Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tổ xã hội năm học: 2012-2013

I.Đặc điểm tình hình

- Tổng số: 08 ; nữ: 05 ( 07 Giáo viên, 01 nhân viên)

a. Thuận lợi:

b.Khó khăn:

I. Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên

1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tổ xã hội năm học: 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHÚ ĐỨC      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM         TỔ XÃ HỘI                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc             _______________                                                                      ______________________________________ Phú Đức, ngày 15 tháng 6 năm 2013 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2012-2013     Căn cứ Kế hoạch số 28/KH-SGDĐT.GDTXCN ngày 13/5/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2012-2013. Căn cứ kế hoạch số 20/KH-PGDĐT ngày 30 tháng 05 năm 2013 của Phòng giáo dục đào tạo về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2012-2013. Thực hiện  kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2012 – 2013 của nhà trường; Tổ Xã Hội xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên năm học 2012-2013 như sau: I.Đặc điểm tình hình  - Tổng số: 08 ; nữ: 05 ( 07 Giáo viên, 01 nhân viên) a. Thuận lợi: b.Khó khăn: I. Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên 1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. 2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường II. Đối tượng bồi dưỡng Tất cả giáo viên trong tổ Xã hội đang giảng dạy tại trường THCS Phú Đức III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng : Mỗi cán bộ giáo viên thực hiện 120 tiết/ năm học gồm Khối kiến thức bắt buộc (gồm nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2) và Khối kiến thức tự chọn (nội dung bồi dưỡng 3). 1. Khối kiến thức bắt buộc a. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên. Nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. b. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên. *Nội dung bồi dưỡng - Chuẩn kiến thức kỹ năng ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006: 20 tiết. - Phương pháp dạy học theo đối tượng: 10 tiết. 2. Khối kiến thức tự chọn: 60 tiết/năm/giáo viên Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng Mã mô đun Tên và nội dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng Thời gian tự học (tiết) Thời gian học tập trung (tiết) Lý thuyết Thực hành I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục THCS 3 Giáo dục học sinh THCS cá biệt 1. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt 2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt 3. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt Sử dụng được các phương pháp dạy học, giáo dục học sinh THCS cá biệt 10 2 3 VI. Tăng cường năng lực dạy học THCS 18 Phương pháp dạy học tích cực 1. Dạy học tích cực 2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực 3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Vận dụng được các kĩ thuật dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực 10 2 3 VII. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học THCS 20 Sử dụng các thiết bị dạy học 1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học 2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS 3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học Sử dụng được các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS). 10 2 3 XI. Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp THCS 32 Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm 1. Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS 2. Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS 3. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động của công tác chủ nhiệm cấp THCS Có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm 15 IV. Hình thức bồi dưỡng thương xuyên 1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại Tổ chuyên môn của nhà trường, 2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng. 3. Đối với trường tổ chức học tập trung cho giáo viên mời Phòng Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ V. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên 1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên. - Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, 2 và các mô đun của nội dung bồi dưỡng 3. - Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Giỏi, Khá, Trung bình và Không hoàn thành kế hoạch. 2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX. a. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả GDTX. Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại Tổ chuyên môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau: - Tiếp thu kiến thức, kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung của Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm). - Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm). b. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, 2 và mỗi mô đun thuộc nội dung 3. c. Điểm trung bình kết quả BDTX Điểm trung bình kết quả BDTX được tính theo công thức : (Điểm nội dung 1 + Điểm nội dung 2 + Điểm trung bình các mô đun của nội dung 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3 Điểm trung bình kết quả BDTX được làm tròn đến một chữ số thập phân theo quy định hiện hành. 3. Xếp loại kết quả BDTX a. Giáo viên được coi là hoàn thành kết hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau: - Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm; - Loại Khá nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm; - Loại Giỏi nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm. b. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học. c. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chính sách, sử dụng giáo viên. 4. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX a. Tổ sẽ đề nghị cho nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên của tổ dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên. b. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với giáo viên trong tổ trên cơ sở đề nghị của hiệu trưởng của trường. VI. Tổ chức thực hiện : 1. Trách nhiệm của Tổ chuyên môn : - Xây dựng kế hoạch và triển khai BDTX giáo viên của tổ trình Hiệu trưởng phê duyệt chậm nhất đến ngày 10/6/2013. - Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên trong tháng 7. - Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Ban giám hiệu trước ngày 30/03/2014. - Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX. - Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng. 2. Trách nhiệm của giáo viên: - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của nhà trường. Báo cáo chuyên đề mô đun tự chọn tại tổ chuyên môn theo sự phân công của TTCM. - Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. -Thực hiện tự lưu hồ sơ tự học (được kiểm tra để đánh giá kết quả) gồm:           1.Tài liệu có liên quan đến các mô đun chọn học.           2.Các chuyên đề GV tự viết về mô đun tự chọn đã báo cáo tại tổ bộ môn           3.Phiếu dự giờ           4.Sổ tay của Giáo viên. 3. Thời gian thực hiện: Thời gian Nội dung thực hiện Người thực hiện Ghi chú 17/6/2013à15/7/13 - Xây dựng kế hoạch BDTX của nhà tổ. - Triển khai, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch BDTX cá nhân. - Duyệt kế hoạch BDTX giáo viên. - TT - TT + GV - TT Từ 15/7->31/8/13 - Bồi dưỡng tự chọn nội dung 3: +Giáo dục học sinh THCS cá biệt + Báo cáo chuyên đề lý thuyết - Bồi dưỡng nội dung 1&2 - Kiểm tra, giám sát thực hành bồi dưỡng của giáo viên. - BGH + GV - Trần Văn Phụng, Trần Hà Quốc Phong, Giang Trí Hiếu - TT + GV - TTCM Tháng 9-10/2013 - Bồi dưỡng tự chọn nội dung 3: Phương pháp dạy học tích cực - Báo cáo chuyên đề lý thuyết - Bồi dưỡng nội dung 1&2 - Kiểm tra, giám sát thực hành bồi dưỡng của giáo viên. - TT + GV - Trần Văn Phụng - TT + GV - TT CM Tháng 11-12/2013 - Bồi dưỡng tự chọn nội dung 3: Sử dụng các thiết bị dạy học - Báo cáo chuyên đề lý thuyết - Bồi dưỡng nội dung 1&2 - Kiểm tra, giám sát thực hành bồi dưỡng của giáo viên. - TT + GV - P.HT Trần Văn Phụng , Phạm Thị Mỹ Hương - TT + GV - TT CM Tháng 01-02/2014 - Bồi dưỡng tự chọn nội dung 3: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm - Bồi dưỡng nội dung 1&2 - Kiểm tra, giám sát thực hành bồi dưỡng của giáo viên. - TT + GV - TT + GV - TT CM Từ 15-30/3/2014 - Nghiệm thu, đánh giá kết quả, lập hồ sơ, đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận. - Tổ chức sơ tổng kết. - Tổng hợp kết quả, báo cáo GV. - BGH - TT CM - BGH +TT+ GV - TT 10/4/2014 - Báo cáo kết quả BDTX về BGH - TT 4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng: a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án; đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng :   STT Họ tên giáo viên Năm sinh Chức vụ 1 Trần Hà Quốc Phong 1983 TT. TXH 2 Trương kim Ánh Nguyệt 1981 TP. TXH 3 Nguyễn Văn Cảnh 1969 TPT 4 Nguyễn Thị Thúy Ái 1980 GV 5 Nguyễn Thị Mỹ Linh 1989 GV 6 Nguyễn Thanh Nga 1989 GV 7 Trần Ngọc Bích 1989 GV Trên đây là kế hoạch BDTX của Tổ Xã Hội, đề nghị tất cả cán bộ giáo viên trong tổ thực hiện./. DUYỆT CỦA BGH TỔ TRƯỞNG TRẦN HÀ QUỐC PHONG

File đính kèm:

  • docKE HOACH BOI DUONG THUONG XUYEN CUA TO CHUYEN MON.doc