Giáo án Ngữ văn 8 Bài 3 Tiết 9 : Tức n¬ước vỡ bờ (Trích "Tắt đèn"-Ngô Tất Tố)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- Qua đoạn trích, ta thấy đư¬ợc bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đư¬ơng thời và tình cảnh đau thư¬ơng của ng¬ời nông dân cùng khổ trong XH ấy.

- Cảm nhận đ¬ược cái quy luật của hiện thực : có áp bức có đấu tranh, thấy đ¬ược vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của ng¬ời phụ nữ nông dân, thấy đ¬ược những nét đặc sắc trong NT viết truyện của tác giả.

B. Chuẩn bị

G: ảnh Ngô Tất Tố và tư liệu liên quan đến tác phẩm.

H: Đọc tác phẩm : “ Tắt đèn ”

C. Khởi động

 1. Kiểm tra bài cũ : - Tình yêu thư¬ơng mãnh liệt của chú bé Hồng đối với ng¬ười

 mẹ đ¬ược thể hiện ntn trong cuộc đối thoại với ngư¬ời cô?

 - Phân tích tâm trạng của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ trên đ¬ường

 đi học về và khi đ¬ược ngồi ở trong lòng mẹ?

 2. Bài mới : (Giới thiệu)- Ngô Tất Tố là cây bút rất bén trong trào lưu văn học phê phán khi viết về đề tài nông thôn.

- Ta hy tìm hiểu tinh thần đấu tranh của nông dân khi bị áp bức qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 3 Tiết 9 : Tức n¬ước vỡ bờ (Trích "Tắt đèn"-Ngô Tất Tố), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 3 Tiết 9 : Tức nước vỡ bờ (Trích "Tắt đèn"-Ngô Tất Tố) A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Qua đoạn trích, ta thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của ngời nông dân cùng khổ trong XH ấy. - Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực : có áp bức có đấu tranh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của ngời phụ nữ nông dân, thấy được những nét đặc sắc trong NT viết truyện của tác giả. B. Chuẩn bị G: ảnh Ngô Tất Tố và tư liệu liên quan đến tác phẩm. H: Đọc tác phẩm : “ Tắt đèn ” C. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ : - Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện ntn trong cuộc đối thoại với người cô? - Phân tích tâm trạng của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ trên đường đi học về và khi được ngồi ở trong lòng mẹ? 2. Bài mới : (Giới thiệu)- Ngô Tất Tố là cây bút rất bén trong trào lưu văn học phê phán khi viết về đề tài nông thôn. - Ta hy tìm hiểu tinh thần đấu tranh của nông dân khi bị áp bức qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. ?1: Dựa vào CT, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Ngô Tất Tố? H: Phát biểu cá nhân G: (Tóm tắt tác phẩm) + Anh Dậu khụng đủ tiền nộp sưu bị trói đánh. + Chị Dậu Phải bán cái Tí và ổ chó để nộp thuế nhưng không đủ. + Chúng trả anh Dậu trong tình trạng sắp chết. + Sáng hôm sau chúng định bắt anh Dậu. Chị Dậu cố van xin nhưng không được cố liều chống trả. + Chị bị dẫn lời quan huyện. Quan huyện định giở trò với chị, chị chống lại. + Cuối cùng đành gởi con đi ở vú cho quan phủ. Bị lũ quan phủ toan làm nhục, chị vùng thoát chạy ra ngoài trong lúc trời tối đen như mực. G: (hướng dẫn) Đọc có sắc thái biểu cảm: giọng khẩn trương, hồi hộp, căng thẳng đoạn đàu; bi hài, sảng khoáI đoạn sau; chú ý lời đối thoại. G: Đọc mẫu, 2,3 H đọc tiếp. H: Đọc lại CT : 3, 4, 6, 9, 11 ?2 : Có thể chia đoạn trích làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn. H: Phát biểu cá nhân. H: Tóm tắt HĐ 2: Hướng dẫn phân tích. ?3: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu đang ở trong tình thế như thế nào?Có thể gọi đoạn này một cách hình ảnh là thế tức nước vỗ bờ đầu tiên được không? H: Trao đổi thống nhất. (Vụ sưu thuế đang ở giai đoạn gay gắt nhất: quan sắp về tận làng đốc thuế, bọn tay sai hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp