Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Cảm nhận được tinh thần độc lập , khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ : Sông núi nước nam, Phò giá về kinh

- Bước đầu nắm được hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt

- Rèn kĩ năng phân tích thơ

- Giáodục lòng yêu nước . tự hào truyền thống dân tộc

II/ Trọng tâm:

- Khẳng định chủ quyền đất nước , nêu cao ý chí quyết tâm bão vệ đất nước

- Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trầ

III/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ

- Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

IV/ Tiến trình giảng dạy:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sông Núi Nước Nam, PHÒ GIÁ VỀ KINH Truền Tuần: 5 Tiết: 17 Ngày dạy:3/10/05 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Cảm nhận được tinh thần độc lập , khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ : Sông núi nước nam, Phò giá về kinh Bước đầu nắm được hai thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Rèn kĩ năng phân tích thơ Giáodục lòng yêu nước . tự hào truyền thống dân tộc II/ Trọng tâm: Khẳng định chủ quyền đất nước , nêu cao ý chí quyết tâm bão vệ đất nước Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trầ III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng. 1. Ca dao là?(8đ) a.Tiếng hát trữ tình của người bình dân Việt Nam b. Phần lời của bài hát dân gian. c. Thể loại trữ tình dân gian. d. Thơ lục bát và lục bát biến thể truyền miệng của tập thể tác giả. 2. Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao đã học.(8đ) 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả và tác phẩm. Đọc chú thích ? Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác? GV giải thích sự khác nhauvề nội dung hai bài thơ và hình chụp ? Nhận xét về số câu, chữ trong mỗi dòng thơ, vần của bài thơ? Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích. @ Hướng dẫn đọc – tìm hiểu chú thích. Chú ý đọc diễn cảm , thể hiện tinh thần hào hùng của dân tộc GV đọc mẫu – gọi học sinh đọc - gọi nhận xét-GV nhận xét Gọi HS đọc phần dịch nghĩa từ Hán Việt. GV giảng củng cố –tích hợp Đọc phần dịch thơ ? Nêu nhận xét bài thơ dịch dựa vào nghĩa các từ Hán việt? .Chính xác Hoạt động 3 Tìm hiểu văn bản. @ Học sinh đọc lại bài thơ GV dùng bảng phụ treo bài thơ. ? Bài thơ là bản tuyên ngô n độc lập đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là tuyên ngôn độc lập? O Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước , khẳng định chủ quyền đó không một nước nào xâm phạm. (?) Nội dung tuyên ngôn trong bài thơ? Nước nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẳn , rõ ràng, Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại Gọi HS đọc 2 câu đầu. (?) OChữ Đế là quan trọng nhất không chỉ trong câu mà trong toàn bài thơ. Nó chứng tỏ rằng nước nam có vua, có chủ , có quốc chủ.chử Đế thể hiện ý thức độc lập, bình đẳng ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa ? Có người cho rằng câu thứ 2 mang tính chất duy tâm , mê tín rất rõ, vì sách trời đã định. Vậy ý kiến em thế nào? . Chân lí đã thành sự thật hiển nhiên trong thực tế nhưng lại càngrõ ràng hơn vững chắc hơn khi đã được ghi chép và định phận tại thiên thư, Tạo hoá tự nhiên vĩnh hằng đã công nhận như vậy. Hợp đạo Trời đất thuận lòng người là bất duy , bất dịch vậy GV chuyển ý sang 2 câu thơ cuối. Gọi HS đọc 2 câu cuối. Nói bằng lời văn xuôi ý của hai câu thơ trên? ? Nội dung nào trong