A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1,Kiến thức
- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
2, Kĩ năng
- Nhận biết cụm chủ- vị làm thành phần câu, thành phần cụm từ.
3,Thái độ: Học sinh sáng tạo trong khi phân tích câu.
B, Chuẩn bị
-Giáo viên : Giáo án, ví dụ mẫu
-Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 30 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 / 3 / 2013
Ngày dạy : 7A :18 / 3 / 2013
7B: 21 / 3 / 2013
Tiết 110
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
LUYỆN TẬP (Tiếp)
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1,Kiến thức
- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
2, Kĩ năng
- Nhận biết cụm chủ- vị làm thành phần câu, thành phần cụm từ.
3,Thái độ: Học sinh sáng tạo trong khi phân tích câu.
B, Chuẩn bị
-Giáo viên : Giáo án, ví dụ mẫu
-Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, sáng tạo, vận dụng, xác định vấn đề...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) -Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? Nêu các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu?
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập
- Mục tiêu:-Cách dùng cụm C-V để mở rộng câu.Tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.
- Thời gian: 34p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Học sinh đọc bài tập 1 SGK(96).
- Yêu cầu của bài tập là gì?
Tìm cụm chủ -vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. Cho biết cụm chủ- vị ấy làm thành phần gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh: Muốn tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trước tiên ta cần tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu. Sau đó xem xem thành phần chủ ngữ có cấu tạo như thế nào? thành phần vị ngữ có cấu tạo như thế nào rồi phân tích tiếp.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm : Nhóm 1:ý a
Nhóm 2: ý b.
Nhóm 3: ý c.
Giáo viên chép trước các ý cần phân tích vào bảng phụ.Các nhóm phân tích câu trên bảng phụ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm bạn.
-Học sinh đọc bài tập 2(97).
- Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
-Gộp hai câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc làm thành phần cụm từ.
-Giáo viên nêu lại yêu cầu của bài tập, tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm:
+Nhóm 1:ý a. +Nhóm 2:ý b.
+Nhóm 3:ý c. +Nhóm 4: ý d.
Các nhóm trình bày kết quả làm bài vào bảng phụ. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhóm khác nhận xét.
- Nhìm vào sơ đồ phân tích câu em hãy cho biết từng cụm C- V làm thành phần gì?
a,Cụm C-V(1) làm thành phần chủ ngữ , cụm C-V (2) làm phụ ngữ của cụm ĐT.
b,Cụm C- V làm phụ ngữ của cụm từ.
c,Cụm C- V(1) làm thành phần chủ ngữ,
cụm C- V (2) làm phụ ngữ của cụm từ.
d,Cụm C- V (1) làm thành phần chủ ngữ, cụm C- V (2) làm phụ ngữ của cụm từ.
-Học sinh đọc thầm bài tập 3(97).
Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu( in đậm) thành một câu có cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
Em hãy thay dấu phẩy bằng một từ thích hợp để tạo thành câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?
- Em hãy thay dấu chấm câu bằng một từ thích hợp để tạo thành câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ? Trong câu em vừa tạo có từ nào cần lược bỏ? vì sao?
-Từ “ cảnh”vì từ này khiến cho nội dung thông báo của câu không chính xác.
HS làm bài tập 3 ý c
-Từ “sự” “của các vở kịch ấy” để biến câu thứ hai thành cụm từ làm vị ngữ, còn câu thứ nhất thành cụm từ làm chủ ngữ có cụm C-V làm thành phần câu.
Bài tập 1(96)
a, Khí hậu nước ta / ấm áp //cho phép
c v ta quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa.
->Chủ ngữ là một cụm C-V.
b,Có kẻ//nói từ khi các ca sĩ/ ca tụng
c
cảnh núi, non hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
v
trông mới đẹp ;từ khi có người lấy tiếng chim /kêu , tiếng suối/ chảy
c v c v làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
->Cụm C-V làm phụ ngữ cho cụm DT
c,Thật đáng tiếc khi chúng ta// thấy những tục lệ tốt đẹp ấy/ mất dần,
c v
và những thức quí của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch bắt chước người ngoài .
->Cụm C-V làm phụ ngữ cho cụm động từ
Bài tập 2(97)
a,Chúng em /học giỏi// khiến cha mẹ
c v và thầy cô/ rất vui lòng.
c v
b, Nhà văn Hoài Thanh //khẳng định rằng cái đẹp/ là cái có ích.
c v
c,Tiếng Việt/ rất giàu thanh điệu//
c v khiến lời nói của người Việt Nam ta/ du dương. c
v
d,Cách mạng tháng Tám /thành công//
c v
đã làm cho tiếng Việt /có một bước
c v
phát triển mới, một số phận mới.
