Giáo án Ngữ văn 8 Bài 12 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác

 A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào cũng giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ với khẩu khí hào hùng của tác giả Phan Bội Châu.

 Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích bài thơ Đường luật với giọng điệu mới mẻ Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng biết ơn các nhà cách mạng tiền bối.

 B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án.

 Ảnh chân dung Phan Bội Châu.

 Đọc, đàm thoại, phân tích, bình giảng.

 C. Tiến trình giờ học:

 1. Tổ chức: 8A:

 8B:

 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Khởi động: Đầu thế kỉ XX, phong trào Cần Vương vũ trang chống Pháp do các nhà nho, quan lại triều Nguyễn lãnh đạo hơn 30 năm đi vào thoái trào, cách mạng VN chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản, bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chung một mục đích: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố, những người cầm đầu phần lớn phải vào tù hoặc lu lạc ở nước ngoài. Trong hoàn cảnh đó, những chí sĩ cách mạng thường làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. Đó là những lời tâm huyết gắn liền với cuộc đời hiển hách của họ nên có sức mạnh làm rung động lòng người.Bài thơ của Phan Bội Châu là những bài thơ như thế

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 12 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 12 Văn bản: Vào nhà ngục quảng đông cảm tác (Phan Bội Châu) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào cũng giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ với khẩu khí hào hùng của tác giả Phan Bội Châu. Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích bài thơ Đường luật với giọng điệu mới mẻ Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng biết ơn các nhà cách mạng tiền bối. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án. ảnh chân dung Phan Bội Châu. Đọc, đàm thoại, phân tích, bình giảng. C. Tiến trình giờ học: 1. Tổ chức: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Đầu thế kỉ XX, phong trào Cần Vương vũ trang chống Pháp do các nhà nho, quan lại triều Nguyễn lãnh đạo hơn 30 năm đi vào thoái trào, cách mạng VN chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản, bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chung một mục đích: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố, những người cầm đầu phần lớn phải vào tù hoặc lu lạc ở nước ngoài. Trong hoàn cảnh đó, những chí sĩ cách mạng thường làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. Đó là những lời tâm huyết gắn liền với cuộc đời hiển hách của họ nên có sức mạnh làm rung động lòng người.Bài thơ của Phan Bội Châu là những bài thơ như thế Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới: GV hướng dẫn HS đọc bài. ? Giới thiệu vài nét về tác giả PBC. ? Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ và tóm tắt những nét lớn về tư tưssởng bài thơ? ? Giải nghĩa từ khó? ? Xác định kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt chính của văn b? ? Nội dung chủ yếu của văn bản? ? Tìm bố cục bài thơ? Em biết gì về thể thơ Đường luật có bố cục: đề -thực- luận- kết? Đọc 2 câu đầu. ? Những từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý? Nhận xét về giọng thơ? Qua đó người tù bộc lộ thái độ gì đối với việc bị cầm tù của bản thân? (Như ta thấy HCM có được bản lĩnh kiên định mặc dù bị giam hãm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch nhưng Người không hề thay đổi, không giảm sút lối sống giản dị, luôn dành tình cảm của mình cho những người xung quanh) ? ở cặp câu thực, giọng thơ thay