A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung vb : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọ toàn bộ sự sống trên trái đất ; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Có nhận thức , hành động đúng góp phần bảo vệ hoà bình.
* Nắm được các luận điểm.
B . Chuẩn bị
- Học sinh : Đọc, soạn các câu hỏi của vb
- Giáo viên : Nghiên cứu kĩ các luận điểm chính, hệ thống luận cứ và các phép lập luận của vb nghị luận này
Bảng phụ các luận cứ
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra :
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 6 - 7 Ngày soạn :28/08/10
Văn học Ngày dạy :
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
(G- Mác-két )
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung vb : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọ toàn bộ sự sống trên trái đất ; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Có nhận thức , hành động đúng góp phần bảo vệ hoà bình.
* Nắm được các luận điểm.
B . Chuẩn bị
- Học sinh : Đọc, soạn các câu hỏi của vb
- Giáo viên : Nghiên cứu kĩ các luận điểm chính, hệ thống luận cứ và các phép lập luận của vb nghị luận này
Bảng phụ các luận cứ
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra :
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
III. Bài mới
1/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
1 Hoạt động:Khởi động.
Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc
liệt . Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tìm ẩn và đặc biệt vũ khí hạt nhân được phát triển mạnh đã trở thành hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ loài người và tất cả sự sống trên trái đất . Đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này song hiểm hoạ hạt nhân và chiến tranh vẫn luôn là mối đa doạ to lớn và thường xuyên đối với toàn thể loài người: Chiến tranh xâm lược Irắc của Mỹ, Anh, cuộc xung đột ở Trung Đông, chủ nghĩa khủng bố hoành hành ở nhiều nơi, chương trình hạt nhân của Iran, của Triều Tiên ...
Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân, kể cả hs trong nhà trường. Văn bản này sẽ đem lại cho chúng ta nhận thức đó.
Hoạt động 1: Giúp hs tiếp cận vb
?) Dựa vào phần chú thích, em hãy giới thiệu về tác giả và về văn bản này ?
- Gv nhấn mạnh : Đây là đoạn trích bản tham luận của G. Mác-két đọc tại cuộc họp mặt của sáu nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới .
- Gv đọc mẫu văn bản ( phần đầu),Y/c học sinh đọc
* Lưu ý : Vb đề cập đến nhiều lĩnh vực từ quân sự , chính trị đến khoa học địa chất với nhiều thuật ngữ, tên gọi các loại vũ khí ... nên khi đọc cần chú đọc chính xác để làm rõ từng luận cứ của tác giả .
- Kiểm tra việc tìm hiểu từ khó trong Sgk/20
?) Qua việc đọc vb, em cho biết luận điểm của vb này?
Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đe doạ loài người, vì vậy kiên quyết đấu tranh loại bỏ nguy cơ ấy, bảo vệ hoà bình thế giới là nhiệm vụ của toàn thể nhân loại .
* GV : Tư tưởng ấy được biểu hiện trong một hệ thống luận cứ như sau (bảng phụ 1)
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất
+ Chạy đua chiến tranh làm mất những khoảng chi phí khổng lồ, làm mất đi khả năng cải thiện đời sống
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá.
+ Đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ của mọi người
?) Hãy tìm những phần vb tương ứng với mỗi luận cứ đó?
+ Từ đầu đến "vận mệnh thế giới"
+ Tiếp theo đến "cho toàn thế giới"
+ Tiếp theo đến "điểm xuất phát của nó"
+ Còn lại
?) Từ đó, em hãy xác định phương thức biểu đạt lập luận có phải là phương thức chính của vb không ? Nếu phải thì tương ứng với phương thức lập luận là kiểu vb nào ?
* Lưu ý : Đây là 1 vb nghị luận, tác giả dùng phương thức biểu đạt lập luận nhưng ngoài ra vẫn có yếu tố biểu cảm đem lại thuyết phục cho vb, rõ nhất là đoạn cuối vb .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung vb qua những luận cứ
Bước 1: Tìm hiểu luận cứ 1
?) Tác giả làm rõ nguy cơ chiến tranh bằng hai lý lẽ, đó là những lý lẽ nào ?
- Chiến tranh hạt nhân là sự huỷ diệt : "về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời"
- Phát minh hạt nhân quyết định sự sống còn của thế giới :"không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới"
?) Những chứng cớ nào lám rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân?
- Ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh
- Tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ : tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
?) Theo em, cách đưa lý lẽ và chứng cứ trong đoạn này có gì đặc biệt ? (bảng phụ 2)
a. Lý lẽ kết hợp với chứng cư
b. Lý lẽ và chứng cứ đều mang tính khoa học
c. Lý lẽ và chứng cứ kết hợp với sự bộc lộ thái độ của tác giả
d. Cả a, b và c đều đúng
* Sự kết hợp như thế đã tác động vào nhận thức của người đọc về sức mạnh ghê gớm của vũ khí hạt nhân, thuyết phục mọi người đồng tình với tác giả.
Bước 2 : Tìm hiểu luận cứ 2
?) Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng với những so sánh đối lập thuyết phục ntn?Hãy chỉ ra?
- 100 tỉ đô la cứu trợ 500 triệu trẻ em nghèo
- Kinh phí chương trình phòng bệnh 14 năm, cứu 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi
- Số ca-lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng
- Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm
- Tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới
- Gần bằng 100 máy bay ném bom và 7000 tên lửa
- Gần bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986 -2000
- Không bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX
- Bằng tiền 27 tên lửa MX
- Bằng tiền đóng 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
* Cách lập luận này ( so sánh đối lập, số liệu cụ thể, xác thực) đã làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân, nổi bật sự vô nhân đạo và gợi cảm xúc mỉa mai, châm biếm nơi người đọc.
Bước 3 : Tìm hiểu luận cứ 3
* Phần vb này được tạo ra bằng 3 đoạn văn, mỗi đoạn văn đều nói 2 chữ "trái đất ". Tác giả cố ý cho ta thấy rằng : Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống - Đó chính là sự thiêng liêng, kì diệu trong tự nhiên .
?)Tác giả đã hình dung quá trình sống trên trái đất ntn?
380 triệu năm con bướm mới bay, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp; trải qua bốn kỉ địa chất con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.
?) Sự hình dung vừa có số liệu khoa học cụ thể, vừa được làm sinh động bằng các hình ảnh, em có suy nghĩ gì về sự sống trên trái đất từ những hình dung đó ?
- Phải lâu dài lắm mới có sự sống trên trái đất này
- Mọi vẻ đẹp trên trái đất này không phải một sớm một chiều mà có được
?) Ở đoạn này, sự tương phản được thể hiện ntn?
?) Em có gì suy nghĩ từ lời bình của tác giả :"Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp chỉ cần bấm nút một cái là đưa tất cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó"
Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, man rợ, đáng xấu hổ, là"đi ngược lại lí trí"
Bước 4 : Tìm hiểu luận cứ 4
* Phần này có 2 đoạn văn, một đoạn nói về việc "chúng ta"chống chiến tranh hạt nhân, một đoạn là thái độ của tác giả về việc này.
?) Em hiểu gì về cụm từ "bản đồng ca" ở nội dung đầu văn bản ?
Chống chiến tranh hạt nhân là tiếng nói chung của công luận, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới.
?) Để bộc lộ thái độ của mình trong nội dung cuối, tác giả đã trình bày những ý tưởng gì ? Mục đích của ý tưởng đó ?
- Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất để "cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết dến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc."
- Thông điệp về những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất bằng vũ khí hạt nhân để "cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến những tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ ... nhân danh lợi ích ti tiện nào đó đã bị xoá bỏ khỏi vũ trụ này ."
?) Qua những ý tưởng đó, em hiểu gì về tác giả ?
Là người quan tâm sâu sắc đến vấn đề vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng va công phẫn cao độ ; yêu chuộng hoà bình .
Hoạt động 3 : Tổng kết, rút ra ghi nhớ
?) Những thông điệp nào được gửi tới chúng ta từ vb này ?
?) Em học tập được gì từ cách viết nghị luận của tác giả ?
?) Bản thân em sẽ làm gì để tham gia vào "bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng" như đề nghị của tác giả ?
Chốt : hướng vào ghi nhớ
Nghe - ghi tiêu đề
Trình bày độc lập
Đọc theo yêu cầu
Quan sát bảng phụ và tìm phần vb tương ứng
Trình bày độc lập
Theo dõi phần đầu
Phát hiện chi tiết, trình bày độc lập
Quan sát bảng phụ và chọn câu trả lời đúng nhất vào bảng trắc nghiệm cá nhân
-Theo dõi phần vb tiếp theo đến "cho toàn thế giới”
-Liệt kê chi tiết
-Quan sát bảng phụ để thấy rõ sự đối lập
-Theo dõi phần vb tiếp đến "điểm xuất phát của nó"
Trình bày từ các chi tiết
Tự bộc lộ
-Theo dõi lời bình luận ở đoạn cuối phần 3
-Thảo luận, rút ra vấn đề
Theo dõi phần cuối vb
Tự bộc lộ
Theo dõi phần ghi nhớ để trả lời
Tự bộc lộ
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
Ghi tiêu đề
I .Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm
Xem chú thích Sgk/19
2. Đọc- tìm hiểu chú thích
2.Bố cục
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất
2.Chạy đua chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng để con người được sống tốt hơn.
