A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện diễn biến truyện qua 1 đoạn trích trong tác phẩm Đôn-ki-hô-tê, ý nghĩa của cặp nhân vật tương phản Đôn-Ki-Hô-Tê và Xan Chô Pan-Xa.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích, chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật
3. Thái độ:
- Biết nhìn nhận con người với những mặt tôt, xấu để đánh giá đúng.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Đọc toàn bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, sưu tầm ảnh chân dung tác giả Xec-van-tét và tranh minh hoạ 2 nhân vật trong truyện.
- Học sinh: Đọc kỹ đoạn trích và mục chú thích.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra: (7')
? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử dụng trong truyện''Cô bé bán diêm '' là gì ? Phân tích một vài dẫn chứng.
? Tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh 1 que diêm, còn ở lần cuối cùng em lại đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao.
III.Bài mớiIII.Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, chuẩn bị cho sự tiếp nhận bài học.
Phương pháp: Thuyết trình
Nội dung: Tây Ban Nha là đất nước ở phía tây châu Âu, trong thời đại Phục Hưng (XIV-XVI) đất nước này đã sản sinh ra nhà văn vĩ đại Xec-van-tét với tác phẩm bất hủ - Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Học sinh nắm được các thông tin về tác giả: thể loại sáng tác chính, phong cách; tác phẩm: xuất xứ
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
46 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 học kỳ I Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25, 26 Ngày soạn: 2.10.10
Ngày dạy:
Văn bản: đánh nhau với cối xay gió
(M.Xec-van-tét)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện diễn biến truyện qua 1 đoạn trích trong tác phẩm Đôn-ki-hô-tê, ý nghĩa của cặp nhân vật tương phản Đôn-Ki-Hô-Tê và Xan Chô Pan-Xa.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích, chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật
3. Thái độ:
- Biết nhìn nhận con người với những mặt tôt, xấu để đánh giá đúng.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Đọc toàn bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, sưu tầm ảnh chân dung tác giả Xec-van-tét và tranh minh hoạ 2 nhân vật trong truyện.
- Học sinh: Đọc kỹ đoạn trích và mục chú thích.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra: (7')
? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử dụng trong truyện''Cô bé bán diêm '' là gì ? Phân tích một vài dẫn chứng.
? Tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh 1 que diêm, còn ở lần cuối cùng em lại đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao.
III.Bài mớiIII.Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, chuẩn bị cho sự tiếp nhận bài học.
Phương pháp: Thuyết trình
Nội dung: Tây Ban Nha là đất nước ở phía tây châu Âu, trong thời đại Phục Hưng (XIV-XVI) đất nước này đã sản sinh ra nhà văn vĩ đại Xec-van-tét với tác phẩm bất hủ - Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Học sinh nắm được các thông tin về tác giả: thể loại sáng tác chính, phong cách; tác phẩm: xuất xứ
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Giới thiệu ảnh chân dung
- Học sinh đọc chú thích* trong SGK
? Em hiểu gì về nhà văn Xec-van-tét?
- Giáo viên giới thiệu tác phẩm :
+ Phần 1-52 chương (XB 1605)
+ Phần 2-74 chương (XB 1615)
- Tóm tắt tác phẩm (SGV-tr72)
? Tóm tắt đoạn truyện này theo chuỗi các sự việc chính?
- Đoạn trích là chương 8/126 chương
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Học sinh nêu khái quát về tác giả Xec-van-tét (1547-1616) - SGK
2. Tác phẩm
- Học sinh nghe
- Học sinh tóm tắt theo SGK
+ Đôn Ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và chàng liền nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa.
+ Mặc cho Xan-chô Pan-xa can ngăn, chàng vẫn đơn thương độc mã xông tới, cánh quạt đã làm cả người lẫn ngựa trọng thương.
+ Trên đường đi, Đôn Ki-hô-tê vì danh dự của hiệp sĩ và vì nhớ tình nương đã không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi Xan-chô Pan-xa cứ việc ăn no ngủ kỹ.
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản
Mục tiêu:
Kiến thức
Học sinh nắm được hình tương Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa , mối quan hệ đối lập bổ sungcho nhau giữa 2 hình tượng
Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản 2 hình tượng và giọng điệu phê phán, hài hước.
Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích, chỉ ra những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
-Gọi học sinh tóm tắt, học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên đọc mẫu
? Khi đọc cần chú ý điều gì?
- Giáo viên kiểm tra việc nắm các chú thích của học sinh
? Chỉ ra 3 phần của đoạn truyện và liệt kê 5 sự việc chủ yếu?
? Dựa vào phần chú thích nhắc lại hình ảnh nhân vật này.
? HS quan sát hình dáng của Đôn Ki ở SGK?
? Nhận xét vè hình dáng của Đôn-Ki?
? Khi nhìn thấy những cái cối xay gió lão có suy nghĩ gì?
? Hãy nhận xét về suy nghĩ đó?
? Đôn-Ki đã đánh nhau với cối xay gió ntn?
? Sau cái ngã đó, Đôn-Ki có suy nghĩ gì?
? Qua cử chỉ lời nói, hành động của Đôn-Ki, em có suy nghĩ và đánh giá gì về Đôn-Ki?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Điểm gì đáng khen, điểm gì đáng cười?
*Tóm lại: Tuy có nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng do ngốn quá nhiều truyện xấu nên Đôn Ki-hô-tê trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.Hành động suy nghĩ trái ngược với người bình thường đến mức điên rồ. Đôn Ki-hô-tê quá say mê truyện kiếm hiệp thành hoang tưởng, mê muội. Song ngay cả lúc điên rồ nhất vẫn thể hiện rõ là 1 người cao thượng, trong sạch sống hết mình với quan niệm và lí tưởng hiệp sĩ thới trung cổ. ở thời đại mới, Đôn Ki-hô-tê bơ vơ, cô đơn, làm trò cười cho thiên hạ.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đọc .
- Cần chú ý các câu đối thoại nhưng không in xuống dòng của 2 nhân vật chính; những câu nói với cối xay gió với giọng ngây thơ, xen tự tin, hài hước
2. Chú thích.
- Học sinh giải nghĩa các từ: giám mã, chiến lợi phẩm, pháp sư, hiệp sĩ giang hồ
3. Bố cục (5')
-Đ1: Đầu-> Không cân sức: 2 thày trò Đôn-Ki-Hô-Tê trước trận đấu.
-Đ2: Tiếp-> Ngã văng ra: Đôn-Ki liều mình tấn công bọn khổng lồ và thất bại thảm hại.
-Đ3: Còn lại: 2 thày trò tiếp tục lên đường.
4. Phân tích
a) Nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
+ 50 tuổi,gày gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đội mũ sắt, vai vác giáo dài. Toàn những thứ han gỉ của tổ tiên được lão đánh bóng lại. Do đọc nhiều truyện hiệp sĩ nên lão muốn làm hiệp sĩ trừ gian ác giúp người lương thiện
- Hình dáng cao, gầy, cưỡi trên lưng 1 con ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo.
- khi nhìn thấy những cối xay gió -> Tưởng những tên khổng lồ ghê gớm - pháp thuật của pháp sư...
=> Suy nghĩ viển vông thiếu thực tế.
- Chớ có chạy trốn.
- Tay lăm lăm ngọn giáo.
- Phi thẳng tới cối xay gió.
- Ngã nhưng vẫn tin là mình chiến thắng.
- ngã đau nhưng không kêu đau.
- Không cần ăn.
- Thức trắng đêm để nghĩ đến công nương.
=> Đôn-Ki có lý tưởng chiến đấu cao quý, kiên định. Đôn-Ki cho rằng chiến đấu tiêu diệt bọn khổng lồ, bọn pháp sư, bọn yêu ma ra khỏi mặt đất là cuộc chiến đấu chính đáng
=>Nghệ thuật hài hước, gây cười => Tác giả đã đóng góp cho nền văn học Tây Ban Nha và văn học thế giới1 hình tượng phản hiệp sỹ, nhại hiệp sỹ bất hủ.
Hết tiết25,chuyển tiết 26
? Dựa vào phần chú thích em hãy hình dung về nhân vật Xan-chô Pan-xa?
