Giáo án Ngữ văn 8 Bài 10 Tiết 43 Câu ghép

I. Mục tiêu bài học

1. Mục tiêu chung

- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép

- Biết sử dụng câu ghép trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

- Đặc điểm của câu ghép

- Cách nối các vế câu ghép

b.Kĩ năng

- Phân biệt câu ghép, câu đơn và câu mở rộng thành phần

- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- Nối được các vế của câu ghép theo yêu câu

II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Đồ dùng dạy học

1. Giỏo viờn: Bảng phụ.

2.Học sinh: Bảng nhóm

IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm)

- Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rốn luyện theo mẫu, thụng bỏo giải thớch, thảo luận nhúm.

IV. Các bước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1)

- kiểm tra sĩ số: 8a./ 27, 8b./27

2. Kiểm tra đầu giờ( 3).

Hỏi: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ?

- Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- VD: Bạn xấu quá. -> Bạn cũng duyên đấy.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 10 Tiết 43 Câu ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2012 Ngày giảng: 5/11/2012 Bài 10, Tiết 43 Câu ghép I. Mục tiêu bài học 1. Mục tiêu chung - Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép - Biết sử dụng câu ghép trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a.Kiến thức - Đặc điểm của câu ghép - Cách nối các vế câu ghép b.Kĩ năng - Phân biệt câu ghép, câu đơn và câu mở rộng thành phần - Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp - Nối được các vế của câu ghép theo yêu câu II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Đồ dùng dạy học 1. Giỏo viờn: Bảng phụ. 2.Học sinh: Bảng nhóm IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương phỏp: Phõn tớch ngụn ngữ, rốn luyện theo mẫu, thụng bỏo giải thớch, thảo luận nhúm. IV. Các bước lên lớp. 1. ổn định lớp( 1’) - kiểm tra sĩ số: 8a............/ 27, 8b........./27 2. Kiểm tra đầu giờ( 3’). Hỏi: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ? - Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. - VD: Bạn xấu quá. -> Bạn cũng duyên đấy. 3. Tiến trình tổ chức cỏc hoạt động Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính *)Hoạt động 1: Khởi động (*) Cách tiến hành GV: Đưa ra câu: Vì Lan học giỏi nên bạn luôn được cô giáo khen. H: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu? - Đây là câu có hai kết cấu chủ vị không bao chứa nhau, câu này gọi là câu ghép. GV: ở lớp 6 các em đã học về câu đơn. ở bậc tiểu học, các em đã được học cách phân biệt câu đơn, câu ghép. Vậy câu ghép có cấu tạo như thế nào? để nối các vế câu người ta thường sử dụng những phương tiện gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. *)Hoạt động 2: HDHS hình thành kiến thức mới. (*)Mục tiêu - Đặc điểm của câu ghép - Cách nối các vế câu ghép (*) Cách tiến hành GV: Đưa ra các câu in đậm ( sgk – 111) lên BP H: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu? GV: Gọi 3 em lên xác định thành phần câu trên bảng phụ. HS: Phân tích, gv chốt Câu 1: Tôi/ quên thế nào được những cảm C1 V1 giác trong sáng ấy/ nảy nở trong c2 lòng tôi/ như/ mấy cành hoa tươi/ c3 v2 mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. v3 -> Câu có 3 cụm C - V trong đó có 1 cụm C-V lớn bao chứa hai cụm C – V nhỏ. Câu 2: Buổi mai hôm ấy, 1 buổi mai đầy TR1 TR2 sương thu và gió lạnh,/ mẹ tôi/ âu C yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con V đường làng dài và hẹp. -> Câu có 1 cụm C – V Câu 3: Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay C V đổi, vì chính lòng tôi /đang có sự C V thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học. TN C V GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm 3’ thực hiện yêu cầu câu hỏi 3,4 trong sgk ( Kẻ bảng và điền vào bảng nhóm). -> Báo cáo kết quả. HS: Các nhóm nhận xét chéo. GV: Chốt bằng bảng chuẩn. - Câu 2: Câu đơn vì có 1 cum C-V. - Câu 1: Là dùng cụm C-V để mở rộng câu - Câu 3: Là câu ghép. Câu này có 3 cụm C-V và cụm C-V cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm C-V thứ 2.