A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được sự hợp lí của bố cục, từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài đúng hướng đạt kết quả tốt hơn.
- Hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản từ đó góp phần làm cho bài văn của mình trở nên mạch lạc hơn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 2 – Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 – Tiết 8
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Thấy được sự hợp lí của bố cục, từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài đúng hướng đạt kết quả tốt hơn.
- Hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản từ đó góp phần làm cho bài văn của mình trở nên mạch lạc hơn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
? Qua bài “Bố cục trong văn bản” em rút ra bài học gì?
? Một bố cục như thế nào được coi là mạch lạc, hợp lí?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6, các em đã biết 6 kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ). Ta thấy dù bất cứ văn bản nào cũng đòi hỏi phải có một bố cục chặt chẽ, rành mạch, hợp lí. Nhưng muốn cho người đọc hứng thú, dễ hiểu thì văn bản phải mạch lạc, đó là bài của tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Tìm hiểu bài
GV cho HS đọc phần tìm hiểu bài.
? Trong 6 kiểu văn bản cô vừa giới thiệu, em hãy cho biết em đã học được kiểu văn bản nào?
? Qua bảng hệ thống, em hãy cho biết một văn bản gồm có mấy phần? Kể ra?
? Một văn bản rành mạch đòi hỏi như thế nào?
? Như thế có thể nói một bố cục ba phần có khả năng giúp cho văn bản trở nên rành mạch, hợp lý được không? Vì sao?
? Vậy mạch lạc trong văn bản là gì?
? Từ đó, em cho biết mạch lạc trong văn bản có tính chất gì?
HĐ2: GV cho HS đọc yêu cầu 2 SGK/31.
Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
? Vậy thực tế của truyện
“ Cuộc chia tay … búp bê”. Em nhận thấy tính mạch lạc cần thiết như thế nào cho văn bản?
=> Có 2 kiểu : Tự sự và miêu tả.
=> Mở bài, thân bài, kết bài.
=> Đòi hỏi có sự phân cắt rõ ràng giữa các đoạn, các phần.
=> Thực tế ở bài làm Tập làm văn viết là đích thực.
-> Bố cục rành mạch đòi hỏi phải phân biệt, phải mạch lạc giữa sự nối tiếp liên quan.
=> Thông suốt, liên tục không đứt đoạn.
=> Mở bài, thân bài, kết bài -> Không có bộ phận nào không liên quan đến ý tưởng đau đớn và tha thiết đó.
I.TÌM HIỂU BÀI
1/. Bố cục.
Tự sự.
Mở bài: Giới thiệu truyện kể, nhân vật.
Thân bài: Kể chi tiết truyện.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện.
Miêu tả
Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả.
Thân bài: Miêu tả chi tiết theo thứ tự.
Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
=> Bố cục có 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài), các phần, các đoạn đượoc phân cách rành mạch.
2/. Mạch lạc
- Có tính chất thông suốt, liên tục không đứt đoạn.
II. GHI NHỚ (SGK/31)
LUYỆN TẬP
BT1/32: Hãy tìm hiểu tính mạch lạc:
a/. Văn bản “Mẹ tôi”
Chủ đề xuyên suốt câu chuyện: tấm lòng thương con sâu nặng của người mẹ đối với con. Chủ đề này được thể hiện qua từng đoạn, từng phần trong tác phẩm.
b/. Bài thơ “Lão nông và các con” (1)
Chủ đề: Lời dạy bảo của người cha trước khi nhắm mắt, lấy “lao động là vàng”. Chủ đề được thể hiện dần dần trong bài thơ.
(2) Mạch lạc trong văn bản của nhà văn Tô Hoài.
- Ý tứ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là:
@ Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa, được dẫn dắt theo một dòng chảy hợp lý, phù hợp với nhận thức người đọc.
@ Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc vàng … trong thời gian, không gian.
@ Sau đó: Tác giả nêu lên những biểu hiện của sắc vàng trong thời gian, không gian.
@ Hai câu cuối: Nhận xét cảm xúc về màu vàng đó.
=> Một trình tự với 3 phần nhất quán và rõ ràng làm cho bố cục đoạn văn mạch lạc.
4/. Dặn dò
? Mạch lạc là gì?
?Mạch lạc cần thiết cho văn bản như thế nào?
5/. Hướng dẫn:Bài mới: “Những câu hát về tình cảm gia đình”
+ Đọc trước những câu ca dao – dân ca?
+ Ca dao – dân ca là gì?
File đính kèm:
- TIET8.doc