Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 36, 37 năm 2009

A- Mục tiêu:

1 Kiến thức: Học sinh biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề - biết chọn lọc sắp xếp - ý nghĩa của chúng.

2. Kỹ năng: Sắp xếp các câu tục ngữ, ca dao theo a, b, c.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống quê hương.

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm

- Học sinh: Sưu tầm theo câu hỏi SGK

C- tiến trình Lên lớp:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 36, 37 năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36 Ngày soạn : 26/ 4 / 2009 Ký duyệt : / 5/ 2009 Ngày dậy : …. / … / 2009 Tiết 133 +134 Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn A- Mục tiêu: 1 Kiến thức: Học sinh biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề - biết chọn lọc sắp xếp - ý nghĩa của chúng. 2. Kỹ năng: Sắp xếp các câu tục ngữ, ca dao theo a, b, c.. 3. Thái độ: Tự hào về truyền thống quê hương. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Sưu tầm - Học sinh: Sưu tầm theo câu hỏi SGK C- tiến trình Lên lớp: 1- ổn định:(1p) SS: 7a ………………..; 7b …………………..; 7c …………… 2- Kiểm tra:( 3p) ? Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên. Điểm: 7a ………………..; 7b …………………..; 7c …………… 3- Bài mới( 36p) Giới thiệu: Vùng đất Ninh Bình thuộc đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với các giai điệu chèo, hát văn, hát ả đào....và nhiều câu ca dao tục ngữ, chúng ta cùng tìm hiểu.. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định về nội dung I- Nội dung( 3p ) Học sinh sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao ở địa phương Mỗi học sinh ghi 20 câu Hoạt động 2:Hướng dẫn HS thực hiện. II- Phương pháp thực hiện( 30 p) Tìm, hỏi người địa phương, chép lại sách báo... 1- Cách sưu tầm 2- Sắp xếp- sưu tầm Sắp xếp theo 2 mảng: Ca dao, tục ngữ theo trật tự A, B, C Trong 10 bài đầu các mục 1, 2, 3 2 mục cuối: thực hiện trong bài 33 3- Tổ chức nhận xét - kết quả3- 4- Thày - cô giáo tổng kết - rút kinh Học sinh sưu tầm, thảo luận những câu nghiệm tục ngữ về địa phương. 5- Lưu ý: - Nếu địa phương (bản thân) không có thì GV giới thiệu: có thể sưu tầm câu tục ngữ, ca dao về địa phương ở một số vùng. Ví dụ: * Lênh đênh qua cửa Thần Phù. Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm. ( Thần Phù: Yên Mô - NB ) * Mình về đường ấy thì xa Để anh bắc cầu sông Cái về qua Đất NB có chùa non nước. Núi Phi Diên,Hồi Hạc xung quanh Em về em nhớ quê anh. * Tôm hùm Bình Ba. Nai khô Diên Khánh - Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm (ngày có rươi). - Tháng 9 ăn rươi, tháng 10 ăn ruốc. - ăn cơm cáy thì ngáy o o - ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy - Dưa gang một chạp thì hồng Chiêm cấy trước Tết thì lòng đỡ lo Tháng hai đi tậu trâu bò Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. - Cuối thu trồng cải, trồng cần ăn đong sáu tháng cuối xuân thì tàn Bấy giờ rau muống đã lan Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi - Con ơi nhớ lấy lời cha Mồng năm tháng chín thật là bảo rươi Bao giờ cho đến tháng mười Thì con vào lộng ra khơi mặc lòng. a )Văn +Thể loại dân ca: Vùng đất Ninh Bình thuộc đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với các giai điệu chèo, hát văn, hát ả đào.... + Các bài ca dao: thường có mẫu cung về các miền quê " Giếng làng....... vừa trong vừa mát" - Các bài ca dao, bài vè về Đinh Bộ Lĩnh, về quê hương Ninh Bình, về cố đô Hoa Lư, các cảnh đẹp ở Ninh Bình +Tục ngữ: +Kể chuyện danh nhân đất Ninh Bình - Đing bộ lĩnh dựng cờ lau khởi nghĩa dẹp loạ 12 xứ quân lên ngôi hoàng đế - Cố đô Hoa Lư với cuộc chiến xâm lược của quân Tống, có Lê Hoàn và Thái hậu Dương Vân Nga - Danh nhân: Trương Hán Siêu - Các tấm gương anh hùng khác... b / Tập làm văn +Cảm xúc của em sau khi được đi thăm một cảnh đẹp của quê hương (Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm..) + Cảm xúc về các lễ hội quê hương Học sinh sưu tầm, thảo luận những câu tục ngữ về địa phương. ? Em thử trình bày cho cả lớp nghe về nội dung của 1 vài câu tục ngữ em vừa đọc . ? Em có thể đọc 1 câu tục ngữ mình vừa sưu tầm được và thử đố bạn của mình xem câu tục ngữ đó nói về nội dung gì. ? Qua phần tìm hiểu về ca dao tục ngữ địa phương giúp em hiểu gì về quê hương Ninh Bình chúng ta. - HS tự bộc lộ cảm xúc. III- Tổng kết:( 3p) GV: Như vậy quê hương Nb, Nho Quan, những tên anh hùng của quê hương đất nước đã đi vào ca dao, tục ngữ. đĐọc ghi nhớ 4- Củng cố:( 3 p) Cho học sinh câu hỏi + học sinh sưu tầm. 5- Hướng dẫn: (2 p) Về nhà xem trước bài: Hoạt động ngữ văn D/ Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn : 26 / 4 / 2009 Ký duyệt : / / 2009 Ngày dậy : …. / … / 2009 Tiết 135 +136 Hoạt động ngữ văn A- Mục tiêu: 1 Kiến thức: Học sinh đọc rõ ràng đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng ở bốn văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng: Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng… 3. Thái độ: Tự hào về truyền thống quê hương. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án - Học sinh: Sưu tầm theo câu hỏi SGK C- tiến trình Lên lớp: 1- ổn định:(1p) SS: 7a ………………..; 7b …………………..; 7c …………… 2- Kiểm tra:( 3p) ? Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên. Điểm: 7a ………………..; 7b …………………..; 7c …………… 3- Bài mới( 36p) GV hướng dẫn và tổ chức cách đọc cho học sinh mỗi tiết hai văn bản. I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Giọng chung toàn bài: Hào hùng , phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng. 1) Đoạn mở bài: - Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn, đó là. - Ngắt đúng vế câu trạng ngữ và các động từ. - Nghỉ giữa câu 3 và 4, nhấn mạnh từ có và chính tả. àGọi từ 2- 3 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 2) Đoạn thân bài: - Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút. - Nhấn mạnh các từ, ngữ: Cũng rất xứng đáng, giống nhau, khác nhau. - Chú ý các cặp QHT: Từ- đến, cho đến. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 3) Kết bài:- Giọng chậm và hơi nhỏ hơn. - Nhấn mạnh các từ ngữ: Cũng như, nhưng, nghĩa là phải, giải thích, tuyên truyền, làm cho… àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. Gọi một học sinh có giọng đọc khá nhất đọc lại toàn bài một lần. II. Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Nhìn chung là đọc giọng chậm rãi, điềm đạm, tự hào. 1) Hai câu đầu đọc chậm và rõ các từ ngữ: Tự hào tin tưởng. 2) Đoạn tiếng Việt có những đặc sắc…thời kì lịch sử: Chú ý điệp ngữ: Tiếng Việt; Ngữ mang tính chất giảng giải: Nói thế có nghĩa là nói rằng… àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 3) Đoạn : Tiếng Việt…văn nghệ: Đọc rõ ràng khúc triết, lưu ý các từ in nghiêng. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 4) Đoạn cuối cùng; Đọc giọng rõ ràng khúc chiết. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. Gọi một học sinh có giọng đọc khá nhất đọc lại toàn bài một lần. àGV nhận xét chung. ( Chuyển sang nội dung tiết 136) III. Đức tính giản dị của Bác Hồ: Giọng chung: Nhiẹt tình ca ngợi, giản dị, trang trọng.Cần ngắt câu cho đúng.Chú ý các câu cảm. 1. Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: Sự nhất quán, lay trời chuyển đất 2. Câu 2: tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; Nhịp điệu liệt kê ở các trạng ngữ, vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 3. Đoạn 3-4: Giọng đọc t/ cảm, ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhânz giọng : Càng, thực sự văn minh…. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 4. Đoạn cuối: Cần phân biệt lời văn của tác giả, và lời trích của Bác Hồ.2 câu trích : giọng hùng tráng, thống thiết. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. Gọi một học sinh có giọng đọc khá nhất đọc lại toàn bài một lần. àGV nhận xét chung. Đọc cho Hs nghe bài: Sáng tháng Năm của Tố Hữu . IV. ý nghĩa văn chương. Giọng chung: Chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng thấm thía. 1. 2 câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu 3 tỉnh táo, khaí quát. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 2. Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là…gợi lòng vị tha: Giọng tâm tình thủ thỉ như đoạn 2. àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 3. Đoạn : còn lại: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2. Lưu ý: câu cuối cùng: giọng ngạc nhiên như không thể hình dung được cảnh tượng nếu xảy ra. à GV đọc trước 1 lần àGọi từ 3- 4 H/s đọc đoạn này. H/s và G/v nhận xét cách đọc. 4. Củng cố: GV tổng kếtchung về 2 tiết học về chất lượng, kĩ năng đọc, những hiện tượng cần lưu ý khắc phục. Và rút ra các điểm khi đọc các văn bản nghị luận. 5. Hướng dẫn: - Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích. - Tìm đọc : Tuyên ngôn độc lập. - Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt. D. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 37 Ngày soạn : 1/5 / 2009 Ký duyệt : /5/ 2009 Ngày dậy : …. / … / 2009 Tiết 137 +138 Chương trình địa phương phần tiếng việt ( rèn luyện chính tả ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. B. Chuẩn bị : GV: Giáo án HS : Đọc SGK C. Tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Giải nghĩa các từ gần âm gần nghĩa: GV ra bài tập cho hs làm: 1. Bạt ngàn- bạc ngàn. Rừng …………………là nguồn lợi …………………. 2. Bạt mạng - bạc mệnh: - Một số thanh niên phóng xe …………. - Người xưa quan niệm những người tài hoa thường …………. 3. Man mác - man mát. - Những buổi chiều thu …………….., lòng em buồn …….. 4. Lặng lẽ - lạnh lẽo : - Anh ……………. Ra đi trong một buổi chiều đông ………………. 5. Dùng dằng - vùng vằng: - Người thì ……………….., kẻ thì …………… đòi về. -6. Bàng bạc - bàn bạc: - Dưới ánh trăng bàng bạc, họ ngồi ……………….. về tương lai. 7. Ngai ngái - ngài ngại: - Ngửi thấy mùi lá xông ……………………. Nên tôi …………………. Gõ cửa. 8. Hoa tai - hoa tay: - Đôi ………………. Của chị đúng là sản phẩm của người thợ kim hoàn có …………. 9. Độc đạo - độc đáo: - Ông ta dám chuyển quân qua con đường……………… - Đó quả là việc làm ……………… 10. Ngụ ngôn - ngũ ngôn: Truyện …………. ấy được viết bằng thơ ………….. II. Phân biệt hai thanh điệu hỏi (?) - ngã (~ ) 1. Bỗ bã - báng bổ : - Có thể ăn nói ……….với người quen, nhưng chớ nên …. với người lạ. 2. Sợ hãi - hớt hải: - Vì sợ hãi nên nó ….. kêu cứu. 3. Mắc bẫy - xúi bẩy: - Chớ nên …………. Người khác làm bậy để …………. Li gián của kẻ xấu. 4. Âm ỉ- ầm ĩ : - Mâu thuẫn ………. đã bùng lên thành cuộc cãi vã …… 5. Lịch lãm - lảm nhảm : Người …… không bao giờ nói năng …….. 