Bài tập 3(97)
a, Anh em hòa thuận khiến hai thân vui vầy.
b,Đây là một rừng thông ngày ngày có biết bao người qua lại.
c,Hàng loạt vở kịch như “ tay người đàn bà”, “giác ngộ”, “ bên kia sông Đuống” ra đời đã sởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
4, Củng cố: GV khái quát bài học
- Mở rộng câu có tác dụng gì?
5, Hướng dẫn về nhà:
-Phân tích cấu tạo của các câu mới tạo thành ở bài tập 3(97).
-Chuẩn bị cho bài : Luyện nói lập luận giải thích.
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 17 / 3 / 2013
Ngày dạy : 7A :20/ 3 / 2013
7B: 23 / 3 / 2013
Tiết 111
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1, Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề .
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thiáh một vấn đề .
2,Kĩ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề .
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể .
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
3,Thái độ: Học sinh có ý thức cầu tiến bộ, hăng say học tập.
B,Chuẩn bị
-Giáo viên : Giáo án, đoạn văn mẫu
-Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, tự tin, thể hiện khả năng...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra bài chuẩn bị ở nhà
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS củng cố kiến thức
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về giải thích, các dạng bài giải thích
- Phương pháp: Tái hiện, khái quát
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu hs nhắc lại khái niệm giải thích
Các phương pháp giải thích thường gặp?
Cách làm bài lập luận giải thích?
1. Củng cố kiến thức
Khái niệm giải thích
Các phương pháp giải thích
Xem lại SGK/69,84
* Hoạt động 3: Thực hành luyện nói
- Mục tiêu: Hs lập dàn ý cho một vấn đề cần giải thích. Trình bày từng phần trong bài văn giải thích.
- Phương pháp: Thực hành, thuyết trình
- Thời gian: 28p
-Giáo viên chép đề lên bảng.
-Học sinh đọc đề.
GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài nói
Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì?
- Phần mở bài em cần giới thiệu được mấy nội dung?
- Trong phần thân bài ,thao tác đầu tiên là gì?Từ ngữ nào cần giải thích?
-Thầy: là người có trình độ, có kiến thức, có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn học sinh .
-Mày: là người thường bị người trên (ông, bà, cha,mẹ…) quở mắng.
-Đố mày:Lời thách đố khẳng định vai trò của người thầy.
-Làm nên: Nên sự nghiệp, nên ngành nghề có nhân cách.
- Sau phần giải thích vấn đề em cần đặt ra những câu hỏi nào để xây dựng lập luận cho bài văn giải thích?
*Vì sao phải tôn trọng đề cao vai trò, vị trí của người thầy?
Vì thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn, mở mang cho ta để ta hiểu biết.
-Trước kia theo lối học khoa bảng, thầy dạy gì trò học nấy nên người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của trò.
*Ngày nay , người thầy còn giữa vai trò quan trọng, độc tôn trong quá trình thành đạt của học sinh nữa không? vì sao?
*Ngày nay người “ thầy” được hiểu là những người nào?
* Chúng ta cần có những việc làm nào thể hiện sự biết ơn , kính trọng “thầy” dạy?
- Phần kết bài gồm mấy nội dung ? Đó là những nội dung nào?
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lại dàn ý.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện nói theo nhóm:
Các nhóm hoàn thiện phần mở bài và trình bày
trong nhóm của mình
=>Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày trước lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhóm khác nhận xét . Giáo viên đánh giá, ghi điểm( nếu học sinh trình bày tốt)
2. Thực hành luyện nói
*Đề bài: Giải thích câu tục ngữ:
Không thầy đố mày làm nên.
*Tìm hiểu đề, tìm ý
*Xây dựng dàn ý bài nói
1, Mở bài
-Giới thiệu chung về tục ngữ.
-Trích dẫn câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”.Nêu nội dung
2,Thân bài
*Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
+Nghĩa đen: Không có sự chỉ bảo của thầy dạy thì không thể làm được một việc gì.
+Nghĩa bóng:Vai trò quan trọng của người thầy trong việc tạo dựng nghề nghiệp, nhân cách , sự nghiệp của người học.
=>Câu tục ngữ tôn trọng , đề cao vai trò , vị trí của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.
