I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
1.Kiến thức
-Cảm nhận những cảm xúc chân thật, trong sáng của ngày đầu tiên cắp sách tới trường
-Thấy được tình cảm của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè, mái trường, quê hương
-Cảm nhận được chất trữ tình qua các yếu tố miêu tả, biểu cảm
2.Tư tưởng, kỹ năng
-Giáo dục Hs lòng yêu thương quê hương, mái trường, thầy cô, bạn bè
-Bước đầu Hs biết yếu tố mtả, biểu cảm trong truyện hiện đại có thể tạo nên sức gợi cảm
II.CHUẨN BỊ
1.GV: SGK - SGV - Giáo án - Tranh ảnh SGK
2.HS : SGK - Vở ghi - Vở Bài tập
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài
3.Giới thiệu bài
Gv: Các em vừa trải qua ngày khai giảng đầy ý nghĩa với những cảm nhận riêng. Với nhà văn Thanh Tịnh, kỉ niệm trong ngày tựu trường đầu tiên là sâu sắc và để lại ấn tượng mạnh nhất. Để hiểu rõ, chúng ta vào bài mới
4.Bài mới
121 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tiết 1-2) Văn bản:
TÔI ĐI HỌC
- Thanh Tịnh -
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
1.Kiến thức
-Cảm nhận những cảm xúc chân thật, trong sáng của ngày đầu tiên cắp sách tới trường
-Thấy được tình cảm của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè, mái trường, quê hương
-Cảm nhận được chất trữ tình qua các yếu tố miêu tả, biểu cảm
2.Tư tưởng, kỹ năng
-Giáo dục Hs lòng yêu thương quê hương, mái trường, thầy cô, bạn bè
-Bước đầu Hs biết yếu tố mtả, biểu cảm trong truyện hiện đại có thể tạo nên sức gợi cảm
II.CHUẨN BỊ
1.GV: SGK - SGV - Giáo án - Tranh ảnh SGK
2.HS : SGK - Vở ghi - Vở Bài tập
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài
3.Giới thiệu bài
Gv: Các em vừa trải qua ngày khai giảng đầy ý nghĩa với những cảm nhận riêng. Với nhà văn Thanh Tịnh, kỉ niệm trong ngày tựu trường đầu tiên là sâu sắc và để lại ấn tượng mạnh nhất. Để hiểu rõ, chúng ta vào bài mới
4.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Tác giả - tác phẩm
GV: Cho HS đọc chú thích * ( 8 -SGK).
(?) Nêu vài nét về tác giả?
(?) Xuất xứ của truyện ngắn "Tôi đi học"?
ý nghĩa gì?
*Hoạt động 2: Đọc - Chú thích - Bố cục
GV: Đọc một đọan àGọi HS đọc àNhận xét.
àCho HS đọc chú thích (8 - sgk).
(?) Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Vì sao em biết?
(?) Toàn bộ văn bản đề cập đến vấn đề gì?
GV: Những kỉ niệm ấy được cảm nhận theo trình tự không gian và thời gian, từ nhà đến khi vào lớp học.
(?) Tìm bố cục của văn bản và nội dung cụ thể của từng phần?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Bước 1: Cảm nhận trên đường đến trường
(?) Nguyên nhân nào khiến nhân vật "tôi"nhớ về ngày tựu trường đầu tiên?
GV: Chính không gian và thời gian đã dẫn dắt để nv tôi bắt đầu hành trình nhớ về quá khứ, về cái ngày tựu trường "tôi quên thế nào được" ấy.
(?) Cảm nhận đầu tiên khi đi trên con đường làng?
(?) Cảm giác quen mà lạ của nv tôi có ý nghĩa như thế nào?
(?) Tại sao nhân vật tôi lại thấy "cảnh vật chung quang tôi đều thay đổi"?
GV: Tôi tự thấy mình lớn lên khi khẳng định mình không còn đi thả diều hay nô đùa nữa. Từ đó cho thấy nhận thức nghiêm túc của tôi trong việc học hành.
(?) Trên đường làng nhân vật tôi còn thấy điều gì?Và cậu bé mong muốn làm gì?