6. Mũm mĩm - mủm mỉm: Em bé …. Miệng cười ….. rất xinh. 7. Ngã ba - ngả nào: Đến … đường, tôi phân vân mãi không cò nhớ phải rẽ … nào. 8. Nghĩ ngợi - nghỉ ngơi: Tại anh hay … nên đầu óc chẳng mấy khi được …. 9. Vật vã- vát vả: Phải … lắm tôi mới chuyển được tảng đá to đùng … ấy. 10. Kín kẽ - bắt bẻ: nói năng mà không … thì dễ bị người khác ..cũng là lẽ thường. III. Phân biệt phụ âm đầu: ( Viết chính tả) 1. S - X: - ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc. - Với khẩu súng trong tay, Sơn xông xáo, sục sạo suốt buổi chiều trong rừng. - Xúng xính trong bộ quần áo mới sắm, bé Xoan sốt ruột, cứ xa xôi giục mẹ xem xiếc. 2 CH - TR:Trời nắng chang chang, chú Trung vẫn trực chiến trên mỏm đá chông chênh - Chiều chiều, trên trảng cát, lũ trẻ con vẫn chơi trò đánh trận giả không biết chán. - Cúc chăm chút chậu hoa trà với thái độ thận trọng. 3. R- D- GI: - - Rõ ràng có ai đó giấu con dấu khiến cô văn thư rầu rĩ, rên rẩm vì sự dả dang. - Thầy giáo giảng bài rõ ràng, dễ hiểu, thế mà vẫn có tiếng rúc rích ở cuối lớp . - Những chú chim ra giàng ríu rít giành nhau chỗ đậu trên cành cxây, dưới nắng vàng . 4. L- N : Liên thấy Liễu tô son loè loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm Liên nói cụ non lên lớp. Liên xin lỗi làm Liễu cảm động cứ nắm mãi tay Liễu. 5.V- D : - Mệ thì vội vàng mà sao con cứ dềnh dàng thế? - Tiếng hát du dương làm vấn vương bao tâm hồn. - Quả dừa này vừa mới hái xong. Da dẻ hồng hào, nhưng hình như chưa khoẻ nên nó có vẻ không vui. IV. Tiếng Việt vui. Đặt dấu phẩy ở đâu? 1. Có ông cụ 80 tuổi mới sinh con trai để lại di chúc như sau: Ông lão 80 tuổi mới sinh con trai tên là Phi con ta vậy nhà cửa ruộng vườn giao cho con gai con rể người ngoài không được tranh giành. Diễn biến sau khi ông lão qua đời: - Con rể chiếm toàn bộ tài sản. Con trai đi kiện. Trước quan, con rể khai theo cách đặt dấu phẩy: ' Ông lão… con trai, nói rằng không phải con ta vậy, nhà cửa…. Giao cho con gái, con rể, người ngoài.. " Con trai lại đặt dấu phẩy như sau: " Ông lão.. con trai tên là Phi, con ta vậy, Nhà cửa….giao cho, con gái con rể người ngoài không được.." ? Theo em, lời khai của ai có lí? Của con rể hay của con trai? Dấu phẩy đặt ở đâu là hợp lí? 2. Có một vị quan ra sắc lệnh cấm nhân dân không được giết trâu quan nói: " Trâu cày không được thịt". Nhưng nhân dân vẫn cứ thịt trâu. Bị bắt lên xét hỏi. Người kia thưa: " Quan đã ra lệnh là: " trâu cày không được, thịt ", nên chúng con đã thịt.". Quan nói: Ta nói: " trâu cày, không được thịt." ? Theo em hiểu như thế nào là đúng? 4. Củng cố: GV nhắc lại một số mẹo để tránh sai lỗi chính tả. 5. Hướng dẫn: Xem lại bài kiểm tra học kì. D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn:2 /5 /2009 Kí duyệt: /5 /2009 Ngày dạy : /5 /2009 Tiết 139 + 140 Trả bài kiểm tra học kì ii A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu... Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng làm bài của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình; nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau. B- Chuẩn bị: Giáo viên: chấm bài, nhận xét bài làm của học sinh Học sinh: nhận bài rút kinh nghiệm C- Tiến trình: 1. ổn định tổ chức: 2. kiểm tra: 3. Nội dung trả bài: I Đề bài: Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của câu bị động trong đoạn văn sau: " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm." ( Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" Câu 2:a) So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn? Mỗi loại cho một ví dụ và phân tích. b) Xác địn câu đặc biệt, câu rút gọn trong các câu sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt? Câu 3: Ca dao có câu: " Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn " Theo em, câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào? II Đánh giá bài làm của học sinh: Giáo viên trả bài cho học sinh và học sinh nhận bài và rút ra kinh nghiệm So với những yêu cầu ấy, bài làm của em có những ưu khuyết điểm cụ thể? - Ưu điểm: nắm đúng nội dung thể loại giải thích, đã đưa ra dẫn chứng và biết phân tích. Trình bày bài và lập luận chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. - Khuyết điểm Mở bài viết rất sơ sài, chung chung, chưa nêu được nét nổi bật ý cần giải thích vẫn còn nhiều học sinh viết tràn lan không phân biệt rõ bố cục mở bài với thân bài nhất là học sinh lớp A, B dẫn chứng nghèo, đưa dẫn chứng ra nhưng không phân tích, lập luận chưa chặt chẽ và nhiều em kể nhiều chi tiết lan man. - Cần phải cố gắng về lập luận các dẫn chứng, lấy dẫn chứng và phân tích. III. Sửa lỗi: - Lỗi chính tả: giữa các r, d, tr, ch, s, x Lỗi câu diễn đạt rườm già, dài dòng, sửa lý lẽ phân tích của các em, lỗi xây dựng bố cục chưa rõ ràng (nhiều nhất vẫn là lớp A, B). Hầu như dẫn chứng không có nhiều. IV . Đáp án Câu 1: ( 2 điểm) Mỗi ý 1 điểm. - Câu bị động: 2 câu sau - Tác dụng: Tránh lặp lại kiểu câu có trước đồng thời có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn. Câu 2: (2 điểm ) Mỗi ý 0,5 điểm a) + Giống nhau: Đều không tuân thủ cấu tạo theo mô hình CN- VN + Khác nhau: - Câu đặc biệt không thể xác định thành phần CN, VN trong câu.Nên không thể khôi phục kại thành phần bị thiếu. - Câu rút gọn: có thể xác định được thành phần CN, VN của câu, thành phần còn lại đã được rút gọn. Nên khôi phục lại được thành phần bị rút gọn. b) Câu đặc biệt: - Ôi đẹp quá! à Bộc lộ cảm xúc. - Đêm trăng. à Xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. * Câu rút gọn: - Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 3: Dàn ý: a) Mở bài:(1điểm) Ca dao nhắn nhủ các thế hệ người Việt Nam giữ vững đạo lý truyền thống: mọi người phải biết yêu thương đùm bọc nhau. b) Thân bài( 4 điểm) - Bầu, bí là những giống cây khác nhau nhưng cùng một họ thân leo, thường được trồng chung giàn nên cùng chung hoàn cảnh sống. - Con người cũng vậy, mỗi người có những đặc điểm riêng, nhưng cũng có nhiều giống nhau. Đó là những người có cùng chung một quê hương đất nước. Vì thế con người phải biết thương yêu đùm bọc nhau - Nhờ có tình thương yêu đùm bọc, gắn bó với nhau con người đã vượt qua những thử thách gian nan để chiến thắng( Dẫn chứng) - Liên hệ một số câu ca dao tục ngữ khác có nội dung tương tự. c) Kết bài: (1điểm) - Câu ca dao trên là lời khuyên thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam. - Bài học đối với bản thân. 4. Củng cố: GV cho Hs đọc bài văn làm khá của lớp. 5. Hướng dẵn: Về nhà tự ôn tập lại kiến thức văn 7. D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 36 + 37 Van7.doc