1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết : một số nt chính về tc phẩm.
+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết: Khái niệm ca dao, dân ca.
+ Học sinh hiểu: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cch lm bi tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Học sinh thực hiện thnh thạo: Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
1.3. Thái độ:
- Tính cch: yu thích mơn học.
- Thĩi quen: Giáo dục lòng yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình.
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết :9
ND:
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết : một số nét chính về tác phẩm.
+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết: Khái niệm ca dao, dân ca.
+ Học sinh hiểu: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cách làm bài tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
1.3. Thái độ:
- Tính cách: yêu thích mơn học.
- Thĩi quen: Giáo dục lòng yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình.
2.Nội dung học tập:
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
3.Chuẩn bị :
GV: Những câu ca dao có nội dung tương tự.
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa của các câu ca dao.
4..Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? (7đ)
HS kể. HS, GV nhận xét.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Kết thúc truyện, cuộc chia tay nào đã không xảy ra?(1đ)
A. Cuộc chia tay giữa hai anh em.
B. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ.
C. Cuộc chia tay giữa hai con búp bê: Em Nhỏ và Vệ Sĩ.
D. Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ với cô giáo và bạn bè.
Nhận xét, chấm điểm.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Hôm nay chúng ta học bài gì ? Em đã chuẩn bị những gì cho tiết học hôm nay ? (2đ)
Em hiểu ca dao là gì? Dân ca là gì?
- Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật.
- Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
ND bài học
Giới thiệu bài : Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của anh chị em ruột thịt. Mái ấm gia đình, dẫu có đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắng tránh mưa, là nơi mỗi ngày khi bình minh thức dậy ta đến với công việc, làm lụng hay học tập để đóng góp phần mình cho xã hội và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân. Rồi khi màn đêm buông xuống, là nơi ta trở về nghỉ ngơi, tìm niềm an ủi động viên, nghe những lời bảo ban, bàn bạc chân tình… Gia đình là tế bào xã hội. Chính nhờ lớn lên trong tình yêu gia đình, tình cảm ấy như mạch chảy xuyên suốt, mạnh mẽ thể hiện trong ca dao - dân ca, mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Em hiểu ca dao là gì? Dân ca là gì?
Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật.
Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
Thế nào là ca dao, dân ca?
Ca dao, dân ca thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.
HS trả lời, GV diễn giảng.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK/35
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai?
Tại sao em khẳng định như vậy?
Bài 1: Là lời của mẹ ru con: tiếng ru “Ru hơi, ru hỡi, ru hời” và tiếng gọi “Con ơi”, nội dung bài cũng góp phần khẳng định như vậy.
Bài 2: Là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Đối tượng mà lời ca hướng về rất rõ “Trông về quê mẹ”, không gian “ngõ sau” ;“bên sông” thường gắn với tâm trạng người phụ nữ.
Bài 3: Là lời của con cháu nói với ông bà (người thân) về nỗi nhớ ông bà. Đối tượng của nỗi nhớ ông bà là hình ảnh gợi nhớ “nuộc lạt mái nhà”.
Bài 4: Có thể là lời của ông bà hoặc cô bác nói
với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau. Điều này được xác định bởi nội dung câu hát.
Gọi HS đọc bài 1.
Lời nói trong bài ca dao là lời của ai ? Nói với ai? Bằng hình thức gì ?
● Bài 1: Lời mẹ nói với con, bằng lời ru.
Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này? (Bài ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Các cách so sánh đó đã thể hiện công lao của cha mẹ như thế nào? Từ láy mênh mông có thể diễn tả thêm ý gì khi nói về công ơn của cha mẹ?)
Ngôn ngữ: Giản dị mà sâu sắc.
Hình ảnh: Bài ca dùng lối nói ví quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh: núi cao, biển rộng.
Âm điệu: Lời ru nghe gần gũi, ấm áp, thiêng liêngà âm điệu tâm tình, thầm kín, sâu lắng.
Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
Đọc một số bài ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1?
“Công cha như núi thái sơn…mới là đạo con”
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
GDHS ý thức tôn kính cha me.ï
Gọi HS đọc bài 4.
Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Về vấn đề gì?
● Bài 4: Có thể là lời của ông bà hoặc cô bác nói
với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau. Điều này được xác định bởi nội dung câu hát.
Tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào trong bài 4 ?
Anh em là hai nhưng lại là một : cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một ngôi nhà.
Bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đĩ ra sao?
Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì?
Anh em phải biết hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau.:”Khôn ngoan….đá nhau”
GDHS ý thức yêu thương, đùm bọc nhau.