GV: Ta thấy hình ảnh một cậu bé tay "ghì chặt" hai quyển vở mà còn rất khó khăn chứ chưa nói đến là cầm bút thước. Ta thấy ngay từ đầu cậu bé ấy đã có chí học, muốn tự mình đảm nhiệm, không muốn thua kém bạn bè.
(?) Khi không được cầm, cậu bé có suy nghĩ như thế nào?
GV: Đây là một ý nghĩ rất ngây thơ, hồn nhiên. Và cậu không lấy làm buồn vì điều đó.
(?) Qua đó, cậu bé đã bộc lộ những đức tính nào?
Bước 2: Cảm nhận khi ở sân trường
(?) Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lí có gì đặc biệt? Điều đó phản ánh cái gì?
àKhông khí của ngày khai trường.
(?) Cảm nhận của nhân vật tôi về ngôi trường trước và sau khi đi học?
(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng?
GV: Chính trong hòan cảnh đó, nhân vật tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước ngôi trường rộng lớn, cao ráo, Cậu bé bỗng lo sợ một cách vẩn vơ.
(?) Hình ảnh các cậu học trò nhỏ được so sánh ra sao? Nó có tác động thế nào?
GV: Thêm một lần nữa, cái ao ước được biết trường, biết lớp như học trò cũ trong nhân vật tôi lại trỗi dậy. Cậu bé mong muốn như họ để khỏi bỡ ngỡ, rụt rè, lúng túng trong cảnh lạ.
àKhi tiếng trống vang lên, các cậu bé càng thấy mình chơ vơ, lẻ loi khi trên sân trường chỉ còn "những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả".
(?) Khi nghe đọc tên và được gọi tên, nhân vật tôi có cảm giác ra sao?Qua đó ctỏ điều gì?
(?) Nêu nhận xét của em về tiếng khóc của các cậu học trò khi sắp hàng vào lớp?
GV: Đây là giọt nước mắt của sự trưởng thành, giọt nước mắt ngoan chứ không mang tính vòi vĩnh như trước nữa. Và thật ngộ nghĩnh khi cậu bé thấy đây là lần xa mẹ lâu nhất mặc dù cậu chỉ có học nửa ngày là về, trong khi có hôm cả ngày cậu đi chơi mà vẫn không hề cảm thấy nhớ mẹ.
Bước 3: Cảm nhận khi ở trong lớp
(?) Tại sao cậu bé lại cảm thấy xa mẹ?
(?) Nêu những cảm giác khi nhân vật tôi bước vào lớp?
GV: Tất cả đối với cậu bé đều lạ và thích thú vì lần đầu tiên cậu được vào lớp học. Cậu không hề cảm thấy xa lạ với bạn bè, bàn ghế vì cậu ý thức được rằng những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình những ngày sau đó.
(?) Nv tôi bộc lộ những TC nào với lớp học?
(?) Đọan văn cuối có nói thêm về ước muốn của cậu bé. Điều đó có ý nghĩa gì?
GV: Và tất cả đều gác lại với tiếng phấn của thầy giáo trên bảng đen. Cậu bé tuy buồn nhưng cậu biết việc học chính là điều kiện giúp cho cậu trưởng thành.
Bước 4: Thái độ, cử chỉ của người lớn
(?) Người lớn nào được nhắc tới?
(?) Khi đón tiếp học trò mới, ông đốc có thái độ, cử chỉ ra sao?
GV: Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một vị lãnh đạo cao nhất của trường rất từ tốn, bao dung. Ông hiện ra như một làn gió mát để xua đi sự lúng túng, sợ hãi cho các cậu học trò nhỏ.
(?) Em có nhận xét thế nào qua hình ảnh người thầy giáo trẻ tươi cười đón học sinh?
(?) Vậy còn các bậc phụ huynh?
(?) Nêu nhận xét chung về thái độ, cử chỉ của những người lớn?
*Hoạt động 4: Tổng kết
(?) Cảm giác của nhân vật tôi trong tòan bộ văn bản?
GV: Cho Hs đọc ghi nhớ (SGK/9).
(?) Nghệ thuật?
*Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Gợi ý cho Hs làm bài 1 (SGK/9).
