A. Mục tiêu cần đạt
- Ôn lý thuyết về văn bản đề nghị, báo cáo
- Thông qua các baì tập thực, học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản hoặc văn bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: sgk
- Học sinh: sưu tầm văn bản, viết văn bản báo cáo
C.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
3.Tiến trình dạy và học
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 - Tiết 128 đến tiết 131, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 5/3/2013
Ngµy d¹y : 15/4/2013
TiÕt 128: LuyÖn tËp lµm v¨n b¶n
®Ò nghÞ vµ b¸o c¸o (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
- Ôn lý thuyết về văn bản đề nghị, báo cáo
- Thông qua các baì tập thực, học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản hoặc văn bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: sgk
- Học sinh: sưu tầm văn bản, viết văn bản báo cáo
C.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
3.Tiến trình dạy và học
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Học sinh viết.Tổ 1+2 viết đề nghị, tổ 3: viết báo cáo
Trình bày trước lớp
Học sinh nhận xét.Gv sửa chữa, bổ sung
Học sinh đọc bài tập 3.Xác định yêu cầu
Thảo luận nhóm 5phút
Báo cáo .Nhận xét
Gv sửa chữa
II. Luyện tập
2. Bài 2: Từ hai tình huống trên viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo
3. Bài 3: Chỉ ra những chỗ sai trong các tình huống sử dụng văn bản sau:
a. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn một số học sinh đã viết báo cáo xin nhắc nhà trường miễn học phí
b. Thầy cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ và bà mẹ VN anh hùng. Một học sinh thay mặt cả lớp viết giâấ đề nghị cho thầy cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên
c.Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ của bạn H. Bạn ấy xứng đáng là cháu ngoan bác hồ. Lớp trưởng thay mặt cả lớp viết đơn xin ban giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H
- Cả ba trường hợp không phù hợp
a.Viết văn bản đề nghị
b.Viết văn bản báo cáo
c. Viết văn bản đề nghị
4. Củng cố: nội dung của văn bản báo cáo và đề nghị
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Soạn bài: Ôn tập TLV
Ngµy so¹n: 12/4/2013
Ngµy d¹y : 18/4/2013
TiÕt 129: ¤n tËp TËp lµm v¨n
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.
- Nhận biết được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản biểu cảm và tác dụng của nó.
- Vận dụng trong viết bài.
B.Chuẩn bị
- Giáo viên: sgk+sgv
- Học sinh: ôn kiến thức văn biểu cảm
C.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
? Kể tên các bài văn biểu cảm đã học và đọc ở lớp 7
? Em thích văn bản nào nhất? Vì sao?
? Từ việc nêu cảm nghĩ về văn bản em thích nhất, hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn bản biểu cảm?
Gv: Nhấn mạnh:
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn và phải là tình cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
- Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
? Yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn bản biểu cảm?
? Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với con người, sự việc... cần phải làm gì?
? Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi các phương tiện tu từ như thế nào? Lấy ví dụ ở bài “ sài gòn tôi yêu “ và “ mùa xuân của tôi”
I. Văn biểu cảm
1. Các bài văn biểu cảm ở lớp 7
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Sài Gòn tôi yêu
- Mùa xuân của tôi
2. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Văn biểu cảm ( trữ tình) là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm , cảm xúc , sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý ẩn dụ tượng trưng hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng.
- Bài vắn biểu cảm thường có bố cục ba phần.
3.4. Yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có vai trò khơi gợi tình cảm.
- Văn biểu cảm sử dụng hai loại yếu tố này như những phương tiện trung gian để truyền cảm chứ không phải nhằm mục đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự việc
5. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca…. cần nêu được vẻ đẹp, nết đáng yêu, trân trọng, kính phục… của sự vật, hiện tượng, con người. Đối với con người phải nêu rõ tính cách cao thượng của họ
6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng phương tiện tu từ
* Đối lập: Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già
Lúc ấy, đường xá không còn lầy lội mà là cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt căm căm nữa
* So sánh: Sài Gòn cứ trẻ như một cây tơ đương độ nõn nà
Nhựa sống trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài mai
* Nhân hoá: Sài gòn rộng mở và hào phóng
Những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh
* Điệp ngữ: Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm… Tôi yêu thời tiết trái chứng dở trời. Tôi yêu cả đêm khuya
Tôi yêu sông xanh, núi tím.Tôi yêu đôi lông mày ai như trăng mới in ngần
* Liệt kê: Thỉnh thoảng mới thấy vài chị quạ, chị sáo, chị vành khuyên, rắc ô, áo gì…
4.Củng cố: GV tãm t¾t nội dung
5.Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn lí thuyết , làm bài tập
Ngµy so¹n: 12/4/2013
Ngµy d¹y : 20/4/2013
TiÕt 130: ¤n tËp TËp lµm v¨n (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận.
- Nhận biết được các phương pháp nghị luận trong văn bản nghị luận và tác dụng của nó.
- Vận dụng trong viết bài.
B.Chuẩn bị
- Giáo viên: sgk+sgv
- Học sinh: ôn kiến thức văn nghị luận.
C.Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã học và đọc trong ngữ văn 7 tập 2
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- ý nghĩa văn chương
Câu 2 (II) Sgk/140
Nghị luận nói: ý kiến trao đổi, tranh luận phát biểu trong các cuộc hop, thảo luận, sơ kết, tổng kết
- ý kiến trong các cuộc giao lưu, phỏng vấn
- Lời giảng của giáo viên trên lớp.
