A. Mức độ cần đạt
* Giúp HS:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre Việt Nam và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
-Hiểu những đặc điểm nổi bật về giọng điệu,ngôn ngữ của bài kí.
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
1.Kiến thức
-Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam
-Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu,ngôn ngữ của kí.
2.Kĩ năng
-Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
-Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả,biểu cảm.
-Nhận ra phương thức biểu đạt chính :miêu tả kết hợp biểu cảm,thuyết minh,bình luận.
-Nhận biết và phân tích được tác dụg của các phép so sánh,nhân hoá,ẩn dụ.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn:23/03/13
Tiết: 109, 110 Ngày dạy: 25/03/13
Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM
(Thép Mới)
A. Mức độ cần đạt
* Giúp HS:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre Việt Nam và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
-Hiểu những đặc điểm nổi bật về giọng điệu,ngôn ngữ của bài kí.
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
1.Kiến thức
-Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam
-Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu,ngôn ngữ của kí.
2.Kĩ năng
-Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
-Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả,biểu cảm.
-Nhận ra phương thức biểu đạt chính :miêu tả kết hợp biểu cảm,thuyết minh,bình luận.
-Nhận biết và phân tích được tác dụg của các phép so sánh,nhân hoá,ẩn dụ.
3.Thái độ
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản có chất ký nhưng có thể coi là tuỳ bút kết hợp với miêu tả, thuyết minh và bình luận.
- Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre.
C. Phương pháp
-Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 6ª1.................................6ª2.....................6ª4..........................
2. Bài cũ :
CNêu vài nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô Tô.
C Mượn lời của tác giả em hãy tả lại cảnh biển đảo Cô Tô vào buổi sáng?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài
Thuở nhỏ, từ vành nôi tre nghe lời ru ầu ơ của mẹ. Rồi cùng với bạn ta đánh chắt, que chuyền. Tâm hồn tuổi thơ của chúng ta và trong hầu hết tâm hồn Việt luôn có hình bóng của tre. Nhiều nhà văn nhà thơ đã viết về tre và hầu hết tre đều biểu trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người Việt. Cùng với dụng ý như vậy nhà văn Thép mới đã sáng tác nên tác phẩm Cây tre Việt Nam.
* Tiến trình bài dạy
Hoạt đđộng của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt đđộng 1: Hướng dẫn giới thiệu chung
CDựa vào chú thích (*) trong sgk, nêu một vài nét chính về tác giả Thép mới ?
GV chốt ý kết hợp giới thiệu chân dung tác giả.
CXuất xứ của văn bản này có gì đăc biệt?
CVăn bản này được viết theo thể loại nào ? Em hiểu gì về thể loại đó ?
- GV giới thiệu thêm : Bài kí này còn được xem như một bài thơ bằng văn xuôi của tác giả Thép Mới.
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu giọng đọc : Giọng lúc bổng, lúc suy tư, khi ngọt ngào dịu dàng; khi khẩn trương, khi thủ thỉ tâm tình, lúc mơ màng, bay bổng .
-Hướng dẫn HS tìm hiếu các chú thích trong
- Gv giảng : Cùng là thể kí nhưng văn bản này khác văn bản Cô Tô vì bài kí này được sắp xếp theo một hệ thống luận điểm trong một bố cục chặt chẽ, lô gíc.
CHãy chia bố cục của bài kí nà và nêu nội dung chính của từng phần ?
- GV giảng : Bố cục này rất chặt che, phần 1 là mở bài , phần 2+3 là thân bài và phần 3 là kết bài .
=>P1: Tứ đầu … “ chí khí hơn người” ->Giới thiệu cây tre và những phẩm chất đáng quý của nó.
P2: Tiếp theo .. “ chung thuỷ” -> Sự gắn bó giữa cây tre với con người trong lao động .
-P3: Tiếp theo … “ chiến đấu”-> Tre sát cánh với con người trong chiến đấu
-P4: Phần còn lại -> Khẳng định sự gắn bó của cây tre với con người trong hiện tại và trong tương lai .
