Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3 – Tiết 11: Từ láy

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:

- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Hiểu được nghĩa của từ láy.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3 – Tiết 11: Từ láy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 – Tiết 11 TỪ LÁY MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: - Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. - Hiểu được nghĩa của từ láy. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định 2/. Kiểm tra bài cũ ? Từ ghép có mấy loại? Kể ra và cho VD? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6, em đã biết khái niệm từ láy đó là những từ phức, hoà phối âm thanh. Với tiết học hôm nay giúp các em nắm cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa trong từ láy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI HĐ1: Các loại từ láy. GV cho HS nhắc lại khái niệm. ? Có mấy loại từ láy? GV gọi HS đọc VD2. ? Em có nhận xét gì về từ láy khe khẽ? GV cho HS đọc VD3 để tìm từ láy. HS đọc Ghi nhớ ? Em hãy nhận xét từ thăm thẳm? ? Nhận xét từ khe khẽ? HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của từ láy. GV cho HS đọc mục II. ? Nghĩa của từ tích tắc, nhấp nhô, mềm mại được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? => Có 2 loại: láy toàn bộ và láy bộ phận. => Biến đổi thanh điệu. => Từ : nhàn nhạt => HS đọc ghi nhớ => Nặng hơn so với tiếng gốc. => Nhẹ hơn so với tiếng gốc. I.TÌM HIỂU BÀI 1/. Các loại từ láy. a/. Từ láy toàn bộ. VD: Đường vô xứ Huế quanh quanh … -> Lấy nguyên vẹn tiếng gốc. VD: Cặp mắt em lúc này buồn thăm thẳm. -> Láy toàn bộ đổi thanh điệu. VD: Trông đèm đẹp. -> Láy toàn bộ biến đổi âm cuối và thanh điệu. @ Sắc thái: VD: Thăm thẳm -> nhấn mạnh. VD: khe khẽ -> giãm nhẹ * Ghi nhớ SGK/42. b/. Láy bộ phận. VD: lặng lẽ, liêu xiêu -> Láy bộ phận phụ âm đầu “l”; vần “iêu” 2/. Nghĩa của từ láy. - Tích tắc -> âm thanh. - Nhấp nhô -> tượng hình - Mềm mại -> tiếng gốc tạo * Ghi nhớ SGK/43 LUYỆN TẬP BT1/43: Từ láy toàn bộ Bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp Từ láy bộ phận Nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, ríu ran. BT2/43: Điền từ láy - lấp ló, nho nhỏ, khang khác, chênh chếch, anh ách, nhức nhối, thâm thấp. BT3/43: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Câu 1 : a/. nhẹ nhàng b/. nhẹ nhõm Câu 2: a/. xấu xa b/. xấu xí Câu 3: a/. tan tành b/. tan tác 4/. Dăn dò: ? Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Kể ra và cho VD? ? Nghĩa của từ láy được tạo thành bằng cách nào? 5/. Hướng dẫn chuẩn bị:Bài mới: “Quá trình tạo lập văn bản” ? Để làm nên văn bản người ta phải làm gì? ? Xem trước các yêu cầu trong SGK/45.

File đính kèm:

  • docTIET11.doc