* Vai trò, vị trí của người thầy
*Ngày nay , người thầy còn giữ vai trò quan trọng, trong quá trình thành đạt của học sinh.
* -Thầy là người dạy chữ, dạy nghề.
* Chúng ta cần thể hiện sự biết ơn , kính trọng “thầy” dạy
3, Kết bài
- Câu tục ngữ có ý khuyên răn người học phải biết tôn trọng thầy và tìm thầy để học tập.
4, Củng cố:
- Trong văn lập luận giải thích thường sử dụng những câu hỏi nào để xây dựng lập luận?
5, Hướng dẫn về nhà:
Viết đoạn văn giải thích triển khai từng luận điểm phần thân bài cho đề bài Giải thích câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.
- Chuẩn bị tốt cho giờ luyện nói tiếp theo
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 18 / 3 / 2013
Ngày dạy : 7A :22 / 3 / 2013
7B: 23 / 3 / 2013
Tiết 112
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
(Tiếp theo)
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1, Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề .
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thiáh một vấn đề .
2,Kĩ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề .
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể .
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
3,Thái độ: Học sinh có ý thức cầu tiến bộ, hăng say học tập.
B, Chuẩn bị
-Giáo viên : Giáo án, đoạn văn mẫu
-Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, tự tin, thể hiện khả năng...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra bài tập viết đoạn văn ở nhà
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Thực hành luyện nói
- Mục tiêu: Hs lập dàn ý cho một vấn đề cần giải thích. Trình bày từng phần trong bài văn giải thích.
- Phương pháp: Thực hành, thuyết trình
- Thời gian: 35p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs trình bày phần thân bài đã chuẩn bị ở nhà trước nhóm của mình trong 5p
Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
Gv hướng dẫn và gọi 1-3 hs trình bày từng đoạn trong phần thân bài theo hệ thống luận điểm đã xây dựng ở tiết học trước
Giáo viên hướng dẫn học sinh khác nhận xét. Giáo viên đánh giá, ghi điểm( nếu học sinh trình bày tốt)
Hai hs trình bày phần kết bài
*Đề bài: Giải thích câu tục ngữ:
Không thầy đố mày làm nên.
Thân bài
*Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
+Nghĩa đen: Không có sự chỉ bảo của thầy dạy thì không thể làm được một việc gì.
+Nghĩa bóng:Vai trò quan trọng của người thầy trong việc tạo dựng nghề nghiệp, nhân cách , sự nghiệp của người học.
=>Câu tục ngữ tôn trọng , đề cao vai trò , vị trí của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.
*Ngày nay, người thầy còn giữa vai trò quan trọng, trong quá trình thành đạt của học sinh . Thầy là người hướng dẫn, trò
chủ động trong học tập.
*Ngày nay người “ thầy” được hiểu là những người dạy chữ, dạy nghề.
* Chúng ta cần thể hiện sự biết ơn , kính trọng “thầy” dạy của mình.
3,Kết bài
-Khái quát lại ý nghĩa khuyên răn của câu tục ngữ.
-Rút ra bài học cho bản thân.
4, Củng cố:
Gv khái quát nội dung giờ học. Nhận xét chung về ý thức tham gia giờ luyện nói.
5, Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại cách làm bài văn lập luận giải thích
- Soạn bài Ca Huế trên sông Hương
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:18 / 3 / 2013
Ngày dạy: 7A :22 / 3 / 20103
7B: 25/ 3 / 2013
Tiết 113
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
A, Mục tiêu bài học
1, Kiến thức
Khái niệm thể loại bút ký .
Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế .
Vẻ đẹp của con người xứ Huế .
2,Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc .
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh) .
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh .
3,Thái độ: Học sinh có ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
B, Chuẩn bị
-Giáo viên : Giáo án, tư liệu về Huế, một số làn điệu ca huế.
-Học sinh: Soạn bài ở nhà. Tìm hiểu về xứ Huế.
C. Kĩ năng sống
- Tự nhận thức, tư duy, giao tiếp, tự tin, tìm kiếm thông tin...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
1- Ổn định tổ chức (1’)7A;…………………………………7B;…………………….
2- Kiểm tra bài cũ(5’) Kiểm tra bài soạn
3- Bài mới
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài
HS quan sát một số tranh ảnh về Huế, nêu cảm nhận ban đầu về vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử và nơi có nhiều di sản văn hóa dân tộc.
