Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 năm 2013

A, Mục tiêu bài học

 1-KiÕn thøc

- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. Quan niệm của tác giả về nguồn gốc của văn chương.

2-Kỹ năng

 - Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.

 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.

 - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

3- Th¸i ®é: Hiểu ®óng ý nghÜa v¨n ch­¬ng.

B. Chuẩn bị

- Gv: Bài soạn, cuốn sách chân dung các nhà văn Việt Nam.

- HS: Soạn bài

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 / 2 / 2013 Ngày dạy : 7A : 18 / 2 / 2013 7B: 21 / 2 / 2013 Tiết 96 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) A, Mục tiêu bài học 1-KiÕn thøc - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. Quan niệm của tác giả về nguồn gốc của văn chương. 2-Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3- Th¸i ®é: Hiểu ®óng ý nghÜa v¨n ch­¬ng. B. Chuẩn bị - Gv: Bài soạn, cuốn sách chân dung các nhà văn Việt Nam. - HS: Soạn bài C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra bài soạn 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung - Mục tiêu: Vài nét về tác giả, luận điểm và bố cục của văn bản. - Phương pháp: Giới thiệu, gợi mở, đối thoại - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Học sinh đọc thầm phần chú thích * trang 61. - Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà văn Hoài Thanh? - Giáo viên bổ sung: Tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn “ thi nhân Việt Nam”-in năm 1942- là tác phẩm nghiên cứu và phê bình về các tác phẩm văn học nổi tiếng của các nhà văn VN. -Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng rành mạch và giàu cảm xúc. -Gọi 2 học sinh lần lượt đọc hết văn bản. - Trong văn bản này tác giả bàn về vấn đề gì? - Văn bản thuộc thể loại nào? - Ý nghĩa của văn chương được tác giả bàn tới trên những phương diện chính nào? -Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. -Công dụng của văn chương. - Em hãy tìm các đoạn văn tương ứng? =>Giáo viên khái quát hình thành bố cục của văn bản. I, Tìm hiểu chung 1,Tác giả - Hoài Thanh(1909_ 1982 ) quê ở Nghệ An, là một nhà phê bình văn học suất sắc. 2, Tác phẩm + Nội dung nghị luận: ý nghĩa của văn chương. Thể loại: Nghị luận văn chương - Bố cục: 2 phần. * Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Quan điểm của tác giả về nguồn gốc của văn chương. - Phương pháp: Trình bày, gợi mở, đối thoại - Thời gian: 15p Giáo viên : Hoài Thanh đi tìm ý nghĩa của văn chương bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của nhà thi sĩ hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. - Câu chuyện này cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa điều gì? - Nguồn gốc của văn chương bắt nguồn từ đâu? - Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống - Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. - Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc của văn chương. - Từ câu chuyện ấy Hoài Thanh đưa đến kết luận nào? Kết luận về nguồn gốc cốt yếu của văn chương - Em hiểu “ cốt yếu” là điều như thế nào? Nguồn gốc cốt yếu là như thế nào? - Nguồn gốc chính, quan trọng. Giáo viên :Để làm rõ hơn nguồn gốc tình cảm nhân ái của văn chương, Hoài Thanh nêu tiếp một nhận định về vai trò tình cảm trong sáng tạo văn chương. - Đó là những câu văn nào trong văn bản? “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” - Em hiểu về nhận định trên như thế nào? - Văn chương phản ánh đời sống, thậm chí sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn. -Sự sáng tạo ấy bắt đầu từ cảm xúc yêu thương tha thiết, rộng lớn của nhà văn. - Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học đã học để chứng minh cho nhận định trên? -Những câu ca dao… -Tiếng gà trưa-> tình cảm của người cháu đối với bà cũng là tình cảm đối với quê hương đất nước… Giáo viên : Đọc văn chương, ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương người như : Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Nhưng cũng có những bài ca dao xuất phát từ tình cảm châm biếm đả kích như: Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà. - Từ thực tế đó em có suy nghĩ gì về quan điểm nguồn gốc văn chương của Hoài Thanh? (Gợi ý: Quan niệm của Hoài Thanh đã đúng và đủ chưa?) Rất đúng;nhưng vẫn có những quan niệm khác - Vậy em nên bổ sung điều gì về nguồn gốc của văn chương? -Bắt nguồn từ cuộc sống lao động. -Bắt nguồn từ những hiện tượng yêu- ghét, giận -hờn,tốt -xấu …của đời sống. ->Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau. II,Tìm hiểu văn bản 1,Nguồn gốc của văn chương - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.. 