Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 năm 2013

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức về văn bản nghị luận vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

 - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tiếng Việt và viết đoạn văn nghị luận.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 09/03//2013 Tiết 101 Ngày dạy: 11/03/2013 KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức về văn bản nghị luận vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tiếng Việt và viết đoạn văn nghị luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong văn bản truyện kí trong chương trình ngữ văn 6 đã học. - Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Văn bản - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đức tính giản dị của Bác Hồ Ý nghĩa văn chương - Tác giả - Đặc điểm văn bản nghị luận - Nhớ câu mang luận điểm. - Quan điểm, tư tưởng của văn bản. - Phương pháp lập luận - Nội dung của câu tục ngữ Số câu: 6 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: 45% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 6 Điểm:4.5 = 45% Tích hợp Tiếng Việt - Câu rút gọn - Trạng ngữ - Câu tục ngữ lược bỏ chủ ngữ có ý nghĩa gì? Viết câu có trạng ngữ Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm:0.5 Số câu: 1’ Số điểm: 1 Số câu: 2 Điểm:1.5 = 15% Tích hợp Tập làm văn - Lập luận chứng minh Viết đoạn văn chứng minh Số câu:1 Số điểm:4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1’ Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu:1 Điểm:4 = 40% Tổng số câu: 8 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 15% Số câu: 4 Số điểm: 3.5 35% Số câu: 1 Số điểm: 5 50% Số câu: 8 Điểm:10 = 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A. Phần 1 : Trắc nghiệm (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1: Tác giả văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là ai ? a. Đặng Thai Mai c. Hoài Thanh b. Hồ Chí Minh d. Phạm Văn Đồng. Câu 2: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận? a. Luận điểm c. Dẫn chứng và lí lẽ b. Luận cứ d. Cốt truyện. Câu 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn của Hồ Chí Minh: “Lịch sử ta đã có nhiều…………… vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” a. Con người c. Cuộc kháng chiến d. Cuộc phát kiến d. Cuộc di dân. Câu 4: Việc lược bỏ chủ ngữ trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” có ý nghĩa gì? a. Tránh lặp lại từ ngữ c. Làm cho thông tin gọn gàng. b. Chỉ ý chủ ngữ là tất cả mọi người d. Để tiết kiệm ngôn từ. Câu 5: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương xuất phát từ : a. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc c. Lòng thương người, và lòng vị tha b. Thể hiện cái đẹp của cuộc sống d. Tình đoàn kết. Câu 6: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”, “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đều sử dụng phương pháp lập luận nào? a. Giải thích b. Bình luận c. Phân tích d. Chứng minh. B.Tự luận ( 7.0 điểm ) Câu 1: Nêu nội dung chính của câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” (2.0 điểm) Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ. Trong đó có vận dụng thành phần trạng ngữ. (5.0 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A.Trắc nghiệm (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN a d c b c d B. Tự luận ( 7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Câu 1 (3.0 điểm) - HS trình bày được nội dung chính của câu tục ngữ được (2.0 điểm) + Khẳng định vai trò quan trọng của việc học thầy. Không có thầy dạy thì không làm nên việc gì. + Ca ngợi vai trò, công đức của người thầy đã dạy dỗ chúng ta nên người. 