Ngoài xứ Huế em còn biết nơi nào cũng có các làn điệu dân ca nổi tiếng.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Giới thiệu chung tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.
- Thời gian: 10p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs dựa vào chú thích giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
- Văn bản viết về đề tài nào?
- Đề tài đó có tính chất ntn với cuộc sống?
gần gũi
- Em hãy gọi tên kiểu văn bản?
Gv giới thiệu: Đây là văn bản nhật dụng được viết dưới dạng bút kí (những ghi chép của tác giả về một nét sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Huế)
Hướng dẫn đọc:Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc,
lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
Lưu ý các chú thích/102,103
P1: từ đầu...hoài nam-> giới thiệu chung về các làn điệu ca Huế
p2: Những nét đặc sắc của ca Huế
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm
- Viết về những sinh hoạt văn hóa độc đáo ở xứ Huế.
- Kiểu văn bản nhật dụng
* Bố cục: 2 phần
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Sự phong phú và đa dạng của dân ca Huế, cách thưởng thức và nguồn gốc ca Huế.
- Phương pháp: Trình bày, gợi mở, liên hệ.
- Thời gian: 25p
Hs quan sát nội dung phần 1
- Xứ Huế được giới thiệu với những làn điệu dân ca nào?
- Các điệu hò; hò khi đánh cá, khi cấy cày, gặt hái...
- Những điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam…
-Các khúc điệu Nam: nam ai, nam bình, quả phụ…
- Các điệu hò điệu lí có âm hưởng ntn?
-> có lúc vui tươi, lúc lại mang âm hưởng buồn man mác
Gv minh họa âm hưởng của các điệu hò trên bảng phụ
- Theo em tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào khi giới thiệu về các làn điệu ca Huế?
- Sử dụng liệt kê để giới thiệu về các làn điệu dân ca xứ Huế sẽ giúp người đọc có được hiểu biết ntn về dân ca Huế?
Gv bình: Với đặc trưng là vùng đất có nhiều làn điệu dân ca xứ Huế được đánh giá là cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta. Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế.
GV cho Hs liên hệ
- Ngoài ca Huế, theo em biết còn có nơi nào cũng có các làn điệu dân ca nổi tiếng?
(Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên).
- Em thấy âm hưởng chung của các làn điệu đó ntn?
du dương, tình cảm
Hs quan sát phần 2 của văn bản
- Tác giả đã tập trung làm rõ những đặc điểm nào của dân ca Huế?
+ Cách thưởng thức
+ Đạo cụ
+ Nghệ thuật biểu diễn
+ Âm điệu ca Huế
- Người ta thưởng thức ca Huế ntn?(trong k/ gian t/g ?)
người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông
Hương; Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế
- Em có nhận xét gì về không gian và thời gian thưởng thức ca Huế?
- Để biểu diễn ca Huế những đạo cụ nào thường được sử dụng?
HS nêu tên các đạo cụ trong SGK
Gv giới thiệu các đạo cụ
- Em nhận thấy các đạo cụ dùng trong biểu diễn ca Huế ở đây ntn?
Gv: Có những đạo cụ chỉ dùng trong biểu diễn ca Huế, sự kết hợp các đạo cụ trong khi biểu diễn cũng chứng tỏ tài năng của người biểu diễn
- Đoạn văn nào miêu tả các nghệ nhận và quá trình biểu diễn ca Huế họ?
GV minh họa
- Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này ?
->Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của phong cách biểu diễn ca Huế
Qua đó ta thấy nét đẹp nào của phong cách biểu diễn
được nhấn mạnh ?
Chúng ta nói rằng ca Huế đặc sắc mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt? Vậy vì sao ca Huế lại có nét riêng biệt đó. Không phải ngẫu nhiên ca Huế được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể và được nhiều người thưởng thức ca ngợi đặc biệt là bạn bè quốc tế. Ca Huế hay bởi sự kết hợp trong nguồn gốc và âm điệu.
- Theo em ca Huế có nguồn gốc ntn?
- Em có biết nhã nhạc cung đình là gì không?
Dòng nhạc khi xưa chỉ biểu diễn trong cung đình phục vụ các buổi yến tiệc hoặc những nghi lễ trang trọng của vua chúa
- Chính nhờ có sự kết hợp này mà âm điệu ca Huế cũng có nét riêng biệt
- Theo em nét riêng biệt đó là gì?
Người ta nói ca Huế là một thứ tao nhã?
Em có đồng ý hay không? Vì sao?
