A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của Hoài Thanh.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu, lòng đam mê đối với môn Văn học.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24 - Tiết 93 đến tiết 96 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 23/02//2013
Tiết 93 Ngày dạy: 25/02/2013
Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(Hoài Thanh)
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của Hoài Thanh.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu, lòng đam mê đối với môn Văn học.
C. Phương pháp: Vấn đáp, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, …
D.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..)
7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..)
2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Bác Hồ sống giản dị trên những phương diện nào? Chứng minh? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. Bài mới: Văn chương nghệ thuật ra đời rất sớm và luôn luôn gắn bó với đời sống con người. Từ xưa, người ta đã băn khoăn văn chương có nguồn gốc từ đâu và nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống ? Bài viết “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh sẽ giúp chúng ta hiểu phần nào về điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- Hs đọc chú thích.
- Gv: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả tác phẩm?
- Hs: trả lời chú thích.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
Đọc hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs đọc với giọng nhẹ nhàng truyền cảm. Gv đọc mẫu, gọi Hs đọc.
- Gv lưu ý một số từ khó.
- Hs:Trong vb này tác giả bàn tới ý nghĩa văn chương theo mấy phương diện. Hãy chia đoạn trong vb tương ứng với từng phương diện đó.
- Hs: Trả lời
- Gv:Vb này thuộc kiểu nghị luận nào?
- Hs:Nghị luận văn chương
- Gv: Tg giải thích nguồn gốc của thi ca bằng cách nào ?
- Hs:Dẫn câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ và con chim bị thương.
- Gv:Câu chuyện ấy cho ta thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương là gì ?
- Hs: Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.
- Hs đọc đoạn 2
- Gv: Để làm rõ nguồn gốc tình cảm của văn chương Hoài Thanh đã nêu tiếp một nhận định về nhiệm vụ của văn chương được thể hiện qua lời văn nào?
- Hs:Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
- Gv:Em hãy tìm một số tác phẩm v/c đã học để chứng minh cho 2 vấn đề trên
- HS: Thảo luận trả lời.
Văn chương hình dung cuộc sống: “Cảnh khuya”, “Sài Gòn tôi yêu”
Văn chương sáng tạo ra cuộc sống.
+ “Côn Sơn ca”, “ Dế Mèn phiêu lưu kí” là cách sáng tạo ra sự sống trong văn chương.
- Gv:Trong văn chương, ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương nhưng cũng có những bài xuất phát từ tình cảm đã kích châm biếm.Từ đó em có suy nghĩ gì về quan điểm văn chương của Hoài Thanh?
- Hs:Quan điểm của Hoài Thanh đúng nhưng chưa toàn diện vì còn có cả thứ văn chương châm biếm.
-Gv:Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương bằng những câu văn như thế nào ?
- Hs: Văn chương sẽ…
-Gv:Trong câu thứ nhất tác giả muốn nhấn mạnh công dụng nào của văn chương ?
- Hs:khơi dậy trạng thái cảm xúc của con người
- Gv:Trong câu thứ 2, tác giả cho ta thấy công dụng nào của văn chương ?
- Hs:Rèn, mở rộng thế giới tình cảm con ngươì
Gv:Kết hợp lại Hoài Thanh cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người?
- Hs: Làm giàu tình cảm con người.
- Gv: Câu văn nào nói về công dụng của văn chương đối với xã hội?
- Hs:Có kẻ nói … mới hay. Khi nói…bực nào?
- Gv: Qua 2 câu văn đó tác giả muốn ta hiểu được sức mạnh nào của văn chương ?
- Hs:văn chương làm đẹp và hay cho những thứ bình thường.Các thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
- Gv: Nếu không có văn chương thì con người chúng ta trở nên đơn điệu, nghèo nàn vậy chúng ta phải làm gì đối với văn chương ?
- Hs:Trân trọng giữ gìn những tác phẩm văn chương.
- Gv:Hoài Thanh đã gíup ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương ?
- Hs:Văn chương làm giàu tình cảm con người
Văn chương làm đẹp, làm giàu cho c/s.
- Gv:Học qua tác phẩm này mở cho em những hiểu biết mới mẻ nào về ý nghĩa của văn chương ?
- Hs: Trả lời ghi nhớ.
Hướng dẫn tự học
Gv gợi ý: vị tha, thi sĩ, văn nhân, phù phiếm...
Chuẩn bị bài mới: Đọc tìm hiểu trước khái niệm câu chủ động, câu bị động, tác dụng của việc chuyển đổi câu.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Hoài Thanh(1909- 1982), quê ở Nghệ An.
- Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: In trong “ Bình luận văn chương”.
- Thể loại: Nghị luận
II.Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu -> lòng vị tha: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Phần 2: còn lại: Chứng minh nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người
b.Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c. Phân tích:
c1.Nguồn gốc của văn chương
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
c2. Nhiệm vụ của văn chương
- Văn chương hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng.
-> Phản ánh cuộc sống.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
-> Sáng tạo cái đẹp.
c3.Công dụng của văn chương
- Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình …. Hay sao
-> Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện tình cảm ta sẵn có
- Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm con người. Làm giàu tình cảm con người.
- Có kẻ nói từ ….. mới hay
- Nếu trong kho lịch sử …bực nào
=>Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, thuyết phục
- Nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
b. Nội dung
c. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Nắm nội dung bài giảng.Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Học thuộc lòng một số đoạn mà em thích
* Bài mới: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
E. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
***************************
Tuần 24 Ngày soạn: 23/02//2013
Tiết 94 Ngày dạy: 25/02/2013
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong một văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
2. Kỹ năng: Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, …
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..)