? Việc Đôn Ki đánh nhau với cối xay gió, Xan- Chô đã can ngăn ntn? Hãy tìm chi tiết?
? Vì sao Xan-Chô có những lời can ngăn đó?
? Tại sao trong khi chủ bị đau không kêu rên thì Xan- Chô lại nói rằng: Chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay?
? Ngoài ra Xan- Chô còn t/hiện sở thích nào? Tìm chi tiết.
? Bên cạnh sở thích ăn uống, Xan- Chô còn sở thích nào khác nữa? Nó t/hiện ở chi tiết nào.
? Từ đó đặc điểm nào của Xan- Chô được bộc lộ?
? Trong các cuộc chiến của chủ, bác luôn là người đứng ngoài cuộc. Điều đó cho thấy đặc điểm nào khác trong tính cách của Xan- Chô?
? Mặc dù con người Xan- Chô cơ bản là tỉnh táo, thực dụng nhưng có lúc nào bác cũng hoang tưởng không? Nó t/hiện ở những chi tiết nào?
? Đến đây em hiểu gì về toàn bộ tính cách của Xan- Chô.
? Theo em sự thành công trong việc xd hai n.v này của t/giả là gì?
? Hãy tìm những chi tiết t/hiện sự tương phản của hai n.v này?
* So sánh những nét khác biệt giữa hai nhân vật?
- Gọi Hs hình thành bảng so sánh?
- Gọi Hs khá giỏi trình bày lên bảng?
- Goi HS nhận xét, bổ sung?
- Quan sát bảng so sánh, em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật và tác dụng của nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung?
? Qua đoạn trích cho ta hiểu được điều gì?
- Nêu những thành công về nghệ thuật và nội dung đoạn truyện?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV kết luận.
-b) Nhân vật Xan-chô Pan-xa
- 1 bác nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê vì hi vọng sau này bác sẽ được làm thống đốc cai trị vài hòn đảo. Bác cưỡi lừa mang theo bầu rượu và túi đựng thức ăn.
- Chẳng phải khổng lồ đâu mà là cối xay gió.
+ Phải coi chừng cẩn thận đó chỉ là cối xay gió ai mà chẳng biết, trừ kẻ nào đầu óc quay cuồng như cối xay.
- Vì Xan- Chô biết rõ sự thật đó là cối xay gió không phải khổng lồ như Đôn Ki nghĩ.
- Vì Xan- Chô không chịu nổi đau đớn và cho rằng khi đau thì phải kêu rên.
- Ngồi trên lưng lừa, lôi đồ ăn ra đánh chén.
+ Tu rượu một cách ngon lành.
=>Thích ăn uống và biết cách ăn uống.
- Bác ngủ một mạch. Nếu không gọi dù nắng chiếu chim, chim hót không đủ đánh thức bác
=>Thích ngủ và ham ngủ
- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng.
- ích kỉ và hèn nhát, chỉ chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.
- Bao giờ Đôn Ki thành công sẽ ban cho Xan- Chô làm chúa đảo, bác cũng bùi tai trước lời hứa đó. đây là điểm háo danh điên rồ, hoang tưởng như Đôn Ki.
=>Là người tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường.
- NT xd hai n.v vừa song song vừa tương phản, đối lập.
Đôn Ki- hô- tê
Xan- Chô Pan- xa
- Dòng dõi quý tộc.
- Gầy gò, cao lênh khênh cưỡi trên con lừa còm.
- Có khát vọng cao cả.
- Mong giúp ích cho đời.
- Mê muội, hão
- Dũng cảm.
- Nguồn gốc nông dân.
- Béo lùn lại ngồi trên lưng lừa.
- Ước muốn tầm thường.
- Chỉ nghĩ cá nhân mình.
- Tỉnh táo, thiết thực.
- Hèn nhát.