(Vì ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, trang trọng và duyên dáng từ ND đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc...)
- Sau khi học xong văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?
Huế không chỉ nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của người Việt
- Em sẽ dành cho Huế những tình cảm và mong muốn nào?
Yêu quý, muốn đến thăm xứ Huế
- Em hãy khái quát những nghệ thuật tiêu biểu của văn bản?
- Sử dụng liệt kê, ngôn từ giàu hình ảnh đem lại hiệu quả gì khi tiếp xúc với văn bản?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu chung về dân ca Huế
-Phong phú đa dạng về làn điệu, sâu sắc về nội dung, mang nét đặc trưng về miền đất và tâm hồn người Huế.
2- Những đặc sắc của ca Huế
* Cách thưởng thức
- Trong không gian yên tĩnh, lãng mạn của sông Hương.
* Đạo cụ
- Độc đáo, đa dạng
* Nghệ thuật biểu diễn
- Thanh lịch, trẻ trung, tinh tế, điêu luyện.
* Nguồn gốc
- Sự kết hợp hài hòa của dòng nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình.
* Âm điệu
- Mượt mà, đằm thắm, du dương.
Ghi nhớ: sgk (104 ).
* Hoạt động 4: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trong bài học để liên hệ thực tế
- Phương pháp: Trình bày, gợi mở, liên hệ.
- Thời gian: 5p
- Địa phương em có những làn điệu dân ca nào; hãy kể tên?
- Có thể nhận thấy tình cảm và mong muốn nào của tác giả khi viết văn bản Ca Huế trên sông Hương
III. Luyện tập
- Dân ca Mường, Thái.
- Tác giả yêu quý và tự hào về nét đẹp văn hóa ở Huế, muốn quảng bá rộng rãi nét đẹp văn hóa đến với mọi người, mời gọi du khách đến thăm Huế.
4, Củng cố:
GV hệ thống bài học
5, Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài Liệt kê
Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn :20 / 3 / 2010
Ngày dạy : 7A :23 / 3 / 2010
7B: 22 / 3 / 2010
Tiết 109
(Nguyễn Ái Quốc)
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
Kiến thức:.
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên : -ảnh chân dung Phan Bội Châu; Bảng phụ.
-Học sinh : Soạn bài,
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ………………………………………….
7B: ………………………………………….
2, Kiểm tra bài cũ:
Hãy chứng minh rằng “ dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi,ngài (tên quan phụ mẫu trong truyện “ sống chết mặc bay” ) cũng thây kệ”.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Học sinh theo dõi SGK(92).
H:Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn ái Quốc?
H:Tác phẩm “ những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được sáng tác năm nào? em có hiểu biết gì về hoàn cảnh nước ta lúc đó?
-Giáo viên bổ sung:Văn bản viết năm 1925 ngay sau khi nhà yêu nước Phan Bội Châu bị Pháp bắt, khi đó tác giả đang ở nước ngoài.Tác phẩm viết ra nhằm cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi TDP thả Phan Bội Châu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài: Đọc với giọng vừa bình thản vừa dí dỏm.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 1.
-Gọi 2 học sinh lần lượt đọc hết toàn văn bản.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét phần đọc bài của bạn và tìm hiểu một số chú giải: 1,2,3,10,15,21.
-Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại tóm tắt văn bản. Giáo viên nhận xét bổ sung.
H:Văn bản “ những trò lố…” thuộc thể loại gì?
Giáo viên giảng: Theo dõi truyện kết hợp với chú thích trong SGK , cho biết:
H:Theo trình tự ấy truyện có thể chia làm mấy phần em hãy nêu nội dung từng phần?
-Từ đầu ->vẫn bị giam trong tù “tin Va-ren sang Việt Nam”.
-Tiếp->thì tôi làm toàn quyền “Trò lố của Va-ren đối với Phan bội Châu”.
-Đoạn còn lại “Thái độ của Phan bội Châu”.
H:Phần đầu truyện nhắc tên hai nhân vật
H:Va-ren hứa sang Việt Nam chăm sóc vụ Phan Bội Châu vì lý do gì?
-Công luận Pháp đòi hỏi.
-Va-ren vừa mới nhậm chức, muốn lấy lòng dư luận.
H:Tác giả đã bình luận sự việc này như thế nào?
-Ông hứa thế…và ra làm sao.
H:Qua đó, tác giả muốn tỏ thái độ gì?
-Ngờ vực thái độ, thiện chí của Va-ren.