3.Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, phản lại sự tiến của tự nhiên
4.Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giơi hoà bình của mọi người
II . Tổng kết
Ghi nhớ :Sgk/21
IV. Củng cố : Ghi nhớ
V. Hướng dẫn học tập :
- Nắm kĩ nội dung va phương thức nghị luận của văn bản
- Chuẩn bị bài Các phương châm hội thoại ( tiếp theo )
Tuần 2 Ngày soạn : 28/08/10
Tiết 8 Ngày dạy :
Tếng Việt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tt)
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
- Có thái độ ttót trong giao tiếp
B . Chuẩn bị
- Học sinh : xem bài trước ở nhà
- Giáo viên : hệ thống bảng phụ hoặc phim đèn chiếu
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ?
- Kiểm tra bài tập làm ở nhà .
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài mới
Ở bài trước, ta đã được biết về 2 phương châm trong hội thoại : phương châm về lượng,
phương châm về chất . Bài này sẽ đề cập đến ba phương châm : phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự .
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương châm hội thoại
Bước 1: Tìm hiểu phương châm quan hệ
?) Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt " dùng để chỉ tình huống hội thoại ntn ?
Chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau .
?) Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy ?
Con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội trở nên rối loạn
Chốt : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đề cập, tránh nói lạc đề → phương châm quan hệ
* Lưu ý thêm bằng tình huống sau :
A . - Phòng tối quá!
B . - Mất điện rồi!
B có vi phạm phương châm quan hệ không ?
Xét nghĩa tường minh thì câu đáp của B không tuân thủ phương châm quan hệ nhưng trong thực tế đó là tình huống giao tiếp bình thường, tự nhiên
( B hiểu được hàm ý của A : Bật đèn lên vì phòng tối quá ). Và trong trường hợp này không phải “Ông nói gà, bà nói vịt" mà phương châm quan hệ được tuân thủ .
Vậy, muốn biết câu nói có tuân thủ phương châm quan hệ không, cần biết thực sự người nói muốn nói gì qua câu nói đó .
- Hướng vào ghi nhớ
Bước 2 : Tìm hiểu phương châm cách thức
?) Thành ngữ " dây cà ra dây muống", "lúng búng như ngậm hột vịt"dùng để chỉ những cách nói ntn ?
- dây cà ra dây muống : cách nói dài dòng, rườm rà
- lúng búng như ngậm hột vịt : cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch .
?) Những cách nói đó là những khuyết diểm của người nói trong giao tiếp, nó ảnh hưởng ntn đến giao tiếp ?
Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt. Điều đó làm cho giao tiếp không đạt được kết quả mong muốn .
?) Qua đó, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
Khi giao tiếp cần nói gắn gọn, rành mạch
* Hướng dẫn hs xác định những cách hiểu khác nhau đối với câu : " Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy "
Có thể hiểu theo hai cách :
1. "của ông ấy" bổ nghĩa cho "nhận định "
→ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
2. "của ông ấy" bổ nghĩa cho "truyện ngắn"
→ Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện do ông ấy sáng tác)
?) Trong trường hợp này, để người nghe không hiểu lầm thì phải nói ntn ?
(Tổng hợp và giới thiệu qua bảng phụ)
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn .
- Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác .
- Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy .
* Trong nhiều tình huống giao tiếp, những yếu tố thuộc ngữ cảnh (người nói, người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói) có thể giúp người nghe hiểu đúng ý của người nói . Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà người nghe không biết nên nói ntn như trường hợp trên. Cho nên, khi giao tiếp, nếu không vì lí do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. Bởi những câu nói như vậy khiến người nghe không hiểu nhau, gây trở ngại rất lớn cho quá trính giao tiếp, tránh cách nói mơ hồ .
Chốt : rút ra ghi nhớ
Bước 3 :Tìm hiểu phương châm lịch sự
Hướng dẫn hs đọc truyện "Người ăn xin "
?) Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ?