để đánh, trói đem ra đinh cùm kẹp. Chị Dậu dù đã phảI bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để có đủ tiền nộp suất sưu cho chồng nhưng bọn hào lí lại bắt chị phảI nộp cả xuất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái, thành thử anh Dậu vẫn là người thiếu sưu. Bọn chúng xông vào nã thuế sẽ không buông tha anh. Mà anh Dậu "đang ốm đau rề rề", tưởng như đã chết đem qua, giờ đây mới tỉnh. Nếu lại bị bọn chúng đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được…Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc này là bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấyè Qua đó có thể coi “ Tức nước vỡ bờ” đầu tiên đã được tác giả XD và dồn tụè Chị Dậu là người yêu thương lo lắng cho chồng ntn. Chính tình thương này quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo.) H: Đọc lại đoạn 2. ?4: Cai lệ là chức danh gì? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì? Hắn và tên người nhà Lí trởng xông vào nhà anh Dậu với ý định gì? H: Trả lời cá nhân. (tay sai mạt hạng, thúc sưu của những người còn thiếu thu, nốt suất sưu của người em đã chết) ?5: Thái độ, cử chỉ, hành động và ngôn ngữ của tên cai lệ được thể hiện ntn? H: Thảo luận nhóm 4, đại diện trả lời (không phải ngôn ngữ của con ngời, giống như tiếng sủa, gầm của thú dữ; dường như rên; hết nói tiếng người, không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại). (ra tay đánh trói kẻ thiếu sưu, bỏ ngoài tai mọi lời van xin, hành động đểu cáng táng tận lương tâm) ?6: Em có nhận xét gì về bản chất tính cách tên cai lệ? (Là hiện thân sinh động của “ nhà nước” sát nhân) G: Nhắc lại tình thế của chị Dậu. ?7: Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào?Vì sao chị lại phải thiết tha van xin? H: Trả lời cá nhân (bọn tay sai hung hãn, chồng chị đang có tội, biết rõ thân phận mình) ?8: Vì sao chị Dậu cự lại? Chị cự lại ntn? Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có hợp lý không? H: Thảo luận nhóm 4, đại diện trả lời. (cai lệ đánh chị, xông vào anh Dậu ) ?9: Do đâu chị Dậu có sức mạnh quật ngã hai tên tay sai? H: Suy nghĩ, trả lời. (sức mạnh tiềm tàng của lòng yêu thương chồng, từ sự căm hờn, uất hận. Tình yêu đã khiến chị dám liều” Thà ngồi tù…”) (Hành động của chị Dậu chỉ là bột phát) ?10: Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về tính cách chị Dậu? Hiểu gì về xã hội TDPK đương thời? HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết: ?11: Nét đặc sắc về ND & NT của đoạn trích là gì? H: Đọc ghi nhớ. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập. ?: Em hiểu thế nào về nhan đề"Tức nước vỡ bờ"? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Ngô Tất Tố ( 1893-1954) - Là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM 2. Tác phẩm: - “Tắt đèn” là tác pẩm tiêu biểu nhất của NTTố 3. Đọc, tìm hiểu chú thích 4.Bố cục: 2 đoạn. -Đ1: Đầu à “ngon miệng hay không” Cảnh gia đình chị Dậu buổi sáng, bà lão tốt bong hỏi thăm. -Đ2: Còn lại: Cuộc đối mặt với bọn cai lệ người nhà Lí trưởng, Chị Dậu vùng lên cự lại. 5. Tóm tắt II.Phân tích 1. Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến. - Bọn tay sai đi thúc sưu - Anh Dậu là người thiếu sưu - Chị Dậu không có tiền nộp sưu. ® Bảo vệ chồng trong tình thế nguy ngập. è Thế tức nước vỡ bờ đầu tiên 2. Nhân vật cai lệ - là tên tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đắc lực - Thái độ hống hách - Ngôn ngữ hách dịch: quát, thét, hầm hè, nham nhảm… - Hành động vũ phu, thô bạo ® Là kẻ tàn bạo, không chút tình người: Đểu cáng, hung hãn, tán tận lương tâm, hiện thân sinh động của trật PK thực dân đương thời. 3. Nhân