bản tuyên ngôn được bộc lộ? Cảnh báo hành động xâm lược , liều lĩnh phi nghĩa của kẻ thù , chúng sẽ nhận lấy thất bại nhục nhã ? Liên hệ hoàn cảnh ra đời của bài thơ, em hiểu lời cảnh báo này nhằm vào ai? Nhằm vào quân Tống. Đây là thái độ kiên quyết của nhân dân ta trước mọi hành vi xâm lược của kẻ thù ? Câu thơ cuối thể hiện điều gì? Khẳng định sức vô địch của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước. ? Ngoài sự biểu ý, bài thơ còn mang tính biểu cảm, ý kiến em như thế nào? . Cảm xúc ẩn kín trong bài thơ là tinh thần tự hào, tự tin vào chủ quyền của dân tộc. ? Nhận xét giọng thơ? . Giọng thơ chắc nịch, nói thẳng. ? Trong lịch sử, nước ta còn có các bài tuyên ngôn khác, em hãy kể ra? . Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trải, bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ chủ tịch. @Diễn giảng, liên hệ, chuyển ý. Hoạt động4: *Đọc ghi nhớ SGK/65 Hoạt động5: @Chia bài tập cho tổ thảo luận, giới hạn thời gian nhanh. *HS lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi. Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả và tác phẩm. *Đọc chú thích* ?Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác? ?Nhận xét về số câu, số chữ trong mỗi dòng thơ, vần trong bài thơ? .Gồm 4 câu mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt, vần chữ cuối câu 2 và câu 4. @Củng cố thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích. @Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích Chú ý đọc diễn cảm thể hiện tinh thần hào hùng. Đọc mẫu một đoạn. *Đọc, nhận xét bạn, đọc lại đoạn đúng giọng @Nhận xét chung. *Đọc phần dịch nghĩa từ Hán – Việt trong SGK. @Củng cố lại nghĩa từ Hán Việt *Đọc bài thơ dịch nghĩa trong SGK ? Nhận xét bài thơ dịch nghĩa dựa vào nghĩa các từ Hán việt? . Chính xác *Đọc bài dịch thơ Hoạt động 3 : Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ. @Dùng bảng phụ ghi bài thơ phiên âm. *Đọc lại bài thơ ? Hai câu đầu biểu đạt điều gì ? . Chiến thắng tại Chương Dương và hàm Tử. ? Các chiến công đó gợi nhớ những sự kiện lịch sử nào? .Hai chiến công thời Trần chống quân Nguyên. ?Nhận xét nghệ thuật hai câu thơ? Tác dụng? .Dùng từ : đoạt, cấm; Liệt kê địa danh: Chương Dương, Hàm Tử; Đối xứng : Thanh và ý hai câu; Giọng điệu : Khỏe, hùng tráng. Tái hiện hiện thực, không khí chiến thắng. Hoạt động 4 : Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ. *Đọc hai câu cuối. ? Nội dung? .Niềm vui chiến thắng, mong ước, hi vọng vế đất nước bền vững , thái bình ? Tư tưởng tình cảm này là của riêng tác giả hay của chung dân tộc? . Của tác giả cũng là của chung dân tộc vì tác giả là vị tướng tài đại diện cho ý chí của dân tộc. Hoạt động 5 : * Đọc ghi nhớ SGK/68 Hoạt động 6 : Luyện tập Về nhà làm bài tập SGK Dặn dò : Nhắc lại nội dung hai bài thơ. Học bài: ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập. Chuẩn bị bài. Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập. SÔNG NÚI NƯỚC NAM I/. Tác giả, tác phẩm : Lý Thường Kiệt Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. II/. Đọc, tìm hiểu chú thích : III/ Tìm hiểu văn bản 1)Hai câu đầu : -Khẳng định chủ quyền, ranh giới đất nước Việt Nam đã định sẳn từ xưa. 2)Hai câu thơ cuối : -Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ nhận lấy thất bại. 3)Giọng thơ hiên ngang, đỉnh đạc, rõ ràng, dứt khoát. *Ghi nhớ :SGK/65 IV/. Luyện tập : Nói “ Nam đế cư” ví nói “ Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi, bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền” Đế” xem