(Tiết 1-2) Văn bản: TÔI ĐI HỌC
- Thanh Tịnh -
I. Tác giả, tác phẩm
1.Thanh Tịnh (1911-1988)
2.Tác phẩm
In trong tập Quê mẹ (1941)
II. Đọc - Chú thích - Bố cục
-Phần 1:"Tôi … ngọn núi"àCảm nhận trên đường đến trường
-Phần 2:"Trước … ngày nữa"à Cảm nhận lúc ở sân trường
-Phần 3: Còn lại à Cảm nhận lúc ở trong lớp
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm nhận trên đường đến trường
… tự nhiên thấy lạ… con đường làng dài và hẹp… cảnh vật chung quanh thay đổi…
àSự thay đổi xuất phát từ trong lòng.
…nhí nhảnh gọi nhau…trao sách vở…
à Mong được tự tin.
…đưa bút thước cho con cầm..
àMuốn thử sức.
=>Ý thức được việc học của mình một cách nghiêm túc.
2.Cảm nhận khi ở sân trường
…dày đặc cả người…
àKhông khí ngày khai giảng
…trường là một nơi xa lạ…cao ráo và sạch sẽ…
…trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng.
à Phép so sánh được dùng để nhấn mạnh cảm xúc của cậu be.ù
… quả tim ngừng đập… quên cả mẹ
…giật mình, lúng túng
à Căng thẳng, hồi hộp
3.Cảm nhận khi ở trong lớp
… mùi hương lạ xông lên… thấy lạ và hay hay … nhìn bàn ghế … lạm nhận là vật riêng … không cảm thấy xa lạ
à Thể hiện tình cảm yêu qúy lớp học
4.Thái độ, cử chỉ của người lớn
-Ông đốc: … nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động … tươi cười nhẫn nại chờ…
àLà hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo cao nhất rất từ tốn, bao dung.
-Thầy giáo: … gương mặt tươi cươ…
àVui tính và thương yêu học sinh.
-Phụ huynh: Cbị chu đáo cho các em.
=>KL: Đều quan tâm đến việc học hành và muốn tạo tâm lý thỏai mái cho các em.
IV. Tổng kết
1.Ghi nhớ (SGK/9)
2.Nghệ thuật
V.Luyện tập
5.Củng cố - Dặn dò
-Học bài, làm bài.
-Sọan bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Giáo án Ngữ văn 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tiết 3) Tiếng Việt:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
-Hs hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nó.
-Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mới quan hệ giữa chung, riêng.
II.CHUẨN BỊ
1.GV: SGK - SGV - Giáo án - Bảng phụ
2.HS : SGK - Vở ghi - Vở Bài tập
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài
3.Giới thiệu bài
Gv: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, có nhiều từ ngữ mà nghĩa của nó rất rộng, bao hàm nhiều nghĩa khác nhau của các từ khác nhau. Để hiểu rõ hơn, cta cùng vào bài mới.
4.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
GV: Cho HS quan sát sơ đồ ( 8 -SGK) hoặc treo bảng phụ
Động vật
Cá
Chim
Thú
Voi, hươu… Tu hú, sáo… Cá rô, cá thu…
(?) Nghĩa của từ"động vật"rộng hơn hay hẹp hơn các từ"chim, cá, thú"? Vì sao?
(?) Nghĩa của từ "thú, chim, cá"rộng hơn hay hẹp hơn các từ "voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu"? Vì sao?
(?) Theo em, từ nào vừa là nghĩa rộng vừa là nghĩa hẹp? Giải thích?
(?) Thế nào là nghĩa của một từ ngữ?
(?) Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp là gì?
GV: Cho Hs đọc ghi nhớ (SGK/10).
(?) Lấy VD và vẽ sơ đồ?
