I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm của hoán dụ
- Các kiểu hoán dụ
- Tác dụng của hoán dụ
2. Kĩ năng:
Vận dụng hoán dụ và các kiểu hoán dụ vào các bài tập làm văn.
. Giáo dục kỹ năng sỗng:
- Ra sức quyết định lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ hoán dụ phù hợp với thực tiễn giao tiếp.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng phép hoán dụ.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Bài 24 - Tiết 101: Hoán dụ - Trường THCS Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hùng Vương
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Hưng
Sinh viên : Ưng Quang Khải
Ngày soạn : 07 \03 \ 2013
Ngày dạy : 11 \ 03 \ 2013
Tuần 26 . Bài 24
Tiết 101:
HOÁN DỤ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức:
Nắm được khái niệm của hoán dụ
Các kiểu hoán dụ
Tác dụng của hoán dụ
2. Kĩ năng:
Vận dụng hoán dụ và các kiểu hoán dụ vào các bài tập làm văn.
. Giáo dục kỹ năng sỗng:
- Ra sức quyết định lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ hoán dụ phù hợp với thực tiễn giao tiếp.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng phép hoán dụ.
3. Thái độ:
Làm cho học sinh có thái độ yêu mến Tiếng Việt.
II/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Hãy đọc thuộc lòng đoạn thơ từ “ Một hôm nào đó” đến hết bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
* Trả lời:
- Nội dung:
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
- Nghệ thuật:
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học rất nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ với tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một biện pháp tu từ mới đó là hoán dụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khái niệm hoán dụ.
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ví dụ SGK trang 82 ( treo bảng phụ )
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ.
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”.
(Tố Hữu)
GV: ? Các từ in đậm trong ví dụ gợi cho em
liên tưởng đến hình ảnh nào?
-Áo nâu : chỉ người nông dân
-Áo xanh : chỉ người công nhân
-Nông thôn : người sống ở nông thôn
-Thị thành : người sống ở thành thị
GV: ? Tại sao áo nâu lại dùng để chỉ những người nông dân, áo xanh lại chỉ những người công nhân?
HS: Tại vì những người nông dân thường mặc áo màu nâu có mối quan hệ gần gũi, quen thuộc những người công nhân thường mặc áo màu xanh nên áo nâu và áo xanh dùng để chỉ hai tầng lớp trên khi đấu tranh.
Chốt ý: Như vậy khi nói đến áo nâu, áo xanh thì ta có thể nghĩ ngay đến người nông dân và người công dân.
GV: giữa nông thôn , thị thành và người sống ở nông thôn , thành thị chỉ có mối quan hệ gì?
HS: Quan hệ giữa vật chứa đựng ( nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng ( người sống ở nông thôn, thị thành). Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi.
Cách gọi như vậy người ta gọi => Hoán dụ.
GV: ? Vậy em hiểu hoán dụ là như thế nào?
HS trả lời
BT nhanh: (ghi bảng phụ)
“ Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
( Nguyễn Du)
( Mày râu: người đàn ông: Mã GiámSinh)
? Dấu hiệu nhận biết học sinh là gì? Em hãy đặt 1 câu có sử dụng phép hoán dụ?)
( những chiếc khăn quàng đỏ)
Ví dụ: Những chiếc khăn quàng đỏ đang bay phất phới giữa sân trường.
? Hình ảnh “ những tà áo dài” gợi cho em liên tưởng đến ai?
( Hình ảnh người cô giáo)
? Hình ảnh “ đầu xanh” gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
( tuổi trẻ)
* Hoạt động 2: Tác dụng của hoán dụ
GV vừa treo bảng phụ vừa nói: Nhìn vào” ví dụ a” ta theo dõi câu không sử dụng biện pháp hoán dụ.
Nông dân, công nhân ở nông thôn và thành thị đều đứng lên.
GV: ? Em hãy so sánh hai cách diễn đạt?
HS: Sẽ không hay, không gợi hình gợi cảm.
GV: Vậy khi ta sử dụng hoán dụ sẽ có tác dụng gì?
HS: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
GV: ? Qua tìm hiểu về hoán dụ em hiểu hoán dụ là gì ? Tác dụng của hoán dụ?
HS: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
=>ghi nhớ : sgk/82
Hoạt động 3: Tìm hiểu ví dụ .( Treo bảng phụ)
GV: ? Từ in đậm trong (ví dụ a) cho em liên tưởng tới điều gì và sự vật nào?
HS: Bàn tay là một bộ phận cơ thể của con người , dùng để lao động, chỉ người lao động ( nói chung )
GV: ? Giữa bàn tay và con người lao động có mối quan hệ gì?
HS: Quan hệ bộ phận ( bàn tay ), và toàn thể (con người )
=> Lấy bộ phận để gọi toàn thể
GV: Nói thêm về ý nghĩa
Sang ví dụ b: GV: Những từ in đậm trong câu ca dao thuộc loại từ gì?