Tuy cả 2 đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé dành cho người ăn xin. Đối với một người ở hoàn cảnh bần cùng (già, đôi mắt đỏ hoe nước mắt giàn giụa, áo quần tả tơi, đôi môi tái nhợt) cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa cách mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác .
?) Có thể rút ra bài học gì từ truyện này ?
Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại ntn đi nữa cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng đối với người đó . Không nên vì bất cứ điều gì mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự .
* Gv liên hệ bài "Lượt lời"và "Vai hội thoại trong giao tiếp" ở lớp 8 để khắc sâu về nội dung này.
Chốt : rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài tập 1
Những câu tục, ca dao đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn .
* Gv giúp hs giải thích câu c
Uốn câu : uốn thành chiếc lưỡi câu → không ai dùng một vật quý (kim làm bằng vàng) để làm một vật không tương xứng với giá trị của nó (uốn thành chiếc lưỡi câu)
Một số ví dụ tương tự
- Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay
- Một điều nhịn là chín điều lành
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
- Chẳng được miếng thịt, miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
Bài tập 2
Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh
Bài tập 3
Treo bảng phụ, y/c hs điền vào chỗ trống và chỉ ra sự liên quan đến phương châm hội thoại.
(a),(b),(c),(d) liên quan đến phương châm lịch sự
(e) liên quan đến phương châm cách thức
Bài tập 4
(a) Khi người nói chuẩn bị hỏi về 1 vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hê, người nói dùng cách diễn đạt trên .
(b) Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại . Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng cách diễn đạt trên .
c) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó .
Bài tập 5
- nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự)
- nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (phương châm lịch sự)
- điều nặng điều nhẹ : nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự)
- nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, khônng nói ra hết ý (phương châm cách thức)
- mồm loa mép giải : lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự)
- đánh trống lảng : lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ)
- nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự)
Trình bày độc lập
Hs phát triển ý này theo trí tưởng tượng riêng của cá nhân
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
Trình bày độc lập
Tự bộc lộ
Phân tích các cách hiểu khác nhau
Trình bày độc lập
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
Đọc truyện
Trình bày độc lập
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
Đọc các câu tục ngữ, ca dao
Xác định yêu cầu
Trả lời độc lập
Trình bày độc lập
Hs cho ví dụ về trường hợp này
T/h theo y/c
Thảo luận, trình bày
Làm theo nhóm, trình bày
I . Bài học
1.Phương châm quan hệ
Ghi nhớ 1 : Sgk / 21
2.Phương châm cách thức
Ghi nhớ 2 : Sgk / 22
3.Phương châm lịch sự
Ghi nhớ 3 : Sgk / 23
II. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
Phép nói giảm, nói tránh
Bài tập 3
a. nói mát
b. nói hớt
c. nói móc
d. nói leo
e. nói ra đầu ra đũa
Bài tập 4
Bài tập 5
IV. Củng cố : Khắc sâu ghi nhớ
V. Hướng dẫn học tập :
- Nắm vững nội dung các phương châm hội thoại
- Chuẩn bị bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Tuần 2 Ngày soạn : 28/08/10
Tiết 9 Ngày dạy :
Tập làm văn
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Củng cố các kiến thức đã học về văn thuyết minh
- Hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay
- Biết và có ý thức vận dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
* Nhận ra được yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
B . Chuẩn bị
- Học sinh : xem bài trước ở nhà
- Giáo viên : bảng phụ cho bài tập 2
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong vb thuyết minh ?
- Các biện pháp nghệ thuật sử dụng thích hợp sẽ đem lại tác dụng gì cho vb thuyết minh ?
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài mới
Trong vb thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài
cây, các di tích, thắng cảnh, các thành phố, mái trường, các nhân vật ... bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng, mạch lạc các đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng thuyết minh thì yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận cũng thật cần thiết
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: tìm hiểu yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh
Bước 1 : Đọc và tìm hiểu bài "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"
Y/c hs đọc vb - Lưu ý hs tập trung theo dõi vb
Gv ghi nhan đề vb lên bảng
?) Hãy giải thích nhan đề của bài thuyết minh này?
Cây chuối nói chung trong đời sống Việt Nam chứ không phải một cây chuối cụ thể nào hay một rừng chuối, bụi chuối nào .
?) Hãy tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm của cây chuối ?