CTừ bố cục nêu trên, em hãy nêu đại ý của văn bản ?
-GV giảng : Chính bố cục chặt chẽ và nội dung biểu cảm trên nên người ta gọi Cây tre Việt Nam là bài văn chính luận trữ tình .
-GV yêu cầu HS theo dõi phần 1 .
CTác giả đã giơí thiệu khái quát về hình ảnh của cây tre qua chi tiết nào ?
CChi tiết “ Tre Đồng Nai… làm ban” cho em biết điều gì ?
->Tre có mặt ở khắp mọi miền của tổ quốc .
CDọc lại câu văn vừa nêu trên và cho biết cảm nhận của em nét nghệ thuật đặc sắc của câu văn đó ?
* Thảo luận :CQua đây, em hiếu những gì về cây tre? Từ hình ảnh cây tre trong bài, em liên tưởng đến đối tưởng nào ? Đối tượng đó có những phẩm chất gì đáng quý ?
- Gv liên hệ với bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy để giảng thêm về ý nghĩa tượng trưng của cây tre .
*Tiết 2
CCây tre gắn bó gần gũi với dân tộc ta qua những lĩnh vực nào ?
-> Trong sinh hoạt, trong lao động và trong chiến đấu .
CTìm những chi tiết nói về mối quan hệ gần gũi của cây tre với con người Việt Nam trong sinh hoạt và trong lao động ?
CChỉ rõ những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng khi nói về mối quan hệ của cây tre với con người Việt Nam trong sinh hoạt và tong lao động ? Nêu tác dụng ?
C Nói tóm lại, em cảm nhận như thế nào về mối quan hệ của cây tre với con người Việt Nam ?
CCâu văn : “ Như tre mọc thẳng …bất khuất” có vai tò như thế nào với đoạn 2 và 3 ?
=> Câu văn chuyển tiếp .
- Gv liên hệ, giáo dục hs chú ý tính liên kết trong văn bản.
- Gọi HS đọc đoạn 3 .
CỞ đoạn này, tác giả nhận xét thêm nét phẩm chất nào của tre và gọi tre là gì ?
CTìm những chi tiết trong bài chứng minh cho nhận định: tre có vai trò quan trong trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta ?
CGv tích hợp với truyện Thánh Gióng và chiến thắng Bạch Đằng ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác để nhấn mạnh vai trò của cây tre trong kháng chiến .
CTheo em, ngoài việc ca ngợi phẩm chất, vai trò của cây tre, tác giả còn muốn nói đến đối tượng nào khác ? Đối tượng đó có những nát phẩm chất tốt đẹp nào ?
=> Ngợi ca nhân dân ta và cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta .
CCó gì đặc sắc trong nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên ? Nêu tác dụng ?
CNhắc lại nội dung đoạn 4 ?
CKhúc nhạc đồng quê được tác giả cảm nhận qua âm thanh nào ?
CQua đó, giá trị của cây tre được phát hiện ntn trong hiện tại ?
- Gv bình về gía trị, khả năng bộc lộ cảm xúc qua sáo trúc, sáo tre
C Theo Thép Mới thì trong tương lai xã hội ta phát triển ntn ?
C Ở đoạn văn nói về vao trò của cây tre trong tương lai, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Em cảm nhận được gì từ lời văn ở đoạn văn trên ?
CỞ đoạn cuối, tác giả nhận xét ntn về mối quan hệ của cây tre với con người Việt Nam?
* Thảo kuận :CTại sao có thể nói tre là biếu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ta?
-Gv tích hợp với bài Viếng lăng Bác để giúp các em cảm nhận rõ hơn về giá trị biếu trưng của cây tre . Đồng thời, GV cũng nói về niềm tự hào của ta về những sản phẩm từ mây, tre .
Hướng dẫn HS tổng kết :
- Hãy khái quát giá trị nội dung cũng như giá trụ nghệ thuật của văn bản ?
-GV hướng dẫn HS trả lời –GV chốt ý dẫn đến ghi nhớ .