- Làm nổi bật cả hai n.v. bên cạnh Xan- Chô, Đôn Ki càng mơ mộng, hoang tưởng, điên rồ, cao thượng. Bên cạnh Đôn Ki, Xan- Chô càng khỏe mạnh, thực tế, hồn nhiên và cũng có phần điên rồ riêng theo kiểu của mình. Hai n.v góp phần bổ sung, hỗ trợ, gắn bó với nhau trong gần hết bộ truyện dài, đã tạo nên sự hấp dẫn độc đáo trong v.h trung đại T. B. Nha.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật hài ước, phóng đại
b) Về nội dung
*Ghi nhớ -SGK tr80
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động3:Luyện tập
Mục tiêu: học sinh rút ra bài học từ tác phẩm
Phương pháp:vấn đáp
? Theo em đặc điểm tính cách nào của mỗi nhân vật đáng khen, đáng chê nhất
? Bài học rút ra từ 2 tính cách này là gì.
? Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-téc từ 2 nhân vật nổi tiếng đó.
III. Luyện tập
- Học sinh bộc lộ
- Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng
- Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường đề cao cái thực tế và cao thượng
IV. Củng cố: (4')
? Nhắc lại ghi nhớ của bài.
? Phát biểu bài học cho bản thân: học được đặc điểm gì và rút ra kinh nghiệm như thế nào qua 2 nhân vật?
? Nhận xét về bức tranh, tả, kể, biểu cảm về 2 nhân vật ?
V. Hướng dẫn học ở nhà: (3')
1. Điền vào bảng so sánh:
Các đặc điểm so sánh
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
- Chân dung ngoại hình
- Mục đích chuyến đi
- Những đặc điểm tốt đáng khen
- Những khuyết điểm đáng trách, chê cười
- Đặc điểm tính cách nổi bật
- Giải thích nguyên nhân
2. Học thuộc ghi nhớ, tìm đọc tiểu thuyết ''Đôn Ki-hô-tê''
3. Soạn ''Chiếc lá cuối cùng''
Tuần 7
Tiết 27 Ngày soạn: 2.10.10
Ngày dạy:
Tiếng Việt: Tình thái từ
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Nắm được thế nào là tính thái từ, các loại tình thái từ.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng tính thái từ; dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức dùng tình thái từ hiệu quả
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: tìm hiểu bài.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho 2 ví dụ ''có, những'' để phân biệt trợ từ với từ loại khác.
? Có mấy loại thán từ? đặc tính ngữ pháp của chúng.
? Giải bài tập 5, 6 (SGK- tr72)
III.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, chuẩn bị cho sự tiếp nhận bài học.
Phương pháp: Thuyết trình
Nội dung: Trong giao tiếp, chúng ta thường xuyên phải sử dụng các tình thái từ. Việc sử dụng hợp lí các tình thái từ sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp cao....
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ
Mục tiêu: Học sinh nắm được thế nào là tình thái từ, các loại tình thái từ thường gặp
Phương pháp: vấn đáp
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Cho học sinh đọc ví dụ sgk mục I
? Nếu bỏ từ in đậm trong các câu a, b, c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Vì sao.
? Vậy vai trò của các từ in đậm này là gì?
? ở ví dụ d, từ ''ạ'' biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.
? Những từ in đậm kể trên là tình thái từ, vậy thế nào là tình thái từ?
? Hãy tìm các từ tương tự với các từ in đậm?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ sgk
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập nhanh:
? Xác định tình thái từ trong các câu sau:
I. Chức năng của tình thái từ
1. Ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK
2. Nhận xét
- Học sinh lược bỏ, so sánh
- Ví dụ a: Nếu lược bỏ ''à'' thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.
- Ví dụ b: Nếu không có từ ''đi'' thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.
- Ví dụ c: Nếu không có từ ''thay'' thì câu cảm thán không tạo lập được.
- ''à'' là từ tạo lập câu nghi vấn
- ''đi'' là từ tạo lập câu cầu khiến
- ''thay'' là từ tạo lập câu cảm thán
-> Các từ in đậm dùng để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
-> “Từ ''ạ'' biểu thị sắc thái tình cảm : lễ phép, kính trọng của người nói.
- Học sinh phát biểu
- Học sinh liệt kê các từ tương tự
3. Kết luận
Ghi nhớ (tr81-SGK)
(1). Anh đi đi!
(2). Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ ?
(3). Chị đã nói thế ư
- Gợi ý: đi1 - ĐT, đi2 - TTT; cơ chứ, ư
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dung tình thái từ
Mục tiêu: Học sinh biết cách dùng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề
? Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào ?
? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
*Bài tập: Cho một thông tin sự kiện: ''Nam học bài'' dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.
? Qua tìm hiểu trên em rút ra kết luận cách sử dụng tình thái từ .
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên nhấn mạnh ghi nhớ.
II. Sử dụng tình thái từ
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Bạn chưa về à? (hỏi thân mật, bằng vai nhau)
- Thầy mệt ạ ? (hỏi kính trọng, người dưới đối với người trên)
- Bạn giúp tôi một tay nhé ! (cầu khiến, thân mật, bằng vai)
- Bác giúp cháu một tay ạ ! (cầu khiến, kính trọng, lễ phép, người dưới đối với người trên)
->Tuỳ từng hoàn cảnh giao tiếp, ta sử dụng tình thái từ cho phù hợp
- Nam học bài à ?
- Nam học bài nhé !
- Nam học bài đi !
- Nam học bài hả ?
- Nam học bài ư ?
3. Kết luận
- Học sinh phát biểu
* Ghi nhớ.
- Học sinh đọc ghi nhớ (tr81-SGK)
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết tình thái từ, phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm
- Giải thích nghĩa của các tình thái từ trong văn bản
- Đặt câu với tình thái từ
Phương pháp: HS làm bài gọi lên chữa
? Trong các câu đã cho, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ?
? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu đã cho.
? Đặt câuvới các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Em thích trường nào thì thi vào...
ĐT
b. Nhanh lên nào, anh em ơi ! (CK)
TTT
c. Làm như thế mới đúng chứ ! (CT)
TTT
d. Tôi đã khuyên... chứ có phải không đâu. TT
e. Cứu tôi với. (CK)
TTT
g. Nó đi chơi với bạn từ sáng.
QHT
h. Con cò ở đằng kia.
CT
i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
TTT
2. Bài tập 2:
a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được.
c. ư: hỏi, với thái độ phân vân.
d. nhỉ: thái độ thân mật
g. vậy: thái độ miễn cưỡng.
h. cơ mà: thái độ thuyết phục.
3. Bài tập 3:
- Học sinh đặt câu
+ Chú ý: Cần phân biệt tình thái từ ''mà'' với quan hệ từ''mà'', tình thái từ ''đấy'' với chỉ từ ''đấy'', tình thái từ ''thôi'' với ĐT ''thôi'', tình thái từ ''vậy'' với đại từ ''vậy''
IV. Củng cố: (3')
- Thế nào là tình thái từ ? Cách sử dụng tình thái từ?
- Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý phân biệt với các loại từ nào ?
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK
- Làm bài tập 4, 5 (tr83-SGK) ; Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1(Luyện tập -tr28)
- Xem trước bài ''Chương trình địa phương'' (phần Tiếng Việt)
Tuần 7
Tiết 28 Ngày soạn:2/ 10/ 2010
Ngày dạy:
Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Sự kết hợp các yếu tố kể , tả và bộc lộ tình cảm trong văn tự sự.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng kết hợp các yếu tố MT, BC trong văn tự sự, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3. Thái độ .
- Có ý thức luyện tập cách viết văn tự sự cho hay có hiệu quả.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần luyện tập.
- Học sinh: làm bài tập 1 (ở nhà)
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Khi viết bài văn tự sự, người ta làm thế nào để bài văn sinh động
? Làm bài tập 2 SGK tr74.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài của bạn làm.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Xác định nội dung tiết học, chuẩn bị cho sự tiếp nhận bài học.
Phương pháp: Thuyết trình
Nội dung: Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu và thấy tác dụng của việc kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ tình cảm trong văn tự sự. Tiết học này chúng ta sẽ vận dụng vào làm bài tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Học sinh nắm được củng cố các kiến thức về văn tự sự, xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm
Phương pháp: vấn đáp
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- GV chép đề lên bảng.
? GVhướng dẫn HS làm bài tập trong SGK theo từng bước phần a?
- HS làm từng bước-
- GV gọi HS trình bày
- HS nhận xét bài của bạn-
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh.