Đoạn 1 :"Đi khắp ... núi rừng "
"Cây chuối ưa nước ... vô tận"
"Chuối phát triển ... con đàn cháu lũ "
Đoạn 2 : "Cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả "
Đoạn 3 : Giới thiệu quả chuối . Đoạn này giới thiệu những loại chuối và công dụng : chuối chín để ăn, chuối xanh để chế biến thức ăn, chuối thờ cúng . Mỗi loại lại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau .
Bước 2 : Chỉ ra những câu văn có tính miêu tả
?) Hãy chỉ ra những câu văn miêu tả về cây chuối ?
( Cho hs làm theo từng đoạn, lưu ý đoạn đầu tả chuối trứng cuốc, tả cách ăn chuối xanh)
?) Yếu tố miêu tả trong 3 đoạn văn đã đem lại tác dụng gì ?
Chốt : hướng vào ghi nhớ
?) Theo y/c chung của vb thuyết minh, bài văn trên nên bổ sung thêm những gì ?
Công dụng của thân cây, của lá (lá tươi, lá khô), của nõn chuối, hoa chuối ...
* Lưu ý : Đây là đoạn trích nên bài thuyết minh chưa được hoàn chỉnh . (Câu hỏi này giúp hs lưu ý tính hoàn chỉnh của bài viết)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
Gv nêu câu hỏi rồi gợi ý cho hs vừa thuyết minh, vừa miêu tả các chi tiết nêu trong đề của bài "Cây chuối "
Bài tập 2
Treo bảng phụ ghi đoạn văn
Bài tập 3
Y/c hs làm bài tập này ở nhà, chú ý lấy bút chì đánh dấu các câu miêu tả trong vb .
Thay nhau đọc vb
Tự trình bày
Hoạt động nhóm
Phát hiện, trình bày độc lập
Đọc và khắc sâu ghi nhớ
Tự bộc lộ
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Ghi nhớ : Sgk / 25
II.Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
- Tách ... , nó có tai
- Chén của ta không có tai
- Khi mời ai uống thì bưng hai tay mà mời
Bài tập 3
IV. Củng cố : Khắc sâu ghi nhớ
V. Hướng dẫn học tập :
- Chuẩn bị bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh với đề "Con trâu ở làng quê Việt Nam" (lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả để là hình ảnh con trâu trở nên gần gũi, sinh động hơn nhưng không thiếu tính khoa học của vb thuyết minh)
Tuần 2 Ngày soạn : 28/08/10
Tiết 10 Ngày dạy :
Tập làm văn
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh
B . Chuẩn bị
- Học sinh : Tìm hiểu đề tài "Con trâu ở làng quê Việt Nam"
- Giáo viên : bảng phụ cho dàn ý chung
C . Tiến trình lên lớp
I . Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ : Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn TM đem lại tác dụng gì ?
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài mới
Cũng như các bài luyện tập khác, mục tiêu của tiết học này là rèn luyện kĩ năng thực hành
đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
HĐ của hs
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs
- Nhận xét chung và nhận xét về trường hợp cá biệt
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
Bước 1 : Tìm hiểu đề
Gv ghi đề lên bảng, nêu câu hỏi, y/c hs trả lời
?) Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
Đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam
?) Cụm từ " Con trâu ở làng quê Việt Nam "bao gồm những ý gì ?
Con trâu trong cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong sinh hoạt làng quê .
Chốt : Như vậy, ta phải trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam .
Bước 2 : Tìm ý và lập dàn ý
Nêu câu hỏi khơi gợi việc tìm ý
?) Con trâu có vị trí ntn trong nghề nông ?
?)Con trâu cung cấp thịt, da, sừng ntn cho con người ?
?)Con trâu có mặt trong sinh hoạt lễ hội, đình đám ở làng quê không ?
?) Tình cảm của người nông dân với con trâu ntn ?
?) Tuổi thơ nông thôn gắn với con trâu ntn ?
Gv yêu cầu hs sắp xếp các ý và đưa ra dàn ý
Nhận xét dàn ý của một số nhóm, sau đó giới thiệu dàn ý chung bằng bảng phụ
Dàn ý
A.Mở bài : Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN
B.Thân bài :
- Con trâu trong nghề làm ruộng : sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa, thồ hàng ...
- Con trâu có mặt trong lễ hội, đình đám : lễ tế trâu,lễ đâm trâu, lễ đua trâu ...
- Con trâu - nguồn cung cấp thịt, da, sừng trâu làm đồ mĩ nghệ
- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt
File đính kèm:
- tuan 2.doc