Giáo án Ngữ văn 8

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.

 2.Kĩ năng:

- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân

II. Rèn kĩ năng sống:

- Luôn tự tin, tự lập trong cuộc sống .Biết sống đoàn kết và hòa đồng với mọi người trong một tập thể

III. CHuẩn bị :

-G/V:giáo án, sgk

-H/s: Vở ghi, sgk

IV. Tiến trình lên lớp:

 1/Sĩ số : 8B.

 2/ Kiểm tra : Sgk , vở ghi , vở soạn bài .

 3/ Bài mới :

-G/v giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có một thời để nhớ- một thời cắp sách tới trường-một thời đầy ắp những kỉ niệm về thầy cô, bè bạn và mái trường. Đặc biệt là ngày đầu tiên đi học. Có rất nhiều t/fẩm văn chương thành công khi ghi lại những kỉ niệm đó. Trong số đó không thể không kể đến truyện ngắn"Tôi đi học"của Thanh Tịnh.

 

doc358 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 20/08/2011 Ngày giảng: …/08/2011 Tiết 1 : TÔI ĐI Học - Thanh Tịnh - I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : - Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh. 2.Kĩ năng : - Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân II. Rèn kĩ năng sống : - Luôn tự tin, tự lập trong cuộc sống .Biết sống đoàn kết và hòa đồng với mọi người trong một tập thể III. CHuẩn bị : -G/v:giáo án, sgk -H/s: Vở ghi, sgk IV. Tiến trình lên lớp: 1/Sĩ số : 8B........... 2/ Kiểm tra : Sgk , vở ghi , vở soạn bài . 3/ Bài mới : -G/v giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có một thời để nhớ- một thời cắp sách tới trường-một thời đầy ắp những kỉ niệm về thầy cô, bè bạn và mái trường. Đặc biệt là ngày đầu tiên đi học. Có rất nhiều t/fẩm văn chương thành công khi ghi lại những kỉ niệm đó. Trong số đó không thể không kể đến truyện ngắn"Tôi đi học"của Thanh Tịnh. Hoạt Động Của Thầy- Trò Nội Dung Bài Học - Gv nêu yêu cầu đọc đ đọc mẫu - Gọi 2 hs đọc tiếp đ Nhận xét cách đọc của HS - HS đọc thầm chú thích sgk t.8. - GV nhấn mạnh 1 số điểm về tác giả , tác phẩm ? Có thể cho xem chân dung tác giả ? - Đọc và giả thích 1 số từ khó ? - Trong văn bản , có những nhân vật nào được kể ?Ai là nhân vật chính ? Vì sao? - Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" có thể chia thành những đoạn như thế nào ? - Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc gần gũi nhất trong em ? Vì sao? - Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi được gắn với không gian, thời gian nào ? - Vì sao không gian , thời gian ấy lại trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả ? - Tâm trạng nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào ? Phân tích cảm xúc ấy? - Đọc đoạn văn : “ Con đường này … ……tôi đi học .” - Khi được đến trường buổi đầu tiên , tác giả có tâm trạng như thế nào khi đi cùng mẹ ? Tìm chi tiết , cử chỉ , hành động ? - Qua những chi tiết trên , nhân vật "tôi" đã bộc lộ đức tính gì ? I/ Tiếp xúc văn bản 1/ Đọc - tóm tắt : - Giọng chậm , dịu , hơi buồn . Chú ý ngữ điệu các nhân vật . - HS tóm tắt văn bản . 2/ Tìm hiểu chú thích : + Tác giả : - Thanh Tịnh (1911-1988 )quê ở Huế. Dạy học , viết báo , làm văn đ Là tác giả nhiều tập thơ và tr/ngắn (Quê Mẹ). - Sáng tác đậm chất trữ tình , vẻ đẹp đằm thắm , nhẹ nhàng mà sâu lắng. + Tác phẩm: "Tôi đi học" in trong tập “ Quê Mẹ”-xuất bản năm 1941. 