chúng chia tay nhau.
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học bài giảng + ghi nhớ.
Soạn : “Bố cục trong văn bản”.
Đọc- trả lời câu hỏi vở bài tập Ngữ Văn.
5. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
Truền
TiếtCT: 7
Ngày dạy:26/8/2009
1. Mục tiêu cần đạt:
a.Kiến thức: Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết thân bài, kết bài.
c. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu bộ môn và ý thức khi xác định bố cục văn bản khi tìm hiểu văn bản.
2. Chuẩn bị:- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu học tập.
3. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, gởi mở, hoạt động nhóm, quy nạp...
4. Tiến trình giảng dạy:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. KTBC:
? Thế nào là liên kết trong văn bản? (2 đ) Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm gì? (3đ). Viết đoạn văn nói về tình cảm với mẹ (5 đ Tùy nội dung và cách diễn đạt của HS mà GV cho điểm)
+ Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Để văn bản liên kết người viết (nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn bằng phương tiện ngôn ngữ.
4.3.Giảng bài mới:Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. Muốn văn bản liên kết ởÛ tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu bố cục trong văn bản...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Gọi HS đọc vd 1a/28.
+ Những nội dung trong đơn cần phải được sắp xếp theo một trật tự, không thể tuỳ tiện muốn ghi nội dung nào trước cũng được (Không thể viết lí do khiến em xin vào đội trước rồi mới khai rõ họ tên, nơi ở, học ở đâu, cũng không thể đưa ra lời hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do xin vào đội hay không). Vì các phần đề mục trong đơn phải được sắp xếp theo một hệ thống rành mạch và hợp lí à được gọi là bố cục.
- Họ và tên, địa chỉ, học trường…
? Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục?
- Nếu đảo lộn ý tứ, nội dung bị xáo trộn không có hệ thống.
HS thảo trình bày miệng BT 1/30.
- Tả lễ tổng kết năm học:
+ Quang cảnh trước buổi lễ
+ Quang cảnh buổi lễ
+ Kết thúc
GV hướng dẫn sửa.
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc VD, GV treo bảng phụ.
HS thảo lụân nhóm nhỏ.
? Hai câu chuyện trên có bố cục chưa? Cách kể chuyện bất hợp lí ở chỗ nào?
+ Chưa. Vì các câu trong đoạn chưa được sắp xếp theo một trình tự, còn lặp ý, chưa phân biệt rạch ròi, khó kiểu, câu cuối nội dung không liên quan
? Theo em nên sắp xếp bố cục hai truyện như thế nào?
- Hoàn cảnh sống của Eách, tính cách, dẫn đến cái chết
- Đoạn 2 sắp xếp câu 2 lên trước
? Để bố cục văn bản văn bản rành mạch hợp lí, nội dung các phần, đoạn văn phải như thế nào?
- Nội dung từng phần, đoạn phải thống nhất và phân biệt rạch ròi.
- Sắp xếp để đạt mục đích gia tiếp (người đọc) tiếp nhận.
? Bố cục trong văn bản có tác dụng gì?
+ Giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
GV liên hệ các văn bản đã học.
? Nêu nhiệm vụ của ba phần: mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản tự sự, miêu tả? Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
+ Bố cục ba phần giúp văn bản trở nên rành mạch và hợp lí. Mỗi phần có một vị trí và chức năng riêng nhưng không phải văn bản nào cũng có đủ ba phần.
GV hướng dẫn HS trả lời câu c,d- Vd3 SGK.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
(?) Em hiểu khái niệm bố cục văn bản là gì?
GV phân nhóm, HS thảo luận, thời gian 5 phút.
- BT1: nhóm: 1
- BT 2: nhóm: 2
- BT 3: nhóm 3,4
Bố cục rành mạch thì sau phần thủ tục chào mừng Hội nghị và giới thiệu về mình, bản báo cáo nêu lần lượt từng kinh nghiệm học tập... cuối cùng người báo cáo nêu lên nguyện vọng muốn được đóng góp ý kiến và chúc hội nghị thành công.
I.Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1. Bố cục văn bản
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập.
Bài tập 2: Bố cục của truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- Mẹ bắt hai anh em chia đồ chơi.