I-Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
a- Đề: Chẳng may em đánh rơi 1 lọ hoa.
b- Các bước:
- Lựa chọn sự việc chính: ( a )
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thứ tự kể: Kể lý do nhà mình có lọ hoa, nguyên nhân vì sao đánh vỡ, suy nghĩ sau khi đánh vỡ lọ hoa.
- Xác định yếu tố miêu tả: Lọ hoa đẹp ntn?
- Xác định yếu tố biểu cảm: Tâm trạng sau khi đánh vỡ lọ hoa ấy.
-Viết đoạn văn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng kết hợp các yếu tố MT, BC trong văn tự sự, viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
Phương pháp: vấn đáp
II-Luyện tập:
? GVhướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
- GV gọi HS trình bày miệng: 2 HS khá - giỏi?
- HS nhận xét bài của bạn?
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh
Bài 1:
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
VD:
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm sống quanh mình, trong đó có lão Hạc. bỗng lão Hạc đằng hắng bước vào. Tôi mỉm cười:
- Thiêng thật, tôi đang nghĩ đến lão đấy !
Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái nghế ọp ẹp, buồn bã nói:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Lão yêu quý con Vàng lắm cơ mà?
- Thì vẫn yêu, nhưng phải bán !
Tôi lẩm bẩm;
- Không thể nào tin được.
- Tôi bán thật rồi, họ vừa bắt nó mang đi.
Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà như méo xệch đi, nước mắt lưng tròng. Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm trầm lấy lão mà khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng.
Tôi bèn hỏi lão 1 câu vu vơ cho qua chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Nghe tôi hỏi, lão bỗng giật thót người, đôi mắt lão thất thần, gương mặt tái nhợt co dúm đầy vẻ đau đớn. Lão rũ đầu xuống ôm mặt khóc hu hu.
Bài 2:
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 2: Đọc diễn cảm đoạn văn?
Gọi 4 HS lên bảngtìm
+ Yếu tố M tả trong VB của Nam Cao?
+ Yếu tố B cảm trong VB của Nam Cao?
+ Yếu tố miêu tả trong đoạn văn vừa viết
+ Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn vừa viết ?
- Gọi Hs nhận xét.
Đoạn văn của Nam Cao “ Hôm sau, lão Hạc sang nhà.......Hu hu.“ *- ĐV của Nam Cao:
+ Yếu tố M tả: Cố làm ra vẻ vui, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, co dúm lại, vết nhăn xô lại, đầu ngoẹo, miệng mếu máo...
+ Yếu tố B cảm: Khô ng xót xa 5 quyển sách, ái ngại cho lão Hạc,hỏi cho có chuyện ...
*-ĐV tả:
+ Yếu tố miêu tả: Tôi đang nghĩ ngợi vẩn vơ, Lão Hạc dặng hắng bước vào, ngồi xuống chiếc nghế ọp ẹp, cười mà miệng như méo xệch, nước mắt lưng tròng, đôi mắt thất thần, đầu rũ xuống.
+ Yếu tố biểu cảm: Tôi cũng cảm thấy bức bối trong lòng
4. Củng cố:
- Theo em khi đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự cần lưu ý gì?
- Nếu có bạn nói đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự càng nhiều càng tốt, càng hay thì em sẽ nói gì với bạn?
5.Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại lý thuyết.
-Viết lại bài tập 1 thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
- Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng.
Tuần : 8- Tiết : 29,30
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
chiếc lá cuối cùng
( Ô- Hen- Ri )
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được cốt truyện, nhân vật và sự kiện trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ, lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những người nghệ sĩ nghèo, ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc hiểu tác phẩm, phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật độc đáo của ngòi bút O-hen-ri, Cảm nhận được lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
3. Thái độ : Giáo dục các em lòng nhân ái, đức hi sinh cao cả.
B.Chuẩn bị:SGK - SGV – Câu hỏi trắc nghiệm
C.Tiến trình dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
? Xéc-Van-Téc xây dựng 2 nhân vật Đôn-Ki và Xan-Chô trái ngược nhau về mọi mặt nhằm mục đích gì?
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, chuẩn bị cho sự tiếp nhận bài học.
Phương pháp: Thuyết trình
Nội dung: Sống trên đời, sống cần có 1 tấm lòng, em biết không?Để gió cuốn đi...