3/Thể loại và bố cục : - Là kiểu văn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên . - Bố cục : 3 đoạn + C/nhận của “tôi” trên đường tới trường. + Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường .+ Cảm nhận của “tôi” trong lớp học . ( HS tự bộc lộ ) II/ Phân tích văn bản : 1/ Cảm nhận của nhân vật “ tôi” trên đường tới trường: + Thời điểm gợi nhớ : - Cuối thu (đầu tháng 9 ) -Thời điểm khai trường . - Không gian : trên con đường làng daì, hẹp ịMột sự liên tưởng tương đồng , tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của tác giả . Quen thuộc , gần gũi , gắn liền với tuổi thơ của tác giả . Lần đầu cắp sách tới trường . + Tâm trạng ,cảm xúc: náo nức ,mơn man , tưng bừng , rộn rãđ từ láy . ịNhững cảm xúc , cảm giác ấy không mâu thuẫn , trái ngược nhau mà gần gũi , bổ xung cho nhau nhằm diễn tả cụ thể tâm trạng khi nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường . + Khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên : - Lần đầu tiên nhân vật "tôi" được đến trường đi học , được bước vào thế giới mới lạ, được tập làm người lớn , không còn nô đùa , rong chơi , thả diều nữa ị Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức , cậu bé tự thấy mình lớn lên. - Cầm 2 quyển vở đã thấy nặng đ Ghì chặt cả bút , thước ị Tư thế , cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ , đáng yêu của câụ bé. ị Thích học tập , yêu bạn bè và mái trường quê hương . đTóm lại: Thiên nhiên cuối thu khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ , tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường ,vui náo nức thấy mình lớn lên , trang trọng . 4. Củng cố- Luyện tập -Đọc lại đoạn văn đã học . -Nêu bố cục bài văn . - Tóm tắt nội dung bài văn ? Bố cục ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn chỉnh bài soạn - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc: Ngày đầu tiên đến trường . _____________________________________________________________ Ngày Soạn : 20/08/2011 ……… Ngày giảng :…/08/2011… Tiết 2 : Tôi đi học (tiếp ) I. Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Tiếp tục giúp học sinh cảm nhận được những xúc cảm chân thật, trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách đi học . Đó là những kỉ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con ngừơi . 2. Kĩ năng: - Rèn khả năng cảm thụ các yếu tố miêu tả , biểu cảm, khơi gợi cảm xúc nhẹ nhàng, thấm thía trong tác phẩm của Thanh Tịnh . II. Rèn kĩ năng sống : - Tiếp tục giáo dục tính tự tin, tự lập trong cuộc sống .Biết sống hòa đồng và đoàn kết với mọi người trong một tập thể III. Chuẩn bị : -G/v: Sgk, sgv, giáo án -H/s: Sgk, phiếu học tập IV. Tiến trình lên lớp: 1 / Sĩ số : 8B............ 2/ Kiểm tra : Phân tích tâm trạng , cảm xúc nhân vật “tôi”lúc ở sân trường Mĩ Lí 3/ Bài mới : - G/v giới thiệu bài: Trong dòng hồi tưởng của tác giả, những kỉ niệm trong sáng của buổi đầu đi học, không chỉ là những cảm nhận trên con đường tới trường mà còn là tâm trạng, cảm xúc lúc ở sân trường, khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên như thế nào? Cùng thái độ và cử chỉ của mọi người đối với