Tình cảm gì được thể hiện trong bài ca dao 4?
Những biện pháp nghệ thuật nào được các bài ca dao sử dụng?
Thể thơ lục bát.
Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.
Các hình ảnh truyền thống quen thuộc.
Là lời độc thoại có kết cấu 1 vế.
Nêu nội dung, ý nghĩa của những câu hát về tình cảm gia đình?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận làm bài tập.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa.
I Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a/ Khái niệm ca dao dân ca: SGK/35
b/Giải nghĩa từ: SGK/35
II Tìm hiểu văn bản:
Bài 1:
- Ngôn ngữ: Giản dị mà sâu sắc.
- Hình ảnh: so sánh quen thuộc gần gũi.
- Âm điệu: tâm tình, sâu lắng.
à Công lao to lớn của cha mẹ, con cái phải luôn ghi nhớ.
Bài 4:
- So sánh: anh em - tay chânà sự gắn bó khăng khít, thiêng liêng không thể tách rời.
=> Tình cảm anh em thân thương.
* Nghệ thuật:
-Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp..
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể…
* Ý nghĩa văn bản:
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi người.
Ghi nhớ: SGK/36
III. Luyện tập:
Bài 1:
Tình cảm gia đìnhà Tình cảm thiêng liêng, sâu lắng, chân thành
4.4.Tổng kết:
Nêu nét chính về nội dung của các bài ca dao vừa học ?
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi người.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao”?
A. Sinh đẻ. C. Dạy dỗ.
B. Nuôi dưỡng. D. Dựng vợ gả chồng.
Gọi HS đọc phần đọc thêm SGK / 37.
HS đọc, GV diễn giảng.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK 36, làm hoàn chỉnh các BT trong VBT.
- Học thuộc các bài ca dao được học.
- Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu kĩ về: Nội dung những câu hát, nghệ thuật chủ yếu trong những câu hát.
5. Phụ lục:
- Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tuần: 3
Tiết :10
ND:
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: cách làm bài tập
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước và con người.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: yêu thích mơn học.
- Tính cách: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, con người cho HS.
2.Nội dung học tập:
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người.
3.Chuẩn bị :
.GV: Những câu ca dao có nội dung tương tự.
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa của các câu ca dao.
4..Tiến trình :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Đọc các câu hát về tình cảm gia đình? (7đ)
HS đọc thuộc lòng các câu ca dao.
“Chiều chiều…” là tâm trạng gì?(1đ)
A. Thương người mẹ đã mất.
B. Nhớ về thời con gái đã qua.
C. Nỗi buồn nhớ quê nhớ mẹ.
D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Khi đọc bài 1 trong “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người”, em thấy tác giả dân gian đã gợi ra các địa danh, phong cảnh nào?(2đ)
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi.
Sông Lục Đầu…
Sông Thương…
Núi Đức Thánh Tản…
Đền Sòng…
4.3.Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
ND bài học
Giới thiệu bài: Nhà văn I-li-a E-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đỗ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…” Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ.
Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời nhắn gởi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương đất nước con người. Hôm nay, trong tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua: “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc
GV nhận xét, sửa sai.
Lưu ý một số từ ngữ khó trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích VB.
GV gọi HS đọc bài 1.
Nhận xét về bài 1 em có đồng ý với ý kiến nào? SGK
● Ý kiến b, c.
Em hiểu thế nào vế hát đối đáp?
● Một hát hỏi và một người đáp lại.
Bài ca dao này hỏi đáp về điều gì?
Khi đọc bài 1, em thấy tác giả dân gian đã gợi ra các địa danh, phong cảnh nào?
HS trả lời. GV nhận xét.
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi.
Sông Lục Đầu…
Sông Thương…
Núi Đức Thánh Tản…
Đền Sòng…
Gọi HS đọc câu 2.
Phần đầu nêu lên sự thắc mắc. Yêu cầu được giải đáp của chàng trai, phần sau là lời giải đáp của cô gái.
Hình thức đối đáp này rất nhiều trong ca dao, dân ca.
Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời?
Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.
Em có nhận xét gì về người hỏi và người đáp?
Cùng chung sự hiểu biết, cùng chung những tình cảm àbày tỏ tình cảm với nhau. Họ là những người có
hiểu biết, lịch lãm, tế nhị.
GD HS về tình yêu quê hương, đất nước.
Gọi HS đọc bài 4.
Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
Dòng thơ kéo dài, gợi sự dài rộng to lớn của cánh đồng.
Điệp từ, đảo từ, đối xứng, so sánhà cánh đồng đẹp, trù phú, đầy sức sống.
Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 dòng thơ cuối bài.
Cô gái được so sánh “như chẽn lúa đòng đòng” “ngọn nắng hồng ban mai”àtrẻ trung, đầy sức sốngàlàm ra cánh đồng “mênh mông, bát ngát” “bát ngát, mênh mông”.
Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì?
Lời của chàng trai.
Em có cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu ấy không? Vì sao?
Cũng có thể hiều này là lời cô gái trước cánh đồng ruộng rộng lớn mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình.
Tích hợp giáo dục môi trường:
Tìm thêm một số câu ca dao nói về cảnh đẹp của đất nước?
Đườùng vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Qua đó, em thấy thiên nhiên, đất nước ta như thế nào?
Rất đẹp.
Vậy, chúng ta phải làm gì để cảnh đó đẹp mãi?
Giữ gìn, bảo vệ…
Giáo dục tư tưởng cho HS.
Nêu những nét nghệ thuật những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Nêu ý nghĩa của những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập.
Gọi HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa chữa.
I. Đọc –hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK/38
II. Tìm hiểu văn bản:
Bài 1:
- Hỏi đáp về địa danh.
àThể thơ lục bát biến thể hát đối đáp.
àSự hiểu biết, niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Bài 4:
- Dòng thơ được kéo dài điệp từ, đảo từ và đối xứng, so sánh, gợi lên sự dài, rộng, to, lớn, đepï, trù phú, đầy sức sống của cánh đồng.
- So sánhà trẻ trung, đầy sức sống.
è Ngợi ca cánh đồng, ngợi ca cô gái.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng kết cấu lời hỏi dáp, Lời chào mời, lời nhắn gởi ….thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát biến thể.
* Ý nghĩa:
Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước.
Ghi nhớ: SGK/40
III. Luyện tập:
Bài1:
Ngoài thể thơ lục bát còn có thể thơ lục bát biến thể(bài 1, 3) thể thơ tự do (bài 4).
Bài 2:
Tình yêu quê hương đất nước, con người.
4.4. Tổng kết:
Đọc phần đọc thêm SGK/40.
HS đọc.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Địa danh nào sau đây không phải nằm ở Hồ Gươm?
A.Chùa Một Cột. C. Tháp Rùa.
B. Đền Ngọc Sơn. D. Tháp Bút.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc những bài ca dao, ghi nhơ ùSGK/40.
Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
à Đối với bài học tiết sau:
Đọc, tìm hiểu phần I, II tóm tắt yêu cầu phần III bài ”Từ láy”.Nắm được các loại từ láy; nghĩa của từ láy.
Tìm hiểu trước phần I, tóm tắt yêu cầu phần II bài “Quá trình tạo lập văn bản”.
5. Phụ lục:
- Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tuần: 3
Tiết :11
ND:
TỪ LÁY
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động1:
+ Học sinh biết: Khái niệm từ láy và các loại từ láy.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh hiểu: Nghĩa của từ láy.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: Cách làm bài tập.
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ lay quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Giáo dục ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt cho HS.
- Tính cách: Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp; kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ về cách sử dụng từ láy.
2.Nội duntg học tập:
Nắm được khái niệm từ láy và các loại từ láy.
3.Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ ghi ví dụ về từ láy.
HS: Tìm hiểu về các loại từ láy và nghĩa của từ láy.
4..Tổ chức các hoạt động học tập :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: KT sĩ số:
4. 2.Kiểm tra miệng:
àCâu hỏi kiểm tra bài cũ:
Làm BT4 VBT. (8đ)
HS đáp ứng yêu cầu của GV.
HS làm bài tập.
Vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả lọai nên không thể nói một cuốn sách vở.
GV nhận xét, ghi điểm.
àCâu hỏi kiểm tra bài mới:
Từ láy có mấy loại? (2đ)
● Có hai loại: Láy toàn bộ, láy bộ phận
4.3.Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
ND bài học
Giới thiệu bài : Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy. Đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh. Với tiết học hôm nay các em sẽ nắm được cấu tạo từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết vế cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa từ để các em vận dụng tốt từ láy.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại từ láy.
* GD KNS: Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo từ láy.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/41.
Những từ láy in đậm trong các câu VD có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?
Từ láy đăm đăm có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
Từ láy mếu máo, liêu xiêu có sự giống nhau về phụ âm đầu, về vần giữa các tiếng.
HS trả lời.
GV chốt ý.
Hãy phân loại các từ láy đó?
Từ láy toàn bộ.
Từ láy bộ phận.
GV treo bảng phụ giới thiệu các từ láy.
