Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 năm 2013 - Trường THCS Đạ Long

A. Mức độ cần đạt:

- Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.

- Hiểu rõ về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ ca dao địa phương.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 2. Kỹ năng: - Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm thành một hệ thống.

 - Nhận xét đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình.

 - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.

 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 năm 2013 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn: 04/05//2013 Tiết 133-134 Ngày dạy: 0 /05/2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN A. Mức độ cần đạt: - Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương. - Hiểu rõ về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ ca dao địa phương. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. 2. Kỹ năng: - Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm thành một hệ thống. - Nhận xét đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình. - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. C. Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ví dụ, … D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 7a1 ………………………… 7a2............................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy GV yêu cầu HS sưu tầm 20 câu ca dao tục ngữ, đặc biệt ca dao tục ngữ lưu hành ở địa phương mình sau đó HS ghi vào vở 10 câu Tiến hành - GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ - GV phân công cho một số hs khá trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ Tổ chức cho hs nhận xét về ca dao , tục ngữ đã sưu tầm: chọn câu ha, giảng câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sư tầm được Tiết 134 GV hướng dẫn HS ôn lại ca dao tục ngữ: - HS nhắc lại khi niệm ca dao, tục ngữ và dân ca là gì ? GV hướng dẫn HS tìm nguồn sưu tầm: - HS có thể hỏi cha mẹ, ông bà, người ở địa phương, nhà văn, nhà văn hóa hoặc trong báo chí, sách báo của địa phương Hướng dẫn tự học - Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của tiết Chương trình địa phương - Biểu dương các cá nhân và tổ sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy. Viết những câu tục ngữ ca dao sưu tầm được vào sổ tay văn học của mình I. Sưu tầm ca dao, tục ngữ : II. Khi nệm ca dao, tục ngữ, dân ca: III. Tìm nguồn sưu tầm: IV. Cách sưu tầm : * Miền Bắc: 1. Đồng Đăng có phố Kỳ lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu, nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò Gánh vàng đi đổ sông Ngô Đêm nắm mơ tưởng như mò sông Tương Vào chùa thắp một tuần hương Miệng khấn,tay vái bốn phương chùa này Chùa này có một ông thầy Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng Bao giờ chùa lỡ xuống sông Ông thầy trôi mất, ngô đồng chơ vơ 2. Đường lên xứ Lạng bao xa? Cách một trái núi với ba quãng đồng Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi Thành Lạng, nọ sông Tam Cờ 3. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An * Miền Trung: 1. Công đâu công uổng, công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan Công đâu, công uổng, công sang Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa 2. Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã Ba Sình Lờ đờ bóng trăng chênh 3. Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm * Miền Nam: 1. Cửu Long gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu Anh về anh học chữ nhu Chín trăng em đợi ,mười thu em chờ Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cưởi đường quanh bàn cờ. V. Hướng dẫn tự học Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học E. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................ Tuần 34 Ngày soạn: 04/05//2013 Tiết 135-136 Ngày dạy: 0 /05/2013 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt: - Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận. - Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Yêu cầu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản. - Xác định ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. C. Phương pháp: Phát vấn, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, đọc thầm,... D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 7a1 ………………………………… 7a2...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Yêu cầu chung - Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng - Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi Vb giọng điệu riêng của từng văn bản - GV gọi 2- 3 HS đọc đoạn này - Gọi 3-4 HS đọc đoạn này. GV nhận xét cách đọc - Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm khi đọc Văn bản Nghị luận - Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập Tiết 136 - GV gọi 2- 3 HS đọc đoạn này - Gọi 3-4 HS đọc đoạn này.GV nhận xét cách đọc - Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm khi đọc Văn bản Nghị luận - Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất . I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: - Giọng đọc chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng 1, Đoạn mở bài: a, 2 câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn đó là giọng khẳng định, chắc nịch b, 3 câu: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); cụm C-V chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả … c, Câu 4,5,6 - Nghỉ giữa câu 3 và 4 - Câu 4: đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. - Câu 5: giọng liệt kê - Câu 6: Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp , đảo: dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc 2, Đoạn thân bài: Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút - Câu đồng bào ta ngày nay … cần đọc chậm , nhấn mạnh ngữ: cũng rất xứng đáng, chứng tỏ ý liên kết với đoạn trên - Câu: Những cử chỉ cao quý đó …cần đọc nhấn mạnh các từ: giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết , khái quát - Chú ý các cặp quan hệ từ: từ – đến, cho đến Gọi từ 4-6 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc 3, Đoạn kết: Gọng đọc chậm và hơi nhỏ hơn a, 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ: cũng như , nhưng b. 2 câu cuối: đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ: Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ: Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho …. II. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: - Đọc giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào 1, Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng 2, Đoạn: Tiếng việt có những đặc sắc …thời kì lịch sử Chú ý từ điệp Tiếng Việt; ngữ mang tính chất giảng giải: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng … 3, Đoạn: Tiếng Việt …văn nghệ …đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay … 4, Câu cuối cùng của đoạn: đọc giọng khằng định vững chắc III.Đức tình giản dị của Bác Hồ: - Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm các dấu (!) 1, Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: Sự nhất quán, lay trời chuyển đất 2, Câu 2: tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu, nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp 3, Đoạn 3, 4 Con người của Bác …thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng thực sự văn minh … 4, Đoạn cuối: Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bc Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết IV.Ý Nghĩa văn chương: - Giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm lắng và thấm thía 1, Hai câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu 3 giọng tỉnh táo, khái quát 2, Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là … gợi lòng vị tha: giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện 3, Đoạn : vậy thì …hết: tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2 Lưu ý: câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra E. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 34.doc
Giáo án liên quan