mình ra sao?Chúng ta tiếp tục fân tích vănbản. Hoạt Động Của Thầy- Trò Nội Dung Bài Học ? Cảnh sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật ? Cảnh tượng ấy có ý nghĩa gì ? ? Cảm nhận của nhân vật ‘Tôi’ về ngôi trường ấy như thế nào ( Vộn ngôi trường ấy nhưng có sự thay đổi) ? Thay đổi như thế nào - Đứng trước cảnh ngôi trường ấy, tâm trạng nhân vật tôi như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng ấy ? - Phân tích ý nghĩa hình ảnh so sánh: “Họ như con chim con ….e sợ” ? - Khi xếp hàng và nghe ông Đốc gọi tên , tâm trạng nhân vật biểu hiện như thế nào ?Tìm từ ngữ chính xác ? - Hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng phần văn bản này ? (Dùng các từ láy : ngập ngừng , rụt rè , lúng túng , run run … ) Nghệ thuật so sánh ? Tác dụng ? - Tâm trạng nhân vật "tôi" khi nghe ông Đốc gọi danh sách HS mới như thế nào ? - Vì sao "tôi" bất giác gục đầu vào lòng mẹ nức nở khóc? ( Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng , phải tự mình làm lấy tất cả , không có mẹ bên cạnh như ở nhà ) - HS đọc đoạn cuối cùng ? - Tâm trạng và cảm giác nhân vật"tôi" khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng như thế nào? - Hình ảnh “một con chim….bay cao” có ý nghĩa gì ? Vì sao? ( Dụng ý nghệ thuật của tác giả , có ý nghĩa tựơng trưng ) - Kết thúc truyện là hình ảnh nào? Từ đó có nhận xét gì về nhân vật? Em suy nghĩ như thế nào về dòng chữ cuối ? - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật chính của văn bản ? ( HS đọc và học thuộc ghi nhớ) - Trình bày hệ thống dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" II. Phân tích văn bản 2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “Tôi”lúc ở sân trường: Sân trường: dày đặc cả người……. mặt vui vẻ =>Không khí ngày hội khai trường.Nét đẹp trong tình cảm sâu nặng của tác giả với mái trường tuổi thơ. + NgôI trường: -Khi chưa đi học thì cao ráo, sạch sẽ… -Lần đầu tới trường thì sinh sắn, oai nghiêm như cái đình =>Vẻ đẹp, đáng yêu, thân thiết, gắn bó mà bí hiểm, thiêng liêng. + Tâm trạng : Lo sợ vẩn vơ cảm thấy mình bé nhỏ ,lạ lẫm , bơ vơ - Đứng nép bên người thân , chỉ dám nhìn một nửa , đi từng bước nhẹ . - Hình ảnh so sánh : Họ ….e sợ ị Diễn tả sinh động hình ảnh , tâm trạng vụng về , rụt rè , e sợ. - Khao khát : ước thầm được như bạn cũ . +Xếp hàng và nghe ông Đốc đọc tên: - Lúng túng , không làm chủ được tình thế,xếp hàng : Các cậu chỉ theo sức mạnh …..co, duỗi ….Toàn thân run run - Nghe gọi tên : Tim như ngừng đập , giật mình …. như tiếng trống trường . ị Nghệ thuật : Sử dụng nhiều từ láy +nghệ thuật so sánh , nhằm đặc tả nhân vật . *Tâm trạng rời tay mẹ, bước vào lớp: - Ông Đốc hiền từ , trang nghiêm gọi HS mới vào lớp - K/khí trong lớp: mọi người chú ý đTôi càng lúng túng hơn . - Khi phải rời tay mẹ đ các bạn oà khóc .Vì mới lạ và sợ hãi đ Tôi cũng bất giác bật khóc. ị Cảm giác nhất thời của chú bé rụt rè . Cảm giác lạ lùng thấy xa mẹ , xa nhà , chưa bao giờ có đ Điều tự nhiên , tất yếu . 3/ Tâm trạng nhân vật "tôi" khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên: + Bước vào lớp : cái gì cũng mới lạ và hay hay : nhận chỗ ngồi , nhìn ngừơi bạn mới quen đã thấy quyến luyến . + Hình ảnh con chim non…đGợi nỗi nhớ tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời - Giai đoạn làm HS , tập làm người lớn .