- Gọi một HS đọc ghi nhớ .
Hướng dẫn HS luyện tập :
Gv nêu yêu cầu luyện tập – HS thực hiện.
- Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện về cây tre
+ Truyền thuyết Thánh Gióng
+ Bài thơ :Cây tre Việt Nam ( Nguyễn Duy)
+ Tục ngữ : Tre già măng mọc
+ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1.Tác giả: SGK/98
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: SGK/98.
- Thể loại : Kí
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục : 4 phần
2.2. Đại ý: Sự gắn bó thắm thiết, lâu đời của cây tre với người Viết Nam. Tre là biếu trưng của con người Việt Nam với những đức tính quý báu .
2.3. Phân tích :
a. Hình ảnh, phẩm chất cây tre :
- Đâu đâu tre cũng có
- Vào đâu tre cũng sống, vào đâu tre cũng xanh tốt .
- Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhủn nhặn.
->Câu văn giàu chất nhạc, từ ngữ chọn lọc, gợi hình, gợi cảm; sử dụng phép nhân hoá .
=>Tre có sức ống mãnh liệt với những phẩm chất đáng quy như con người Việt Nam .
*Tiết 2
b Cây tre với con người Việt Nam:
* Trong lao động và trong sinh hoạt:
-Tre : + dựng nhà, dựng cửa,
+ vỡ ruộng, khai hoang
+ là cánh tay của con người Việt Nam
+ ăn ở với người ….
+ Niềm vui của tuổi thơ : làm que chuyền đánh chắt
+ niềm vui của tuổi già : điếu cày tre . + nôi tre, giường tre,cối xay tre…
->Nhân hoá giọng điệu nhịp nhàng
-> Tre có mối quan hệ gần gũi, hữu ích với con người .
* Trong kháng chiến :
- Tre : + thẳng thắn, bất khuất
+ là đồng chí, là vũ khí
+ xung phong vào xe tăng, đại bác
+ giữ: (làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín)
+ hi sinh để bảo vệ con người
+ anh hùng chiến đấu
-> Địệp từ, nhân hoá; giọng điệu hùng hồn, giàu chất thơ
=> Tre có vai trò to lớn và không thể thiếu trong cuộc kháng chiến của dân tộc
* Trong hiện tại và trong tương lai :
- Trong hiện tại :
+Tre gắm bó với cuộc sống tinh thần
+ Là phương tiện để con người bộc lộ cảm xúc bằng âm thanh .
- Trong tương lai :
+Tre còn mãi với dân tộc Việt Nam
+Là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình
+ Làm đu tre, sáo diều tre .
-> Điệp ngữ; lời văn giaù nhịp điệu, giàu chất thơ.
=> Tre là người bạn đồng hành, gắn bó thuỷ chung với con người Việt Nam trên con đường phát triển.
3.Tổng kết : Ghi nhớ / sgk
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đờ sống của dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả có nhiều hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
4. Luyện tập :
+ Truyền thuyết Thánh Gióng
+ Bài thơ :Cây tre Việt Nam ( Nguyễn Duy)
+ Tục ngữ : Tre già măng mọc
+ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
III. Hướng dẫn tự học:
-Đọc kĩ văn bản,nhớ được các chi tiết,các hình ảnh so snh nhn hố đặc sắc.
-Hiểu vai trị của cu tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ,hiện tại và tương lai.
-Sưu ầm một số bài văn,bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
- Nắm nội dung về nghệ thuật văn bản
- Soạn bài: Câu trần thuật đơn.
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
TUẦN 29 Ngày soạn: 27/03/13
TIẾT 111 Ngày dạy: 29/03/13
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.
-Vận dụng iệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
1.Kiến thức
-Đặc điểm ngữ pháp của trần htuật đơn.
-Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2.Kĩ năng
-Nhận diện được câu trần thuật trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
-Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
3.Thái độ
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện câu trần thuật đơn: là câu có một cụm chủ vị.
C. Phương pháp: Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số: 6ª1.................................6ª2.....................6ª4..........................