4, Củng cố: Gv khái quát giờ học Có thể nhận thấy thái độ và tình cảm của Hoài Thanh đối với quan điểm về nguồn gốc văn chương? - Am hiểu văn chương. - Có quan điểm rõ ràng xác đáng về văn chương. - Trân trọng đề cao văn chương. 5, Hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị tốt cho tiết 2 Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 16 / 2 / 2013 Ngày dạy : 7A : 20 / 2 / 2013 7B: 26 / 2 / 2013 Tiết 97 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) - Tiếp theo A, Mục tiêu bài học 1-KiÕn thøc:. Quan niệm của tác giả về ý nghĩa, công dụng của văn chương. Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2-Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3- Th¸i ®é: Hiêu ®óng ý nghÜa v¨n ch­¬ng. B. Chuẩn bị - Gv: Bài soạn, cuốn sách chân dung các nhà văn Việt Nam. - HS: Soạn bài C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra bài soạn 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS tiếp tục tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Ý nghĩa, công dụng của văn chương - Phương pháp: Giảng bình, gợi mở, đối thoại - Thời gian: 25p Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS theo dõi đoạn văn 2 - Hoài Thanh bàn về công dụng của văn chương đối với đời sống con người qua những câu văn nào? -Một người hàng ngày..hay sao. -Văn chương gây…nghìn lần. (Giáo viên ghi bảng phụ củng cố câu trả lời của học sinh ) - Trong câu văn thứ nhất Hoài Thanh nhấn mạnh công dụng nào của văn chương? -Khơi dậy những trạng thái xúc cảm cao thượng của con người. - Trong câu văn thứ hai cho thấy công dụng nào của văn chương? -Rèn luyện mở rộng thế giới tình cảm của con người. - Kết hợp lại em thấy Hoài Thanh đã cho ta thấy công dụng nào của văn chương? Làm giàu tình cảm con người. - Gv dẫn hai câu văn(Bảng phụ) -Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng…tiếng suối nghe mới hay. -Nếu pho tượng lịch sử loài người…cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào? - Hai câu văn trên nói về công dụng nào của văn chương? -Công dụng xã hội của văn chương. - Ở mỗi câu văn tác giả muốn ta cảm nhận sức mạnh nào của văn chương? -Văn chương làm đẹp, làm hay những thứ bình thường.(câu 1). -Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại(câu 2) - Vậy qua hai câu văn trên em ngoài công dụng làm giàu tình cảm con người văn chương còn có công dụng gì? -Làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống. - Tóm lại văn chương có ý nghĩa và công dụng ntn? -Tác phẩm văn chương nào đã học tác động sâu sắc nhất đến tình cảm của em? vì sao? (Học sinh tự bộc lộ). Học sinh làm bài tập trắc nghiệm: - Nét đặc sắc trong văn bản nghị luận “ ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh là: A.Lập luận chặt chẽ sáng sủa. B.Lập luận chặt chẽ sáng sủa giàu cảm xúc. C.Lập luận chặt chẽ sáng sủa giàu cảm xúc và hình ảnh. - Những nghệ thuật ấy mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ nào về ý nghĩa của văn chương? -Gốc của văn chương là tình cảm nhân ái. -Văn chương là có công dụng đặc biệt vừa làm giàu tình cảm con người vừa làm đẹp giàu cho sự ống. Giáo viên khái quát-> Học sinh đọc ghi nhớ. 2, Ý nghĩa, công dụng của văn chương Văn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc và tốt đẹp hơn *Ghi nhớ: SGK(63). * Hoạt động 3: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Liên hệ bản thân để thấy được ý nghĩa, công dụng của văn chương trong cuộc sống. - Phương pháp: Thực hành, gợi mở, đối thoại - Thời gian: 10p Em hãy đọc thuộc lòng một bài thơ (kể một câu chuyện) đã học mà em yêu thích? Giải thích vì sao em yêu thích bài thơ đó? (Gợi ý: Đề tài mà bài thơ đề cập đến bắt nguồn từ đâu? Bài thơ nói về điều gì? Bồi dưỡng cho em tình cảm gì?) III, Luyện tập 4.Củng cố: Gv khái quát nội dung hai tiết học - Nguồn gốc của văn chương ? - Văn chương có ý nghĩa và công dụng như thế nào? àVăn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc và tốt đẹp hơn. 5. Hướng dẫn về nhà Học bài cũ, chuẩn bị kiểm tra văn 1 tiết. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn:20 / 2 / 2013 Ngày dạy : 7A :25 /2 / 2013 7B: 28 / 2 / 2013 Tiết 98 KIỂM TRA VĂN A, Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về tục ngữ về các văn bản nghị luận đã học vào làm bài. - Qua bài kiểm tra giáo viên nắm bắt được kết quả học tập của học sinh để có hướng bồi dưỡng điều chỉnh nội dung dạy cho thích hợp. 2. Kỹ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức làm bài trung thực, nghiêm túc. B, Chuẩn bị - Giáo viên : Xây dựng ma trận, ra đề, đáp án, biểu điểm. - Học sinh : Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên. MA TRẬN Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cộng Thấp Cao 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2.Tục ngữ về con người và xã hội Nhớ được một số câu tục ngữ cùng chủ đề - Hiểu được ý nghĩa một của những kinh nghiệm được đúc kết trong 1số câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Giải thích được một số câu tục ngữ nói về con người và xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm:4 Tỉ lệ: 40% Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hiểu được mục đích của văn bản Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Đức tính giản dị của Bác Hồ Viết được đoạn văn nghị luận chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 4 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% C, Tiến trình tổ chức dạy - học. 1.Ổn định tổ chức - Sỹ số: Lớp 7A:............ Lớp 7B: ............ 2.Tiến hành kiểm tra - Gv phát đề, Hs làm trực tiếp vào tờ đề Đề bài Lớp 7A Câu 1(2đ) - Tìm 5 câu tục ngữ nói về việc dự báo thời tiết hoặc nêu lên kinh nghiệm gieo trồng từng loại cây theo thời vụ. Câu 2(2đ) Những kinh nghiệm được đúc kết trong những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? Câu 3(3đ) Theo em mục đích của Hồ Chí Minh khi viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Câu 4(3đ) Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ (lấy dẫn chứng tiêu biểu từ văn bản). Lớp 7B Câu 1(2đ) - Tìm 5 câu tục ngữ nói về con người và xã hội. Câu 2(2đ) Giải thích câu tục ngữ: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Câu 3(2đ) Theo em mục đích của Hồ Chí Minh khi viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Câu 4(3đ) Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ (lấy dẫn chứng tiêu biểu từ văn bản). Đáp án- Biểu điểm Lớp 7A Câu 1: (2đ) Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa Trăng quần trời hạn, trăng tán trời mưa Mưa tháng ba tra hạt vừng... Câu 2: (2đ) Những kinh nghiệm được đúc kết trong những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất sẽ giúp người dân lao động đoán biết thời tiết và vận dụng trong gieo trồng có hiệu quả, nâng cao năng suất. Câu 3(3đ) Mục đích của Hồ Chí Minh khi viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là để khơi dậy lòng yêu nước, nêu ra nhiệm vụ của Đảng và nhân dân là phải làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc cụ thể để giúp ích cho nước nhà. Câu 4: (3đ) Phải nêu được các dẫn chứng cụ thể, toàn diện, chính xác cùng với lí lẽ thuyết phục để làm rõ sự giản dị, khiêm tốn của Bác trong đời sống( ăn, ở, mặc, lời nói, việc làm…) Khẳng định tư tưởng, quan điểm thái độ của bản thân đối với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Lớp 7B Câu 1: (2đ) Lá lành đùm lá rách Một miếng khi đói bằng một gói khi no Không cày không có thóc, không học không biết chữ Ăn chắc mặc bền Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi... Câu 2: (2đ) Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học: Có nghĩa là con người muốn mở rộng hiểu biết của mình thì phải chủ động hỏi người khác, nói ra điều mình chưa biết để hiểu. Học vấn của mỗi người không tự nhiên có, muốn có kiến thức muốn giỏi phải có ý thực học tập. Câu tục ngữ trên là một bài học kinh nghiệm đúng đắn mà nhân dân đã đúc kết, truyền lại. Câu 3,4 đáp án như lớp 7A 4, Củng cố: - Thu bài. - Giáo viên nhận xét giờ làm bài. 5, Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” (tiếp) Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: Ngày soạn: 22 / 2 / 2013 Ngày dạy : 7A :27 / 2 / 2013 7B: 2/ 3 / 2013 Tiết 99 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG A, Mục tiêu bài học (Tiếp theo) 1-KiÕn thøc - Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi câu bị động . 