Học sinh
HS phổ thông
Sinh viên
Cấp 1, 2, 3 CĐ, ĐH
Thực vật
Cây CN
Cây NN
Ngắn và dài ngày Lương thực, ăn quả
GV: Tuy nhiên có một số từ là nghĩa hẹp nhưng được chuyển đổi thành từ nghĩa rộng (VD: "Trà" vốn có nghĩa là lá chè, búp đã sao, chế biến để pha nước uống. Gần đây từ này được mở rộng bao gồm nhiều lọai thức uống khác nhau như trà dâu, trà a-ti-sô, trà khổ qua…
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1(SGK/10)
Y phục
Áo
Quần
Quần đùi, quần dài Áo dài, áo sơ mi
Vũ khí
Súng
Bom
Súng trường, đại bác Bom bi, ba càng
Bài 2 (SGK/11)
a.Chất đốt b.Nghệ thuật c.Thức ăn
d.Nhìn e.Đánh
Bài 3 (SGK/11)
a.Xe máy, xe đạp, ô tô c.Lan, nho, táo
b.Sắt, chì, đồng d.Cô, cậu, dì
e.Đeo, xách, mang, vác, cầm
Bài 4 (SGK/11)
a.Thuốc lào: Thuốc dùng để hút
b.Thủ quỹ: Người giữ tiền
c.Bút điện: Dùng để thử điện
d.Hoa tai: Dùng để đeo
Bài 5 (SGK/11)
Ba từ: khóc, nức nở, sụt sùi
Khóc Sụt sùi
Nức nở
(Tiết 3) Tiếng Việt:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
1.VD (8-sgk)
à
2.Ghi nhớ (8-sgk)
II.Luyện tập
5.Củng cố - Dặn dò
-Học bài, làm bài.
-Sọan bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
-Tìm một số từ ngữ nghĩa rộng, nghĩa hẹp và vẽ sơ đồ.
Giáo án Ngữ văn 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tiết 4) Tập làm văn:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
-Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
-Biết viết một bvăn đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xđ và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho VB tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
II.CHUẨN BỊ
1.GV: SGK - SGV - Giáo án
2.HS : SGK - Vở ghi - Vở Bài tập
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Giới thiệu bài
GV: Bất cứ một VB nào cũng cần phải có một n/d lớn khái quát, đó chính là chủ đề của VB. Vậy chủ đề là gì? Làm sao để tòan bộ bvăn có thể tập trung vào một chủ đề chính? Chúng ta vào bài mới.
3.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Chủ đề của văn bản
GV: Cho Hs đọc lại văn bản " Tôi đi học " của Thanh Tịnh.
(?) Tác giả Thanh Tịnh nhớ lại kỉ niệm sâu sắc nào nhât?
(?) Sự hồi tưởng kỉ niệm ấy gợi lên ấn tượg gì trong lòng tác giả?
GV: Tất cả những vấn đề trên là chủ đề chính của văn bản.
(?) Chủ đề của văn bản này là gì?
(?) Qua đó, em hãy cho biết thế nào là chủ đề của văn bản?
GV: Nói cách khác, chủ đề chính là ý lớn, là nội dung lớn bao trùm tòan bộ văn bản.
*Hoạt động 2: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
(?) Căn cứ vào đâu mà em biết được văn bản trên nói về những kỉ niệm của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên?
(?) Tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi?
(?) Tìm từ ngữ nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi ?
(?) Theo em, thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
(?) Tính thống nhất của chủ đề của văn bản đựơc thể hiện ở những phương diện nào?
(?) Làm thế nào để có thể viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ ( SGK/12)
*Họat động 3: Luyện tập
Bài 1:
a. Đối tượng: Cây cọ
-Vấn đề: Vẻ đẹp và lợi ích của cây cọ.
-Trình tự: Từ hình dáng đến lợi ích.
à Không đổi được vì sẽ làm người đọc khó hiểu bởi không có tính liên kết và thống nhất.
b.Chủ đề: Rừng cọ sông Thao.
c.Cho học sinh tự chứng minh ( Thân bài).
d. Câu đầu và câu cuối.
Bài 2:
Các ý sẽ làm bài văn lạc đề: b,Đảng
Bài 3: (GV hướng dẫn Hs về nhà làm)
(Tiết 4) Tập làm văn:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. Chủ đề của văn bản
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
*Ghi nhớ (SGK/12)
III. Luyện tập
5.Củng cố - Dặn dò
-Học bài, làm bài.