Câu hát trong 1 bài hát của 1 nhạc sĩ VN- Trịnh Công Sơn cũng là tấm lòng của bao nghệ sĩ chân chính trên thế giới. Và chúng ta sẽ gặp tấm lòng ấy nhẹ nhàng mà sâu lắng qua 1 truyện ngắn của Ô- hen- ri
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Học sinh nắm được các thông tin về tác giả: thể loại sáng tác chính, phong cách; tác phẩm: xuất xứ.
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? HS đọc thông tin ở SGK và cho biết những nét chính về tác giả?
? Đoạn trích nằm trong TP nào?
I)Tìm hiểu chung:
1)Tác giả:- Ô- hen- ri ( 1862 – 1910 )
-Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn
-TP tiêu biểu: Căn gác xép, Tên cảnh sát ...
-Nội dungTP: nhẹ nhàng, thể hiện lòng nhân đạo
2)Tác phẩm:
-Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản
Mục tiêu:
Kiến thức
Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn- xi.
Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương.
Y nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính.
Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc hiểu tác phẩm, phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật độc đáo của ngòi bút O-hen-ri
- Cảm nhận được lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
- GV hướng dẫn HS đọc-GV đọc mẫu một đoạn-Gọi HS đọc-HS nhận xét-GV bổ sung để sửa chữa
.-Chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả. Đoạn cuối cái chết của bác Bơ Men cần đọc với giọng cảm động
? GV hỏi HS phần chú thích SGK
? Đoạn văn chia làm mấy phần?
Nội dung từng phần?
- Gọi ý kiến các HS khác?
II)Đọc và hiểu tác phẩm:
1)Đọc- Tóm tắt :
2)Chú thích:
- Hs trình bày một số chú thích
3)Bố cục: 3 đoạn
-Đ1: Từ đầu -> Tảng đá: Cụ Bơ Men và Xiu lên thăm Giôn Xi.
-Đ2: Tiếp -> Thế thôi: Chiếc lá cuối cùng vẫn còn – Giôn -xi qua cơn hiểm nguy.
-Đ3: Còn lại: Xiu kể cho Giôn- xi về cái chết của cụ Bơ -men.
4)Phân tích
:
Câu chuyện được đặt vào bối cảnh ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn nhà cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ phía tây công viên Oa- sinh - tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng 11, khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai hoạ sĩ trẻ là Xiu và Giôn - xi đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà. Cụ Bơ - men sống ở tầng dưới cùng . Giôn - xi bị sưng phổi. Phần vì bệnh năng, phần thì do nghèo túng không có tiền thuốc thang, cô không thiết sống nữa, cô nằm nhìn những chiếc là thường xuân leo ngoài cửa sổ đếm số lá còn lại và chờ chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện đó, cụ Bơ - men rất bực và cùng Xiu lên gác...
? Khi lên gác thăm Giôn- xi, cụ sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ thấy chiếc lá cuối cùng sắp rụng, nhìn Giôn- xi , nhìn Xiu chẳng nói gì đã thể hiện điều gì ?
? Ngoài tâm trạng lo lắng, thương yêu cô bạn đồng nghiệp trẻ ra, cụ còn có ý gì khác ?
? Tại sao t/ giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ- men vẽ tranh trong đêm mưa tuyết mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện bạn đọc mới biết qua lời kể lại của Xiu ?
? Xiu coi chiếc lá cụ Bơ- men vẽ là kiệt tác. Em có đồng ý không, vì sao ?
Kiệt tác của cụ Bơ- men
- Sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ thấy chiếc lá cuối cùng sắp rụng... chẳng nói gì
=>Tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giôn- xi.
- Có lẽ trong thâm tâm, cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn- xi.
- Để tạo sự bất ngờ cho Giôn- xi và gây hứng thú bất ngờ cho chính bạn đọc.
- Chiếc lá cụ vẽ đúng là kiệt tác vì nó giống như chiếc lá thật đến nỗi cả 2 họa sĩ đều không nhận ra.
- Nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt, trong đêm mưa tuyết...
- Vẽ bằng cả tấm lòng, đổi bằng cả tính mạng của ngư
File đính kèm:
- giao an lich su.doc