A. Mục tiêu bài học
1- KiÕn thøc
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. Đọc văn bản, tìm hiểu luận điểm chính, trình tự lập luận và bố cục của bài văn.
- Các phương diện biểu hiện sự giản dị ở Bác Hồ
2-Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận.
3- Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 / 1 / 2013
Ngày dạy : 7A : 1 / 2 / 2013
7B: 2 / 2 / 2013
Tiết 91
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
(Phạm Văn Đồng)
A. Mục tiêu bài học
1- KiÕn thøc
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. Đọc văn bản, tìm hiểu luận điểm chính, trình tự lập luận và bố cục của bài văn.
- Các phương diện biểu hiện sự giản dị ở Bác Hồ
2-Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận.
3- Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, Sưu tầm những tài liệu về Bác Hồ
- HS: Soạn bài
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng...
* Tích hợp tấm gương đạo đức HCM về lối sống giản dị, phong thái ung dung trong công việc và cả đời thường.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra bài soạn
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Vài nét về tác giả, luận điểm và bố cục của văn bản.
- Phương pháp: Giới thiệu, gợi mở, đối thoại
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Học sinh theo dõi phần chú thích *(59)
-Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm văn Đồng?
-Giáo viên bổ sung: PVĐ là một trong những học trò xuất sắc và cộng sự gần gũi với chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt trong mấy chục năm ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về chủ tịch HCM bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của mình.
-Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ bài viết nào của tác giả?
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Đoạn văn này không chỉ thuyết phục người đọc bằng lí lẽ, dẫn chứng mà còn thuyết phục người đọc bằng chính tình cảm chân thành của tác giả. Nên khi đọc cần đọc rõ ràng rành mạnh và truyền cảm.
- Giáo viên đọc từ đầu-> tuyệt đẹp.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc hết toàn văn bản.
+Học sinh 1: đọc tiếp -> thắng lợi.
+Học sinh 2: đọc phần còn lại.
- Giáo viên nhận xét phần đọc của học sinh
- Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
- Nêu luận điểm ?
- Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Em hãy nêu bố cục của văn bản?
-Mở bài: đoạn 1,2 “ Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch của Bác Hồ”.
-Thân bài: còn lại “ chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, trong lối sống, trong việc làm”
Vì sao văn bản không có phần kết bài?
=> không có phần kết bài vì nó được trích từ một văn bản khác
I,Tìm hiểu chung
1,Tác giả
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh
2,Tác phẩm
- Trích từ bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận .
-Vấn đề nghị luận: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ.
- Bố cục: 2 phần.
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và trong sinh hoạt của Bác Hồ.
- Phương pháp: Phân tích, nêu ví dụ, giảng bình
- Thời gian: 15’
-Học sinh đọc thầm lại phần mở bài.
- Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch của Bác Hồ được tác giả chứng minh như thế nào?
- 60 năm hoạt động CM đầy sóng gió của Bác vì mục tiêu duy nhất và vô cùng cao đẹp: Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn của dân tộc không gợn chút cá nhân.
- Em hiểu thế nào là; trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp?
- Trong ba từ trên từ nào có khả năng thâu tóm nghĩa của hai từ còn lại?
- Em có nhận thấy thái độ nào của tác giả khi đưa ra những nhận định này về Bác?( Ngợi ca, khâm phục)
- Những chứng cớ ấy giúp en hiểu được điều gì về phẩm chất của Bác?
-Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự nhất quán trong cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch của Bác Hồ.
- Giản dị và khiêm tốn
4, Củng cố:
Tìm đọc những câu thơ ca ngợi sự giản dị của Bác Hồ.
5, Hướng dẫn về nhà:
- Đọc kỹ văn bản, chuẩn bị tốt cho giờ học tiết 2
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 25 / 1 / 2013
Ngày dạy : 7A : 4/ 2 / 2013
7B: 5/ 2 / 2013
Tiết 92
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
(Phạm Văn Đồng)- Tiếp theo
A. Mục tiêu bài học
1- KiÕn thøc
- Sự giản dị của Bác được biểu hiện trong sinh hoạt, lối sống trong cách nói, cách viết. Tình cảm quý trọng, khâm phục biết ơn của tác giả đối với Bác Hồ.
2-Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận.
3- Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Yêu quý ca ngợi Bác.
B. Chuẩn bị
- Gv: Bài soạn, Sưu tầm những tài liệu về Bác Hồ
- HS: Soạn bài
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng...
* Tích hợp tấm gương đạo đức HCM về lối sống giản dị, phong thái ung dung trong công việc và cả đời thường.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) Nêu vấn đề nghị luận trong văn bản, bố cục của văn bản?
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Đức tính giản dị ở Bác còn được thể hiện trong lối sống, trong lời nói, cách viết. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong văn bản.
- Phương pháp: Gợi tìm, nêu ví dụ, đối thoại
- Thời gian: 30p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Học sinh theo dõi phần 2 của văn bản.
-Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ,tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- Sinh hoạt, lối sống.
- Cách nói, cách viết.
- Sự giản dị trong lối sống của Bác được thể hiện ntn??
- Bữa ăn : vài món giản đơn,khi ăn không để rơi vãi,ăn xong thu dọn sạch sẽ.
-Căn nhà : vài ba phòng hòa cùng thiên nhiên
-Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ...nhà ăn, ít cần người phục vụ. Đặt tên cho các chiến sỹ
- Em có nhận xét gì về các dẫn chứng được nêu trong đoạn văn trên?
- Dẫn chứng được chọn lọc, liệt kê, tiêu biểu, đời thường, gần gũi
- Những dẫn chứng đó giúp em thấy được đặc điểm nào trong lối sống sinh hoạt của Bác Hồ?
- Em hãy đọc những câu thơ của Bác hoặc của các nhà thơ khác viết về cuộc sống giản dị khiêm tốn của Bác mà em biết?
- Ăn khoẻ ngủ ngon làm việc khỏe
Trần mà như vậy kém gì tiên
- Sáng ra bờ suối tối vào hang)
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
- Em hãy tìm dẫn chứng trong bài viết chứng tỏ Bác Hồ giản dị cả trong lời nói, bài viết?
Câu nói của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. “ Nước VN là một...”
- Tại sao tác giả lại dẫn những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói của Bác?
- Đó là những câu nói nổi tiếng có ý nghĩa và ngắn gọn
- Mọi người đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói
- Theo em vì sao Bác lại chọn cách nói, viết giản dị như vậy?
Vì muốn để quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu
- Em thấy được tác dụng gì của cách nói, cách viết giản dị ở Bác?
Mọi người dân đều hiểu được, nhớ được, làm theo lời của Bác dạy
- Tác giả bình luận ntn về tác dụng của lối nói giản dị ở BH?
“Những chân lí.....cách mạng”
Em hiểu ý nghĩa lời nhận định này ntn?
Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc
ở BH đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân-> Khẳng định tài năng nói, viết ở BH
- Qua Vb em có nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả?
kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận. Chọn lọc dẫn chúng cụ thể, gần gũi, lồng ghép bày tỏ cảm xúc
- VB giúp em có thêm những hiểu biết nào về BH?
-Học sinh đọc ghi nhớ.
- Đọc thêm bài: Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc.
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị ở Bác Hồ
a. Trong sinh hoạt, lối sống
- Cẩn thận, tiết kiệm, chủ động. Rất đời thường, gần gũi, tình cảm.
b. Trong lời nói, bài viết
- Có sức lôi cuốn, tập hợp và cảm hóa mọi người.
:
* Ghi nhớ: SGK/55
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Sưu tầm một số tác phẩm bài viết về Bác Hồ.
- Phương pháp: Gợi tìm, thực hành
- Thời gian: 5p
Sưu tầm một số ví dụ nói về sự giản dị của Bác.
III. Luyện tập
- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
- Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
- Nơi Bác ở sàn mây vách gió
Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà.
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
4, Củng cố; Gv khái quát nội dung hai tiết học
Tìm đọc những câu thơ ca ngợi sự giản dị của Bác Hồ.
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài chuyển đổi câu chủ động.....
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
……………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 2 / 2 / 2013
Ngày dạy: 7A : 6/ 2 / 2013
7B: / 2 / 2013
Tiết 93
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A, Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh :
1, Kiến thức: Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động
- Nắm được mục đích của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động.
2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
3, Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng linh hoạt câu chủ động và câu bị động trong khi nói và viết.