-Sọan bài: Trong lòng mẹ
Giáo án Ngữ văn 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tiết 5-6) Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
- Nguyên Hồng -
(Trích Những ngày thơ ấu)
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
-Hiểu được nỗi đau bị hắt hủi của bé Hồng cùng tình yêu thương mãnh liệt mà cậu bé dành cho mẹ của mình à Hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
-Thấy được sự gia tăng các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự tạo thành sức truyền cảm riêng của văn xuôi Nguyên Hồng.
II.CHUẨN BỊ
1.GV: SGK - SGV - Giáo án - Tranh ảnh SGK - Tư liệu về Nguyên Hồng
2.HS : SGK - Vở ghi - Vở Bài tập
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
(?) Cảm nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản " Tôi đi học"?
3.Giới thiệu bài
Gv: Nguyên Hồng là nhà văn chuyên viết về lớp người dưới đáy XH. Ông nổi tiếng với tập hồi kí " Những ngày thơ ấu". Hôm nay, cta sẽ cùng tìm hiểu một đtrích hay và cảm động về tình mẹ con.
4.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
(Tiết 5)
*Hoạt động 1: Tác giả - tác phẩm
GV: Cho Hs đọc phần tác giả-tác phẩm
(?) Nêu vài nét về tác giả?
+Tên là Nguyễn Nguyên Hồng, quê Nam Định.
+Trước CM sống tại một xóm lao động nghèồ gần gũi với những người nghèo khổ.
GV: Ông là nhà văn rất bình dị trong sinh họat.
(…) Anh bình dị đến như là lập dị
Áo quần ư ? Rách vá có sao đâu! ( Đào Cảng)
à Là người giàu tình cảm, dễ xúc động. Trong khi nói về các nhân vật của mình, ông đã nhiều lần khóc vì họ.
(…) Dễ xúc động anh thường hay dễ khóc
Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn.
àTừ nhỏ ông thấm thía được nỗi cơ cực của người nghèo khổ. Khi viết về họ, ông thường bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc.
(?) Em biết gì về tác phẩm " Những ngày thơ ấu" và đọan trích "Trong lòng mẹ"?
(?) Theo em, thế nào là hồi kí?
*Hoạt động 2: Đọc - Chú thích - Bố cục
GV: Hướng dẫn học sinh đọc àGọi HS đọc àNhận xétàCho Hs đọc chú thích (SGK/19).
(?) Tìm bố cục của văn bản và nội dung cụ thể của từng phần?
*Hoạt động 3: Tóm tắt tác phẩm
(GV cho Hs tóm tắt đọan trích )
(Tiết 6)
*Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
Bước 1: Nhân vật người cô
(?) Hãy trình bày cảnh ngộ của cậu bé Hồng?
GV: Mở đầu đọan trích với giọng nói tự nhiên, người đọc có thể nhận ra ngay cảnh ngộ cô độc, đau khổ của cậu bé. Vài câu sau, nhà văn cho chúng ta cùng tham gia vào câu chuyện. Chính lúc này, nhân vật người cô xuất hiện
(?) Khi trò chuyện, người cô có biểu hiện gì?
(?) Em nhận xét gì về cách xưng hô của người cô?
(?) Điều đặc biệt luôn được thể hiện trong cách nói chuyện của người cô?
GV: Cùng với giọng điệu ngọt ngào là sự mỉa mai (2 con mắt nhìn chăm chăm). Người cô muốn kéo chú bé vào trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn của mình.
(?) Người cô có vẻ mặt như thế nào?
(?) Người cô có hành động gì khi nói chuyện?
GV: Đây không chỉ là sự giả dối, độc ác mà cón mang theo sự châm chọc, nhục mạ.
(?) Vì sao những lời của người cô làm cho chú bé đau đớn?
GV: Chú bé đã khổ như vậy mà người cô cũng không buông tha. Ta thấy đối lập với tâm trạng đau đớn, xót xa của chú bé là sự vô cảm đến ghê sợ của người cô. Cái cảnh nghèo khổ và rách rưới của người mẹ được người cô miêu tả lại một cách thích thú và tỉ mỉ. Người cô coi sự đau khổ của đứa cháu ruột là một niềm vui.