vật chị Dậu - Cố thiết tha van xin: Gọi ông-xưng cháuàbiết rõ thân phận mình, nhẫn nhục, lễ phép. - Không thể chịu được liều mạng cự lại: Gọi ông – xưng tôià đứng thẳng lên, ngang hàng kẻ thù, sẵn sàng đè bẹp đối phương. - Vụt đứng dậy- nghiến hai hàm răng: mày- bàà căm giận& khinh bỉ cao độ, khẳng định tư thế đứng trên đầu thù. - Hành động quyết liệt, không khoan nhượng: Túm,ấn dúi, xô ngã,giằng co, túm tóc, lẳng 1 cái khiến người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềmè Tội ác bị trừng trị. ® Chị Dậu yêu thương chồng tha thiết III. Tổng kết -ND : Ghi nhớ - SGK -NT : Khắc hoạ nhân vật sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật chân thực hợp lý. IV. Luyện tập: BT1: Đó là chân lí cuộc sống hiện thực: có áp bức, có đấu tranh, con đường đấu tranh của ND chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không còn con đường nào khác, đoạn trích đã dự báo cơn bão táp của người nông dân nổi dậy đấu tranh sau này. *Củng cố: Nhắc lại giá trị ND&NT của đoạn trích. *Dặn dò: -Học bài, tập đọc diễn cảm -Soạn bài : Lão Hạc * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 10 : Xây dựng đoạn văn trong văn bản A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn. - Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ nội dung nhất định. B. Chuẩn bị G: Chuẩn bị các đoạn văn mẫu. H: Đọc kĩ bài trước. C. Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ : - Bố cục của VB gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của VB quan hệ với nhau ntn? - Nội dung phần thân bài được sắp xếp ntn? - Chữa BT3 2. Bài mới: D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Tìm hiểu đoạn văn. H: Đọc VB ?1:VB trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn? H: Thảo luận nhóm 2 ?2: Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn? Qua phân tích, em hãy cho biết thế nào là đoạn văn? H: Trao đổi, thảo luận 2 em đọc ghi nhớ HĐ 2: Tìm hiểu từ và câu trong đoạn văn. H: Đọc đoạn văn thứ nhất. ?3: Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn? Từ đó em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề? H: trả lời cá nhân H: Đọc đoạn 2. ?4: Tìm câu nêu ý khái quát của đoạn? Em hãy cho biết vị trí và cấu tạo của câu chủ đề trong đoạn văn? H: Phát hiện cá nhân ?5: Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn? Chúng đóng vai trò gì trong VB? H: Trả lời cá nhân. 2 em đọc lại ghi nhớ 2. G: Khi VB có nhiều đoạn văn chỉ cần ghép các câu chủ đề lại ta sẽ có một VB tóm tắt hoàn chỉnh. ?6: Nội dung của VB có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau.Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của các đoạn văn trong văn bản trên ? H: Thảo luận nhóm 4 trong 2’, đại diện trả lờilầ lượt trong đoạn 1,2 theo câu hỏi gợi ý(SGK). H: Đọc đoạn BT b ?7: Đoạn văn có câu chủ đề không ? Nếu có thì nó ở vị trí nào ?ND của đoạn văn trình bày theo trinh tự nào ? H: Trao đổi thống nhất. ?8: Qua đó , em hiểu có mấy cách trình bày ND trong đoạn văn ? H: Thảo luận nhóm 2, thống nhất trả lời. HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập. G: Hướng dẫn H làm BT. I. Thế nào là đoạn văn 1. BT1: VB Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”(Tr 34) 2. Nhận xét: -VB gốm 2 ý-Mỗi ý được viết thành 2 đoạn văn -Đoạn văn : +Hình thức: Bắt đầu từ chỗ lùi đầu dòng.