B, Chuẩn bị
- Giáo viên : Bài soạn, ví dụ mẫu.
- Học sinh : Đọc trước bài ở nhà.
C, Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’- Thêm trạng ngữ vào câu nhằm mục đích gì? cho ví dụ minh họa.
- Khi trạng ngữ được tách thành câu riêng có tác dụng gi? cho ví dụ minh họa.
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu khái niệm câu chủ động, câu bị động
- Mục tiêu: Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- Phương pháp: Đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, nêu ví dụ.
-Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Học sinh theo dõi SGK(57)
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của những câu sau:
a,Mọi người/ yêu mến em.
b,Em/ được mọi người yêu mến.
-Xét về mặt ý nghĩa chủ ngữ của hai câu này có điểm gì giống nhau?
- Đều chỉ người
- Chủ ngữ của hai câu trên có gì khác nhau?
*Gợi ý:
- Hoạt động được nói tới ở trong hai câu là gì?
(Yêu mến)
- Hoạt động ấy là của đối tượng nào?
(mọi người- chủ thể của hành động)
- Hoạt động ấy hướng vào ai?
(Em- đối tượng của hành động)
=>Như vậy điểm khác nhau về chủ ngữ của hai câu trên là gì?
-Câu a: Có chủ ngữ là chủ thể của hành động diễn ra ở vị ngữ.
-Câu b: Có chủ ngữ là đối tượng được hành động của người khác hướng vào.
Giáo viên khái quát: câu a là câu chủ động. Câu b là câu bị động.
- Vậy em hiểu thế nào là câu chủ động? thế nào là câu bị động?
-Học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh làm bài tập nhanh: Xác định câu chủ động và câu bị động trong những câu sau? giải thích vì sao em xác định như vậy?
a,Em bé đang học bài.
b,Hàng trăm quân giặc đã bị ta bắt sống.
c, Con trâu đang ăn cỏ ngoài đồng.
d,Cỏ ngoài đồng đang bị con trâu ăn.
(Câu chủ động: câu a, c; Câu bị động: câu b,d)
- Qua các ví dụ và bài tập vừa tìm hiểu em thấy câu bị động thường chứa từ gì?
-Bị, được.
Giáo viên nêu ví dụ: (Bằng bảng phụ).
Nó được đi bơi.
- Câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao?
-Không. Vì chủ ngữ “ nó” không phải là đối tượng được hành động khác hướng vào. Câu trên là một câu bình thường.
- Qua ví dụ trên em thấy cần lưu ý điều gì?
-Không phải bất cứ câu nào chứa từ “ bị, được” cùng là câu bị động.
Giáo viên nêu ví dụ:
Roi sắt gãy. Gióng liền nhổ những cụm tre ven đường quật vào lũ giặc.
- Trong hai câu trên câu nào là câu bị động? vì sao?
-Câu “ roi sắt gãy” là câu bị động. Vì chủ ngữ
“ roi sắt” là đối tượng chiụ tác động của hành động khác hướng vào .
- Qua ví dụ trên em thấy cần lưu ý điều gì về câu bị động?
I, Câu chủ động và câu bị động
1. Ví dụ: SGK(57)
2. Nhận xét
Chủ ngữ: Mọi người- là chủ thể của hành động nêu ở vị ngữ, hướng vào đối tượng.
Chủ ngữ: Em - là đối tượng được hành động của người khác hướng vào.
- Câu a là câu chủ động.
- Câu b là câu bị động.
*Ghi nhớ SGK(57)
* Lưu ý:
- Không phải câu nào chứa từ
“ bị, được” cũng là câu bị động
- Câu bị động có thể chứa từ
“ bị, được” hoặc không chứa từ “ bị được”
* Hoạt động 3: HDHS C câu chủ động, cách chuyển câu chủ động thành câu bị động
- Mục tiêu: Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Phương pháp: Đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, nêu ví dụ.
-Thời gian: 10p
-Học sinh quan sát ví dụ trên bảng phụ.
Giáo viên nêu yêu cầu: Điền câu thích hợp vào chỗ trống và giải thích vì sao em chọn điền như vậy?
-Chọn câu b . Vì như vậy sẽ tạo được sự liên kết giữa các câu trong doạn văn và tránh được việc lặp mô hình câu.