nước ta ngang hàng với nước Tống. PHÒ GIÁ VỀ KINH I/. Tác giả và tác phẩm : Trần Quang Khải. Sau chiến thắng tác giả đón vua về kinh Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt II/. Đọc và tìm hiểu văn bản : -Chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên xâm lược. -Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong thời bình. *Ghi nhớ :SGK/68 V/ Rút kinh nghiệm: Từ Hán Việt Truền Tuần: 5 Tiết: 18 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Hiểu được thế nào là yếu tố Hán –Việt. Tích hợp với văn bản Sông núi nước nam. Nắm được cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt Rèn kĩ năng dùng từ Hán Việt chính xác đúng ngữ cảnh II/ Trọng tâm: Yếu tố Hán Việt, phân loại từ ghép hán Việt III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đại từ? Cho ví dụ? Nêu vai trò của đại từ trong câu? Kiểm tra vở bài tập 5 HS 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: GV treo bảng phụ có ghi bài thơ “ Sông núi Nước Nam”.Gạch dưới các tiếng: Nam , quốc, sơn, hà ? Hãy giải nghĩa các tiếng trên? Nam: phương nam; Quốc : nước; sơn: núi,; hà: sông ? Trong các tiếng trên tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không thể dùng độc lập? Nam: cóthể dùng độc lập. Ví dụ: Miền nam Quốc , sơn , hà : Không thể dùng độc lập. Ví dụ không thể nói: Yêu quốc,leo sơn, lội hà lưu ý: Cần phân biệt ý nghĩa của các yếu tố đồng âm Ví dụ:Thiên: Thiên trong thiên thư: có nghĩa là trờinhưng thiên trong thiên lí mãlà một nghìn ? Từ những phân tích trên em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt? GV treo bảng phụ cho HS làm bài tập nhanh để củng cố kiến thức Bài tập: Giải thích ý nghĩa các yếu tố Hán việt trong thành ngữ sau: “ Tứ hải giai huynh đệ” Tứ: bốn; hải :biển ; giai :đều; huynh: anh; đệ: em Nghĩa chung: Bốn biển đều là anh em Hoạt động 2: (?) Các từ : sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập? . Từ ghép đẳng lập (?) Từ : ái quốc, thủ môn, chiến thắng, thiên thư, bạch mã, tái phạm thuộc từ ghép gì? . Từ ghép chính phụ. (?) Nhận xét trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ? . Yếu tố phụ đứng trước : Thiên thư, bạch mã, tái phạm. . Yếu tố chính đứng trước : ái quốc, thủ môn, chiến thắng. ? Có mấy loại từ ghép? Hoạt động 3: *HS đọc ghi nhớ SGK/70 Hoạt động4: *Chia bài tập cho tổ làm, tổ cử đại diện trình bày, nhận xét, uốn nắn *Những bài tập khó, GV nên gợi ý cho HS làm Tổ 1: bài tập 1/70 Tổ 2: bài tập 2/71 Tổ 3: bài tập 3/71 Tổ 4: bài tập 4/71 *Dự kiến câu trả lời bài tậ Dặn dò: Nhắc lại ghi nhớ. Học ghi nhớ, làm bài tập hoàn chỉnh. Tìm một số từ ghép Hán Việt và giải nghĩa. Soạn bài từ ghép Hán Việt (TT), xem trước các bài tập. I/ Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt : -Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. -Một số yếu tố Hán Việt có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. -Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. *Ghi nhớ SGK/69 II/ Từ ghép Hán Việt Có hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. *Ghi nhớ : Trang 70/SGK V/ Luyện tập: 1). Hoa 1 : bông; Hoa 2 : cái để trang sức bề ngoài. Phi1: bay; Phi2 : Trái, không phải; Phi3: vợ lẽ của vua. Tham1: mong cầu, không biết chán; Tham2 : xen vào, dự vào. Gia1 : nhà; Gia2 : thêm vào. 2). Từ ghép chứa các yếu tố : Quốc : quốc gia, quốc kì, quốc ca. Sơn : sơn cước, sơn dã, sơn dương. Cư : cư dân, cư ngụ. Đại : đại bại, đại binh. 3). Xếp từ : -Yếu tố chính đứng trước : Hữu ích; phát thanh, bảo mật, phòng hỏa. -Yếu tố phụ đứng trước : thi nhân, tân binh, hậu đãi,đại thắng 4). Tìm từ ghép Hán Việt. V/ Rút kinh nghiệm: Trả Bài Tập Làm Văn SỐ 1 Truền Tuần: 5 Tiết: 19 Ngày dạy:5/10/2005 I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Củng cố kiến thức và kỉ năng đã học về văn bản tự sự, miêu tả về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề tài (nếu có), về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, Rèn học sinh tự đánh giá bài của mình so với yêu cầu của đề bài. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn cho những bài sau. Giáo dục ý thức nhận ra ưu, tồn để phát huy và hạn chế sai sót. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bài chấm, trả bài Học sinh: Chữa bài theo hướng dẫn của giáo viên III/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề lên bảng 2/ Yêu cầu của đề bài: 3/ Dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý a. Mở bài: 4/. Nhận xét : a). Ưu điểm : b). Tồn tại : 5/. Chữa lỗi : Công bố điểm, tỉ lệ , so sánh bài trước Trả bài: Tái kiểm tra: Về nhà làm lại đề bài nộp lại vào giờ sau 4. Củng cố: Nhắc lạiquá trình tạo lập văn bản, liên kết , diễn đạt 5 Dặn dò: Tập viết lại đề bài trên Soạn tìm hiểu chung về văn biểu cảm. Làm các câu hỏi trong vở bài tập Đề bài: a. Sai lỗi chính tả b. Sai lỗi dùng từ đặt câu, lỗi diễn đạt c. Lỗi diễn đạt d. Chấm câu chưa chính xác V/ Rút kinh nghiệm: Lớp 1-2 3-4 5-6 7 8-10 Tìm Hiểu Chung Về Văn Biểu Cảm Truền Tuần: 5 Tiết: 20 Ngày dạy: I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bảm. Tích hlợp với phần văn qua các bài ca dao đã học. Rèn kỉ năng nhận biết và viết văn biểu cảm. II/ Trọng tâm: Đặc điểm chung của văn biểu cảm. III/ Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, một số tập thư, bài báo mang nội dung biểu cảm Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập. IV/ Tiến trình giảng dạy: 1) Ổn định: Kiểm diện học sinh 2) Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản (7đ). Tại sao khi tạo lập văn bản người viết phải theo một quá trình như thế?(3đ) . HS lặp lại nội dung ghi nhớ SGK/46 Người viết phải thực hiện lần lượt các bước như thế để tạo lập một văn bản hoàn chỉnh biểu đạt một chủ đề tư tưởng thể hiện một mục đích giao tiếp. 3) Bài mới: @ Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, con người có nhu cầu diễn đạt, tình cảm, cảm xúc, những ấn tượng đối với thế giới xung quanh bằng văn bản. Đó là văn biểu cảm. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về văn biểu cảm Hoạt động 1: @Dùng bảng phụ ghi hai bài ca dao SGK/91. *Đọc ví dụ : ? Mỗi câu ca dao thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì ? . Bài 1 : Nỗi đau của thân phận bé mọn, thấp cổ bé họng, nỗi đau khổ oan trái không được soi xét công bằng trong xã hội cũ. . Bài 2 : Cánh đồng bao la rộng lớn, đẹp trù phú và hình ảnh cô gái đầy hạnh phúc, sức sống. ? Hai câu ca dao giúp người đọc cảm thụ được điều gì? . Cảm thụ hình ảnh cánh đồng và con người, hiểu được cảm xúc, tình cảm của nhân dân, có cảm xúc trước cảnh đẹp của quê hương và con người. ? Thế nào là biểu đạt cảm xúc? . Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của mình đối với thế giới xung quanh, khơi gợi cảm xúc của người khác. ? Khi nào làm văn biểu cảm? . Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác biết. ? Trong thư gởi cho người thân hoặc bạn bè em có thường hay biểu lộ cảm xúc không? . Thường có cảm xúc, tình cảm của mình dành cho người nhận. @ Minh họa một lá thư, bài văn, bài thơ … biểu cảm. ? Văn biểu cảm còn gọi là gì? Nêu vài thể loại có biểu cảm? . Văn trữ tình, ngoài ra còn có thơ trữ tình, tùy bút, bút kí(Cô Tô, Đêm nay bác không ngủ …) Hoạt động 2: @Dùng bảng phụ viết đoạn văn câu 2 SGK *Đọc văn bản. ? Hai đoạn văn biểu đạt điều gì ? nội dung ấy có gì khác với nội dung văn bản tự sự và miêu tả? . Đoạn 1 : Trực tiếp thể hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm. . Đoạn 2 : Biểu hiện cảm xúc gắn bó với quê hương đất nước. Cả hai đoạn đều không kể chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỉ niệm. Đoạn hai tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mả liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc. Đó là sự khác biệt giữa văn biểu cảm và văn tự sự, miêu tả thông thường. ?Có ý kiến cho rằng: Tình cảm vả cảm xúc trong văn biểu cảm phải thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn trên, em có tán thành ý kiến trên không? . Trong văn biểu cảm, cảm và nghỉ thường không tách rời nhau. Những tình cảm xấu xa, lòng đố kị, bụng dạ hêp hòi, keo kiệt không thể trở thành nội dung biểu cảm chính, có chăng chỉ là đối để mĩa mai châm biếm mà thôi. ? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc của hai đoạn văn trên? . Cách biểu đạt khác nhau . Đoạn 1: Là biểu cảm trực tiếp, người viết gọi tên đối tượng biểu cảm vả nói trực tiếp tình cảm của mình. Cách này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận. . Đoạn 2: Bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tư tưởng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, ruộng vườn của đất nước. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong các tác phẩm văn học. @Có thể cho HS phát hiện các từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm : -Đoạn 1: Thương nhớ ai. Xiết bao mong nhớ, các kỉ niệm. -Đoạn 2: Là một chuỗi hình ảnh và liên tưởng để thể hiện cảm xúc. ?Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào? Hoạt động 3: *Đọa ghi nhớ SGK/73 Hoạt động4: Luyện tập @ Chia bài tập cho tổ thảo luận, có giới hạn thời gian Tổ 1 : Bài tập 1 SGK/73 Tổ 2 : Bài tập 2 SGK/74 Tổ 3 : Bài tập 3 SGK/74 Tổ 4 : Bài tập 4 SGK/74 *Đại diện tổ lên trình bày, nhận xét, góp ý, chữa lỗi. @Chú ý cách diễn đạt của HS Dặn dò: Nhắc lại ghi nhớ. Học bài ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập tại nhà. Sưu tầm văn biểu cảm. Tập viết đoạn biểu cảm. Chuẩn bị bài Đặc điểm văn biểu cảm. Chuẩn bị câu trả lời trong vở bài tập I/ Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm : Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi thế giới xung quanh và khơi gợi cảm xúc của người đọc. II/ Đặc điểm chung của văn biểu cảm : -Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. -Ngoài cách biểu đạt tình cảm trực tiếp, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự miêu tả để khơi gợi tình cảm Ghi nhớ: (SGK/ trang 37) II . Luyện tập: 1/ Đoạn văn 2 là văn biểu cảm. Bộc lộ tình cảmyêu thích “ Hoa hải đường , phơi phới một lời chào hạnh phúc , trơng dân dã như cây chè đất đỏ” 2/ Hai bài thơ thể hiện bản lĩnh khí phách dân tộc: Sông núi Nước nam: Lòng yêu nước , lòng tự hào dân tộc Phò giá về kinh: Thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng và khát vọng hoà bình lâu dài của đất nước V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc
Giáo án liên quan