7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công dụng của trạng ngữ? Tác trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới: Mỗi ngôn ngữ đều có những cách sắp xếp trật tự khác nhau. Mỗi trật tự đều có ý nghĩa nhất định. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động như thế nào và có mục đích gì? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
- Gv: Xác định CN của mỗi câu trên?
- Hs: Mọi người / yêu mến em.
CN VN
- Gv:Ý nghĩa của CN trong các câu trên khác nhau như thế nào?
- Hs:CN trong câu a biểu thị người thực hiện 1 hành động hướng đến người khác.(CN trong câu a biểu thị chủ thể của hành động).
- CN trong câu b biểu thị người được hành động của người khác hướng đến. (CN trong câu b biểu thị đối tượng của hành động).
- GV treo bảng phụ, ghi VD.
* Xác định câu chủ động, câu bị động trong VD sau
a. Nhà vua truyền ngôi cho chú bé.
b. Chú bé được nhà vua truyền ngôi.
- Hs: a câu chủ động, b câu bị động.
- Gv:Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
- HS tra lời, GV nhận xét, HS đọc ghi nhớ SGK.
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
GV treo bảng phụ:Em sẽ chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống trong VD? Giải thích vì sao em chọn như vậy?
- Hs: Trả lời.
Bài tập thêm : Em sẽ chọn cách nào trong 2 cách viết sau?
a. Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở Châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm này.
(b).Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này rất được khách hàng Châu Âu ưa chuộng.
c. Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại nghỉ chỗ này một ít, chỗ kia một ít.
(d).Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại nghỉ chỗ này một ít, chỗ kia một ít.
GV: Từ những ví dụ trên em có thể giải thích tại sao có sự chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại?
- Gv:Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- HS trả lời, GV nhận xét, HS đọc ghi nhớ SGK.
Luyện tập.
- HS đọc bài tập, GV hướng dẫn HS làm.
- HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Hướng dẫn tự học
- HS sưu tầm:a. Con mèo đang đuổi con chuột
Con chuột bị con mèo đuổi
b. Gió đẩy thuyền ra xa
Thuyền bị gió đẩy ra xa
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu một số cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
I. Tìm hiểu chung
1.Câu chủ động và câu bị động:
* Ví dụ:
- Mọi người yêu mến em.
à Câu chủ động, chủ ngữ thực hiện hành động.
- Em được mọi ngườiyêu mến.
à Câu bị động, chủ ngữ là đối tượng của hành động.
* Ghi nhớ: SGK/57.
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
* Ví dụ:
- Điền câu b vào chỗ trốngà liên kiết các câu trong đoạn thành một mạch thống nhất.
- Điền câu a các câu trong đoạn rời rạc.
* Ghi nhớ: SGK/57.
II. Luyện tập:
* Câu bị động:
+Có khi(các thứ của quý ) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.
+Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
* Chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Học phần ghi nhớ Sgk. Nắm vững nội dung.
- Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác và câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
* Bài mới: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” (tt)
E. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 24 Ngày soạn: 23/02//2013
Tiết 95-96 Ngày dạy: 25/02/2013
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục đích kiểm tra:
- Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn lập luận chứng minh vào việc tạo lập văn bản. Qua đó các em tự trình bày ý kiến, thể hiện quan điểm của mình vê một vấn đề xã hội.
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
II. Hình thức kiểm tra:
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
III. Biên soạn đề kiểm tra:
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam luôn luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
IV. Hướng dẫn, biểu điểm:
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a.Yêu cầu chung :
- Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh
- Vấn đề : Câu tục ngữ : « Ăn quả nhớ kẻ trồng cây »
- Mục đích: Ca ngợi, khẳng định đạo lí của nhân dân Việt Nam.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
b.Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
* Mở bài :
- Nêu vấn đề: Truyền thống đạo lí của dân tộc ta là lòng biết ơn.
- Trích dẫn đề:Dẫn câu tục ngữ.
- Chuyển ý: Truyền thống đó được thể hiện rõ nét qua đời sống văn hóa tinh thần.
* Thân bài: - Giải thích:
+ Nghĩa đen: Phải nhớ ơn người trồng cây cho ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: Khi hưởng thụ một thành quả gì về vật chất lẫn tinh thần của người khác ban cho thì chúng ta phải biết nhớ ơn, đền đáp công ơn của họ.
- Chứng minh: *Ngày xưa
+ Trong gia đình: Nhân dân ta luôn nhắc nhở con cháu biết kính yêu ông bà, cha mẹ ; thờ cúng tổ tiên. ( Trích dẫn ca dao)
+ Ngoài xã hội: Thờ cúng các vị thần hoàng, thần làng, các vị anh hùng chống giặc ngoại xâm; xây dựng tượng đài các vị anh hùng: Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…, tổ chức những ngày lễ kỉ niệm, ngày mất của các vị anh hùng; dùng tên họ đặt tên cho các con đường, trường học, bệnh viện,… ( Dẫn chứng)
*Ngày nay:
+ Trong gia đình: Vẫn tiếp tục phát huy những đạo lí ngày xưa
+ Ngoài xã hội:Tiếp tục truyền thống nhớ ơn. Dân ta rất tôn sùng những anh hùng trong chiến đấu, lao động, thể hiện qua các ngày lễ: Ngày 27-2: ngày Thầy thuốc Việt Nam; Ngày 20/11, 27/7, 20/10
* Liên hệ mở rộng với câu tục ngữ «Uống nước nhớ nguồn »
* Kết bài: - Ca ngợi, khẳng định thêm một lần nữa đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Xác lập tư tưởng, thái độ, hành động (liên hệ bản thân)
1.0 đ
1.0 đ
7.0 đ
1.0 đ
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
IV. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 24 ngu van 7.doc