àKhi nỗi uất hận của chú bé lên đến đỉnh điểm thì người cô mới hạ giọng để tỏ sự ngậm ngùi, thương xót người đã chết.
(?) Điều này thể hiện bộ mặt nào của người cô?
(?) Em cho biết người cô là người như thế nào?
GV: Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến.
àĐáng trách cho người cô là một người lớn mà không hiểu thấu đạo lí của tình thân bằng một cậu bé.
Bước 2: Tình yêu thương mẹ của bé Hồng
(?) Khi được hỏi về mẹ, bé Hồng có phản ứng gì?
(?) Chú bé có nhận ra tâm địa của người cô không?
GV: Đây là một phản ứng rất thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu thương mẹ của chú bé. Chú nhận ra ngay cái vẻ mặt " rất kịch" trong giọng nói và ý nghĩ cay độc của người cô. Nhưng chú cũng không muốn tình yêu thương và kính mến mẹ lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
(?) Khi nghe hòan cảnh của mẹ thì bé Hồng như thế nào?
(?) Tâm trạng uất ức, căm phẫn được thể hiện bằng hành động nào?
(?) Qua đó, em nhận xét gì về tình cảm của Hồng dành cho mẹ?
Bước 3: Cuộc gặp gỡ giữa Hồng và mẹ
(?) Cậu bé trông thấy mẹ trong thời và hòan cảnh nào?
(?) Nếu người đó không phải mẹ, điều gì sẽ xảy ra?
(?) Hãy phân tích hình ảnh so sánh của cậu bé?
(?) Khi thấy mẹ, Hồng có hành động gì?
(?) Khi gọi, Hồng có biết là mẹ không? Qua đó cho ta hiểu thêm gì về tình cảm của bé Hồng?
(?) Khi biết là mẹ, cậu bé có tâm trạng ra sao?
(?) Khi trong lòng mẹ, cậu bé có cảm giác ntn?
GV: Đây là cảm giác bồng bềnh trong sự vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Ngay cả những lời nói cay độc của người cô cũng không còn nữa.
à Đọan trích là một bài ca cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
*Hoạt động 5: Ghi nhớ
GV: Cho Hs đọc ghi nhớ (SGK/21).
*Hoạt động 6: Luyện tập
GV: Gợi ý cho Hs làm câu hỏi 3 (SGK/20).
(Tiết 5-6) Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
- Nguyên Hồng -
I. Tác giả, tác phẩm
1.Nguyên Hồng (1918-1982)
2.Tác phẩm
In trong tập Quê mẹ (1941).
II. Đọc - Chú thích - Bố cục
-Phần 1:"Tôi … đến chứ"àCuộc đối thọai giữa người cô và cậu bé Hồng.
-Phần 2: Còn lại à Cuộc gặp bất ngờ với mẹ.
III. Tóm tắt tác phẩm
IV. Tìm hiểu bài
1. Nhân vật người cô
2.Tình yêu thương mẹ của bé Hồng
3.Cuộc gặp gỡ giữa Hồng và mẹ
V. Ghi nhớ ( SGK/21)
VI. Luyện tập
5.Củng cố - Dặn dò
-Học bài, làm bài.
-Soạn bài: Trường từ vựng.
Giáo án Ngữ văn 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
(Tiết 7) Tiếng Việt:
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU
-Hs hiểu thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
-Hiểu mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, ...
II.CHUẨN BỊ
1.GV: SGK - SGV - Giáo án - Bảng phụ
2.HS : SGK - Vở ghi - Vở Bài tập
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài
(?) Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp? Cho VD?
(?) Tìm VD và vẽ sơ đồ phân tích?
3.Giới thiệu bài
Gv: Trong tiếng Việt có nhiều từ ngữ cùng thuộc một hệ thống ngữ nghĩa. Đó là trường từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì? Ta vào bài mới
4.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Thế nào là trường từ vựng?
GV: Cho Hs đọc Vd (SGK/21) hoặc treo bảng phụ cho Hs đọc.
(?) Các từ in đậm có đặc điểm chung nào?
GV: Tất cả những từ trên đều có chung một nét nghĩa là chỉ bộ phận cơ thể của con người. Những từ này tạo thành một trường nghĩa.