HS: Là những từ chỉ số lượng
Một: là số ít
Ba: là số nhiều
→ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
GV: ?Cụm từ một cây, ba cây trong ví dụ làm cho em liên tưởng tới điều gì?
Nêu ý nghĩa của câu ca dao trên?
HS: Một cây: Chỉ ít người
Ba cây : Chỉ nhiều người
* Ý nghĩa của câu ca dao trên: Một người đơn lẻ không làm được việc lớn lao, phải đoàn kết lại mới tạo ra được sức mạnh.
GV: Như vậy ta thấy rằng một cây là cái cụ thể hiện lên câu chữ, còn con người là cái trừu tượng ta phải liên tưởng mới nhận ra được.
GV: ? Vậy cách gọi như trên dựa theo quan hệ nào?
HS: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
GV: Chuyển sang phân tích ví dụ c: Qua sự liên tưởng và phân tích bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu em hiểu như thế nào về từ “đổ máu” trong ví dụ trên?
HS: “ đổ máu” nói đến sự mất mát, hy sinh, chỉ sự việc gắn liền với chiến tranh, đặt trong nội dung toàn bài thì đó là ngày Huế nổ ra chiến sự.
GV: Vậy vì sao chúng ta nói đến “ đổ máu” lại có liên tưởng đến chiến tranh?
HS: Đây là dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc, trong chiến tranh thường có chết chóc và máu.
GV: ? Vậy đây là kiểu hoán dụ gì?
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
GV: Chúng ta quay lại ví dụ ở phần 1 các từ in đậm trong ví dụ trên có mối quan hệ như thế nào? Đó là kiểu hoán dụ gì?
HS: Nông thôn và thành thị vật chứa đựng,
=> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
GV: Gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/ 83
HS: Đọc
Hoạt động 4: Luyện tập
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS: Trao đổi và thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chia lớp thành 4 nhóm ( 4phút)
Nhóm 1: Câu a
Nhóm 2: Câu b
Nhóm 3: Câu c
Nhóm 4: Câu d
HS: Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm => Vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
b) Mười năm: Chỉ thời gian ngắn trước mắt và cụ thể
Trăm năm: Thời gian dài trừu tượng
=> Cụ thể và trừu tượng.
c) Áo chàm: Người dân Việt Bắc thường mặc áo chàm
=> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
d) Trái đất: Chỉ người sống trên trái đất.
=> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Bài tâp 2: Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giống nhau
Đều lấy tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
Khác nhau
- Dựa vào quan hệ tương đồng
Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Dựa vào quan hệ gần gũi
Ví dụ:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
I. Hoán dụ là gì?
1. Ví dụ:(SGK_82)
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành
đứng lên.
( Tố Hữu )
- Áo nâu: chỉ người nông dân
-Áo xanh: chỉ người công nhân
-Nông thôn: người sống ở nông thôn
-Thành thị: người sống ở thành thị
→ Quan hệ gần gũi
=> Hoán dụ
* Ghi nhớ: (SGK\82)
2.Ví dụ:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- bàn tay→ chỉ người lao động
=> Lấy bộ phận để gọi toàn thể
b) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
( ca dao )
- Một ...→số ít.→
- Ba... → số nhiều
=> Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c) Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
- đổ máu...→ dấu hiệu chiến tranh
=> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
d) Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành
đứng lên.
=> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
* Ghi nhớ: (SGK\83)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: (SGK/ 84)
a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm => Vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
b) Mười năm: Chỉ thời gian ngắn trước mắt và cụ thể
Trăm năm: Thời gian dài trừu tượng
=> Cụ thể để gọi cái trừu tượng.
c) Áo chàm: Người dân Việt Bắc thường mặc áo chàm
=> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
d) Trái đất: chỉ người sống trên trái đất.
=> Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Bài tâp 2: ( SGK/ 84)
IV Củng cố:
-Thế nào là hoán dụ? Nêu các kiểu hoán dụ?
- Đọc bài thơ hay bài ca dao mà em đã học hay sưu tầm được sử dụng phép
hoán dụ.
V.Dăn dò:
- Về nhà làm bài tập, học bài cũ, tìm thêm các ví dụ về Hoán dụ.
- Soạn bài : Tập làm thơ bốn chữ.
- Xem kỹ phần Đọc thêm về thể thơ bốn chữ, sau bài Lượm ( Bài 24, tr.77)
- Sưu tầm những bài thơ về bốn chữ
- Làm bài tập 2,3,4_trang 85
- Mỗi em tự sáng tác một bài thơ bốn chữ với đề tài tự chọn.
GV kí duyệt
Đoàn Thị Hưng
File đính kèm:
- hoan du.doc