(Viết hoa chữ đầu tiên) & kết thúc ở chỗ chấm. xuống dòng. +Nội dung: Biểu đạt một ý hoàn chỉnh. Thường do nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau * Ghi nhớ 1 (SGK- tr 36) II.Từ ngữ và câu trong đoạn văn 1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn. *Từ ngữ chủ đề: Đ1 : Ngô Tất Tố; ông; nhà nho; nhà báo; học giảà Duy trì đối tượng, được lặp lại nhiều lần ( Thường là đại từ, chỉ từ, từ đồng nghĩa) * Câu chủ đề: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tô(Đ 2) - Vị trí : đầu đoạn ( Hoặc cuối đoạn) - Vai trò:Mang nội dung kháI quát. - Cấu tạo : gồm hai thành phần: CN – VN, ngẵn gọn. *Ghi nhớ 2 (SGK) 2. Cách trình bày nội dung đoạn văn BT a: - Đoạn 1 : +Không có câu chủ đề + yếu tố duy trì đối tượng : Ngô Tất Tố + Quan hệ câu độc lập + ND triển khai theo trình tự : Quê hương- gia đình - con người - nghề nghiệp - tác phẩm è Đoạn văn song hành. - Đoạn 2 : + Câu chủ đề : đầu đoạn + ND triển khai theo trình tự phân tích ND – NT. è Đoạn văn diễn dịch. BT b: + Câu chủ đề: cuối đoạn + ND trình bày theo trình tự : các ý cụ thể đến ý kết luận è Đoạn văn qui nap * Ghi nhớ (SGK tr 36 ) II. Luyện tập Bài 1 : VB có 2ý ; 2đoạn Bài 2 : cách trình bày ND trong đoạn văn + a : diễn dịch ( câu 1 : câu chủ đề ) + b : Song hành ( không có câu chủ đề ) * Củng cố: Cách trình bày nội dung đoạn văn. * Dặn dò - Thuộc ghi nhớ - Làm bài tập 3 ,4 ( SGK tr 37 ) - Chú ý luyện kĩ các đề 1,2,3 tr 37- Chuẩn bị tuần sau làm bài viết số 1 tại lớp( bài viết số 1) * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày kiểm tra: Tiết 11 + 12 : Viết bài tập làm văn số 1- Văn tự sự. A. Mục tiêu cần đạt - Ôn lại cách viết bài văn tự sự; chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình. - Luyện tập viết bài văn đoạn văn B. Chuẩn bị GV : Đề bài, đáp án. HS : Ôn luyện, chuẩn bị giấy KT. C. Khởi động 1. Kiểm tra 2. Bài mới D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Đề bài trong sổ lưu đề E. Củng cố: - Thu bài chấm, đối bài chấm chéo nhau. - Nhận xét giờ làm bài của học sinh G. Dặn dò - Chuẩn bị bài: Lão Hạc. Ngày soạn : Ngày dạy: Bài 4 Tiết 13 + 14 : Lão Hạc Nam Cao A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của NV lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8. - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn (qua NV ông giáo) : thơng cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với ngời nông dân nghèo khổ. - Bớc đầu hiểu được đặc sắc NT truyện ngắn Nam Cao : khắc họa NV tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình. B.Chuẩn bị - ảnh tác giả C. Khởi động 1. KT bài cũ : - Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích, em có nhận xét ntn về bản chất tính cách của chị?. 2. Bài mới : Giới thiệu : nhà văn và tác phẩm D. Tiến trình các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. ?1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nam Cao? H: Dựa vào SGK để trình bày. G: Giới thệu chân dung và những tác phẩm chính. G: (Hướng dẫn) Yêu cầu đọc : Giọng điệu biến hoá đa dạng, phù hợp với ngôn ngữ đối thoại. Phần đầu chậm rãi, phần cuối gấp gáp- Đọc mẫu H: 2,3 em đọc tiếp. ?2: Hãy tóm tắt nội dung chính của tác phẩm. H: Tóm tắt HĐ 2: Hướng dẫn phân tích. ?3: Vì sao lão Hạc đành phải bán cậu Vàng? H: Suy nghĩ, trả lời. ( LH đành lòng phải bán cậu Vàng, kỉ niệm cuối cùng, người bạn thân thiết của mình cũng là vạn bất đắc dĩ, là con đường cuối cùng mà thôi. Đúng vậy, lão quá nghèo, lại yếu mệt sau trận ốm nặng kéo dài, không có việc làm, không ai giúp đỡ, lão hàng ngày cứ phảI ăn vào mấy đồng tiền dành dụm lâu nay, lại phảI nuôI thêm câu Vàng. Câu lại ăn khỏe, lão nuôI thân không nổi, làm sao có thể nuôi chó? Mà đã nuôI, lão không nỡ để nó đói, nó gầy. Như vậy chỉ còn cách bán nó đi. Đó là cách duy nhất phải làm. Qua đây xét cho cùng , lão Hạc bán chó cũng chỉ vì lão vốn là một ông già nông dân nghèo , giàu tình thương cảm và nhất là giàu lòng tự trọng, trọng danh dự) ?4: Vì