đổi như thế nào? ? Phân tích phép đối và hiệu quả của cách diễn đạt này? (Dù bị đói, khát, đánh đập nhưng HCM vẫn không hề lay chuyển) ? Câu thơ giúp em hiểu tâm trạng của người tù như thế nào? Đọc câu 5,6. ? Chỉ ra phép đối có trong cặp câu thơ? ở cặp câu luận, giọng thơ thay đổi như thế nào? Nhận xét lối nói khoa trương và tác dụng của nó trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng? Đọc phần kết. ? Nêu ý nghĩa của phần kết đối với toàn bộ bài thơ? ? Việc sử dụng điệp từ “còn” giữa dòng thơ có tác dụng gì? ? Bài thơ giúp em hiểu gì về chân dung nhà chí sĩ cách mạng PBC? ? Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Đọc ghi nhớ/SGK. I. Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. Đọc với giọng hào hùng, to, vang 2. Chú thích. a. Tác giả: - Phan Bội Châu (1867-1940) tên thật: Phan Văn San, hiệu Sào Nam, quê Nam Đàn- Nghệ An. - Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong 25 năm đầu thế kỉ XX. - Là nhà văn, nhà thơ lớn với những sáng tác thể hiện lòng yêu nước, khát vọng độc lập, ý chí chiến đấu kiên cường của Phan Bội Châu. b. Tác phẩm. - Sáng tác năm 1914, in trong tập “Ngục trung thư”khi tác giả bị chính quyền Quảng Đông bắt giam (trong lúc thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt). c. Từ khó. - Hào kiệt. - Phong lưu. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Kiểu văn bản: Biểu cảm. 2. Nội dung: Cảm xúc trong những ngày bị tù đày và tấm lòng kiên trung với lí tưởng cứu nước của người tù yêu nước Phan Bội Châu. 3. Bố cục: 4 phần (đề, thực, luận, kết) 4. Phân tích: a. Đề (2 câu đầu) - “Hào kiệt”, “phong lưu”: Lời tự xưng đầy kiêu hãnh của con ngời có phong thái đường hoàng, tự tin. - Điệp từ “vẫn”-> sự tiếp nối. - Lối thơ khẩu khí: chạy mỏi- ở tù. => Thái độ coi thường hiểm nguy, ý thức được cảnh ngộ và vượt lên cảnh ngộ của người tù anh hùng. b. Thực (câu 3,4) - “Khách không nhà”: Người dân mất nước. -“Người có tội”: bị truy lùng, kết án. tự xem mình có tội với dân, với nước. - “đã...lại”: cặp phụ từ tăng cấp. - Phép đối, giọng thơ trầm lắng. => Tình thế bất công và tâm trạng dằn vặt, đau đớn của người tù chí lớn, gắn đời mình với vận mệnh đất nước đang trong giai đoạn bi thương. c. Luận (câu 5,6) - Phép đối: “Bủa tay”- “mở miệng” “ôm chặt”- “cười tan” “bồ kinh tế”- “cuộc oán thù” - Giọng thơ hào sảng, lối nói khoa trương. => Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt, một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù. Đó là sự kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng. d. Kết (2 câu cuối) - Khẳng định tư thế hiên ngang, ý chí sắt đá: còn sống là còn chiến đấu cho lí tưởng giải phóng dân tộc, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa, không sợ bất cứ hiểm nguy nào. - Điệp từ “còn” ở cuối câu thơ làm tăng ý khẳng định cho lời thơ. 5. Tổng kết: - Bài thơ là bức chân dung tự họa về nhà thơ- nhà cách mạng PBC: kiên cường, bất khuất, tràn đầy tin tưởng ở bản thân, ở sự nghiệp cho dù bản thân bị tù đày. - Thể thơ Đường luật, phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào sảng đầy khẩu khí. * Ghi nhớ: SGK/148. III. Luyện tập. Tìm và phân tích hiệu quả của phép đối trong một số bài thơ Đường luật đã học ở lớp 7? Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 13: Văn bản: đập đá ở côn lôn. Phan Châu Trinh A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh thấy được tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định của nhà chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy gian khổ. Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật. B. Phơng tiện thực hiện: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. ảnh chân dung Phan Châu Trinh. Đọc, đàm thoại, phân tích, bình giảng. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”? Nêu nội dung chính của bài thơ? Phân tích 2 câu thơ mà em thích? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động: Phan Châu Trinh (1872-1926) là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Năm 1908, ông bị khép tội cầm đầu phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, bị bắt đày ra Côn Đảo. Ông đã coi nơi đây “là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỷ XX này, không thể không nếm cho biết”. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” ra đời trong thời gian này. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hướng dẫn đọc. ? HS đọc bài. GV nhận xét, sửa chữa. ? Dựa vào phần chú thích trong SGK, giới thiệu một vài nét về tác giả. ? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? ? Giải nghĩa các từ khó? ? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Nội dung cơ bản của bài thơ? ? Tìm bố cục bài thơ? Nêu nội dung từng phần? ? Bài thơ tuy làm theo luật thơ Đường song có thể chia theo nội dung để phân tích. Xác định các phần cơ bảntheo nội dung? ? Đọc 4 câu thơ đầu. ? Câu thơ đầu gợi lên thế đứng của con người, đó là thế đứng như thế nào? (Người hiên ngang bất khuất trước những sự tàn sát dã man của giặc nhưng Người không hề có sự nhụt trí. Một con Người có nghị lực phi thường, ý chí mãnh liệt, ...) ? Tư thế “làm trai” đó đã làm sáng lên phẩm chất nào của ngời tù yêu nước? ? Những câu thơ tiếp theo nói đến công việc gì của tác giả? ? Công việc đó được gợi tả như thế nào? Hình dung của em về tính chất thực của công việc đập đá này? ? Nhưng với hành động dũng mãnh “xách búa đánh tan”, “ra tay đập bể” thì công việc đập đá ở Côn Lôn mang một ý nghĩa khác. Theo em đó là ý nghĩa nào? ? Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối trong những câu thơ đầu và tác dụng của chúng? ( Ta thấy ở HCM thể hiện tinh thàn lạc quan yêu đời, Người có một tâm hồn luôn rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật: Tự khuyên mình, Ngắm trăng,... ? Từ đó vẻ đẹp nào của người tù yêu nước được bộc lộ? ?Nhận xét về giọng thơ ở hai câu luận so với 4 câu thơ đầu? ? Cảm nghĩ nào của người tù được thể hiện ở 2 câu luận? ? Phép đối trong cặp câu này có tác dụng gì? ? Hình ảnh “những kẻ vá trời” gợi cho em nhớ đến ai? ?Tác giả dùng hình ảnh này để nói đến điều gì? ? Lời thơ có cấu trúc đối lập, ý nghĩa của sự đối lập này? ? Từ đó phẩm chất tinh thần cao quí nào của người tù được bộc lộ? ? Bài thơ toát lên những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước? (HCM cũng vậy Người chỉ biết lo cho dân cho nước tất cả những tình cảm ấy chỉ dành cho nhân dân, vì nhân dân) Đọc Ghi nhớ I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả - Phan Châu Trinh ( 1872 - 1926 ), hiệu Tây Hồ, Hi Mã, quê Quảng Nam. - Là nhà nho yêu nước có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam. - Các sáng tác ( chính luận + trữ tình ) thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. b. Tác phẩm. Sáng tác năm 1908, khi tác giả bị bắt và bị lưu đày biệt xứ tại Côn Đảo. c. Từ khó: - Côn Lôn. - Vá trời. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Kiểu văn bản và PTBĐ: - Biểu cảm. 2. Nội dung: Miêu tả công việc đập đá, qua đó bộc lộ khí phách hiên ngang, thách thức hiểm nguy của người tù anh hùng. 3. Bố cục: 2 phần P1. 4 câu đầu: Người tù với công việc đập đá. P1. 