2. Bài cũ: Trình bày đặc điểm của chủ ngữ và vị ngữ trong câu? Nêu ví dụ minh họa?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
Trần thuật là kiểu câu được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Ở Tiểu học chúng ta cũng đã có dịp tìm hiểu về kiểu câu này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của kiểu câu trần thuật đơn.
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn
- Giáo viên ghi ví dụ trong SGK vào bảng phụ
- Cho học sinh đọc ví dụ. HS lên bảng đánh số xác định số câu.
C Các câu dưới đây dùng để làm gì?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại các câu trong đoạn trích dựa theo mục đích nói của từng câu)
- Giáo viên cho học sinh tự làm. Ghi lên bảng.
- Gv chữa bài.
- Giáo viên giúp học sinh xác định các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
CTóm lại câu trần thuật là câu như thế nào?
(Là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.)
CXác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được?
CXếp các câu trần thuật trên thành 2 loại?
+ Câu do một cặp C - V tạo thành.
+ Câu do hai hoặc nhiều cụm C - V sóng đôi tạo thành?
CQua phân tích, cho biết thế nào là câu trần thuật đơn?
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2, Sgk.
Gọi hs đọc ghi nhớ 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi hs đọc đoạn trích. Lần lượt tìm từng câu trong đoạn văn.Sau đó lược ra câu trần thuật đơn.
- Cho biết những câu tìm được dùng làm gì?
Hs thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Gv chữa bài.
Bài 2:
Cả 3 câu a, b, c đều là câu trần thuật đơn và dùng để giới thiệu nhân vật..
Bài 4: gọi hs đọc bài tập 4.
Xét xem, ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu ở hai đoạn trích còn có tác dụng gì?
Hs trả lời miệng.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học
- GV hướng` dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Câu trần thuật đơn là gì?
1.1. Phân tích ví dụ
* Các câu có tác dụng cụ thể như sau:
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9
- Câu hỏi: Câu 4
- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, câu 5, câu 8
- Câu cầu khiến: Câu 7
à Câu trần thuật (câu kể): Câu 1, 2, 6, 9
- Câu nghi vấn (câu hỏi): Câu 4
- Câu cảm thán: Câu 3, 5, 8
- Câu cầu khiến: Câu 7
* Phân tích cấu tạo của các câu trần thuật:
- Câu 1:Tôi // đã hếch răng lên, xì một tiếng rõ dài.
C V
- Câu 2: Tôi // mắng.
C V
- Câu 6: Chú mày // hôi như cú mèo thế này,
C V
ta // nào chịu được.
C V
- Câu 9: Tôi // về, không một chút bận tâm.
C V
=> Nhóm 1: câu 1, 2, 9 là câu trần thuật đơn.
Nhóm 2: Câu 6 là câu trần thuật ghép.
1.2. Ghi nhớ: (sgk)
II. Luyện tập
Bài 1:
* Câu trần thuật đơn:
Câu 1: Dùng để tả hoặc để giới thiệu.
Câu 2: Dùng để nêu ý kiến nhận xét.
* Câu 3, 4 là câu trần thuật ghép.
Bài 3: cách giới thiệu nhân vật ở 3 ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước, rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính.
Bài 4: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các câu mở đầu trong bt 4 còn miêu tả hoạt động của nhân vật.
III.Hướng dẫn tự học
-Nhớ được khái niệm câu trần thuật đơn.
-Nhận diện câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Nắm nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ
- Làm các bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Câu trần thuật đơn có từ “là”
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
TUẦN 29 Ngày soạn:27/03/13
TIẾT 112 Ngày dạy: 29/03/13
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ “LÀ”
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ “là”.
- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật có từ “là” trong nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng,thái độ
1.Kiến thức
-Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”.
-Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”.
2.Kĩ năng
-Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ “là” trong văn bản
-Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ “là”.
-Đặt được câu trần thuật đơn có từ “là”.