2-KÜ n¨ng - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại . 3- Th¸i ®é - Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B,Chuẩn bị - Giáo viên : Bài soạn, ví dụ mẫu - Học sinh : Đọc trước bài ở nhà. C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là nhằm mục đích gì? 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Mục tiêu: Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi câu bị động. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại . - Phương pháp: Vấn đáp,phân tích mẫu, nêu ví dụ. - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Học sinh đọc ví dụ SGK(64). -Học sinh quan sát và đọc thầm lại ví dụ trên bảng phụ -Giáo viên giải thích “ cánh màn diều” và “ hóa vàng”. - Hai câu a và b có đặc điểm gì? -Giống nhau về nội dung thông báo. - Đối tượng nào được hành động của người khác hướng vào? -Cánh màn điều. - Vậy hai câu a và b là câu chủ động hay câu bị động? -Câu bị động. - Về hình thức hai câu a và b có gì khác nhau? -Câu a có dùng từ “ được”. -Câu b không dùng từ “ được” =>Gv khái quát lại những điểm giống và khác nhau của hai câu a và b. -Học sinh đọc ví dụ 2: - Câu trên có cùng nội dung thông báo với hai câu a và b không? -Có. - Chủ thể của hoạt động “ hạ cánh màn điều” là ai? -Người ta. - Đối tượng được hành động của chủ thể “ người ta” hướng vào là gì? -Cánh màn điều - Vậy câu trên là câu chủ động hay câu bị động? Vì sao? -Câu chủ động. - Em hãy so sánh câu chủ động trên với hai câu bị động a và b và rút ra cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? - Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu; có thể thêm từ “bị, được”. ?Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? có hai cách Câu chủ động + Chủ thể hoạt động tác động lên đối tượng của hoạt động + Đối tượng của hoạt độngàbị(được) lược bỏ hoặc biến chủ thể hoạt động thành bộ phận không bắt buộc. Học sinh đọc ví dụ thuộc mục 3(64) - Các câu trong ví dụ 3 có phải là câu bị động không? vì sao? -Không. Vì không xác định được đối thể của hành động. Giáo viên khái quát: Không phải câu nào có chữa từ “ bị, được” cũng là câu bị động. Giáo viên khái quát giúp học sinh hình thành ghi nhớ. -Học sinh đọc ghi nhớ SGK(64). I, Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1. Ví dụ: SGK(64) 2. Nhận xét -Ví dụ 1: Hai câu a và b đều là câu bị động. -Có từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hành động đứng đầu câu. Ví dụ 2: + Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hóa vàng. Chủ thể của hoạt động: Người ta. Ví dụ 3: Câu a,b không phải là câu bị động *Ghi nhớ: SGK(64) Hoạt động 3: HDHS Luyện tập - Mục tiêu: HS làm được bài tập SGK. - Phương pháp: Thực hành -Thời gian: 15p -Học sinh đọc bài tập 1 SGK(65) -Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm(4 nhóm), mỗi nhón chuyển câu chủ động đã cho thành hai câu bị động, các nhóm viết kết quả bài làm vào bảng phụ. -Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm -Học sinh đọc bài tập 2(65). -Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giải nhanh giữa hai nhóm. -Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm. II, Luyện tập Bài tập 1 a, Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XVIII. -Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XVIII. b, -Tất cả những cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. -Tất cả những cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. c, -Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. -Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d, -Một lá cờ đại nghĩa được người ta dựng ở giữa sân. -Một lá cờ đại nghĩa dựng ở giữa sân Bài tập 2 a,Em bị thầy giáo phê bình. ( Sắc thái tiêu cực). -Em được thầy giáo phê bình (sắc thái tích cực). b,Ngôi nhà ấy được người ta phá đi. (sắc thái tiêu cực) -Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi(sắc thái tích cực). c,Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.