- Hai anh em rất thương nhau
- Chuyện về hai con búp bê
- Thủy chia tay thầy cô, bạn bè.
- hai anh em chia tay.
Bài tập 3: Bố cục bản báo cáo chưa thật sự rành mạch và hợp lí. Các điểm (1), (2), (3) ở thân bài chỉ mới kể lại việc học tốt chứ chưa phải là kinh nghiệm học tốt. Điểm (4) không nói về học tập...
Để bố cục hợp lí thì cần chú ý đến trật tự sắp xếp các kinh nghiệm.
4.4 Củng cố, Luyện tập:
Văn bản phải được xây dựng theo bố cục như thế nào?
MB +KB
TB + KB
MB +TB +KB
4.5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học ghi nhớ, BTVN hoàn chỉnh vở bài tập.
Chuẩn bị: “Mạch lạc trong văn bản”.
+ Đọc và trả lời câu hỏi.
+ Các yêu cầu của văn bản có tính mạch lạc.
V. Rút kinh nghiệm :
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
Truền
Tiết CT: 8
Ngày dạy:27/02/2009
1. Mục tiêu cần đạt: Gíup HS:
a. Kiến thức: Hiểu bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có sự mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
b. Kĩ năng: Rèn ý chí để đạt được sự mạch lạc trong các bài văn.
c. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong việc tạo lập văn bản.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu học tập.
3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm.
4.Tiến trình giảng dạy:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. KTBC:
? Thế nào là bố cục trong văn bản? (4đ).
=> Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
? Dòng nào sau đây đúng bố cục của một văn bản? (4đ)
Là tất cả các ý được trình bày trong văn bản.
Là ý lớn, ý bao trùm của văn bản.
Là nội dung nổi bật của văn bản.
*D. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí của văn bản.
KT tập soạn của HS. (2đ)
3. Giảng bài mới: Nói đến bố cục là nói đến sự phân chia, sự sắp đặt. Nhưng văn bản không thể không liên kết. Làm thế nào để các phần, các đoạn trong văn bản vẫn được phân cắt rành mạch mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đó là mạch lạc trong văn bản...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch lạc và yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
Gọi HS đọc Vd 1a SGK/31.
(?) Mạch lạc là gì?
- Các phần thống nhất nhau trong đoạn bài.
(?) Mạch lạc trong văn bản có những tính chất nào?
+ Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
+ Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
+ Thông suốt liên tục, không đứt đoạn.
? Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
+ Định nghĩa về mạch lạc trong văn bản nêu ở trên hoàn toàn chính xác. Vì các câu, các ý thống nhất nhau xoay quanh một ý chung.
GV treo VD 2a SGK/31. Gọi Hs đọ.
? Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
=> Sự chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ và những con búp bê là sự kiện chính, hai anh em Thành và Thuỷ là nhân vật chính của truyện.
GV gọi HS đọc Vd 2b, bảng phụ.
? Theo em có phải là chủ đề (Vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc trong văn bản hay không?
+ Mạch văn chính là sự chia tay: Hai anh em Thành và Thuỷ buộc phải chia tay. Nhưng hai con búp bê và tình cảm anh em của các em thì không thể chia tay.
+ Các sự việc trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó chính là sự mạch lạc trong văn bản.
? Vậy để văn bản có tính mạch lạc thì các phần, các đoạn, các câu trong văn bản phải như thế nào?
Gọi Hs đọc Vd c, SGK/32..
+ Các đoạn ấy được nối với nhau theo quan hệ thời gian, không gian,... và liên hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự rõ ràng, hợp lí, tự nhiên...
? GV phân tích thêm những chi tiết trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” để làm rõ thêm. Các bộ phận trong văn bản nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ với nhau. Không nên lầm tưởng giữa các bộ phận ấy chỉ có mối liên hệ về thời gian. Một văn bản có thể mạch lạc khi các đoạn trong đó liên hệ với nhau về không gian, về tâm lí.
- Có đoạn kể hiện tại, quá khứ, chuyện hôm qua, tâm trạng hai anh em, ở vườn nhà, ở trường…
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS luyện tập.
Chia bài tập cho 4 tổ, tổ cử đại diện trình bày và nhận xét.