(?) Trường từ vựng là gì?
GV: Treo bảng phụ.
(?) Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau?
a. TTV hoạt động của đầu: húc, đội, lắc, ...
b. TTV dụng cụ học tập: bút, vở, thước, ...
c. TTv vật liệu xây dựng: gạch, đá, xi măng, ...
d.TTV vũ trụ: sao, trái đất, mặt trăng, ...
GV: Cho Hs đọc ghi nhớ (21-sgk).
à Cho Hs đọc lưu ý (a) ( 21-sgk).
(?) Nội dung của lưu ý đầu tiên?
(Một TTV có thể bao gồm nhiều TTV nhỏ hơn).
(?) Cho VD?
(Có thể GV cho Vd để Hs dễ xác định)
a) TTV "mắt":
+ TTV bộ phận của mắt: lông mi, tròng, ...
+ TTV đặc điểm của mắt: xanh, đen, lé, ...
+ TTV cảm giác của mắt: xốn, đau, ...
+ TTV hoạt động của mắt: liếc, nhìn, ...
(b) TTV "con người":
+TTV bộ phận con người: mắt, đầu, chân, ...
+ TTV hoạt động của con người: đá, đấm, ...
+ TTV trạng thái của con người: đau, mệt, ...
(c) TTV hoạt động của con người:
+ TTV hoạt động trí tuệ: nghĩ, phán đoán, ...
+ TTV hoạt động của tay: túm, xé, cấu, ...
+ TTV hoạt động của chân: đá, đạp, đi, ...
+ TTV hoạt động của giác quan: ngửi, nghe, (?) Nhận xét về các loại từ trong VD (a)?
(Có danh từ, tính từ, động từ)
(?) Nội dung của lưu ý thứ hai?
GV: Cho HS xem lại TTV "con người".
à Treo bảng phụ.
Trường mùi vị: cay, đắng, chua, ...
Ngọt Trường âm thanh: êm, chối tai, ...
Trường thời tiết: hanh, rét ngọt, ...
(?) Nội dung của lưu ý thứ ba?
(Một từ có thể thuộc nhiều TTV khác nhau)
GV: Cho HS đọc VD (d).
(?) Các từ in đậm thường dùng cho đối tượng nào?
GV: Các từ được chuyển từ TTV con người sang TTV con vật để nhân hoá tạo sức hấp dẫn.
(?) Nội dung của lưu ý thứ tư?
GV: Đặc biệt trong văn thơ người ta thường hay chuyển từ TTV này sang TTV khác để tạo tính nghệ thuật cho ngôn từ khả năng diễn đạt. Hình thức chuyển này thường được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, ...
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1(SGK/23)
TTV "người ruột thịt": mẹ, dì, cô, bác, ...
Bài 2 (SGK/23)
a. TTV ngư cụ: Lưới, nơm, vó, ...
b. TTV vật đựng: Tủ, rương, hòm, ...
c. TTV hoạt động của chân: Đá, đạp, ...
d. TTV cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, ...
e. TTV tích cách: Hiền lành, độc ác, ...
g. TTV dụng cụ viết: Bút máy, phấn, ...
Bài 3 (SGK/23)
TTV t/cảm: Hoài nghi, khinh miệt, thương yêu.
Bài 4 (SGK/23)
Khứu giác
Thính giác
Nghe, thính, điếc, mũi, thơm
Nghe, thính, điếc, tai, thơm, rõ
Bài 5 (SGK/23)
TTV ngư cụ : Nơm, vó, ...
TTV dụng cụ thể thao: Banh, còi, sân, vợt, ...
a) Lưới TTV dụng cụ ngăn cách: Vách, mành, tường, ...
TTV pháp luật: Lưới trời, luật sư, tòa án, ...
(b) Lạnh TTV cảm giác: Mát, nóng, ...
TTV âm thanh: Ngọt, chua, ...
TTV thời tiết: Hanh, nóng, ...
TTV tình cảm: nồng, thắm thiết,
(c) Tấn công TTV chiến thuật: Đỡ, p
File đính kèm:
- ngu van 8 HKI.doc