+ Cách kết thúc tự nhiên , bất ngờ bằng dòng chữ : "Tôi đi học " - Vừa khép lại bài văn - Vừa mở ra một thế giới mới , bầu trời mới ,một không gian , thời gian , tâm trạng , tình cảm mới ,một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ . - Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện ngắn . III/ Tổng kết - Ghi nhớ : SGK T.9 1.Nội dung : tâm trạng , cảm xúc lần đầu được đến trường . 2.Nghệ thuật : kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm , truyện giàu chất thơ , trữ tình . 4. Củng cố- Luyện tập: Bài1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật : - Vui vẻ , háo hức . - Trang trọng , căng thẳng , thèm được như các bạn cũ . - Thấy lạ lẫm , bé nhỏ , chơ vơ giữa sân trường . - Lúng túng không biết nói năng, xử trí như thế nào khi xếp hàng , khi nghe ông đốc đọc tên. - Lo lắng , sợ hãi khi phải rời tay mẹ vào lớp . - Một chút lưu luyến, buồn tiếc khi từ giã tuổi thơ tự do đ Tự tin đón nhận bài học đầu tiên . 5. Hướng dẫn về nhà: -Bài tập về nhà : 2 T.9 -Soạn : Bài “ Trong lòng mẹ” Ngày Soạn: 21/08/2011 Ngày Giảng ..../08/2011………… Tiết 3 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . 2.Kĩ năng: - Thực hành so sánh,phân tích các cấp độ kháI quát về nghĩa của từ. - Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Tôi đi học” và bài tập làm văn II. Rèn kĩ năng sống : Ra quyết định :nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa theo mục đích nói và viết. III. Chuẩn bị : -G/v: Giáo án, sgk, sgv, Bảng phụ -H/s: Sgk, phiếu học tập IV.Tiến trình lên lớp : 1/Sĩ số: 8B..... 2/ Kiểm tra : -Nhắc lại kh/niệm từ đồng nghĩa , TN đã học ? cho VD về 2 loại từ trên? 3/ Bài mới : -G/v giới thiệu bài: ở lớp 6 và lớp 7 chúng ta đã nghiên cứu về cấu tạo và mối q/hệ về nghĩa của từ. Từ không chỉ có mối quan hệ đồng nghĩa hay trái nghĩa. Nó còn có mối quan hệ khác vvề nghĩa, đó là quan hệ bao hàm. Hoạt Động Của Thầy- Trò Nội Dung Bài Học Cho h/sinh đọc 3 câu hỏi SGK/10 (a, b, c) Quan sát sơ đồ bảng phụ và trả lời. ? Nghĩa của từ động vật rộng hay hẹp hơn so với nghĩa của từ thú , chim , cá? - Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn so với nghĩa của các từ “thú, cá, chim” ? Vì sao em biết như vậy? - Vì nghĩa của từ “động vật” bao hàm cả nghĩa “thú, cá, chim” ? So sánh nghĩa của từ “thú” với nghĩa của từ “hươu, voi” em thấy ntn? - Nghĩa của từ “thú” rộng hơn so với nghĩa của “Voi, hươu,sáo...” GV: Những từ có phạm vi nghĩa bao hàm như vậy được gọi là từ ngữ nghĩa rộng ? Em hiểu thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? ? So với từ động vật, các từ thú, chim, cá có nghĩa như thế nào?