sao nói : con Vàng có vị trí quan trọng trong cuộc đời lão Hạc? H: Suy nghĩ, trả lời. (Vàng – kỷ vật duy nhất của con trai, là người bạn thân thiết của lão Hạc) ?5: Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó? Qua tâm trạng đó, em thấy lão Hạc là người ntn? H: Thảo luận nhóm 4 trong 3’ (- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi, nói lại ý định bán cạu Vàng có thể thấy lão suy tính, đắn đo nhiều lần, với lão, việc này hệ trọng lắm. - Sau khi bán cậu vàng lão cứ day dứt, ăn năn vì “già bằng từng này tuổi rồi còn đi lừa một con chó”. - Đến lúc kể chuyện bán cậu Vàng “lão cười như mếu, đôI mắt ầng ậc nước, mặt lão đột nhiên co dúm lai, hu hu khóc”. H: Đọc lại đoạn “Mặt lão…lừa nó” ?6: Các chi tiết đó có ý nghĩa gì? (diễn tả nội tâm)Qua đó ta thấy lão Hạc là người như thế nào? à Các chi tiết ngoại hình này cho thấy một cõi lòng vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận. è- Một con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực, phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì lương tâm mới dày vò, đau đớn đến thế. - Đặc biệt, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Từ ngày con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền, lão Hạc vừa mong mỏi đợi chờ vừa mang tâm trạng ăn năn, cảm giác “mắc tội” bởi không lo liệu nổi cho con. Người cha tội nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão cố tích cóp, dành dụm để khoả lấp đi cái cảm giác ấy. Vì thế, dù rất thương “cậu Vàng”, đến tình cảnh này lão đành quyết định bán bởi nếu không sẽ tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ cho con trai. Việc bán cậu Vàng càng chứng tỏ tình thương con sâu sắc của lão. * Tiết 2: ?7: Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão ? - Lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Lão cẩn thận, chu đáo và tự trọng. Lão lo không giữ được trọn mảnh vườn cho con trai đang xa làng biền biệt. Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. ?8: Qua đoạn truyện, em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả ? -Diễn biến tâm trạng nội tâm, phản ứng tâm lí của nhân vật được khăc hoạ qua ngoại hình, thông qua dáng vẻ bên ngoài nhân vật. - Cách dẫn truyện khéo léo, giúp người đọc dễ cảm thông. *Thảo luận : Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc ? Tại sao lão không chọn cái chết lặng lẽ, “êm dịu” hơn ? Ý nghĩa của cái chết ? - Đó là một cái chết dữ dội : tự tử bằng cách ăn bả chó. Ông lão nhân hậu, trung thực này chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên trong đời lão phải lừa lại là “cậu Vàng”, người bạn thân thiết của mình. Giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Dường như ở cách lựa chọn này có một ý muốn tự trừng phạt ghê gớm. Nó càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý của lão. - Cái chết đó đã tố cáo chế độ xã hội tàn ác đẩy con người lương thiện, tử tế vào chỗ chết. Lão Hạc cảm thấy số kiếp mình không sung sướng hơn một con chó nên đã tự chấm dứt cuộc đời đầy đau buồn để còn được một hy vọng mong manh : giữ trọn mảnh vườn cho con và không làm phiền luỵ những người xung quanh. - Cái chết cho thấy nhân cách cao thượng của lão : thà chết chứ không làm đều xằng bậy. Lão chết để giữ trọn nhân cách thanh cao. - Cái chết của lão làm cho người đọc thương cảm, tin vào cái thiện, tin vào nhân cách con người. ?9: Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận người nông dân? H: Suy nghĩ, trả lời cá nhân. à Với ý nghĩa đó, truyện ngắn Lão Hạc có thể xem là bức tranh thu nhỏ đời sống xã hội Việt Nam trước cm tháng Tám ; phản ánh một cách sinh động và sâu sắc quá trình bị bần