2.0 điểm Câu 2 a. Yêu cầu chung: - Đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu - HS biết dùng dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh. - Viết đúng chính tả, các ý phải logic hướng về một nội dung nhất định. - Câu có trạng ngữ. b. Yêu cầu cụ thể: - HS kể được 3 phương diện (Giản dị trong lối sống; cách nói và viết; mối quan hệ với mọi người), mỗi phương diện được 0.25 điểm - HS viết đoạn văn chứng minh được cho một trong ba phương diện trên được 3.25 điểm - Giản dị trong đời sống, sinh hoạt: Bữa cơm chỉ vài ba món … sắp xếp đồ đạc tươm tất; nơi ở; trang phục… - Giản dị trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho các đồng chí; Nói chuyện với các cháu miền Nam; Đi thăm nhà tập thể; Đặt tên cho người phục vụ …. + Giản dị trong cách nói và viết: “ Không có gì quí hơn đọc lập tự do”; “ Nước Việt Nam…… thay đổi” => Dẫn chứng chọn lọc, liệt kê: Phẩm chất cao đẹp, đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, gần gũi và đầy tình cảm. (Lưu ý: Đáp án phần tự luận chỉ mang tính chất tương đối, minh hoạ . Tùy theo từng đối tượng HS và cách hành văn mà GV có cách đánh giá hợp lí) 1.0 điểm 1.0 điểm 3.0 điểm VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ************************** Tuần 26 Ngày soạn: 09/03//2013 Tiết 102 Ngày dạy: 11/03/2013 Tiếng Việt: DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU A. Mức độ cần đạt: - Hiểu thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu. - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu trong văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu - Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu. 2. Kỹ năng: - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ trực quan, thảo luận nhóm, … D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Thực hiện một vài VD? 3. Bài mới: GV cho một câu đơn ngắn gọn yêu cầu Hs xác định CN- VN. Gv hỏi cô có thể mở rộng câu này không? Có rất nhiều cách để mở rộng câu.Bài nhọc này sẽ giúp các em biết cách mở rộng câu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung Thế nào là cụm C – V để mở rộng câu? - GV treo bảng phụ, ghi VD SGK. *Tìm các cum danh từ có trong các câu sau? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. * Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ? - Hs:Cả 2 cụm DT này có DT chỉ tình cảm phụ ngữ chỉ lượng đứng trước trung tâm là những và phụ ngữ đứng sau trung tâm là các cụm C – V để mở rộng câu. - GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu. - GV treo bảng phụ, ghi VD SGK. * Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu ở VD. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì? - HS thảo theo cặp, trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa, chốt ý. - Gv:Nêu các trường hợp dùng để mở rộng câu? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Luyện tập Gọi HS đọc BT VBT. GV hướng dẫn HS làm. HS thảo luận nhóm, trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. Hướng dẫn tự học - HS làm lại BT và xác định cụm C – V trong đoạn đầu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Chuẩn bị bài mới: Đọc bài, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm bài văn giải thích. I. TÌm hiểu chung 1.Thế nào là cụm C – V để mở rộng câu? - Những tình cảm ta / không có. Phụ ngữ DT C V - Những tình cảm ta / sẵn có. Phụ ngữ DT C V àCụm C – V để mở rộng câu, cụm C – V làm thành phần câu ( cụm C – V làm định ngữ). * Ghi nhớ: SGK/68 2. Các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu: a. Chị Ba đến/ khiến tôi rất vui và vững tâm. C V C V CN VN à Cụm C- V làm CN, làm VN b…, nhân dân ta/tinh thần rất hăn hái. C V CN VN à cụm C – V làm VN. c. ……trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như C V VN trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen. C V VN à cụm C – V làm bổ ngữ. d.từ ngày cách mạng tháng 8 / thành công. DT C V à cụm C – V làm định ngữ. * Ghi nhớ SGK/69. II. Luyện tập: BT: VBT. - Những người chuyên môn mới định được, C V người ta gặt mang về. C V -> cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ - Khuôn mặt đầy đặn C V ->Cụm C-V làm vị ngữ. - Bỗng một bàn tay đập vào vai/ khiến hắn giật C V C V mình. -> Cụm C-V làm CN, VN. III.Hướng dẫn tự học * Bài cũ: Học phần ghi nhớ Sgk. Nắm vững nội dung. - Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ - vị trong câu văn. * Bài mới: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................... Tuần 26 Ngày soạn: 09/03//2013 Tiết 103 Ngày dạy: 13/03/2013 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. Mức độ cần đạt: - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức:- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thíc để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. C. Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ, … D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT Đề bài: Câu 1: (2 điểm) Thế nào là lập luận chứng minh? Câu 2: (8 điểm) Viết đoạn văn chứng minh (Từ 8-12 câu) chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta? Đáp án: Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Lập luận chứng minh: Là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới 2.0điểm 2 Yêu cầu hình thức: - Đoạn văn đảm bảo số câu, đúng hình thức đoạn văn. - Câu đúng ngữ pháp không sai chính tả. Yêu cầu nội dung - Có câu nêu luận điểm - Lấy được dẫn chứng về vao trò của các yếu tố trong môi trường đối với con người. 1.0 điểm 7.0 điểm 3. Bài mới: Giải thích là một trong những phương pháp lập luận thường gặp trong đời sống và trong văn nghị luận. Vậy thế nào là phép lập luận giải thích. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung - Trong cuộc sống, em có hay gặp các vấn đề , các sự việc , hiện tượng mà em không giải thích được không? Cho ví dụ - Trong cuộc sống gặp rất nhiều vấn đề khó hiểu: Vì sao lại có nguyệt thực ? - Vậy muốn hiểu được vấn đề đó ta phải làm như thế nào? ( Giải thích ) - Với vấn đề khó hiểu đó mà em được giải thích rõ thì em cảm thấy như thế nào ? (Nâng cao nhận thức, trí tuệ của con người - Qua phân tích thì mục đích của giải thích là gì ? HS đọc Vb : Lòng khiêm tốn Hs đọc lại 3 đoạn văn từ điều quan trọng đến trước người khác - Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? Đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không ?( Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích ) - Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không ?(Định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích: Khiêm tốn là biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ,nhưng vẫn có hoài bão lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang tự đề cao chính mình ) + HS đọc hai đoạn văn từ “Người có tính khiêm tốn đến học mãi mãi” - Người khiêm tốn có những biểu hiện như thế nào? Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải văn giải thích không? (Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu dừng lại…) Giải thích có thể kết hợp với chứng minh - Tại sao con người phải khiêm tốn? Đoạn văn tìm nguyên nhân cuả lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không? - Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là hạt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la .. - Tìm nguyên nhân của vấn đề cũng thuộc giải thích - Giải thích một vấn đề cần kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi: tại sao? Cùng với câu hỏi: như thế nào? - Với vb này em hãy nêu đầu là luận đề, luận cứ, mở bài, thân bài, kết bài, cách liên hệ Ntn trong vb Luận đề : lòng khiêm tốn Luận cứ : + nói về bản chất + Nói về định nghĩa, nói về biểu hiện, nói về nguyên nhân - Mở bài: là câu đầu ; Kết bài là câu cuối ;còn lại là thân bài. Qua phân tích hãy nêu phương pháp lập luận giải thích Luyện tập Gọi HS đọc BT. - GV hướng dẫn HS làm. - HS thảo luận nhóm, trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa. Hướng dẫn tự học - HS có thể sưu tầm trong sách khoa học hoặc báo chí... - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích. I.Tìm hiểu chung: 1. Nhu cầu giải thích trong đời sống: - Chỉ ra nguyên nhân sự việcà giải thích một hiện tượng. - Giúp hiểu rõ nội dung, bản chất của con ngườià giải thích để nhận thức. - Giúp hiểu được ý nghĩa, khái niệm của sự việcà giải thích 1 vấn đề. à Văn giải thích bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết, nhận thức của con người trong đời sống. 2. Phép lập luận giải thích: Bài văn: LÒNG KHIÊM TỐN - Giải thích thế nào là khiêm tốn. - Bài văn dùng nhiều lí lẽ để giải thích. - Trả lời câu hỏi: Khiêm tốn là gì? - Nêu ra những biểu hiện của tính khiêm tốn. - Nêu ra cái lợi của lòng khiêm tốn. Dùng những câu định nghĩa: “Lòng khiêm tốn… với sự vật”. “Khiêm tốn là… trong xã hội”. “Khiêm tốn… biết nhìn xa”. “Khiêm tốn… học hỏi”. * Ghi nhớ SGK. II. Luyện tập Văn bản: Lòng nhân đạo - Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo của con người. - Phướng pháp giải thích kết hợp lí lẽ dẫn chứng. * Mở bài: Định nghĩa lòng nhân đạo. * Thân bài:Nêu dẫn chứng chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo. * Kết bài: kêu gọi mọi người phát huy lòng nhân đạo. III.Hướng dẫn tự học * Bài cũ: Học phần ghi nhớ Sgk. Nắm vững nội dung. - Nắm đặc điểm của bài nghị luận giải thích. Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập. * Bài mới: Cách làm bài văn lập luận giải thích E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................... Tuần 26 Ngày soạn: 09/03//2013 Tiết 104 Ngày dạy: 11/03/2013 Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. Mức độ cần đạt: - Hệ thống hóa kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích để dễ dàng nắm được cách làm bài nghị luận. - Bước đầu hiểu được cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ým và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Thái độ: - Nhìn nhận một vấn đề trong đời sống để giải vận dụng vào giải thích. C. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, … D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:………………..; KP:………………..) 2. Kiểm tra bài cũ: Giải thích trong văn nghị luận là gì ? Người ta thường giải thích bằng cách nào ?Muốn làm bài văn giải thích tốt cần phải làm gì ? 3. Bài mới: Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. Quy trình làm một bài văn lập luận giải thích có những đặc điểm gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung Các bước làm bài văn lập lận giải thích. - HS đọc đề bài SGK. - Gv: Nêu yêu cầu của đề? - HS trả lời - Gv:Để tìm ý cho bài làm, ta phải làm gì? - HS trả lời Lập dàn bài - Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ? - Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ? - Để làm ý nghĩa của câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người đọc, người nghe thì nên sắp xếp những ý đã tìm được theo một thứ tự nào ? (Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp. Nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu) - Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ? (Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người ) - Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích ? (Cần thiết) - HS thảo luận nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt ý. Viết bài - Kể một số cách mở bài? - Thân bài viết như thế nào? - HS trả lời,GV nhận xét - Gv: Nội dung phần kết bài như thế nào? - Gv:Sau khi viết xong một bài văn ta phải làm gì? - Đọc lại và sửa lỗi. - Gv:Muốn làm bài văn nghị luận giải thích thì phải thực hiện mấy bước? Nêu nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Luyện tập - GV hướng dẫn HS làm. - HS thảo luận nhóm, trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa. Hướng dẫn tự học - GV gợi ý: HS sưu tầm sách báo, xem trên ti vi... - Đọc văn bản, tìm chi tiết hình ảnh đối lập giữa cảnh trong đình với cảnh ngoài đê để thấy rõ tính cách của quan hộ đê. I. Tìm hiểu chung 1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó? Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: - Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ - Vận dụng các phép lập luận giải thích - Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương tự để giải thích Bước 2: Lập dàn bài: SGK/84 Bước 3: Viết bài: a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài khác nhau: - Đi thẳng vào vấn đề. - Đối lập hoàn cảnh với ý thức. - Nhìn từ chung đến riêng. b. Thân bài: Có thể viết nhiều đoạn trong phần thân bài, mỗi cách viết mở bài sẽ có cách viết phần thân bài thích hợp. c. KB: Ý nghĩa của điều được giải thích. Bước 4: Đọc lại và sửa chữa: - Đọc lại và sửa chữa cho bài viết hoàn chỉnh. 2. Ghi nhớ SGK. II. Luyện tập: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa. Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học lấy cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những tuổi trẻ. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cần phải đi cho biết đó biết đây chứ không chỉ ru rú “ở nhà với mẹ”. III. Hướng dẫn tự học * Bài cũ: Nắm nội dung bài giảng. Sưu tầm một số văn bản giải thích. Xác định nội dung giải thích và phương pháp giải thích trong một văn bản * Bài mới: “Sống chết mặc bay” E. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 26.doc
Giáo án liên quan