Giáo án Ngữ văn 8 Bài 10 Tiết 41 Nói giảm, nói tránh

I. Mục tiêu bài học

* Mục tiêu chung

 - Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của nói giảm, nói tránh trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày.

 - Biết sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh phù hợp với tình huống giao tiếp và tạo lập VB

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1.Kiến thức

Khái niệm nói giảm, nói tránh

Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

2.Kĩ năng

Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.

Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói tranh nhã, lịch sự.

3.Thái độ

Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.

IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)

- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.

V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ (kiểm tra 15 phút)

Hỏi: Thế nào là nói quá, tác dụng của biện pháp này? Đặt câu có sử dụng biện pháp nói quá?

Trả lời: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Bố tôi ngủ gáy như sấm

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

* Khởi động

*GV đưa ví dụ lên bảng phụ

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 10 Tiết 41 Nói giảm, nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2013 Ngày giảng: 8B: 6/11, 8A: 7/11/2013 Bài 10, Tiết 41 NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH I. Mục tiêu bài học * Mục tiêu chung - Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của nói giảm, nói tránh trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày. - Biết sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh phù hợp với tình huống giao tiếp và tạo lập VB * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1.Kiến thức Khái niệm nói giảm, nói tránh Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh 2.Kĩ năng Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói tranh nhã, lịch sự. 3.Thái độ Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu. IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm. V. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (kiểm tra 15 phút) Hỏi: Thế nào là nói quá, tác dụng của biện pháp này? Đặt câu có sử dụng biện pháp nói quá? Trả lời: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Bố tôi ngủ gáy như sấm 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động *GV đưa ví dụ lên bảng phụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta H: Từ gạch chân ở trên có nghĩa là gì? -> Nghĩa là “chết”. GV: Vậy tại sao người viết không dùng cách diễn đạt đó? Mà lại viết là “thôi”? Cô cùng các em sẽ tìm ra câu trả lời qua bài học hôm nay. *Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của nói giảm, nói tránh trong văn bản nghệ thuật cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HS đọc ND các bài tập trên BP * BT1: a.Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các – Mca, cụ Lê – nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. ( Hồ Chí Minh – Di chúc) Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời ( Tố Hữu, Bác ơi) c. Lượng con ông Độ ấy mà…Rõ tội nghiệp về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. ( Hồ Phương, thư nhà) d.Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao – Lão Hạc) H: Các từ in đậm trong các phần trích trên có nghĩa là gì? Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các từ in đậm với từ ngữ biểu thị ý nghĩa của chúng? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? HS: Thảo luận nhóm lớn 3’ (Ghi ra bảng nhóm). Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, phản biện. GV: Nhận xét -> Kết luận. H: Tìm các từ đồng nghĩa với từ chết? - Qua đời, khuất núi, mất, hi sinh, từ trần, qui tiên, bỏ mạng, nghoẻo, tỏi, toi…. GV nhấn mạnh: Trong từng trường hợp giao tiếp sử dụng cho phù hợp. GV: Nam Cao không sử dụng từ bị giết mà lại sử dụng từ đi đời ngoài tránh cho người nghe cảm giác ghê sợ, ông còn căn cứ vào tâm trạng của nhân vật Lão Hạc lúc này để đưa ra cách dùng từ phù hợp: Lão Hạc đang đau đớn, xót xa, dằn vặt khi bán cậu Vàng, nếu sử dụng từ bị giết sẽ càng làm cho LH đau đớn hơn, vì thế NC sử dụng từ đi đời thể ghiện hàm ý xót xa, luyến tiếc đượm chút mỉa mai. Không phải là lão mỉa mai con chó mà tự mỉa mai thân phận mình , rất thương con chó nhưng vì cảnh ngộ trớ trêu mà bán nó đi. *BT2: a. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãI rôm ở xống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Nguyên Hồng – Trong lòng mẹ) b. Cấm tiểu tiện ở nơi này. H: Tìm từ đồng nghĩa với từ bầu sữa, tiểu tiện? - vú mẹ, bầu vú, đi đái. H: Vì sao người viết dùng từ “ bầu sữa, tiểu tiện” mà không dùng 1 từ ngữ khác cùng nghĩa? HS: Thảo luận nhóm bàn 2’ ->1 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. GV: Chốt. * BT3 - Con dạo này lười lắm - Con dạo này không được chăm chỉ cho lắm. H: Hai cách nói trên người nói đều muốn truyền đạt điều gì tới người nghe? HS: TL. GV: Chốt - Chê người nghe là lười làm… H: Cách nói nào tế nhị, nhẹ nhàng hơn? HS: TL. GV: Chốt. GV: Định hướng để học sinh đặt câu hỏi. H: Qua quá trình phân tích, tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó? HS: Trả lời. GV: Chốt lại GV: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK – 108)-> Khái quát nội dung cơ bản càn ghi nhớ. GV: Trong quá trình giao tiếp để vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh người ta có thể thực hiện theo nhiều cách : GV: Những cách sử dụng nói giảm, nói tránh: VD1: Chết-> đi, mất, quy tiên, từ trần... Chôn – Mai táng, an táng -> Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ H Việt. H: Đặt câu theo trường hợp trên? VD2: Bài thơ của anh dở lắm - > Bài thơ của anh chưa được hay lắm H: Tìm từ trái nghĩa trong hai câu trên? - Dở – hay => Phủ định bằng từ trái nghĩa. H: Đặt câu theo trường hợp trên? VD3: Anh còn kém lắm ->Nói giảm: Anh cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. => Nói vòng. H: Đặt câu theo trường hợp trên? VD4: - Đáp số của bạn sai bét –> Bạn thử tìm một đáp số chính xác hơn. => Nói trống (tỉnh lược). H: Đặt câu? VD5: Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ -> Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. H: Để vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh người ta thường thực hiện theo mấy cách? Đó là những cách nào? GV: Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ từ vựng thường xuyên được sử dụng trong quá trình giao tiếp nhằm thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo nên phong cách nói năng đúng mực của con người có giáo dục, có văn hóa. Bởi vậy trong quá trình giao tiếp các em cần có ý thức vận dụng cách nói này vào .. H: Tuy nhiên khi vận dụng cách nói giảm, nói tránh cần chú ý điều gì? - Tình huống và hoàn cảnh giao tiếp. H: Trong trường hợp nào thì không nên ding cách nói giảm, nói tránh? + Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật ( vì như thế sẽ gây ra sự bất lợi) + Khi trình bày những vấn đề trong văn bản hành chính công vụ. I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh 1. Bài tập: * Bài tập 1: Nghĩa của cá từ in đậm và lí do chọn cách diễn đạt: - Những từ ngữ “đi gặp cụ Các – Mac, cụ Lê – nin và các vị cách mạng đàn anh khác, đi, chẳng còn” có nghĩa là chết. -> Người viết dùng những từ đồng nghĩa với từ “chết” để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn. - Dùng từ đi đời chỉ cái chết ->để tránh cho người nghe cảm giác ghê sợ. *Bài tập 2: Tìm hiểu cáh dùng từ. - Người viết dùng từ: “bầu sữa, tiểu tiện” để tránh thô tục, thiếu lịch sự. * Bài tập 3: So sánh hai cách nói. - Cách nói 2 tế nhị, nhẹ nhàng hơn với người tiếp nhận. 2. Ghi nhớ. - Khái niệm - Tác dụng *HĐ 2: HDHS luyện tập - Mục tiêu: + Điền từ ngữ vào chỗ trống để tạo ra cách NGNT + Đặt câu có sử dụng BP nói giảm, nói tránh + Cho ví dụ về những trường hợp không nên sử dụng cách nói giảm, nói tránh. GV: Sử dụng bảng phụ. GV: Gọi HS đọc yêu cầu của BT1. GV: Gọi 2 HS lên bảng điền từ vào chỗ trống. HS: Xác định yêu cầu bài tập. GV: Nêu yêu cầu BT2. GV: Dùng bảng phụ ghi ND. GV: Gọi HS lên bảng khoang tròn vào đầu câu. HS: Dưới lớp cùng là, đạt câu hỏi cho bạn. GV: Nhận xét, chốt. HS: Đọc yêu cầu trong SGK H: Hãy vận dụng cách nói giảm, nói tránh để đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau (trong phần lưu ý)? HS: Thảo luận nhóm đôi 2’. Mỗi nhóm đặt 1 câu và chỉ ra trường hợp đặt câu. HS: Đại diện vài nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận H: Nói giảm, nói trách khác nói quá ở điểm nào? - Nói giảm, nói tránh: giảm nhẹ, tránh đi sự thật. - Nói quá: phóng đại sự thật. II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Điền các từ ngữ nói giảm, nói tránh vào chỗ trống. a. Đi nghỉ b. Chia tay nhau c. Khiếm thị d. Có tuổi e. Đi bước nữa 2.Bài tập 2: XĐ câu có sử dụng cách nói giảm, nói tránh. a) 1. Anh phải hoà nhã với bạn bè 2. Anh nên hoà nhã với bạn bè. b) 1. Anh ra khỏi phòng tôi ngay 2. Anh không nên ở đây nữa. c) 1. Xin đừng h. thuốc trong phòng. 2. Cấm hút thuốc trong phòng. d) 1. Nó nói n.thế là thiếu thiện chí 2. Nó nói như thế là ác ý. e) 1. Hôm qua em hỗn vơí anh, em xin anh thứ lỗi. 2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. 3. Bài tập 3: a. Anh lười học quá -> Anh chưa được chăm học lắm. b. Hành động của anh xấu -> Hành động của anh chưa được đẹp đâu. c. Con người cô ta thật nông cạn -> Con người cô ta chưa được sâu sắc lắm. d. Em học còn kém lắm -> Em còn phải cố gắng nhiều trong học tập. e. Chữ của em rất xấu -> Chữ của em chưa được đẹp lắm. 4. Củng cố: GV: Khái quát. - Thế nào là nói giảm, nói tránh? - Tác dụng của nói giảm, nói tránh? 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài theo quá trình tìm hiểu. - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

File đính kèm:

  • doctiet 41.doc