+ BT 1a – nhóm 1
+ BT 1b1 – nhóm2
+ BT 1b2 – nhóm 3
+ BT 2 – nhóm 4
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
1. Mạch lạc trong văn bản.
+ Văn bản phải mạch lạc.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
+ Và tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, tự nhiên.
Ghi nhớ: SGK/32.
II. Luyện tập.
Bài tập 1a:
+ Ý tưởng chủ đạo: Ca ngợi lòng yêu thương va 2sự hi sinh của mẹ đối với con.
+ Bố cục: Phần chính.
Bố đau lòmng vì con vô lễ với mẹ.
Bố nói với mẹ.
Mẹ lo lắng, hi sinh.
...
Lớn khôn, con cảm thấy bơ vơ vì thiếu mẹ.
Bố khuyên con hãy xin lỗi mẹ.
=> Trình tự các sự việc xoay quanh và thể hiện ý chủ đạo liên tục, mạch lạc.
Bài tập 1b1:
Chủ đề: Ca ngợi “Lao động là vàng”
Bố cục ba phần:
+ Lời khuyên hãy cần cù lao động.
+ Kể chuyện lão nông để lại kho vàng.
+ Cách khuyên lao động rất khôn ngoan của ông bố.
Bài tập 1b2:
Ý chủ đạo: Cái màu vàng của đồng quê.
Giới thiệu địa điểm, thời điểm khi mùa vàng xuất hiện.
Tả màu vàng qua sự vật cụ thể.
Cảm xúc về mùa vàng.
=> Cả hai văn bản ý tứ chủ đạo xuyên suốt nhất quán, rõ ràng, hợp lí, rất mạch lạc.
Bài tập 2:
Tác giả không thuật lại tỉ mỉ cuộc chia tay của hai người lớn. Điều đó rất hợp lí vì ý chủ đạo của câu chuyện là cuộc chia tay của hai em và hai con búp bê.
4.4 Củng cố, luyện tập:
- Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc ?
Các đoạn phải có ý chính.
*B. Các đoạn có liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí, ý nghĩa.
C. CẢ A, B đúũng
4.5.Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài, viết đoạn văn tình cảm anh (chị) em của em, chú ý thể hiện rõ bố cục và mạch lạc trong văn bản.
Soạn : Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình
+Đọc câu ca dao, trả lời câu hỏi SGK.
5. Rút kinh nghiệm :
CA DAO DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Truền
Tiết CT: 9
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
+ Hiểu khái niệm ca dao dân ca.
+ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca, qua những bài thuộc tình cảm gia đình và chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước con người.
2. Kĩ năng: Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản và biết thêm một số bài ca dao khác thuộc hệ thống chủ đề của chúng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ trân trọng tình cảm gia đình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tài liệu về ca dao dân ca.
Học sinh:Trả lời các câu hỏi SGK.
III/ Phương pháp :thuyết trình , vấn đáp, gợi mở.
IV/ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. KTBC:
? Qua câu chuyện tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người điều gì? (6đ)
+ Tránh những cuốc chia tay đau đớn.
+ Cố gắng bảo vệ, trân trọng những tình cảm tự nhiên, trong sáng của gia đình.
?Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt nào? (4đ)
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Nghị luận
3. Giảng bài mới:
Ca dao – dân ca là “Tiếng hát từ trái tim lên miệng”. Nó được khơi nguồn từ tình cảm chân thực, dung dị của người bình dân và cũng rất tự nhiên, tình cảm của con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình...
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Gọi HS đọc chú thích
? Nêu khái niệm ca dao – dân ca?
-Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo giàu vần điệu ,hình ảnh phản ánh đời sống vật chất tâm tư tình cảm của con người .
–Dân ca là bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền thể hiện vui, buồn..
Hoạt động 2:
? Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
-Từ ngữ: ghi lòng con ơi…
? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn đạt là tình cảm gì?
-Tình cảm cha mẹ sâu nặng cao cả..
? Chỉ ra cái hay của tình cảm, ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao?
-Hình ảnh “núi ngất trời, nước ngoài biển Đông…”
-Ngôn ngữ bình dị…
-Aâm điệu tâm tình sâu lắng rung động lòng người.
+ Bài ca dao không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu mà các khái niệm “Công cha-nghĩa mẹ” trở nên cụ thể sinh động.