Nghị luận viết: - Các bài xã luận, bình luận,luận án, luận văn, tuyên ngôn, tuyên bố quan trong, các văn bản nghị luận trong sgk
Câu hỏi 3 Sgk
Luận đề, luận điểm, luận chứng, lí lẽ, lập luận. Lập luận là yếu tố chủ yếu.
Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía chặt chẽ hay không là phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết.
Luận điểm là gì?
Luận đề là: vấn đề chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài.
Luận điểm: Là những bộ phận, khía cạnh, bình diện của luận đề. Một luận đề có thể có nhiều luận điểm nhưng cũng có thể chỉ có một luận điểm. Khi ấy luận đề và luận điểm trùng khít nhau.
Hãy cho biết các câu trong sgk/140 đâu là luận điểm ? Vì sao?
II. Về văn bản nghị luận
1. Nhan đề các văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- ý nghĩa văn chương
2. Văn bản nghị luận xuất hiện dưới dạng những bài gì? Trường hợp nào?
- Nghị luận nói
- Nghị luận viết
3. yếu tố cơ bản trong văn nghị luận
- Luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ, lập luận…
4. Luận điểm là gì?
- Trường hợp : a,b,c,d
- a và d là luận điểm
- b là câu cảm thán
- c chưa đầy đủ, rõ ý
- Kết cấu: trần thuật, thông báo, khẳng định ( phủ định)
- cấu trúc ngữ pháp:
C ( không, chẳng) là (có, không) V
5. Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng cũng cần lí lẽ và phải biết lập luận.
- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc chính xác phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu…
6. - Giống : Chung một luận đề, cùng phải sử dụng dẫn chứng, lập luận, lí lẽ
- Khác nhau:
Giải thích: Lí lẽ là chủ yếu; Làm rõ bản chất vấn đề là ntn?
Chứng minh: Dẫn chứng là chủ yếu; Chứng tỏ sự đúng đắn vấn đề ntn?
4. Củng cố
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản của bài học
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Học kĩ nội dung bài học, hoàn thiện bài tập trong sgk
- Về nhà chuẩn bị soạn: Ôn tập tiếng Việt ( tiếp)
Ngµy so¹n: 12/4/2013
Ngµy d¹y : 20/4/2013
Tiết 131 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( TIẾP)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về câu, dấu câu; củng cố kiến thức tu từ ngữ pháp.
Biết mở rộng, rút gọn, chuyển đổi câu; sử dụng dấu câu và tu từ về câu.
Có ý thức trong việc thống hoá kiến thức.
B .Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên.- Giáo án, bảng phụ
Học sinh. - Chuẩn bị trước nội dung bài học theo hệ thống câu hỏi trong sgk
C. Tiến trình lên lớp.
1, Ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Các em đã được học những phép biến đổi câu nào?
HS: Dựa vào Sgk
Rút gọn câu là ntn?
? Có thể rút gọn những trường hợp nào của câu?
CN, Vn hoặc cả CN lần VN
VD
Rút gọn CN: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Rút gọn VN: - Ai có chiếc xe đạp?
- Tôi
Cả CN và VN: - Bao giờ anh đi Hà Nội?
- Sáng mai.
? Khi sử dụng câu phải chú ý điều gì?
? Ta có thể mở rộng câu bằng những cách nào?
? Mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu hoặc dùng cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ.
? Vị trí của trạng ngữ?
? Đứng, đầu giữa hoặc cuối
? Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ?
? Ta có thể mở các thành phần nào của câu?
CN, VN, cụm từ
? Thế nào là câu chủ động
? Thế nào là câu bị động ?
? Muốn chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ta làm ntn?
? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì?
Cho ví dụ
Chốt: Câu chủ động và câu bị động thường đi thành một cặp tương ứng với nhau nên khi ta biến đổi câu chủ động thành câu bị động thì cũng có thể làm ngược lại.
Điệp ngữ là gì?
Là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại từ, cụm từ có tác dụng làm nổi bật, gây cảm xúc mạnh, nâng cao hiệu quả biểu đạt cho lời văn .
Có những loại điệp ngữ nào?
cách quãng, nối tiếp, chuyển tiếp
Liệt kê là gì?
Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn những khiến cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
Có những kiểu liệt kê nào?
Xét theo cấu tạo có liệt kê theo cặp và không theo cặp. Xét theo ý nghĩa có liệt kê tăng tiến và không tăng tiết ( trình tự liệt kê không thể thay đổi )
Bài tập 1.Tìm các câu mở rộng cụm C- V trong đoạn văn
a. Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. Vua sai Lí Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, hắn truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng…
b. Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có một vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một chúa tể.
I .Nội dung ôn tập
3. Các phép biến đổi câu đã học
3.1 Thêm bớt thành phần câu
a. Rút gọn câu
b. Mở rộng câu
b. 1: Thêm trạng ngữ cho câu
b. 2: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
4. Các phép tu từ cú pháp
4.1. Điệp ngữ
4. 2 Liệt kê
II. Luyện tập
Bài tập 1 .Tìm các câu mở rộng cụm C- V trong đoạn văn
Bài tập 2. Đánh dấu x vào ô vuông xác định câu bị động
a. Hôm qua, Lan bị ốm.
b. Tranh làng hồ đang được nhiều du khách nước ngoài quan tâm
c. Bức tranh này thì treo ở phòng khách.
Đáp án: b,c
4. Củng cố
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Vẽ sơ đồ
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Học kĩ nội dung bài học, hoàn thiện bài tập trong sgk
- Về nhà chuẩn bị soạn: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.
File đính kèm:
- GA van 7 tuan 34.doc