3.Thái độ : -Có ý thức sử dụng vận dụng vào trong giao tiếp
C. Phương pháp :Thuyết trình,vấn đáp,thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Nhắc lại khái niệm câu trần thuật đơn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Câu trần thuật là kiểu câu được phân loại theo đặc điểm cấu tạo. Và cũng từ đặc điểm cấu tạo mà câu trần thuật lại chia làm hai loại: câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép. Và câu trần thuật đơn lại có hai loại khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về câu trần thuật đơn có từ là.
Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Tìm hiểu đặc điểm chung của câu trần thuật đơn có từ “là”
- Học sinh chia nhóm thảo luận: Tìm chủ ngữ và vị ngữ câu văn? Xác định vị ngữ các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
- Giáo viên chốt kết hợp giảng
a. Ở câu này vị ngữ gồm từ “là” kết hợp với cụm danh từ .
b, c. cũng có cấu tạo tương tự, vị ngữ là từ “là” + cụm danh từ
d. Vị ngữ gồm “là” kết hợp với tính từ.
Chọn từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ của các câu trên?
Hs suy nghĩ, trả lời miệng.
CVậy câu trần thuật đơn có từ “là” là loại câu có những đặc điểm nào?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1, Sgk Tìm hiểu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
- Gọi hs đọc các câu ở phần II. Sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Câu b: Câu định nghĩa.
+ Câu a: Câu giới thiệu.
+ Câu c: Câu miêu tả hoặc giới thiệu.
+ Câu d: Câu đánh giá.
CTừ các ví dụ đã phân tích em thấy câu trần thuật đơn có từ “là” có mấy kiểu?
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2, Sgk.
Gọi hs đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
BT1, 2: Hs chia nhóm làm
Gv cho đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
Gv nhận xét, chữa bài.
BT3: Viết đoạn văn miêu tả người có vận dụng câu trần thuật đơn có từ “là”.
Về nhà làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”
1.1. Phân tích ví dụ
a. Bà đỡ Trần // là người huyện Đông Triều.
C V
-> “là” + cụm danh từ.
b. Truyền thuyết // là loại truyện dân gian ....
C V
-> “là” + cụm danh từ.
c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô // là một ngày...
C V
-> “là” + cụm danh từ
Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại.
C V
-> “là” + tính từ
1.2. Ghi nhớ 1: Sgk/114.
2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”
2.1. Phân tích ví dụ
- Vị ngữ ở câu a là câu có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
-> Câu giới thiệu.
- Vị ngữ ở câu b là câu trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
-> Câu định nghĩa.
- Vị ngữ ở câu c là câu miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
-> Câu miêu tả. (Hoặc câu giới thiệu).
- Vị ngữ ở câu d là câu thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ.
-> Câu đánh giá.
2. Ghi nhớ 2: Sgk/115.
II. Luyện tập
BT1+2: Tìm câu trần thuật đơn có từ “là”, xác định chủ ngữ - vị ngữ, xem xét chúng thuộc kiểu câu nào?
a. Hoán dụ // là gọi tên sự vật, hiện tượng...
C V -> Câu định nghĩa.
c. Tre // là cánh tay của người nông dân.
C V
-> Câu giới thiệu hoặc miêu tả.
Tre // còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
C V
-> Câu giới thiệu hoặc miêu tả.
Nhạc của trúc, nhạc của tre // là khúc nhạc của …
C V
-> Câu giới thiệu hoặc miêu tả.
d. Bồ các // là bác chim ri.
C V -> Câu giới thiệu.
e. Khóc // là nhục.
C V
Rên,// hèn. -> Câu lược bỏ từ là.
C V
Van,// yếu đuối. -> Câu lược bỏ từ là.
C V -> Câu đánh giá.
... Dại khờ // là những lũ người câm.
C V
-> Câu đánh giá.
III. Hướng dẫn tự học
-Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và các kiểu của loại câu này.
-Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ “là”.
- Ôn tập thật kỹ phần Tiếng Việt để chuẩn bị làm bài Kiểm tra tiếng Việt vào tiết sau.
- Soạn bài mới Lao xao.
E. Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………..……..
……………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- NGU VAN 6 TUAN 29.doc