(Sắc thái tiêu cực) -Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp. (sắc thái tích cực) 4, Củng cố: -Hãy nêu các cách chuyển đỏi câu chủ động thành câu bị động? 5, Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3(65) - Chuẩn bị bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy: Ngày soạn: 26 / 2 / 2013 Ngày dạy : 7A : 1/3 /2013 7B: 2/ 3 / 2013 Tiết 100 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH A, Mục tiêu bài học 1, Kiến thức - Phương pháp lập luận chứng minh. - Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. 2, Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh. 3, Thái độ - Học sinh có ý thức ham học. B, Chuẩn bị - Giáo viên : Một số đoạn văn hay trong cuốn “ Các dạng bài tập làm văn lớp 7”. - Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa. C. Kĩ năng sống - Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng, xác định vấn đề... D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;……………………. 2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà 3- Bài mới * Hoạt động 1:Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS luyện tập - Mục tiêu: Khái niệm đoạn văn, nhận biết đoạn văn, cách viết đoạn văn. - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, nêu ví dụ. - Thời gian: 35p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên nêu câu hỏi. - Đoạn văn là gì? - Đoạn văn có bố cục như thế nào? Câu mở đoạn là câu nêu luận điểm; Câu phát triển đoạn là câu nêu luận cứ; Câu kết đoạn là câu nêu kết luận. - Đoạn văn có vai trò gì trong bài văn? Gv khắc sâu: Khi viết đoạn văn cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn. Các câu còn lại phải tập trung làm sáng tỏ sự đúng đắn của luận điểm. Các lí lẽ và dẫn chứng trong đoạn phải được sắp xếp hợp lí, mạch lạc, thuyết phục. Ví dụ bài tham khảo trang 20,56,59 1. Củng cố kiến thức - Định nghĩa Đoạn văn - Là phần văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng - Bố cục: 3 phần. Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Vai trò của đoạn văn Là một bộ phận của bài văn -Học sinh đọc các đề văn SGK(65,66) -Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh . -Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề văn số 5 và số 6. - Khi xây dựng đoạn văn chứng minh để tránh việc mắc lỗi liệt kê dẫn chứng thì em phải làm gì? - Phân tích, nhận xét, đánh giá về các dẫn chứng nêu ra để đoạn văn có sức thuyết phục. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào 2 dàn bài đã lập để viết thành đoạn văn chứng minh: +Nhóm 1,2: Viết đề bài 5. + Nhóm 3,4: Viết đề bài 6. -Giáo viên gọi mỗi nhóm 2 học sinh đọc bài-> giáo viên hướng dẫn học sinh khác nhận xét, bổ sung. 2, Luyện tập * Đề bài 5: Chứng minh rằng Bác Hồ rất thương yêu thiếu nhi. - Câu chủ đề: Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi. - Các câu phát triển đoạn: + Năm 1945 Bác Hồ viết thư cho các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa . + Tết trung thu Bác gửi thơ , tặng quà cho thiếu nhi. +Khi Bác mất, trên bàn làm việc của Bác vẫn còn chồng thư của các cháu thiếu nhi Bác đang xem dở. - Câu kết đoạn: Tình cảm Bác Hồ dành cho thiếu niên nhi đồng là tình cảm tha thiết , trìu mến và vô cùng sâu đậm sâu . *Đề bài 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối. -Câu mở đoạn: Bác Hồ là người rất yêu cây cối. -Các câu phát triển đoạn: +Câu nói nổi tiếng của Bác: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” +Khuyên mọi người phải trồng cây: Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. +Trong vườn nơi Bác ở: Trồng rất nhiều loại cây. +Bác nâng niu , chăm sóc cây cối: Chiếc rễ đa được ươm thành cây đa, cây râm bụt bị sâu được Bác chữa lành bệnh. -Câu kết: Bác là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. 4, Củng cố: Đoạn văn chứng minh gồm những yếu tố nào? -Có luận điểm cần chứng minh. -Có hệ thống luận cứ chặt chẽ, xác đáng làm sáng tỏ nội dung cần chứng minh. -Có kết luận khẳng định lại vai trò tầm quan trọng của vấn đề chứng minh. 5, Hướng dẫn học ở nhà: -Chuẩn bị bài “ ôn tập văn nghị luận” Tự rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docTuan 27.doc
Giáo án liên quan