4 câu tiếp theo: Cảm nghĩ của người tù. 4. Phân tích. a. Người tù với công việc đập đá. - Hình ảnh ngời tù: + “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” Thế đứng của một đấng nam nhi đang làm phận sự của một kẻ anh hùng- một biểu tượng đẹp đẽ trong quan niệm nhân sinh truyền thống (người con trai phải có chí lớn và phải hành động như một kẻ anh hùng, có hoài bão lớn lao “kinh bang tế thế”- không biết sợ nguy hiểm, đối đầu với những gian khó nhất trên đời...) Đứng giữa sóng gió của biển cả, non cao, tư thế đội trời đạp đất hiên ngang sừng sững vượt lên gian khổ. => Toát lên vẻ đẹp cao cả, hùng tráng của một trang anh hào với tư thế chủ động đàng hoàng. + “Lừng lẫy làm cho lở núi non” => Công việc đập đá. Tác giả dùng bút pháp khoa trương, cường điệu để miêu tả một công việc vốn là mệt nhọc Hành động: “Xách búa”, “Ra tay”-> hành động quả quyết, mạnh mẽ. Sức mạnh: “làm cho lở núi non” “đánh tan năm bảy đống” “đập bể mấy trăm hòn” => Nghệ thuật nói quá, động tác mạnh, số từ, nhịp thơ ngắn, dồn dập diễn tả sức mạnh ghê gớm, phi thường tới mức gần như thần kì. Không còn là công việc đập đá, công việc khổ sai của một ngời tù bình thường mà trở thành một chiến công chinh phục của một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thờng. (Bằng bốn câu thơ, PCT đã khắc họa lên sừng sững một bức tượng đài người chiến sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, bất khuất vươn cao ngang tầm vũ trụ và có tầm vóc của một anh hùng đượm màu sắc thần thoại, không còn chút bóng dáng của một kẻ bị lu đày mà là ưt thế ung dung tự tại, hiên ngang một cách chủ động của một chí sĩ CM vưượt lên trên mọi gian khổ để nuôi một ngọn lửa đấu tranh CM. b. ý chí và tấm lòng của người tù. (4 câu đầu: Kết hợp miêu tả và biểu cả 4 câu cuối trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhịp thơ lắng xuống với phép đối lập về hình ảnh) “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Ma nắng chi sờn dạ sắt son” => Đối lập giữa hoàn cảnh gian khổ với sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, ý chí chiến đấu sắt son, niềm tin sắt đá. (Gian nan ma nắng chỉ thêm tôi luyện thêm dày dạn phong trần và lòng trung kiên không đổi thay với sự nghiệp cứu nước, ý chí chiến đấu...) “Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con” => Đối lập giữa tầm vóc lớn lao vĩ đại của công việc cứu nớc với việc bị cầm tù - một việc “con con” không đáng bận tâm. * ý chí kiên cờng. Tấm lòng son sắt và khí phách hiên ngang, coi thờng hiểm nguy của ngời tù anh hùng. 5. Tổng kết. - Nội dung: Khí phách hiên ngang, tấm lòng son sắt với sự nghiệp cách mạng của người tù yêu nước Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh lưu đày. - NT: Giọng thơ hào hùng, bút pháp lãng mạn, từ ngữ hình ảnh giàu biểu cảm. * Ghi nhớ: SGK/ 150 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 14: Văn bản: hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu: Qua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh với đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” đã học. Giáo dục lòng yêu nước vì truyền thống dân tộc. B. Phương tiện thực hiện: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. Đọc, đàm thoại, phân tích, bình giảng. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”? Nêu nội dung chính của bài thơ? Phân tích 2 câu thơ cuối? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động: Sinh sau Tản Đà 6 năm nhưng Trần Tuấn Khải vẫn được coi là nhà thơ lãng mạn cùng thời với TĐ. Nếu TĐ có những ước mơ thoát tục vươn lên chốn bồng lai, thì thi sĩ họ Trần có bút danh á Nam lại thường trốn tránh thực tại thả hồn về với quá khứ, nhất là những trang lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc. Qua Mục Nam Quan (Lạng Sơn ), nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc, nhà thơ Tố Hữu viết : “Ai lên ải bắc ngày xa ấy, Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường. Hôm nay biên giới mùa hoa dậy Núi trắng hoa mơ, cờ đỏ đường! ” Còn Trần Tuấn Khải lại mượn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động này để giãi bày tâm sự yêu nước thương nòi và kích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta ( một cách kín đáo ) hồi đầu thế kỷ XX. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hướng dẫn đọc. HS đọc bài. GV nhận xét. ? Giới thiệu một vài nét về tác giả? ? Giới thiệu tác phẩm? Giải nghĩa các từ khó? ? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản? ? Tìm bố cục đoạn trích? Đọc 8 câu thơ đầu. ? Nội dung chính của 8 câu thơ? ? Nghệ thuật tác giả sử dụng trong 2 câu? ? Câu thơ cho biết điều gì về địa điểm chia tay? ? Cảnh vật thiên nhiên ở đây? ? Nhận xét giọng thơ? Không khí chung của buổi chia tay? ? Tâm trạng con ngời ra sao? Được thể hiện ở những câu thơ nào? ( HCM vì dân tộc đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm bằng được con đường cách mạng giải phóng cho nước nhà được độc lập có thể nói HCM là một lãnh tụ cách mạng mới Người đã đặt chân lên khắp các đất Tây Phương) ? Cảm nhận của em về cảnh chia tay của 2 cha con? ? Tác giả sử dụng những hình ảnh như thế nào? ? Câu cuối đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? (Chúng ta hình dung cảnh năm 1911 HCM ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng nhà rồng) ? Em có nhận xét gì về 8 câu thơ? ? Mạch thơ đoạn này phát triển như thế nào? ? Truyền thống anh hùng của dân tộc được tóm tắt ngắn gọn trong 4 câu thơ, nó giúp em hiểu được điều gì? (Gợi nhớ “Bình Ngô đại cáo”) ? Hiện tình đất nước đợc tác giả nói tới qua những hình ảnh, từ ngữ? ? Nghệ thuật tác giả sử dụng? ? Nhận xét về giọng thơ? ? Đoạn thơ cho thấy cảnh đất nước như thế nào? (Dẫn “Bình Ngô đại cáo”) ? Hình ảnh đất nước thời Nguyễn Trãi tác giả vừa miêu tả gợi ta nghĩ đến điều gì? ? Sau những dòng thơ cực tả nh thế, tác giả trực tiếp bày tỏ cảm xúc bằng những câu thơ nào? ? Tâm trạng người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về tình hình đất nước được miêu tả như thế nào? ? Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ? Tâm trạng của người cha như thế nào? đó cũng là tâm trạng của ai? (Đến đây ta lại hình dung tâm trạng đau đớn của Hồ Chí Minh trong cảnh nước mất nhà tan Người đau đớn tột cùng khi thấy dân tộc sống trong cảnh lầm than. Vì vậy Bác luôn lo cho dân cho nước mà không hề nghĩ đến cá nhân của mình sẽ ra sao) ? Lời kêu gọi cứu nước tập trung ở 8 dòng thơ cuối. Người cha nói gì về mình? ? Mục đích để làm gì? ? Những lời cuối cùng ngời cha dặn con? ? Em hiểu lời dặn đó như thế nào? ( Có thể nói lời tâm sự của Trần Tuấn Khải cũng chính là lời tâm sự của Người. Bác chăm lo cho dân tộc luôn mong muốn một điều dân được lo ấm trẻ em được học hành: điều đó nhắc nhở chúng ta rằng; để có được ngày hôm nay chúng ta không thể không nhớ đến công lao to lớn của những thế hệ đi trước đã sẵn lòng phục vụ nhân dân và vì nhân dân) ? Nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Đọc ghi nhớ/ SGK. I. Đọc - Tìm hiểu chú thích: 1. Đọc : 2. Chú thích: a. Tác giả: (SGK). - ( 1895 - 1983 ) - Hiệu á Nam- Quê: Quan Xán, Mĩ Lộc, Nam Định - Thơ: giọng ái quốc thiết tha, chất dân ca bay bổng và cái hồn dân tộc đậm đà...thường mang tâm sự thời thế, đất nước được thể hiện qua hình ảnh tượng trưng. b. Tác phẩm: Bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài I” (1924) - Đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ (36/101 câu) c. Từ khó: - Châu: nước mắt, lệ. - Hồng Lạc: Dòng dõi dân tộc VN. - Quách: Bọc ngoài áo quan, ngoài cỗ ván để chôn người chết (trong quan, ngoài quách) - Thành quách: Bức tường thành kiên cố ngày xa. - Sa cơ: gặp chuyện không may, bất ngờ không kịp đối phó, phải chịu thất bại. Thân lươn bao quả vũng lầy: lấy từ Kiều “Thân lươn bao quản lấm đầu. Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” II. Tìm hiểu văn bản : 1. Kiểu văn bản : Biểu cảm ( trữ tình ) 2. Bố cục : 3 Phần : - 8 câu đàu: tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con trai nơi ải Bắc . - 20 câu tiếp: Tình hình đất nớc và nỗi lòngkhi ra đi. -- 8 câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai. 3. Phân tích: a. 8 câu đầu: (8 câu thơ mở đầu vẽ lại khung cảnh hai cha con Phi Khanh- Nguyễn Trãi trò chuyện và nỗi lòng của người đi kẻ ở). “Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu” => Nghệ thuật đối rất chỉnh, sử dụng liên tiếp các DT, ĐT, TT. - Địa điểm: chốn ải Bắc- nơi biên cương heo hút, nơi giáp ranh 2 nước Việt - Trung.(Đối với cuộc chia tay không có ngày trở lại của Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt Tổ Quốc, quê hương). - Không gian: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, bốn bề hổ thét chim kêu => hoang sơ, heo hút, cảnh vật phủ một màu tang tóc thê lương như giục cơn sầu trong lòng người. (Ngôn ngữ và giọng điệu thơ thấm một nỗi buồn, hình ảnh thơ có phần cũ mòn, ước lệ song vẫn tạo được không khí chung cho toàn cuộc chia tay “cảnh nh khêu bất bình” => không khí thời đại những năm 20 đầu thế kỉ XX u ám, sầu thương). - Tâm trạng con người: + Cha: “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước”=> Uất nghẹn, căm thù. + Con: “Tầm tã châu rơi”=> buồn, thơng cha, có cả nỗi đau cho cảnh nước mất nhà tan. (Trong hoàn cảnh éo le, cha bị bắt sang TQ, không có ngày trở lại. Con muốn đi theo phụng dỡng cha già cho tròn đạo hiếu, Và cha rất hiểu lòng con, nhng chữ “trung” lớn hơn chữ “hiếu” nên cha dằn lòng mà khuyên con trở lại để lo việc nớc). => 4 câu thơ rớm máu và đẫm lệ. Trong hoàn cảnh đớn đau, éo le đối với cả hai cha con, tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết nên tột cùng đau đớn xót xa. Nghệ thuật: Những hình ảnh, cách nói mang tính ước lệ truyền thống “máu nóng”, “châu rơi”, “dặm khơi”- lời cha dặn rất chân thành, thiêng liêng: “Con ơi! Con nhớ lấy lời cha khuyên”. Có thể nói đây là những lời trăng trối, lời huyết lệ của tình cha con, cũng là lời non sông đất nước. Câu cuối đoạn rất mộc mạc, chân thành mà nghe nhói tận trong tim. Nó truyền cảm, lay mạnh trái tim người đọc. * đoạn thơ với nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc, nghệ thuật đối đã dựng lại cảnh chia tay của hai cha con Phi Khanh- Nguyễn Trãi ở chốn biên cương mịt mù tang tóc. Tâm trạng buồn thương của con người thấm đẫm, bao trùm lên cảnh vật, lan tỏa vào cảnh vật khiến chúng thêm thê lương. Những câu thơ rỉ máu, thấm đẫm nớc mắt đã nói lên tình yêu quê hơng, đất nớc thiết tha, nỗi đau mất nước của nhân vật cũng như của tác giả. 8 câu thơ khiến ta như gặp lại những âm điệu của “Chinh phụ ngâm” vừa tự sự, vừa miêu tả trữ tình. b. 20 câu tiếp theo: - 4 câu thơ diễn tả truyền thống anh hùng của dân tộc. + Giống Hồng Lạc - tổ tiên, giống nòi. + Mấy ngàn năm => lịch sử lâu đời, có thăng, có trầm. + Giời Nam riêng một cõi => độc lập tự chủ. + Anh hùng hiệp nữ => những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. => Tự hào về dòng giống dân tộc anh hùng chẳng kém gì ai. Tự hào về đất nước Đại Việt hàng ngàn năm lịch sử, từng xây dựng độc lập chủ quyền, từng có nền văn hiến đậm đà bản sắc dân tộc và những trang anh hùng hào kiệt. - Tình hình đất nước hiện nay: 8 câu tiếp. + Quân Minh xâm lăng. + Bốn phương khói lửa bừng bừng. + Xương rừng, máu sông + Thành tung, quách vỡ. + Bỏ vợ lìa con, phiêu tán hao mòn => Nghệ thuật: Những hình ảnh đặc tả mang tính chất