H:Lời bình luận của tác giả có ý nghĩa gì trong đoạn văn mở đầu này?
H:Em hiểu trò lố là trò như thế nào?
-Là trò nhố nhăng bịp bợm, đáng cười.
H:Vì sao có thể khẳng định tin Va-ren sang VN đã hé lộ trò lố đầu tiên của Va-ren?
-Vì do sức ép của công luận ,y mới chỉ nửa chính thức hứa…nghĩa là vẫn có thể thay đổi lời hứa vì còn một nửa chưa hứa-> Đó chính là thủ đoạn xảo trá , lừa bịp của Va-ren.
I,Giới thiệu tác giả-tác phẩm:
1,Tác giả:
Nguyễn ái Quốc( 1890-1969).
2,Tác phẩm:
-Sáng tác năm 1925.
-Thể loại: Truyện ngắn.
-Bố cục:3 phần.
II,Phân tích:
1,Tin Va-ren sang Việt Nam :
-Gieo thái độ ngờ vực về lời hứa của Va-ren.
-Thông báo về trò lố đầu tiên của Va-ren.
4, Củng cố:
-Em hãy kể lại tóm tắt nội dung truyện “ những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu?
-Việc Va-ren nhận lời chăm sóc vụ Phan Bội Châu có phải là một trò lố không? Vì sao?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học bài , nắm được nội dung truyện + soạn tiếp bài.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn :20 / 3 / 2010
Ngày dạy : 7A :24 / 3 / 2010
7B: 23 / 3 / 2010
Tiết 110
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
(Nguyễn Ái Quốc) - Tiếp theo-
A, Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :
Kiến thức:Hiểu được giá trị của tác phẩm “ Những trò lố hạy là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn ái Quốc qua việc tìm hiểu tính cách của hai nhân vật- đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời thuộc Pháp.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu truyện ngắn.
Thái độ: Học sinh có ý thức trân trọng, ca ngợi nhân cách cao quí của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
B, Chuẩn bị:
-Giáo viên :ảnh chân dung Phan Bội Châu, Bảng phụ.
-Học sinh :Soạn bài
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ………………………………………….
7B: ………………………………………….
2, Kiểm tra bài cũ:
-Kể tóm tắt nội dung truyện “ những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”? Chỉ ra yêu tố có thật và yếu tố hư cấu trong truyện?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên :Trong rất nhiều trò lố của Va-ren tại VN, có trò lố của y đối với PBC và đó là trò lố như thế nào?
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn truyện kể việc Va-ren đến xà lim tại Hà nội gặp PBC.
H:Đoạn truyện có mấy hình thức ngôn ngữ? Đó là những hình thức ngôn ngữ nào?
-Ngôn ngữ bình luận của người kể truyện.
-Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật Va-ren.
-Học sinh theo dõi lời bình luận của người kể truyện từ “ ôi thật là một tấn bi kịch…-> xảy ra chuyện gì đây”.
H:Tác giả dùng nghệ thuật gì để bình luận?
-Tương phản đối lập giữa tính c ách cao thượng của PBC với tính cách đê tiện của Va-ren.
H:Mục đích của những lời bình luận ấy là gì?
và khẳng định chính nghĩa của PBC.
-Học sinh theo dõi những lời đọc thoại của Va-ren .
H:Va -ren đã tuyên bố và khuyên PBC những gì?
-Tuyên bố thả PBC “ tôi đem tự do đến cho ông đây” với các điều kiện:
+PBC phải trung thành với nước Pháp…
+PBC phải từ bỏ lí tưởng chung bắt tay với Va-ren chỉ vì quyền lợi của cá nhân giống như Va-ren…
H:Qua những lời lẽ tự độc thọai ,Va-ren đã tự bộc lộ nhân cách của y như thế nào?
-Kẻ thực dụng, đê tiện, săn sàng làm mọi thứ chỉ vì ưquyền lợi các nhân.
H:Qua đó em có đánh giá gì về lời hứa nhận chăm sóc vụ PBC của Va-ren?
-Là lời hứa suông, là trò bịp bợm đáng cười.
H:Vậy trò lố mà Va-ren diễn trước mắt PBC là gì?
-Học sinh đọc phần cuối truyện.
H:Trong khi Va-ren nói PBC có những biểu hiện nào?
-Nhìn Va-ren và im lặng dửng dưng.
-Mỉm cười
File đính kèm:
- Tuan 30.doc