-> Các cụm C-V này không bao hàm nhau. H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết thế nào là câu ghép và nó có cấu tạo ngữ pháp như thế nào? HS: Trả lời. GV chốt lại. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ * Bài tập: Hãy xác định thành phần câu trong câu sau và cho biết đó là loại câu gì? Hoa móng ngựa// nở trắng trên sườn núi cao/ (và) hoa mai// dệt vàng hai bên bờ suối. - Câu có 2 cụm C-V không bao chứa nhau => Câu ghép. H: Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I? HS: Thảo luận nhóm bàn2’. -> Đại diện 1 nhóm lên bảng chỉ ra và phân tích. Nhóm khác nhận xét. GV: Chữa từng câu. + Câu 1 ( câu 3 trong đoạn trích) Những ý tưởng ấy/ tôi //chưa lần nào ghi BN C1 V2 lên giấy /(vì) / hồi ấy/ tôi// chưa biết qht TR C2 V2 ghi /(và)/ ngày nay/ tôi// cũng không qht TR C3 V3 nhớ hết. -> 3 cụm C-V GV: Đưa thêm 1 số ví dụ. H: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu? HS: Lên bảng thực hiện. HS: Dưới lớp thực hiện rồi nhận xét. GV: Kết luận. + Câu 2 a. Bạn// đi đâu tớ// đi đấy. b. Đấy vàng đây cũng đồng đen. Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. c. Đây là con trâu nhà Mai kia là con trâu nhà tớ. + Câu 3 (Vì)trời// mưa to (nên)đường//rất trơn. C V C V + Câu 4 Mẹ tôi// cầm nón vẫy tôi , vài giây C V sau/ tôi// đuổi kịp. TR C V HS: Phân tích. GV: Chốt. H: Trong các câu ghép phân tích trong bài tập 1, em thấy các vế câu được nói với nhau bằng cách nào? - các vế câu nối với nhau bằng đấu phẩy và dấu hai chấm. H: Qua tìm hiểu những câu trên, em thấy các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? HS: Khái quát. GV: Nhận xét, khái quát. HS: Đọc ghi nhớ. -> khái quát nội dung cơ bản cần ghi nhớ. GV: khái quát. *) Hoạt động 3: HDHS luyện tập (*) Mục tiêu - Tìm câu ghép trong văn bản đã học và nhận xét về cách nối các vế câu - Đặt câu ghép với các từ nối cho trước. - Chuyển đổi câu theo yêu cầu. (*) Cách tiến hành HS: Nêu yêu cầu BT1. HS: Thảo luận nhóm lớn 3’( ghi lại kết quả vào bảng phụ. -> Đại diện 1 nhóm nêu kết quả. HS: Nhóm khác nhận xét chéo. HS: Xác định yêu cầu bài tập. HS: Lên bảng (2hs) thực hiện phần a,d. HS: Dưới lớp cùng thực hiện, nhận xét và đọc các câu còn lại. HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập HS: Thực hiện cá nhân, trả lời tại chỗ. GV n/x. Chữa. HS: Xác định yêu cầu bài tập. HS: Lên bảng đặt câu. Nhận xét. GV: Kết luận. 2’ 10’ 10’ 15’ I. Đặc điểm của câu ghép 1. Bài tập (sgk – 111) Tìm hiểu các câu in đậm trong đoạn trích: Kiểu c. tạo câu Câu cụ thể Câu có 1 cụm C-V Câu 2 (Câu đơn) Câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn. Câu 1 (Câu mở rộng) Các cụm C-V không bao chứa nhau. Câu 3 (Câu ghép) 2. Ghi nhớ - Khái niệm câu ghép. II. Cách nối các vế câu 1. Tìm hiểu bài tập ( sgk – 112) Cách nối các vế câu trong các câu: - Câu 1: Nối bằng các quan hệ từ: và, vì - Câu 2: a. Bằng 1 cặp phó từ: đâu - đấy b. Bằng 1 cặp đại từ: đây - đấy c. Bằng 1 cặp chỉ từ: đây - kia - Câu 3: Nối bằng cặp quan hệ từ: vì - nên - Câu 4: Nối bằng dấu phẩy. 2. Ghi nhớ - Hai cách nối các vế trong câu ghép. III. Luyện tập *) Bài tập 1 XĐ câu ghép và cách nối các vế câu ghép a. U van Dần, u lạy Dần -> Nối bằng dấu phẩy + Chị con có đi, u mới có tiền...chứ. -> Nối bằng dấu phẩy + Sáng ngày người ta đánh trói...không? -> Nối bằng dấu phẩy. + Nếu Dần..., chốc nữa...đây...đấy! -> Nối bằng dấu phẩy và cặp chỉ từ đây - đấy. b. + Cô tôi...câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. -> Nối bằng dấu phẩy + Giá những hủ tục..., tôi quyết ...mới thôi. -> Nối bằng dấu phẩy. c. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi se lại, khoé mắt....cay. -> Nối bằng dấu hai chấm và dấu phẩy. d. Hắn làm nghề ăn trộm...bởi vì lão lương thiện quá. -> Nối bằng qht : Bởi vì *) Bài tập 2: Đặt câu ghép bằng các cặp từ đã cho. a) Vì trời nắng to nên đồng ruộng nứt nẻ hết cả. b) Nếu anh đánh nó thì tôi sẽ không tha thứ cho anh đâu. c) Tuy nhà Lan ở khá xa trường nhưng sáng nào Lan cúng đi học sớm. d) Không những Nam học giỏi mà cậu ấy còn khéo tay nữa. *) Bài tập 3: Chuyển đổi câu ghép a.Trời mưa to nên đường rất trơn - Đường rất trơn vì trời mưa to b. Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ - Nam sẽ thi đỗ nếu nó chăm học c. Văn học giỏi mà nó lại khéo tay *) Bài tập 4: Đặt câu với mỗi cặp từ hô ứng. a. Tôi vừa đi nó đã đến. b. Tôi ngồi đâu nó ngồi đấy. c. Tôi càng gọi nó càng chạy nhanh. 4. Củng cố (1’): GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài: - Thế nào là câu ghép? - Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? 5. Hướng dẫn học bài (1’): - Học bài theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ, làm thêm BT3, BT4 BT5, vào vở. - Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu chung về VB thuyết minh. Ngày soạn: 2/11/2012 Ngày giảng: 6/11/2012 Bài 10, Tiết 44 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh I. Mục tiêu bài học 1. Mục tiêu chung Hiểu được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a.Kiến thức - Đặc điểm của văn bản thuyết minh ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh - Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung, ngôn ngữ) b.Kĩ năng - Nhận biết văn bản thuyết minh : Phân biệt văn bản thuyết minh với những kiểu văn bản trước đó - Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Đồ dùng dạy học 1. Giỏo viờn: Bảng phụ. 2.Học sinh: Bảng nhóm IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn ( thảo luận nhóm) - Phương phỏp: Phõn tớch ngụn ngữ, rốn luyện theo mẫu, thụng bỏo giải thớch, thảo luận nhúm. IV. Các bước lên lớp. 1. ổn định lớp( 1’) - kiểm tra sĩ số: 8a............/ 28, 8b........./28 2. Kiểm tra đầu giờ( 2’) - Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Tiến trình tổ chức cỏc hoạt động Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính *) Hoạt động 1: Khởi động (*)Cách tiến hành H: Hãy kể tên các kiểu văn bản đã học? - Tự sự, iêu tae, biểu cảm, nghị luận. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nó cung cấp những kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên XH. Vậy văn bản thuyết minh là những văn bản như thế nào? Nó được trình bày bằng những phương pháp gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. *)Hoạt động 2: HDHS hình thành kiến thức mới (*)Mục tiêu - Đặc điểm của văn bản thuyết minh ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh - Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung, ngôn ngữ) (*)Cách tiến hành HS: Đọc VB thứ nhất H: Các văn bản trình bày vấn đề gì? Mỗi VB giới thiệu với chúng ta điều gì? Em thường gặp những VB có nội dung như thế ở đâu? HS: Thảo luận nhóm lớn 5’ ( Ghi ra bảng phụ). Đại diện 1 nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, kết luận. GV: Khái quát. a) VB “Cây dừa Bình Định” - Trình bày lợi ích của cây dừa. b) VB: “Tại sao lá cây có màu xanh lục” - Trình bày vấn đề: Lá cây có màu xanh lục c) VB “Huế” - Giới thiệu Huế như 1 trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm riêng và tiêu biểu. H: Em hãy kể thêm 1 số VB cùng loại với 3 VB mà chúng ta vừa tìm hiểu? -> HS trả lời. GV: Những VB trên đề cập đến những vấn đề như: địa lí, thực vật, VH- XH...Trong đời sống của chúng ta, những VB giới thiệu, hướng dẫn sử dụng máy vi tính, tivi, xe máy, bếp ga...giúp chúng tatìm hiểu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản...Hoặc những Vb giới thiệu, quảng cáo 1 sản phẩm tren Tivi; Bản trình bày kết quả thí nghiệm, bản giới thiệu danh lam thắng cảnh...Tất cả đều là VB thuyết minh. Hằng ngày, chúng ta được gặp rất nhiều VB thuyết minh. Có nghiã là VB thuyết minh được sử dụng hết sức rộng rãi, mọi ngành nghề đều cần dùng đến kiểu VB này. Vậy VB thuyết minh có đặc điểm gì? H: Các VB trên có thể xem là VB tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận được không? Vì sao? HS: Thảo luận nhóm nhỏ. 1 nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét. GV: Chốt. -> Không. Vì chúng có những đặc điểm khác với những VB trên. H: Vậy VB thuyết minh khác với những VB trên ở chỗ nào? HSTL nhóm 4/5. Báo cáo. GV