ước lệ đặc trưng (khói lửa, máu, xương, thành, quách...) kết hợp những hình ảnh ẩn dụ (xương rừng, máu sông) và những chi tiết khái quát (bỏ vợ lìa con) giọng thơ, lời thơ vừa tả thực, vừa trĩu nặng những cảm xúc chân thành, xót thương và căm giận. *Những hình ảnh trên nói về tình hình đất nước Đại Việt dưới ách đô hộ của giặc Minh. Cảnh đất nước tơi bời khói lửa trong sự đốt phá, giết chóc của bọn xâm lược bạo tàn. Tác giả đã nhập vai Phi Khanh, một nạn nhân vong quốc đang đi vào cõi chết, vừa miêu tả hiện tình đất nước vừa lên án tội ác kẻ thù. => Về nghĩa gốc, đoạn thơ miêu tả “vận nước” ta khi bị “quân Minh thừa hội xâm lăng”- người đọc cảm thấy rõ đây chính là hình ảnh quê hương, Tổ quốc VN dưới ách thống trị của thực dân Pháp và sự suy đồi, bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. - Tâm trạng người cha: 8 câu cuối đoạn. + Trông cơ đồ - xé tâm can + Ngậm ngùi- khóc than + Thương tâm + Xây khối uất + Vật cơn sầu + Càng nói càng đau => Nghệ thuật: Hình ảnh lớn lao, kì vĩ, từ ngữ khoa trơng, nhiều ẩn dụ đặc sắc rất sát hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình, giọng thơ chở nặng buồn thương, tủi hổ. Tâm trạng, cảm xúc của Phi Khanh cũng chính là của tác giả, của nhân dân VN đầu thế kỉ XX: Nỗi đau mất nước, mất tự do lên đến tột đỉnh, kết lại thành những cơn đau xé tâm can, những khối đau cuồn cuộn mịt mờ như sương khói phủ tối núi non, những dòng đau cuồn cuộn vật vã như sóng nước sông Hồng => Tình người thấm sâu, bao trùm lên cảnh vật, tất cả chìm trong nỗi bi phẫn, lâm li, thống thiết. Tưởng như từng lời, từng dòng thơ là lệ, máu tuôn rơi đầm đìa trên mặt giấy. * Đoạn thơ là lời Phi Khanh nhắc nhở con trai, nhắn gửi người đời về tình cảnh đất nước dưới gót giày quân xâm lược, cũng là lời của Trần Tuấn Khải nhắc nhở người dân VN đầu thế kỉ XX; đó là những tiếng hịch truyền, những lời bố cáo của một tâm hồn yêu nước thiết tha mong muốn thức tỉnh nhân dân, đồng bào đứng lên cứu nước. c. 8 câu cuối: - Ngời cha nói về mình: + Tuổi già sức yếu. + Sa cơ- bó tay + Thân lươn bao quản vũng lầy. => Từ hoàn cảnh bất lực của mình (dù có tài, dù yêu nước, luôn đau nỗi đau lớn cho dân tộc) để gửi gắm tất cả khát vọng và niềm tin vào con trai, vào thế hệ trẻ bấy giờ. - Dặn lại con tha thiết (thán từ) + Giang sơn - cậy con + Con nên nhớ. => Hãy tự hào về truyền thống dân tộc, hãy noi gương những anh hùng ngày trước, bằng mọi cách dù phải gian lao, khổ cực cũng phải giành lại độc lập cho dân tộc (Lời của Phi Khanh dặn con hay chính là những tâm sự của Trần Tuấn Khải muốn gửi gắm cho bạn đọc đương thời. Nói khác đi, chàng thi sĩ lãng mạn đã hóa thân vào nhân vật lịch sử để giãi bày tâm sự, khát vọng của mình. Hình ảnh “ngọn cờ độc lập” in “máu đào” của cha ông được khẳng định rằng “còn đây” mang nhiều ý nghĩa. Nó vừa nhắc thế hệ con cháu ngày nay niềm tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc, vừa giục giã, khích lệ hành động. Đó vừa là lời của cha ông, cũng là lời hịch trong lịch sử, của đất nước vọng về, là lời tâm sự của nhà thơ. 4. Tổng kết: Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của TTK. Nhà thơ mượn câu chuyện lịch sử đặc biệt, có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Đoạn đầu 36 dòng thơ tiêu biểu cho nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của cả tác phẩm. Đó là lời cha dặn con hay cũng chính là tiếng hịch truyền cứu nước chân thành, thống thiết. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình của tác giả đã tạo nên những giá trị ấy của bài thơ. * Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. Tìm những hình ảnh ước lệ tượng trưng?

File đính kèm:

  • docTich hop TT D D Ho Chi Minh.doc