cùng hoá hết sức thê thảm của người nông dân. - Truyện cho thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật lão Hạc.Qua đó ta hiểu thêm số phận cơ cực, đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân VN ở những năm đen tối trước CMT8) H: Đọc đoạn: "Chao ôi!...che lấp mất" ?10: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào ? ( Khi nghe lão Hạc nói chuyện, những hành động, cách cư xử, những ý nghĩ của nhân vật “tôi” ) - Rất quan tâm, đồng cảm, hiểu lão Hạc, cùng chia sẻ với lão những vui buồn. à Một người tốt, đáng được tin cậy. H đọc đoạn “ Lão không hiểu tôi … mỗi ngày một thêm đáng buồn”. ?11: Em hiểu n t n về ý nghĩ của nhân vật tôi ? - Nhân vật tôi ngỡ ngàng, băn khoăn bởi một con người nhân hậu, đàng hoàng, tự trọng như lão Hạc lại có thể theo gót Binh Tư ? - Nhân vật “tôi” đau đớn “cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. *?12: Thử phân tích tác dụng của những dấu câu ! ? được sử dụng liên tiếp trong một đoạn văn ngắn ở sgk / 44 ? -Bao nhiêu câu hỏi trong lòng tác giả, câu cảm thán dồn dập nói lên sự đỗ vỡ niềm tin yêu về một con người. Một con người đáng kính như lão mà vẫn bị tha hoá ư ? à Đó là những suy nghĩ trước một việc quá đột ngột, ngoài sức tưởng tượng và hiểu biết về lão Hạc, người mà nhân vật “tôi” yêu quý và thông cảm. *?13: Khi chứng kiến cái chết của Lão, ông giáo lại nghĩ “ Không ! Cuộc đời chưa hẳn …” Em hiểu ý nghĩ đó như thế nào ? - Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi vẫn còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời vẫn đáng buồn theo nghĩa : con người có nhân cách cao đẹp như lão mà không được sống. Một con người đáng thương và đáng kính lại phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến như thế. ?14: Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở điểm nào? Việc xây dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng gì ? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? H: Suy nghĩ, phát biểu cá nhân - Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó có ý nghĩa “đánh lừa”, chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. - Câu nói đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai của Binh Tư đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. - Bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao ( miêu tả bộ dạng, cử chỉ của nhân vật ; miêu tả sự vật vã, đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết … ) à Ngôn ngữ của Nam Cao thật sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm. ?15: Truyện được kể bằng lời của nhân vật tôi có hiệu quả nghệ thuật gì ? - Nhờ cách kể này, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cung nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật. Vì thế ở đây không hề gợn lên một chút nghi ngờ về sự tưởng tượng, sắp xếp. - Khi tác giả nhập vai thành nhân vật “tôi” để kể ở ngôi thứ nhất, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt. - Chọn cách kể chuyện này, tác phẩm có nhiều giọng điệu. Tác giả có thể vừa tự sự, vừa trữ tình, đặc biệt có khi hoà lẫn triết lí sâu sắc. Vì thế, truyện kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết. H: Thảo luận câu hỏi 6* sgk / 48. - Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. -Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo : cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Vấn đề “đôi mắt” này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở họ. - NC đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người:Ta cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu và cảm thông. H: 2 em đọc ghi nhớ( SGK tr 48) I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả, tác phẩm (chú thích) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích 3. Tóm tắt: Lão Hạc nhà nghèo, vợ chết, chỉ còn đứa con trai. Anh con trai phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi đồn điền cao su biền biệt một năm trời chẳng có tin tức gì. ở nhà lão coi con chó, kỉ vật của con trai, như người bạn để khuây khỏa. Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão sau trận ốm kéo dài, lão gầy yếu nhiều, tiền dành dụm cạn kiệt. Lão không có việc làm. Bão lại phá sạch hoa màu. Giá cả mỗi lúc một tăng, lấy tiền đâu để nuôi con Vàng ( mà lão lại không muốn phạm vào tiền và mảnh vườn để dành cho con. Lão buộc phải quyết định bán cậu Vàng.Sau đó lão sang nhà ông giáo hàng xóm kể chuyện này và nhờ ông giáo giữ hộ ba sào vườn cho con trai sau này và gửi ba mươi đồng bạc dành dụm để khi chết có tiền làm ma chay cho lão. Sau đó, lão xin bả chó để tự vẫn, cái chết vật vã, thê thảm. Ông giáo người chứng kiến và kể lại sự việc với niềm thương cảm chân thành. II. Phân tích 1. Nhân vật lão Hạc a. Tình cảnh : - Nghèo khổ, cô độc, túng quẫn b. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán "cậu Vàng” -Trước khi bán:Đắn đo, suy tính, coi là việc hệ trọng vì “Cậu Vàng” chính là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu. - Sau khi bán : cứ day dứt, ăn năn. - Cõi lòng vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận. ==> Là người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực, là người cha rất mực thương con. c. Cái chết của lão Hạc - Nguyên nhân : + Đói khổ, túng quẫnà cái chết như hành động tự giải thoát. -Cái chết tự nguyện xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. Ý nghĩa cái chết : -Một cái chết dữ dội thể hiện ý muốn tự trừng phạt. - Tố cáo chế độ xã hội tàn ác đẩy con người lương thiện, tử tế vào chỗ chết. - Thể hiện nhân cách cao thượng: thà chết chứ không làm điều xằng bậy. Lão chết để giữ trọn nhân cách thanh cao. - Làm cho người đọc thương cảm, tin vào cái thiện, tin vào nhân cách con người. 2. Nhân vật ông Giáo Thông cảm sâu sắc, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ khi lão Hạc nhờ cậy. - Thương yêu chân thành, tìm cách giúp đỡ ngầm. - Luôn thương yêu và trân trọng những người lao động nghèo khổ. - Cách nhìn người đúng đắn. àLà người có tấm lòng nhân đạo cao cả 3. Đặc sắc về nghệ thuật : - Kể chuyện tự nhiên, sinh động, giàu chất triết lí - Khắc hoạ nhân vật tài tình : tả tâm trạng qua vẻ mặt, ngoại hình, tả nhân vật qua cách nhìn từ nhiều phía, tả tính cách qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động. - Ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn, ấn tượng, giàu tính tạo hình, gợi cảm. - Kể bằng ngôi thứ nhất khiến câu chuyện trở nên thật, xúc động. IV. Tổng kết 1. ND : -Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong XH cũ. 2. NT : - Khắc hoạ NV tài tình - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn * Ghi nhớ: SGK(tr 48) V. Luyện tập: Viết một ĐV theo lối qui nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc * Củng cố: - Phân tích nhân vật lão Hạc. * Dặn dò: - Tập tóm tắt - Nắm được giá trị ND, NT. - Hoàn chỉnh đoạn văn. - Soạn : Cô bé bán diêm * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 15 : Từ tượng hình, từ tượng thanh A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS hiểu đợc : - Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh - ý nghĩa, giá trị từ tượng hình, tượng thanh trong văn miêu tả, tự sự. - Rèn ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong giao tiếp để tăng tính hình tượng, tính biểu

File đính kèm:

  • docBai34.doc