Tìm từ láy trong các câu sau và cho biết chúng được láy như thế nào?
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Đứng bên ni đồng…ban mai
Quanh quanh; đòng đòngà láy toàn bộ
Phất phơ, mênh mông à láy phụ âm đầu; bát ngát à láy phần vần à láy một bộ phận.
Vậy em hiểu có mấy loại từ láy? Đó là những loại nào?
Láy toàn bộ, láy bộ phận .
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/42.
Vì sao các từ láy in đậm trong VD không nói
được là bật bật, thẳm thẳm? Những loại nào?
Vì đó là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại
tiếng gốc, nhưng để cho dễ biết, dễ nghe nên có sự biến đổi về âm cuối hoặc thanh điệu.VD: đo đỏ; lành lạnh…
Từ láy có mấy loại? Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng tốt các loại từ láy trong quá trình tạo lập văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ láy.
Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
Được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng (nhái lại tiếng kêu, tiếng động ).
Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
lí nhí, li ti, ti hí => Gợi tả những âm thanh, hình dáng nhỏ bé có chung khuôn vần i.
nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh =>Gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp, có chung khuôn vần âp.
So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ.
HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
Tìm các từ láy có nghĩa mạnh hơn hoặc nhẹ hơn so với tiếng gốc?
Thăm thẳm mạnh hơn thẳm.
Khe khẽ nhẹ hơn khẽ.
Nghĩa của từ láy như thế nào so với tiếng gốc?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS đọc BT1.
Tìm các từ láy trong đoạn văn đó?
Xếp chúng vào bảng phân loại?
GV hướng dẫn và gọi HS làm.
Nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc BT 2.
Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo thành từ láy.
Gọi HS đọc BT4.
* GD KNS: Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ láy.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
Các từ trên là từ ghép .
Các từ : chiền, nê, rớt, hành… có nghĩa là gì?
I. Các loại từ láy:
VD:
- Đăm đăm à Từ láy toàn bộ.
- Mếu máo, liêu xiêu à Từ láy bộ phận
Ghi nhớ: SGK/42
II. Nghĩa của từ láy:
- mềm mại: nhấn mạnh hơn mềm.
- đo đỏ: giảm nhẹ đi so với đỏ.
àNghĩa của từ láy có thể giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh hơn so với tiếng gốc.
III. Luyện tập:
Bài 1:
-Từ láy toàn bộ: bần bật; thăm thẳm; chiêm chiếp.
- Từ láy một bộ phận: nức nở; tức tưởi; rón rén; lặng lẽ; rực rỡ; ríu ran; nặng nề.
Bài 2:
- Lấp ló; nho nhỏ; nhức nhối; khang
khác; thâm thấp; chênh chếch; anh ách.
Bài 4: Đặt câu :
-Cô giáo của em có dáng người nhỏ nhắn.
- Bạn Lan có giọng nói thật nhỏ nhẻ.
Bài 5:
Bài 6:
Chiền, nê: từ cổ, không rõ nghĩa.
Rớt : rơi ra, còn sót lại.
Hành :làm.
4.4. Tổng kết:
Từ láy có mấy loại? Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
● Có hai loại: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận.
● Từ láy toàn bộ:Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hòa về âm thanh.
● Từ láy bộ phận: giữa các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
Nghĩa của từ láy như thế nào so với tiếng gốc?
Ghi nhớ – SGK – 42.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Nêu ví dụ về từ láy toàn bộ, láy bộ phận ?
- Láy bộ phận :Mạnh mẽ, ấm áp, mong manh.
-Láy toàn bộ: Thăm thẳm.
Làm BT4 VBT? VD: Cô giáo của em có dáng người nhỏ nhắn.
Bạn Lan có giọng nói thật nhỏ nhẻ.
4.5. Hướng dẫn học tập:
à Đối với bài học tiết này:
Học bài, học thuộc hai phần ghi nhớ trong SGK – 42, làm BT 3, 5, 6 VBT.
Nhận diện từ láy trong một văn bản đã học.
à Đối với bài học tiết sau:
Tìm hiểu trước phần I, tóm tắt yêu cầu phần II bài “Quá trình tạo lập văn bản”. Tìm hiểu kĩ về các bước tạo lập văn bản.
5. Phụ lục:
- Sách giáo viên văn 7.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 7 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
Tuần : 3
Tiết :12
ND:
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN -
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ.
1.Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết: Nắm được các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
+ Học sinh hiểu: Củng cố lại kiến thức về văn miêu tả, viết được bài văn có liên kết, bố cục, mạch lạc.
- Hoạt động 2:
+ Họ
File đính kèm:
- Tuan 3.doc