- Hẹp hơn Nghĩa của từ “Voi, hươu, sáo” hẹp hơn so với nghĩa của từ “ thú” vì nó được bao hàm trong từ “thú” ? Thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp? Có thể cho h/sinh đọc ND thứ nhất của ghi nhớ SGK/10. ? Nghĩa của từ “Thú, chim, cá” rộng so với nghĩa của từ nào? và có nghĩa hẹp so với từ nào? - Nghĩa của từ “Thú, chim, cá” có nghĩa rộng với nghĩa của từ “Hươu, voi, tu hú, cá rô...” nhưng lại có nghĩa hẹp so với từ “động vật” ? Qua chi tiết vừa phân tích , em rút ra kết luận gì? GV chốt: Trong Tiếng Việt có từ vừa mang nghĩa rộng lại vừa mang nghĩa hẹp. ? Lấy VD? Goi h/sinh đọc ghi nhớ GV chốt lại nội dung: GV: cho học sinh làm bài tập 1 ? Từ ngữ nào có nghĩa rộng, nghĩa hẹp? Và từ ngữ nào mang cả 2 nghĩa. * Tích hợp: ? Khi hiểu được nghĩa của từ ngữ sẽ giúp ích gì trong việc xây dựng văn bản? - Văn bản được xây dựng bằng ngôn từ, vì vậy hiểu nghĩa của từ sẽ giúp cho việc viết văn không bị mắc lỗi sai nghĩa của từ ? Em hãy nêu yêu cầu của bài tập? GV:Cho h/sinh hoạt động nhóm -> mỗi nhóm trả lời phần của mình GV cho h/sinh nhận xét -> GV chữa bài tập cho học sinh. ? Đọc yêu cầu của BT? So sánh với yêu cầu của BT2? Cho h.sinh hoạt động nhóm. (4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 ý) Học sinh đọc đoạn văn ? Từ BT này em hiểu rõ hơn ntn về từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp? * Tích hợp: Ta nói từ “khóc, nức nở, sụt sùi” là từ cùng phạm vi nghĩa hay còn gọi là trường từ vựng. Vậy thế nào là trường từ vựng thì sang bài sau các em sẽ học I- Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. 1. Ví dụ: 2. Ghi nhớ: a, Từ ngữ nghĩa rộng b, Từ ngữ nghĩa hẹp * Chú ý: Một từ có nghĩa rộng hơn so với từ này, đồng thời lại có nghĩa hẹp hơn so với từ khác II. Luyện tập: Bài tập 1: Y phục Quần áo quần đùi,quần dài áo dài, áo sơ mi Vũ khí Súng bom Súng trường,đại bác bom ba càng, bom bi Bài tập 2/11 SGK - Tìm từ ngữ có nghĩa rộng của các từ ngữ ở mỗi nhóm. a. Chất đốt b. Nghệ thuật c. Thức ăn. d. Nhìn e. Đánh Bài tập 3/11 SGK - Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp a. Xe máy, xe đạp, xe ô tô b. Sắt, thép, nhôm, đồng c, ổi, na, mít, dứa. d. Dì, cậu, chú, bác e. Vác, sách. Bài 4: a, Thuốc lào b, Thủ quỹ c, Bút điện d, Hoa tai Bài tập 5/11/SGK - Tìm 3 động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa 1 từ nghĩa rộng, 2 từ có nghĩa hẹp hơn. + Khóc, nức nở, sụt sùi 4. Củng cố: Bài tập trắc nghiệm ? Từ nào không phù hợp với phạm vi nghĩa của từ “Trường học” sau: A. Thầy giáo B. Học sinh C. Công nhân D. Hiệu trưởng -GV hệ thống , khái quát những nội dung cần nắm vững . - HS học thuộc ghi nhớ (Sgk-10), nắm vững các khái niệm . 5. Hướng dẫn về nhà: -Đọc trước bài “Trường từ vựng”. Ngày Soạn : 21/08/2011……… Ngày Giảng :…/08/2011 ……… Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Nắm vững được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề . II. Rèn kĩ năng sống : -Giao tiếp: phản hồi,lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Suy nghĩ sáng tạo: Nêu vấn đề phân tích, đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất của chủ đề. III. Chuẩn bị : -G/v: Giáo án, bảng phụ, sgk, sgv -H/s: Sgk, IV. Tiến trình lên lớp: 1.Sĩ số: 8B....... 2. Kiểm tra : Nêu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và nghĩa hẹp ? Cho VD minh hoạ ? 