n/x, chốt. + VB tự sự: Kể lại sự việc và nhân vật -> VB thuyết minh không có. + VB miêu tả: Tái hiện lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc... -> VB thuyết minh không nhằm tái hiện mà chỉ chủ yếu làm cho người ta hiểu vấn đề. + VB biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá... -> VB thuyết minh không nhằm mục đích trên nên có rất ít. + VB nghị luận: làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra bằng dẫn chứng và lí lẽ. -> VB thuyết minh chỉ có kiến thức. H: Vậy em thấy 3 VB trên đều có chung 1 đặc điểm gì? GV: Chính vì thiên về trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng -> Làm cho chúng thành 1 kiểu văn bản đặc trưng. H: Các VB trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào? H: Các tri thức được nêu trong VB thuyết minh có phải do người viết hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra không? Tại sao? GV: Khoa học, khách quan, xác thực nghĩa là phải chỉ ra những điểm tốt, xấu của các sự vật hiện tượng được thuyết minh một cách trung thành nhất, không được dùng cảm quan của cá nhân để đánh giá sv. VB thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi phải thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm VH. H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của VB thuyết minh? H: Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là VB thuyết minh? VB thuyết minh có những đặc điểm gì? HS: Trả lời. GV chốt lại. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. GV: Chốt. *)Hoạt động 3: HDHS luyện tập (*) Mục tiêu: - Kể tên một số văn bản thuyết minh đã học. - Chỉ ra những yếu tốt thuyết minh trong một số kiểu văn bản khác. - Xác định đúng văn bản thuyết minh trong số các văn bản cho trước. - ý nghĩa, tác dụng của vấn đề được nêu trong văn bản thuyết minh. (*) Cách tiến hành. GV: Nêu yêu cầu BT1 HS: Đọc nội dung bài tập. HS: Thảo luận nhóm lớn 4’. Đại diện 1 nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. HS: Xác định yêu cầu. HS: Thảo luận nhóm đôi 2’. Đại diện 1 nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét. GV: Kết luận. H: Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần các yếu tố thuyết minh không? Vì sao? 2’ 20’ 15’ I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người. *) Bài tập: Tìm hiểu các văn bản: a) VB “Cây dừa Bình Định” - Trình bày lợi ích của cây dừa. - Giới thiệu, giải thích từng bộ phận gắn với những lợi ích mà các cây khác không có. -> Những mẩu chuyện về địa lí. b) VB: “Tại sao lá cây có màu xanh lục” - Trình bày vấn đề: Lá cây có màu xanh lục - Giải thích về tác dụng của chất diệp lục -> Hỏi đáp về thực vật. c) VB “Huế” - Giới thiệu Huế như 1 trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm riêng và tiêu biểu. - Văn hoá- xã hội. 2. Đặc điểm chung của VB thuyết minh . - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng ( cây dừa, lá cây, Huế). - Phương thức: Trình bày, giới thiệu, giải thích. - Các tri thức: Khoa học, khách quan, xác thực, có ích cho con người. - Ngôn ngữ: Chính xác, rõ ràng, chặt chẽ II. Ghi nhớ: (SGK – 117) - Khái niệm văn bản thuyết minh. - Các đặc điểm của văn bản thuyết minh. III. Luyện tập *) Bài tập 1: Xác định VBTM a. VB “Khởi nghĩa Nông Văn Vân(1833-1835)” - Là VB thuyết minh -> Vì nó cung cấp kiến thức lịch sử. b. VB Con giun đất” - Là VB thuyết minh -> Vì nó cung cấp kiến thức về sinh vật. *) Bài tập 2: Phân tích nội dung thuyết minh và tác dụng trong văn bản “ Thông tin....2000”. - VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là VB nhật dụng. Vì phương thức biểu đạt là thuyết minh. - Nội dung thuyết minh: Nhằm trình bày, phân tích tác hại của bao bì nilông. *) Bài tập 3 - Các VB khác cũng có lúc cần sử dụng yếu tố thuyết minh. Nhưng thuyết minh (trong trường hợp đó) chỉ là yếu tố phụ trợ. 4. Củng cố: ( 1’) GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài: - Thế nào là VB thuyết minh? - VB thuyết minh có đặc điểm gì? 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau: VB “Ôn dịch thuốc lá”.

File đính kèm:

  • docTiet 43.doc