? Đọc và phân tích “Cù lao chín chữ”, nhận xét tác dụng thể thơ lục bát?
? Tìm những bài ca dao có nội dung tương tự?
-Công cha như núi Thái Sơn…
-Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
-Ơn cha nặng lắm ai ơi….
*Chuyển ý sang bài 2.
? Đọc lại văn bản và nhắc lại lời của nhân vật trữ tình?
? Phân tích các yếu tố thời gian, không gian, hành động, tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật?
+ Tâm trạng như thế nào?
+ Buồn xót xa, lặng lẽ.
+ Tâm trạng gắn với thời gian nào? Nó gợi lên liên tưởng gì?
+Buổi chiều gợi nhớ., dễ buồn
++ Tăng sự cô đơn, chiếc bóng, khắc khoải về một thân phận.
(Liên hệ với văn hoá Phương Đông).
+ Tâm trạng gắn với không gian “Ngõ sau” gợi sự liên tưởng gì?
-It người lui tới, vắng lặng,che dấu nỗi buồn…
+Hành động” ra đứng”-> không biết tâm sự cùng ai.
+Nỗi niềm “ ruột đau chín chiều”
( Liên hệ thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến)
? Giá trị của sự kết hợp giữa thời gian và không gian?
? Nuột lạt là gì?
- Nối buột của sợi lạt…
? Hình ảnh “nuột lat” gợi cho em điều gì?
-+ Sự nối kết bền chặt của tình huyết thống
? Cụm từ “Ngó lên” thể hiện điều gì?
-+ Sự trân trọng, yêu kính
? Cặp từ so sánh đối ứng “bao nhiêu...bấy nhiêu” gợị cho em điều gì?
-+ Gợi nhớ da diết.
? Đọc lại bài ca dao và cảm nhận âm điệu của nó?
+ Lời lẽ mộc mạc giản dị mà âm điệu tha thiết, ngân rung trong thể thơ lục bát.
Chốt lại nội dung và chuyển sang bài 4, bảng phụ câu hỏi 5.
? Cách diễn tả của bài ca dao 4? Nó nhắc nhở ta điều gì?
? Hình ảnh so sánh có tác dụng gì?
- -“Anh em” so sánh với “tay chân”: nhấn mạnh sự gắn bó thiêng liêng.
Hoạt động 3:
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Ca dao là những câu hát truyền miệng diễn tả đời sống nội tâm.
Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
II. Đ ọc va øtìm hiểu văn bản:
.
* Bài 1:
Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ.
Phép so sánh.
> Khẳng định công lao to lớn của cha mẹđạo làm con phải biết đền đáp .
Bài 2:
-Lời của người con gái lấy chồng xa quê --> tâm trạng thương nhớ mẹ triền miên.
Bài 3.
- Lời của con cháu
- So sánh
-->Nỗi nhớ và yêu kính đối với ông bà.
Bài 4:
- Là tiếng hát về tình cảm anh em ruột thịt.
-So sánh
-->Nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ
Ghi nhớ: SGK
III Luyện tập
Bài tập 1 :
Cả bốn bài diễn tả tình cảm gia đình.
Bài tập 2:
“Mẹ già như chuối ba hương
Như khoai nếp mật như đường mía lau.”…
4.4 Củng cố, luyện tập:
Bài ca dao 1 viết theo thể thơ nào?
Thể thơ song thất lục bát.
Thể thơ thất ngôn bát cú.
*C. Thể thơ lục bát.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
+ Học thuộc lòng 4 bài ca dao và ghi nhớ.
+ Sưu tầm mỗi HS vài bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình.
+ Chuẩn bị: “Những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước”.
+ Nêu đôi nét về nội dung thể hiện và giá trị nghệ thuật của các câu ca dao trên.
V. Rút kinh nghiệm :
....
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
Truền
Tiết CT: 10
Ngày dạy:
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức
+ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao – dân ca, qua những bài thuộc tình cảm gia đình và chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước con người.
b. Kĩ năng: Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản và biết thêm một số bài ca dao khác thuộc hệ thống chủ đề của chúng.
c. Thái độ: Giáo dục tình cảm ở học sinh: tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tài liệu về ca dao dân ca.
Học sinh:Trả lời các câu
File đính kèm:
- tuan 2-4.doc