3. Bài mới: - Gíao viên giới thiệu bài: Văn bản là một thể thống nhất: trọn vẹn về nội dung, hòan chỉnh về hình thức. Vì vậy khi tạo lập văn bản việc xác định chủ đề là rất quan trọng. Muốn làm được việc đó, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay"Tính thống nhất về chủ đề của văn bản". Hoạt Động Của Thầy- Trò Nội Dung Bài Học ? Em hãy nhắc lại những nét chính trong VB “Tôi đi học” (em tóm tắt ngắn gọn 5->7 câu) - Nêu tâm trạng của n/v tôi khi nhớ về kỷ niệm buổi đầu đến trường, lúc trên đường đến trường, khi tới trường và buổi học đầu tiên). ? Đối tượng chính được nhắc đến trong văn bản là ai? GV ghi bảng phụ: - Đối tượng: N/v “Tôi” ? N/v tôi nhớ lại những kỉ niệm gì của mình? - ND: + Ngày đầu tiên đi học + ấn tượng trong sáng, đẹp đẽ, sâu sắc. => Văn bản có nhan đề: “Tôi đi học”-> Đây cũng chính là chủ đề của văn bản mà chúng ta mới học trong tiết 1,2 ? Vậy em hiểu ntn là chủ đề của VB? GV: Dựa vào đối tượng và ND của văn bản để xác định chủ đề của văn bản ? Theo em đề tài và chủ đề trong VB có giống nhau không? - Đề tài: Tài liệu cung cấp cho tác giả - Chủ đề: Vấn đề nhà văn thể hiện qua đề tài ? Dựa vào những phương diện nào của VB “Tôi đi học” mà ta có thể cho rằng văn bản này kể lại những KN sâu sắc của n/v “Tôi”? Dựa vào: + Nhan đề + Từ ngữ + Câu văn. ? Có những từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong văn bản để thể hiện nhan đề của VB “Tôi đi học”? - Từ “Tôi” đi học ? Câu văn nào thể hiện được chủ đề của văn bản? - “Tôi đi học” ? Phân tích sự thay đổi tâm trạng của n/v Tôi. + Trên đường đi học: - Cảm nhận về con đường quen đi lại -> thấy lạ cảnh vật xung quanh đều thay đổi. - Thay đổi về hành vi: lội qua sông thả diều. -> Đi học, làm như 1 học trò thực sự. + Trên sân trường: - Cảm nhận về ngôi trường: Cao ráo, sạch sẽ hơn -> Xinh xắn, oai nghiêm như đình làng, sân rộng và cao hơn “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ” - Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp: Đứng nép... chỉ dám nhìn... chỉ đi từng bước... + Trong lớp học: Cảm thấy xa mẹ, điều mà trước đó chưa từng có. ? Từ những chi tiết vừa phân tích ,em cảm nhận được t/c gì của n/v “Tôi” qua văn bản này? - Đó là những cảm giác, t/c trong sáng. dần nảy nở trong lòng n/v “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên. ? Đó là cách biểu lộ tình cảm trực tiếp hay gián tiếp? - Có đoạn là trực tiếp, có đoạn là gián tiếprực tiếp ? Vì sao em nhận ra sự thay đổi ấy? - Nhận ra được là nhờ các chi tiết, các phương tiện ngôn từ được sử dụng trong văn bản * GV - Tích hợp: Trong văn biểu cảm có 2 cách biểu lộ cảm xúc là trực tiếp và gián tiếp, những câu văn miêu tả cảnh là bộc lộ tâm trạng của n/v một cách gián tiếp. ? Từ những phân tích trên, em hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? - Sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác phẩm tạo thành chính thể GV chốt:Tính thống nhất về chủ đề của VB được thể hiện cả 2 bình diện: + Nội dung + Hình thức. ? Khi viết 1 VB phải chú ý đến vấn đề gì? - Nhan đề, từ ngữ, câu văn, trình bày phải theo 1 trình tự hợp lý. ? Em hiểu ntn là tính thống nhất về chủ đề trong VB? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó? GV gọi 2 h/sinh đọc ghi nhớ đề? ? Em cho biết chủ đề của VB “Rừng cọ quê tôi”. - Tìnhg yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp về rừng cọ quê hương Chú ý dựa vào luận điểm để xác định. I. Chủ đề của văn bản. - Chủ đề: Là đối tượng và vấn đề chính (ND) của VB => Chủ đề của VB là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của t/giả được thể hiện nhất quán trong VB. II- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Chỉ biểu đạt chủ đề đó, không xa rời, lệch lạch sang chủ đề khác * Ghi nhớ SGK/12 III- Luyện tập Bài 1 SGK/13 - Đối tượng: Rừng cọ quê tôi - Vấn đề chính: Vẻ đẹp, tác dụng, tình cảm của con người đối với rừng cọ - Trình bày theo 1 trật tự thời gian, từ cụ thể đến khái quát - bố cục 3phần + MB: Giới thiệu rừng cọ + TB: Miêu tả vẻ đẹp của rừng cọ - Tác dụng + KL: Cảm xúc - Bài 2/14 SGK - ý nào trong bài thơ làm cho bài lạc đề (ý b và ý d) 4. Củng cố: - Thế nào là chủ đề, tính thống nhất về chủ đề trong văn bản là gì? 5. Hướng dẫn về nhà. -Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3/14 SGK -Đọc trước bài : Bố cục văn bản . Ngày 22/08/2011 Duyệt tổ CM Đinh Thị Thành ____________________________________________________________ Tuần 2 Ngày Soạn :26/08/2011 ………… Ngày Giảng : /08/2011………… Tiết5 : Trong lòng mẹ (Trích “ Những ngày thơ ấu” _ Nguyên Hồng_ I- Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Khái niệm thể loại hồi kí. - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích ‘ Trong lòng mẹ’ -Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khao khát tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật. - ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng thiêng liêng. 2. Kĩ năng : - Bước đầu biết đọc- hiểu một văn bản hồi kí - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện II. Kĩ năng sống: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. III Chuẩn bị : -G/v: Giáo án, chân dung nhà văn Nguyên Hồng,Tác fẩm"Những ngày thơ ấu" -H/s: Sgk, fiếu học tập PP: IV-Tiến trình lên lớp: 1,Sĩ số: 8B......... 2.Kiểm tra : Khái quát dòng cảm xúc , tâm trạng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian ? 3.Bài mới: GTB. Hoạt Động Của Thầy- Trò Nội Dung Bài Học - GV nêu yêu cầu đọc đ Đọc mẫu . - Gọi 3- 4 HS đọc đ Nhận xét cách đọc . - HS đọc chú thích sgk T.18. - GV khái quát một số điểm về tác giả , tác phẩm ? -Đọcvà tìm hiểu các từ khó trong sgk-19 -Em hiểu thế nào là hồi kí ?Nhân vật chính trong tác phẩm là ai? -Phương thức biểu đạt? -Đoạn trích được chia làm mấy phần ? Kể về những sự việc nào? -Nhân vật chính được giới thiệu với cảnh ngộ như thế nào? -HS đọc đoạn kể về cuôc gặp gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng ? -Nhân vật bà cô được thể hiện qua những chi tiết kể , tả nào ?Những chi tiết ấy nhằm mục đích gì? -Vì sao bé Hồng cảm nhận trong những lời nói đó là “những ý nghĩa cay độc , những rắp tâm tanh bẩn” ? -Những lời lẽ đó bộc lộ tính chất gì của người cô? -Cử chỉ cười hỏi và nội dung câu hỏi, có phải người cô thực sự quan tâm ? -Em hiểu “rất kịch” có ý nghĩa là gì? -Hãy chỉ ra NT đặc sắc trong cuộc đối thoại ? ị NT tương phản , trái ngược nhau giữa 2 tính cách : Hẹp hòi , Trong sáng tàn nhẫn Giàu tình thương của người cô Của bé Hồng -Tính cách của bà cô được khái quát như thế nào? -Bà ta đại diện cho tầng lớp xã hội nào? I/ Tiếp xúc văn bản : 1/ Đọc văn bản : - Giọng chậm , tình cảm . Chú ý các từ ngữ , hình ảnh thể hiện cảm xúc thay đổi của nhân vật . - Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính . 2/Tìm hiểu chú thích : 5,8,12,13,14,17. + Tác giả : - Nguyên Hồng (1918-1982) , quê : Nam Định là một trong những nhà văn lớn của dòng VHVN hiện đại . - Hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết - Ông sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ,được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật năm 1996. + Tác phẩm : “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí tự truyện về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Gồm 9 chương , mỗi chương là một kỉ niệm sâu sắc . Đ/trích ở chương IV của tác phẩm . 4/ Thể loại - Bố cục : -Hồi kí : Là thể văn dùng ghi lại những chuyện có thật , đã xảy ra trong cuộc đời một con người , thường là tác giả . -Nhân vật chính : "Tôi"- Bé Hồng - tác giả Nguyên Hồng. -Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm -Bố cục : 2 đoạn . +Đoạn1: Cuộc trò chuyện với bà cô . +Đoạn2: Cuộc gặp gỡ 2 mẹ con bé Hồng II/Phân tích văn bản : 1/Nhân vật bà cô : +Bé Hồng : Mồ côi cha , mẹ sống tha hương cầu thực , bé Hồng sống nhờ người cô cay nghiệt . ị Hoàn cảnh hết sức đáng thương : đau khổ , cô đơn,luôn khao khát tình thương của mẹ * Đối thoại với bé Hồng : +Cười hỏi : -Mày có muốn vào T.Hoá chơivới mẹ không ? -Sao lại không vào ? Mẹ mày phát tài lắm -Mày dại quá , cứ vào đi ?…. ị Vì những lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối ,mỉa mai, hắt hủi , độc ác dành cho người mẹ đáng thương của bé Hồng. ị Người cô hẹp hòi , Độc ác và tàn nhẫn . -Nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm -Thực chất là sự cay độc trong giọng nói , nét mặt . -Rất kịch : giống người đóng kịch trên sân khấuị bà cô cười hỏi, ngọt ngào, mắt long lanh, nhìn chằm chặp...=> Sự giả dối ,độc ác với đứa cháu đáng thương , bé nhỏ + Trước đau khổ cùng cực của bé Hồng : Nước mắt ròng ròng , Người cô vẫn cứ chan hoà cười dài tươi cười kể trong tiếng khóc chuyện ị Hình ảnh đối lập . -Bà cô tiếp tục đóng kịch , t/tục lôi đứa cháu vào trò chơi tai quái của mình ị Một con người lạnh lùng , vô cảm , thâm hiểm , độc ác . -Tác giả phê phán , tố cáo hạng người ích kỉ , tàn nhẫn đến héo khô cả tình cảm ruột thịt , tình máu mủ trong xã hội thực dân nửa fong kiến . -Bà ta là điển hình , kẻ phát ngôn cho những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo trong XH cũ. Khiến người đọc khó chịu ,căm ghét . -Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và tình cảm trong sáng của bé Hồng: hết lòng yêu thương , kính trọng mẹ 4. Củng cố-Luyện tập: - Tóm tắt ND cuộc đối thoại giữa 2 nhân vật . - Khái quát giá trị nghệ thuật cơ bản trong đoạn 1. -Học và nắm vững ND-NT phần 1 5. Hướng dẫn về nhà -Hoàn chỉnh bài soạn . Tìm hiểu , phân tích nhân vật bé Hồng. Ngày Soạn :26/08/2011 ………… Ngày Giảng : /08/2011 Tiết6 :Trong lòng mẹ (tiếp) I/ Mục tiêu -Tiếp tục giúp học sinh phân tích tình cảm , tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ -Tình mẫu tử thiêng liêng , cao đẹp. -Rèn kĩ năng phân tích nhân vật , khái quát đặc điểm tính cách qua lời nói , nét mặt , tâm trạng ; phân tích cách kể chuyện kết hợp với mi

File đính kèm:

  • docGiao an van hoc 8.doc