- Vậy chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Thế nào là câu chủ động?
A-Là câu có chủ ngữ chỉ người ,vật thực hiện một hành động hướng vào người khác.
B-Là câu có chủ ngữ chỉ người. vật được hành động của người khác hướng vào.
Câu 2: Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là:
A- Để câu văn đó nhiều ý nghĩa hơn.
B-Để liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
-Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ. Học sinh đọc ghi nhớ.
II, Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
*Ghi nhớ: SGK(58)
* Hoạt động 4 HDHS luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng lí thuyết làm bài tập tìm câu chủ động trong văn cảnh.
- Phương pháp: Thực hành
- Thời gian: 10p
Học sinh đọc yêu cầu phần luyện tập.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo hai nhóm. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm bài.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-Vì sao các tác giả lại chọn cách viết như vậy?
III, Luyện tập
Câu bị động:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
- Tác giả “ mấy vần thơ”…thi sĩ.
=> Tác dụng: Tránh lặp kiểu câu đã dùng trước đó.
- Tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
4, Củng cố: Gv khái quát bài học
Gọi 2 học sinh đọc lại ghi nhớ.
5, Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài viết nghị luận chứng minh.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn : 16 / 2 / 2013
Ngày dạy : 7A : 22/ 2 / 2013
7B: 23 / 2 / 201
Tiết 94,95 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
(Nghị luận chứng minh)
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
1, Kiến thức
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận chứng minh để viết một bài văn chứng minh về một nhận định một vấn đề xã hội có tính gần gũi.
- Giáo viên đánh giá được trình độ nhận thức của mỗi học sinh qua bài viết và có hướng bồi dưỡng, rèn luyện thêm cho các em.
2, Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận chứng minh.
3, Thái độ:
- Học sinh có ý thức cố gắng trong tập viết bài văn chứng minh.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Ma trận, đề bài, đáp án.
- Học sinh : Lập dàn bài các đề văn tham khảo trong SGK+ Chuẩn bị giấy viết bài.
C, Hình thức ra đề: Tự luận, làm bài 90 phút tại lớp
MA TRẬN
Mức độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
1. Đề văn nghị luận
Nhớ được đặc điểm của đề văn nghị luận
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
Giải thích được tại sao bài văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, lập luận
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
3. Viết bài văn nghị luận
Viết được bài văn chứng minh về bài học đưa ra trong một câu tục ngữ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70%
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tỉ lệ:70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ:
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
D.Tiến trình tổ chức dạy - học
1.Ổn định tổ chức: Lớp 7A:............ Lớp 7B: ............
2. Tiến hành kiểm tra: GV chép đề lên bảng, Hs chép đề vào giấy kiểm tra
Đề bài
Câu 1: (1đ)- Nêu đặc điểm của đề văn nghị luận
Câu 2: (2đ)Theo em tại sao bài văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, lập luận?
Câu 3: 7đ
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh bày tỏ ý kiến của em.
Đáp án
*Phân tích đề:
-Thể loại: Nghị luận chứng minh.
-Vấn đề cần chứng minh: câu tục ngữ
-Phạm vi chứng minh: trong cuộc sống.
*Dàn bài- Biểu điểm:
a,Mở bài: Nêu ý nghĩa câu tục ngữ, đó là một nhận định (1 điểm).
b,Thân bài: (5 điểm).
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; mực đen chỉ các hiện tượng xấu, môi trường xầu mà con người dễ bị ảnh hưởng; đèn rạng chỉ môi trường tốt hiện tượng tốt đáng để ta học tập.
- Lấy ví dụ chứng minh về các hiện tượng mà ta gặp trong cuộc sống.
- Bày tỏ ý kiến của mình về câu tục ngữ và ý kiến của bạn về trường hợp gần mực không đen, gần đèn không rạng.
- Lấy ví dụ chứng minh cho ý kiến của mình
c,Kết bài: (1 điểm)
-Khái quát lại những điều đã chứng minh.
-Nêu suy nghĩ, nhiệm vụ của bản thân.
4,Củng cố:
-Thu bài.
-Nhận xét giờ làm bài.
5,Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động – tiếp theo”.
Tự rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 26.doc